Tiền polyme việt nam sản xuất năm nào năm 2024

Từ ngày 30/8/2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành vào lưu thông tiền polymer mệnh giá 200.000 đồng và 10.000 đồng.

Thực hiện Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 10/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 15/8/2006 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thông báo số 7001/TB-NHNN về việc phát hành tiền polymer mệnh giá 200.000 đồng và 10.000 đồng vào lưu thông từ ngày 30/8/2006. Đồng tiền cotton 10.000 đồng vẫn tiếp tục có giá trị lưu hành.

1. Đồng tiền Polymer mệnh giá 200.000 đồng:

- Kích thước: 148mm x 65 mm.

- Giấy in: giấy nền Polymer.

- Màu sắc: nhìn tổng thể hoa văn trang trí và nội dung mặt trước, mặt sau màu đỏ nâu.

- Nội dung mặt trước: Dòng chữ “ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, mệnh giá 10.000 đồng bằng chữ và số.

200.000 đồng (tiền Việt Nam) là đồng tiền có mệnh giá cao nhì hiện nay tại Việt Nam. Cùng với đồng tiền 10.000 đồng, đồng tiền này là đồng tiền polymer hiện đang lưu hành phát hành muộn nhất, vào ngày 30 tháng 8 năm 2006.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi nghiên cứu đưa ra loại tiền polymer có khả năng chống giả, có độ bền cao hơn, dễ cho người sử dụng nhận biết tiền giả hơn, khó làm giả hơn được bắt đầu in ở Việt Nam vào năm 2003 .

Tiền polymer Việt nam có năm phát hành là 2 số đầu trong dẫy seri : Ví dụ seri là : 03231023 thì tờ đấy phát hành năm 2003

( Cập nhật đến tháng 3/2013 )

- Loại 10.000 : 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2013 ( 7 tờ ) - Loại 20.000 : 2006, 2007, 2008, 2009, 2012 ( 5 tờ ) - Loại 50.000 : 2003, 2004, 2005, 2006, 2009, 2011, 2012 ( 7 tờ ) - Loại 100.000 : 2004, 2005, 2006, 2008, 2010, 2011 , 2012 ( 7 tờ ) - Loại 200.000 : 2006, 2007, 2009, 2010, 2011 ( 5 tờ ) - Loại 500.000 : 2003, 2004, 2005, 2006 ,2008, 2009, 2010, 2011, 2012 ( 9 tờ )

Thông kê dưới đây có thể còn thiếu sót mong các bạn bổ xung thêm ! Sưu tầm

Nhằm phục vụ tốt hơn cho việc thanh toán của nền kinh tế, sáng 3/5/2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tuyên bố sẽ phát hành và lưu thông tiền mới polymer loại mệnh giá 20 nghìn đồng kể từ ngày 17/5/2006.

Trước đó ngày 28/4/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 647 cho phép Ngân hàng Nhà nước phát hành và lưu thông loại tiền polymer 20 nghìn đồng. Loại tiền mới mệnh giá 20 nghìn đồng có kích thước 136mm x 65mm, in trên chất liệu polymer, nhìn tổng thể mặt trước và mặt sau có màu xanh lơ đậm, mặt trước có dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, mệnh giá 20 nghìn đồng bằng chữ và số; mặt sau có dòng chữ “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, phong cảnh Chùa Cầu, Hội An (Quảng Nam), chữ và số mệnh giá, hình trang trí hoa văn dân tộc, hoa văn lưới hiện đại. Đây là loại tiền mệnh giá thứ tư được in trên chất liệu polymer sau loại mệnh giá 50 nghìn đồng, 100 nghìn đồng và 500 nghìn đồng. Theo Ngân hàng Nhà nước, việc phát hành và lưu thông loại tiền polymer mệnh giá 20 nghìn đồng lần này nhằm chống giả, tăng độ bền, độ sạch của đồng tiền trong lưu thông; đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế, đồng thời góp phần tiết kiệm chi phí trong phát hành tiền dài hạn. Hiện các loại tiền có mệnh giá nhỏ, lẻ kể cả tiền xu cũng như tiền giấy cotton đều rất khan hiếm trên thị trường, gây bất tiện trong thanh toán của người dân, các ngân hàng cũng gặp khó khăn khi muốn đa dạng hóa các mệnh giá tiền tiêu vào ATM, vì vậy ngân hàng đã đề nghị Chính phủ cho phép phát hành hai loại tiền polymer mệnh giá 20 nghìn và 10 nghìn đồng. Đến nay đồng tiền cotton loại 20 nghìn đồng vẫn có giá trị lưu hành./.

