Con người tàn phá trái đất như thế nào năm 2024

Giới khoa học cảnh báo, nhân loại có thể trải qua những hậu quả của cuộc tuyệt chủng thứ 6, khi hoạt động của con người tàn phá thiên nhiên với tốc độ nhanh chóng.

5 cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt

5 cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt đã làm thay đổi bộ mặt của sự sống trên Trái đất, theo Live Science.

Sự kiện tuyệt chủng Ordovic-Silurian xảy ra cách đây 443 triệu năm và xóa sổ khoảng 85% các loài. Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân là do nhiệt độ giảm mạnh và các sông băng khổng lồ hình thành khiến mực nước biển giảm đột ngột. Sau đó là một giai đoạn ấm lên nhanh chóng. Nhiều sinh vật biển nhỏ đã chết.

Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt kỷ Devon diễn ra cách đây 374 triệu năm và giết chết khoảng 3/4 số loài trên thế giới, hầu hết là động vật không xương sống sống dưới đáy biển. Đây là thời kỳ có nhiều thay đổi về môi trường, bao gồm cả sự nóng lên và nguội đi của Trái đất, mực nước biển dâng lên và hạ xuống cũng như giảm lượng ôxy và carbon trong khí quyển. Không rõ chính xác điều gì đã kích hoạt sự kiện tuyệt chủng này.

Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt trong kỷ Permi, xảy ra cách đây 250 triệu năm, là sự kiện lớn nhất và tồi tệ nhất trong 5 sự kiện. Còn được gọi là cuộc đại diệt vong, sự kiện tuyệt chủng này xoá sổ hơn 95% các loài, bao gồm hầu hết động vật có xương sống đã bắt đầu tiến hóa vào thời điểm này. Một số nhà khoa học cho rằng, Trái đất đã bị một tiểu hành tinh lớn đâm vào với các hạt bụi làm cản trở Mặt trời và gây ra mưa axit. Những người khác cho rằng đã có một vụ nổ núi lửa lớn làm tăng lượng carbon và làm cho các đại dương trở nên độc hại.

Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt kỷ Trias diễn ra cách đây 200 triệu năm, xoá sổ khoảng 80% số loài trên Trái đất, bao gồm nhiều loại khủng long. Nguyên nhân của sự kiện này có thể là do hoạt động địa chất khổng lồ làm tăng mức độ carbon và nhiệt độ toàn cầu, cũng như quá trình axit hóa đại dương.

Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt trong kỷ Phấn trắng xảy ra cách đây 65 triệu năm, giết chết 78% các loài, bao gồm cả những loài khủng long phi chim còn lại. Điều này rất có thể là do một tiểu hành tinh va vào Trái đất ở nơi ngày nay là Mexico, có khả năng kết hợp với núi lửa lũ lụt đang diễn ra ở khu vực ngày nay là Ấn Độ.

Chúng ta đang sống trong cuộc đại tuyệt chủng thứ 6?

Nhân loại đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ đối với hành tinh của mình, bao gồm thời tiết khắc nghiệt như lũ lụt, hạn hán và cháy rừng.

Một số nghiên cứu do Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Anh dẫn đầu cho thấy con người là nguyên nhân của những thay đổi này. Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, chúng ta đã gây áp lực lên thiên nhiên bằng cách sử dụng cạn kiệt các nguồn tài nguyên mà không hỗ trợ phục hồi.

Ví dụ, thay đổi trong việc sử dụng đất đang tiếp tục phá hủy các vùng cảnh quan thiên nhiên. Con người đã biến đổi hơn 70% bề mặt đất và đang sử dụng khoảng 3/4 tài nguyên nước ngọt.

Katie Collins, phụ trách động vật thân mềm đáy tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, cho biết, tuyệt chủng hàng loạt là một vấn đề lớn và phức tạp. Chúng diễn ra chậm, có thể phải mất hàng triệu năm. Ngay bây giờ, có vẻ như chúng ta đang trải qua lần thứ 6, và đó nhiều khả năng là kết quả của các hành động của con người, bao gồm cả biến đổi khí hậu do con người gây ra.

Katie nói: "Lũ lụt và cháy rừng mà chúng ta đang nghe thấy trong tin tức bây giờ sẽ trở thành hiện tượng thường xuyên xảy ra trong 50 năm nữa. Chúng sẽ là phép thử đối với khả năng chống chịu của các tòa nhà, cơ sở hạ tầng, cáp xuyên Đại Tây Dương, vệ tinh và hơn thế nữa".

"Những thảm họa thiên nhiên này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng hiện có. Nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu chúng ta thay đổi cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngay bây giờ, thì sẽ có tương lai tích cực cho thế hệ tiếp theo" - Katie nhấn mạnh.

