Chôn trộm hài cốt bị xử lý như thế nào năm 2024

(LSO) - Do có liên quan đến số lượng lớn tro cốt của người chết nên hành vi này có thể bị khởi tố về tội "Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt" được quy định tại Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) nếu có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.

Ảnh minh họa.

Liên quan đến vụ thất lạc tro cốt ở chùa Kỳ Quang 2 (quận Gò Vấp, TP. HCM), hiện chỉ có 108/883 hũ tro cốt của người chết được nhà chùa tiếp nhận từ thân nhân là có gắn ảnh hoặc bài vị, số lớn còn lại đang không có dấu vết để nhận diện.

Bước đầu, người trụ trì cho biết trong quá trình sửa chữa, xây dựng lại, chùa đã có sơ suất để xảy ra những xáo trộn. Cụ thể, đã có hàng trăm hũ tro cốt bị để lẫn lộn, không rõ danh tính do trước đó không có ảnh, bị rớt ảnh và cũng không có ghi nhận nào khác để xác định.

Việc nhà chùa nhận lưu giữ cẩn thận các hũ tro cốt để cả nhà chùa và người thân cùng chăm lo nhang khói gắn với phong tục, nghi lễ, tôn giáo của cộng đồng dân cư. Vậy, hành vi làm thất lạc tro cốt trong trường hợp này có là hành vi vi phạm pháp luật không? Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của các cá nhân liên quan trong vụ việc này?

Việc lưu giữ tro cốt ở chùa có yếu tố tín ngưỡng, tình yêu thương… hết sức đặc biệt trong đa số gia đình Việt. Việc gửi giữ này không được quy định trong hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và cũng không được pháp luật điều chỉnh cụ thể.

Do có liên quan đến số lượng lớn tro cốt của người chết nên hành vi này có thể bị khởi tố về tội "Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt" được quy định tại Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) nếu có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.

Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm vào trật tự an toàn xã hội, xâm phạm vào phong tục tập quán của dân tộc ta đối với thi thể, mồ mả, hài cốt của người đã chết.

Mặt khách quan của tội phạm: Tội phạm được thể hiện bằng những hành vi đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, bao gồm các hành vi: phá hủy, làm hư hỏng các tượng đài, bia đá xây trên mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để trên mồ, trong mộ hoặc đào mồ mả, khai quật xác người, khai quật hài cốt, lấy đi tài sản được chôn theo người chết (quần áo, đồ trang sức kim khí, đá quý,…). Hoặc có những hành vi khác xâm phạm thi thể người chết như: mô để lấy các bộ phận trên cơ thể khi không được phép, chặt thi thể ra làm nhiều khúc để trả thù hả giận,…

Thi thể được hiểu là thân thể người chết chưa được an táng, chưa được chôn hoặc hỏa táng. Ví dụ: người chết đang để trong nhà xác, người chết do tai nạn ở trên đường giao thông, người chết đuối,... Mồ mả là phân mộ người chết được chôn ở nghĩa trang hoặc nơi khác bao gồm phần được đắp, xây, bia đá, quan tài trong mộ, tài sản để trên hoặc trong mộ,... Hài cốt là xương của người chết được chôn trong mộ, được hỏa táng (phân tro trong bình, trong lọ…) hoặc ở nơi khác.

Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong những hành vi nêu trên.

Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, do các động cơ, mục đích khác nhau như do vụ lợi, trả thù cá nhân…, nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc.

Chủ thể của tội phạm: Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuôi từ 16 tuổi trở lên.

Điều 319. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt 1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  1. Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  2. Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
  3. Vì động cơ đê hèn;
  4. Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.

Ngoài ra, theo Điều 385 Bộ luật Dân sư (BLDS), hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Khi gửi tro cốt vào chùa, nếu có sự thỏa thuận của người gửi và nhà chùa, theo đó nhà chùa có trách nhiệm trông coi và có thể người gửi phải trả tiền bằng các hình thức khác nhau. Do đó, quan hệ giữa các bên hoàn toàn có thể được hiểu là một quan hệ hợp đồng dân sự, chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự.

Trong quan hệ này, nhà chùa phải thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực (khoản 3 Điều 3 BLDS). Các tình tiết nêu trên cho thấy nhà chùa đã vi phạm nguyên tắc này, nhất là để hình ảnh rơi rớt, làm lẫn lộn các hũ tro cốt.

Với vai trò là người cung cấp dịch vụ, theo Điều 517 BLDS, nhà chùa còn có nghĩa vụ thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác, bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin. Hậu quả hiện nay có thể coi là nhà chùa đã vi phạm nghĩa vụ vừa nêu.

Điều 360 BLDS 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ, theo đó “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.

Vì vậy, nhà chùa phải bồi thường thiệt hại gây ra cho người gửi giữ hũ tro cốt. Thiệt hại ở đây có thể xác định thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Điều 361 BLDS 2015 quy định “Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể”.

Trong trường hợp này, những thiệt hại có thể liệt kê tới như tiền để xét nghiệm ADN để xác định danh tính của những người đã khuất, những tổn hại về tinh thần của thân nhân,…

THANH THANH

/vu-sap-cong-truong-khien-3-hoc-sinh-tu-vong-thu-tuong-yeu-cau-xac-dinh-trach-nhiem-cua-to-chuc-ca-nhan-co-lien-quan.html

Chủ đề