VHO- Từ năm 2003 đến năm 2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã phát hành bổ sung vào lưu thông các mệnh giá tiền 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng, 200.000 đồng và 500.000 đồng in trên chất liệu polymer. Trong suốt 18 năm qua, tiền polymer đã khẳng định vai trò đồng tiền trong lưu thông, được xã hội, người dân đánh giá cao về tính hiệu quả, giá trị sử dụng, độ bền đẹp, an toàn, trở thành biểu tượng, niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam.

Buổi đầu phát hành

Nhớ lại, vào cuối tháng 12/2003, trên các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện thông tin NHNN phát hành đồng tiền 500.000 đồng và 50.000 đồng bằng chất liệu polymer. Tại các trụ sở ủy ban xã (phường), huyện (quận) cả nước đồng loạt dán các áp phích giới thiệu về thông báo phát hành tiền và đặc điểm của đồng tiền mới sắp phát hành của NHNN. Lúc bấy giờ, nhiều người dân, đặc biệt là những người dân đã trải qua thời gian và chứng kiến các đợt phát hành trước đây thường rất “bí mật”, chỉ công bố vào đúng ngày chính thức được phát hành và đình chỉ ngay việc lưu hành tiền cũ đã tỏ ra khá bất ngờ. Khác với lần này, NHNN đã chủ động tuyên truyền bằng nhiều hình thức cho công chúng trước ngày phát hành chính thức 15-20 ngày để người dân có đầy đủ thông tin về đồng tiền mới kịp thời, không bỡ ngỡ khi tiếp nhận và sử dụng.

Tuy nhiên, sau khi phát hành, đồng tiền polymer đã đối mặt với những khen chê trái chiều của dư luận về chất lượng, thậm chí là có ý kiến của một bộ phận người dân cho rằng việc phát hành tiền polymer là lãng phí và tốn kém so với điều kiện kinh tế của đất nước. Đặc biệt, còn có những xì xào rằng polymer là đồng tiền kém chất lượng, làm ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng.

Sau khi tìm hiểu thực tế, NHNN đã nhận định, sở dĩ có hiện tượng nêu trên là do tâm lý của người dân đang quen sử dụng đồng tiền cotton đã thành nếp nên khi chuyển sang sử dụng tiền làm bằng chất liệu polymer mới với một số đặc tính khác biệt có phần còn bỡ ngỡ, chưa kịp thích ứng với đồng tiền mới.

Tiền polymer tích hợp các ưu thế vượt trội về khả năng bảo an, chống giả, bền, sạch...

Những dấu ấn khó quên

Để giúp người dân yên tâm tin tưởng khi sử dụng đồng tiền mới, NHNN đã kịp thời đưa ra các thông tin về đặc tính khác biệt của tiền polymer so với tiền cotton, thông tin đến người dân về chất lượng tiền polymer, cũng như các vấn đề và xã hội quan tâm như cách sử dụng, bảo quản tờ tiền in trên chất liệu polymer… Nhờ vậy, những nghi ngờ, e dè ban đầu sớm được cởi bỏ, tâm lý người dân nhanh chóng được ổn định và an tâm hơn khi sử dụng đồng tiền polymer mới.

Thấm thoắt 18 năm trôi qua kể từ ngày đồng tiền polymer đầu tiên được phát hành. Giờ đây, nhìn lại hành trình tiền polymer đi vào cuộc sống với dấu ấn phát hành, chúng ta càng thấy rõ được tính ưu việt, những lợi ích, hiệu quả kinh tế và những quyết sách phù hợp, mang lại giá trị sử dụng, sự bền đẹp, tính thẩm mỹ của đồng tiền Việt Nam trong quá trình hội nhập, phát triển.

Thời điểm đầu những năm 2000 là một trong những dấu mốc đáng nhớ trong lịch sử đồng tiền Việt Nam. Tiền giả là vấn nạn trên toàn thế giới, không loại trừ bất kỳ quốc gia nào và trở thành một thách thức đối với các cơ quan phát hành tiền và cơ quan bảo vệ pháp luật. Trên thế giới xuất hiện tình trạng một số đồng tiền ngay sau khi phát hành thời gian ngắn như đồng Euro, 6 tháng sau khi phát hành đã bị làm giả ở mức độ rất tinh vi. Tại Việt Nam, ngay sau 1 năm kể từ khi phát hành loại tiền cotton 100.000 đồng, tiền giả đã xuất hiện và rất nhanh sau đó, tiền giả loại này đã đạt tới mức độ khá giống tiền thật. Tiền giả bị phát hiện và thu giữ tăng lên ngày một nhiều với các phương thức, thủ đoạn làm giả, lưu hành ngày càng tinh vi, ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.