Tuy nhiên, những ảnh hưởng khủng khiếp của thời đại kỹ thuật số, nhu cầu sản xuất lương thực phẩm và các tảng băng đang tan chảy dần là những điểm hầu hết mọi người không nhìn thấy hàng ngày.

Để nâng cao ý thức trước những vấn đề đe dọa cuộc sống này, Trung tâm Truyền thông dân số và sinh thái học vừa công bố bộ ảnh hết sức nghiêm túc, cho thấy sự phá hủy đang diễn ra tràn lan trên đất, trên bầu trời và dưới biển ở mọi nơi.

Thợ lặn Dede Surinaya người Indonesia đang lướt sóng trên vùng vịnh đầy rác ở Java, Indonesia, hòn đảo đông dân nhất thế giới.

Ngày càng khó thở: Ô nhiễm không khí, CO2 và hơi nước bốc lên từ một nhà máy đốt than để sản xuất điện ở Anh.

Ở cả Bắc Cực và Nam Cực, băng đang tan dần. Bức ảnh chụp thác nước đang chảy trên chỏm băng ở North East Land, Svalbard, Na Uy.

Có một bức ảnh chụp đường phố ở Los Angeles ban đêm, một thành phố nổi tiếng với giao thông dày đặc trong giờ cao điểm. Khí thải từ xe hơi và máy bay được cho là một trong những nhân tố chính gây ra sự nóng lên của toàn cầu, và tác hại của nó đã được thể hiện trong các bức ảnh băng đang tan chảy ở Na Uy cũng như nạn cháy đang xảy ra tai Colorado.

Một số bức ảnh lại thể hiện những bãi rác thải ngập tràn trên thế giới, từ đống lốp xe ở sa mạc Nevada đến hàng đống linh kiện máy tính ở Accra, Ghana.

Các mỏ dầu cạn kiệt là một dấu hiệu cho thấy sự khai thác vượt quá khả năng của hệ sinh thái. Ảnh chụp công trường khai thác dầu ở sông Kern, California, Mỹ.

Không còn gì để ăn nữa: Các vịnh hẹp ở phía tây đảo Svalbard, Na Uy, thường bị đóng băng vào mùa đông. Con gấu này đi về hướng bắc để tìm kiếm một chút thức ăn. Nhưng không tìm thấy gì, nó thực sự kiệt sức và chết.

Trận sóng thần năm 2011 đã gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi ở Nhật Bản, khiến cả thế giới phải chú ý. Điều ít người biết hơn là những tác hại của sóng thần đối với cơ sở hạ tầng năng lượng nhiên liệu hóa thạch của Nhật Bản, bao gồm cả cơ sở này ở gần Tokyo.

Chặng đường cuối cùng của những chiếc lốp này là một bãi rác ở sa mạc Nevada, Mỹ.

Đôi khi được gọi là Brazil của miền Bắc, nhưng Canada đã không còn những một khu rừng nguyên sinh như trước đây. Bức ảnh chụp tình trạng khai thác gỗ ở đảo Vancouver, Canada.

Hàng đống rác thải điện tử được vận chuyển đến các nước đang phát triển để phân loại hoặc xử lý. Ảnh ở Accra, Ghana.

Xô đẩy: những người đi săn hàng giảm giá chen chúc xô đẩy ở trung tâm Quảng trường Boise Towne vào giờ mở cửa lúc 1 giờ sáng ngày 24/11/2007, ở Boise, Idaho, Mỹ.

Là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất do biến đổi khí hậu, các hòn đảo Maldives đang bị đe dọa nghiêm trọng vì mức nước biển dâng cao.

Bức ảnh chụp từ trên cao về thủ đô New Delhi của Ấn Độ, với 22 triệu dân, nhà cửa san sát

Một trong những cơn bão mạnh nhất và phá hủy khủng khiếp nhất lịch sử nước Mỹ, cơn bão Katrina năm 2005.

Ánh điện sáng trưng ở thành phố Los Angeles.

Cháy rừng đang xảy ra thường xuyên hơn và mạnh hơn, đó là hệ quả của một hành tinh đang nóng lên. Ảnh chụp ở Colorado, Mỹ.

Một bãi rác khổng lồ phía sau các lò gạch ở Bangladesh.

Mùi hôi thối nồng nặc: một người dân ở sông Hoàng Hà (Trung Quốc) không thể chịu được mùi hôi thối bốc lên.

Ngôi sao bóng rổ Yao Ming đang đứng trước một con voi bị chết ở Bắc Kenya.

c

Không bỏ sót một khoảng trống nào: thành phố Mexico với 20 triệu dân, mật độ dân số lên đến 63.700/km vuông. Nhà cửa san sát, hầu như không còn một khoảng trống nào.

Chủ đề