Tham gia giao thông có văn hóa là gì

+ Là ứng xử có văn hóa, có tình yêu thương con người trong các tình huống không may xảy ra khi tham gia giao thông.

– Các tình huống ứng xử khi tham gia giao thông:

+ Người lái xe mô tô có văn hóa giao thông phải điều khiển xe đi bên phải theo chiều đi của mình; đi đúng phần đường, làn đường quy định; đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn, cài quai đúng quy cách.

+ Người lái xe ô tô, mô tô có văn hóa giao thông phải điều khiển xe đi bên phải theo chiều đi của mình; đi đúng phần đường, làn đường quy định; dừng, đỗ xe đúng nơi quy định; đã uống rượu, bia thì không lái xe.

+ Trên đường đang xảy ra ùn tắc những hành vi thiếu văn hóa khi tham gia giao thông là: bấm còi liên tục thúc giục các phương tiện phía trước nhường đường; đi lên vỉa hè, tận dùng mọi khoảng trống để nhanh chóng thoát khỏi nơi ùn tắc; lấn sang trái đường cố gắng vượt lên xe khác.

1.2. Thực hành cấp cứu khi xảy ra tai nạn giao thông

+ Khi xảy ra tai nạn giao thông, có người bị thương nghiêm trọng, người lái xe và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn phải thực hiện sơ cứu ban đầu trong trường hợp khẩn cấp; thông báo vụ tai nạn đến cơ quan thi hành pháp luật.

An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội. Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức….cần có những suy nghĩ và hành động đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

Văn hóa giao thông là một trong những yếu tố quan trọng để góp phần giảm thiểu các tình trạng tai nạn giao thông hay diễn ra hiện nay.

Nói về văn hóa giao thông có rất nhiều khái niệm khách nhau, đơn giản nhất đó là ý thức tuân thủ giao thông cũng như cách ứng xử, xử lý tình huống khi gặp những trường hợp tai nạn xảy ra. Đây cũng là sự chuẩn mực cho các đối tượng tham gia giao thông để đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Tham gia giao thông có văn hóa là gì

Văn hóa còn thể hiện trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các hình thức tổ chức đời sống, trong hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất, tinh thần mà do con người tạo ra.

Một khái niệm khác đó là ý thức, là thái độ của mọi người trong khi tham gia giao thông.

Ngoài ra, văn hóa giao thông còn là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông, chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.

Xem thêm:

  • Cúng xe ô tô mới mua
  • Cruise control là gì?
  • Hybrid là gì?

Xây dựng văn hóa giao thông


Xây dựng văn hóa giao thông theo đúng với quy định cũng như giao thông đường bộ. Đây là sự tự giác cũng như nghiêm túc chấp hành theo đúng với quy định của pháp luật đề ra và nếu thiếu đi yếu tố này nền văn hóa giao thông sẽ khó có thể văn minh được. Để xây dựng được nền văn hóa giao thông đúng nghĩa, chúng ta cần tuân thủ luật an toàn giao thông cũng như tự ý thức và tự giác chấp hành đầy đủ các quy định khi tham gia giao thông. Tránh tất cả những hành vi không đúng pháp luật hay vi phạm chuẩn mực người lái xe.

Tham gia giao thông có văn hóa là gì

Các lỗi cơ bản cần lưu ý đối với người tham gia giao thông đó là, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, chen lấn, đánh võng, đi không đúng phần đường, uống rượu bia khi tham gia giao thông…

Khi tham gia giao thông cũng cần có tính cộng đồng, vì đây cũng thể hiện được mối quan hệ cũng như cách xử sự với những tình huống khi tham gia giao thông. Tùy thuộc từng trường hợp chúng ta cần thể hiện tình cộng đồng và sự cảm thông, tình thương để thể hiện được văn hóa tốt nhất khi tham gia giao thông.

Ý nghĩa việc xây dựng văn hóa giao thông


Việc xây dựng văn hóa giao thông có tác dụng góp phần hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều kiện hạ tầng giao thông của đất nước, nhất là ở các đô thị lớn và các tuyến quốc lộ chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội.

Về lâu dài, việc xây dựng văn hóa giao thông sẽ tạo nên cơ sở vững chắc cho một nền giao thông hiện đại, văn minh, một môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện, cho con người, vì con người.

Tham gia giao thông có văn hóa là gì

Để xây dựng văn hóa giao thông, ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý, trách nhiệm của người thực thi công vụ về giao thông thì việc chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông là một trong các nội dung quan trọng nhất, có tính quyết định trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.

Tính cộng đồng khi tham gia giao thông


Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, người tham gia giao thông một cách văn hóa còn cần có tính cộng đồng. Tính cộng đồng ở đây là việc xử sự, là mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông.

Điều này thể hiện qua việc không chen lấn, việc cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, như cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải kịp thời báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan, để kịp thời ngăn chặn xử lý.

Tính cộng đồng khi tham gia giao thông sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tắc đường do ai cũng muốn đi nhanh muốn chen lấn, giúp ngăn chặn những vụ việc va chạm, tranh cãi hoặc thậm chí đánh lộn không đáng có trên đường cũng như chấm dứt tình trạng vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác.

Vì một tương lai giao thông tươi sáng, vì một thế hệ để con em noi gương và học tập, mỗi người hãy nỗ lực để cùng xây dựng văn hóa giao thông.