Yêu cầu đặt ra cho cơ quan phát hành tiền là NHNN lúc bấy giờ là phải có giải pháp triệt để, mạnh mẽ để ngăn chặn ngay vấn nạn tiền giả. Đứng trước đòi hỏi đó, NHNN đã đánh giá việc phát hành đồng tiền polymer là giải pháp lựa chọn tốt nhất. Với việc áp dụng 11-15 yếu tố bảo an, các đồng tiền polymer đảm bảo được an ninh, an toàn; thậm chí các yếu tố bảo an trên đồng tiền polymer của Việt Nam thời điểm đó còn cao hơn cả một số đồng tiền mạnh trên thế giới.

Mặc dù trên thị trường đã xuất hiện tiền giả 500.000 đồng và 200.000 đồng, qua phân tích, giám định của NHNN, các đồng tiền giả này đều có kỹ thuật in ấn không cao; tiền giả có đặc điểm gần giống tiền thật về hình thức nhưng không có các yếu tố bảo an hoặc có làm giả một số đặc điểm nhưng không thể tinh xảo như tiền thật. Nhìn chung, các loại tiền giả polymer đến nay đều có thể phân biệt bằng tay và bằng mắt thường khi kiểm tra các đặc điểm bảo an dành cho công chúng (như chất liệu in, các cửa sổ, hình bóng chìm, in nét nổi, mực đổi màu, hình định vị…). Chất liệu nilon để in tiền giả dễ bị bai giãn hoặc rách khi kéo, xé nhẹ ở cạnh tờ tiền giả, trong khi chất liệu polymer để in tiền thật có tính chất đàn hồi đẳng hướng, rất khó bị bai giãn hoặc xé rách.

Nhằm bảo vệ đồng tiền Việt Nam, NHNN đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như Bộ Công an, Bộ đội biên phòng trong việc tuyên truyền đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam. Qua đó, số lượng tiền giả thu giữ sau khi phát hành tiền polymer giảm mạnh, giai đoạn 2004 -2011, tiền giả thu giữ qua hệ thống Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước chỉ bằng 24% so với giai đoạn 1997-2004 (khi còn đang lưu hành tiền cotton), đến cuối năm 2020 số lượng tiền giả thu giữ giảm 93,7% so với năm 2011. Năm 2020 cũng là năm thứ 4 liên tiếp ghi nhận số lượng tiền giả thu giữ trong hệ thống Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước giảm.

Những ưu thế vượt trội của tiền polymer

Không chỉ có giá trị nói trên, việc NHNN phát hành đồng tiền polymer và bổ sung các mệnh giá lớn 200.000 đồng và 500.000 đồng còn có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện chức năng phát hành tiền của Ngân hàng Trung ương. Thời điểm tháng 4/2002, khi NHNN đã ngừng phát hành Ngân phiếu thanh toán mệnh giá 500.000 đồng, 1.000.000 đồng và 5.000.000 đồng (loại ngân phiếu này có giá trị thanh toán trong 3-6 tháng), với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của nền kinh tế về đồng tiền sử dụng trong thanh toán có mệnh giá cao hơn loại 100.000 đồng là yêu cầu khách quan cấp thiết. Vì vậy, việc ra đời của đồng tiền polymer với các mệnh giá lớn 200.000 đồng và 500.000 đồng đã không chỉ đáp ứng kịp thời nhu cầu khách quan trong thanh toán bằng tiền mặt của nền kinh tế, mà còn tiết kiệm được chi phí in ấn, phát hành và chi phí đóng gói, kiểm đếm, giao nhận, vận chuyển tiền của hệ thống ngân hàng.

Thực tế sau 18 năm phát hành và đi vào sử dụng cho thấy, cũng với điều kiện lưu thông như nhau, sau 3 năm sử dụng các đồng tiền cotton đã cũ, bẩn, cần thay thế thì trong khi đó, các đồng tiền polymer chất lượng vẫn còn tốt. Do vậy, dù chi phí in tiền polymer cao hơn tiền cotton 1,5 - 2 lần, tiền polymer lại có độ bền trong lưu thông cao hơn gấp 4 lần tiền cotton dẫn đến việc sử dụng đồng tiền polymer thực sự tiết kiệm chi phí cho ngân sách Nhà nước. Ưu điểm về độ bền của tiền polymer so với tiền cotton còn giúp lượng tiền cần in hàng năm giảm xuống. Điều này chứng minh tính hiệu quả, sự đúng đắn của quyết sách sử dụng chất liệu polymer cho một số mệnh giá tiền trong chặng đường qua. Cùng với đó, đồng tiền polymer với tính chất, đặc điểm của vật liệu vốn có là không thấm, hút ẩm nên ít giữ lại các tạp chất trên đồng tiền, vì vậy đã giảm thiểu được các yếu tố có hại về môi trường trong quá trình sử dụng và bảo quản đồng tiền.

Không chỉ tích hợp các ưu thế vượt trội về khả năng bảo an, chống giả, bền, sạch... mà về thiết kế, tiền polymer cũng được đánh giá là có bố cục “thông thoáng” hơn nhiều. Các chuyên gia thiết kế đánh giá bộ tiền mới được thiết kế tinh tế, vừa có vẻ đẹp hiện đại, vừa mang đậm tính truyền thống do kết hợp sử dụng các họa tiết trang trí, hoa văn dân tộc, dễ nhận diện với người dân bởi hình chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt, lần đầu tiên, yếu tố nhận biết cho người khiếm thị được thiết kế trên tiền Việt Nam.

Xu hướng chung trên thế giới

Sau khi Việt Nam phát hành tiền polymer, một số nước cũng đã chuyển sang sử dụng giấy nền polymer cho một số mệnh giá hoặc cho cả bộ tiền. Nếu như năm 2003 có khoảng 23 nước sử dụng tiền polymer thì hiện nay con số này đã tăng lên khoảng trên 40 nước, trong đó trên 10 nước in cả bộ tiền trên chất liệu polymer. Điều này cho thấy, sử dụng tiền polymer đang trở thành xu thế của các NHTW trên thế giới. Đây cũng là xu hướng chung của thời đại khi số lượng các quốc gia trên thế giới chuyển sang phát hành tiền polymer nhờ lợi ích và hiệu quả về chi phí mà loại chất liệu in tiền polymer mang lại.

Và điều đó cũng khẳng định, NHNN Việt Nam đã sớm đón đầu được những bước phát triển trong công nghệ in tiền của thế giới ngay từ năm đầu những năm 2000, xác định được đó là sự lựa chọn tối ưu để chặn đứng cơn bão tiền giả có khả năng tấn công vào thị trường Việt Nam và thị trường thế giới nói chung ở thời điểm đó. Đồng thời còn thể hiện rõ đây là sự lựa chọn tối ưu để đảm bảo cân bằng về mặt chi phí và lợi ích trong dài hạn của công tác phát hành và lưu thông tiền mặt cũng như khả năng dự đoán được xu hướng trong tương lai.

Tờ 500.000 Việt Nam sản xuất năm bao nhiêu?

500.000 đồng (tiền Việt Nam) là loại tiền có mệnh giá cao nhất được lưu hành tại Việt Nam. Tờ tiền có màu xanh lơ tím sẫm, lưu hành từ năm 2003.

Tiền giấy tiền cotton và polyme trong hệ thống tiền tệ Việt Nam hiện nay có bao nhiêu mệnh giá?

Hệ thống tiền tệ của Việt Nam đang lưu hành hiện nay bao gồm 2 loại, tiền giấy và tiền kim loại. Tiền giấy có 12 mệnh giá: 500.000đ, 200.000đ, 100.000đ, 50.000đ, 20.000đ, 10.000đ, 5.000đ, 2.000đ, 1.000đ, 500đ, 200đ và 100đ. Tiền kim loại có 5 mệnh giá: 5.000đ, 2.000đ, 1.000đ, 500đ và 200đ.

Tiền 500 màu gì?

Giấy bạc 500.000 đồng. - Kích thước: 152mm x 65mm. - Giấy in: Polymer. - Màu sắc tổng thể: Màu lơ tím sẫm.

Tiền Việt Nam được làm bằng gì?

Hầu hết các loại tiền giấy được làm từ giấy cotton với trọng lượng từ 80 đến 90 gam trên mét vuông. Bông đôi khi được trộn với vải lanh, abaca, hoặc các loại sợi dệt khác.

Chủ đề