Chạy dự toán gói thầu lấy bao nhiêu tiền

Cả hai thuật ngữ này đều nói đến chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu. Giá gói thầu được nêu trong KHĐT do Người có thẩm quyền phê duyệt. Trước đây trong TT02/BKH của Bộ KH&ĐT ( ban hành trên cơ sở NĐ58/CP) có định nghĩa giá gói thầu là toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu. Giá gói thầu được xây dựng có thể trên tổng vốn đầu tư hoặc Dự toán. Nếu giá gói thầu lấy từ Tổng mức đầu tư thì không chính xác bằng Dự toán, đặc biệt đối với các công trình xây lắp. Chẳng hạn đối với công trình xây lắp thì Tổng mức đầu tư xác định trên cơ sở TK cơ sở, còn dự toán được xác định trên cơ sở TK kỹ thuật, TK BVTC. Do sự chính xác nhiều hơn của Dự toán nên trong NĐ85/CP (Đ70) quy định dự toán của gói thầu ( không bao gồm dự phòng) được duyệt thấp hơn hay cao hơn giá gói thầu đã duyệt thì Dự toán sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xem xét kết quả lựa chọn NT.

Quy định này cần được hiểu là khi so sánh thì nếu Dự toán ( không bao gồm dự phòng) thì giá gói thầu cũng phải không bao gồm dự phòng để đảm bảo sự tương thích giữa hai đại lượng. Điều này không có nghĩa là giá gói thầu không được có phần dự phòng. Tại Đ10 NĐ85/CP về xây dựng giá gói thầu không có quy định cụ thể là giá gói thầu có bao gồm hay không bao gồm dự phòng. Trước đây trong NĐ85/CP ghi những giá gói thầu ( bao gồm dự phòng).

Ta trở lại vấn đề về dự toán tại TT04/BXD, ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình ( hướng dẫn thực hiện NĐ112/CP, ngày 14/12/2009) quy định trong thành phần Dự toán có nội dung “ chi phí dự phòng” cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được và cho yếu tố trượt giá.

Với các quy định hiện tại nêu trên thì giá gói thầu có hay không bao gồm dự phòng là nội dung bỏ ngỏ, nghĩa là đưa dự phòng hoặc bỏ dự phòng trong giá gói thầu đều được. Tuy nhiên cần hiểu rằng dù có đưa dự phòng vào giá gói thầu rồi tiếp tục trong giá trúng thầu, giá HĐ thì cũng chỉ là nguồn tiền dự trữ. Việc sử dụng nó phải đủ điều kiện, thủ tục chứ không phải trong HĐ có dự phòng thì được tiêu thoải mái.

Tuy nhiên cơ cấu giá gói thầu ( có hoặc không có dự phòng) phải xác định khi duyệt KHĐT để trong HSMT hướng dẫn NT chào giá ĐT tương ứng. Khi giá gói thầu có dự phòng thì phần Dự phòng không phải là nội dung để các NT cạnh tranh ( trừ HĐ trọn gói). Do vậy, việc hướng dẫn cho NT xây dựng giá dự toán phải chi tiết, đảm bảo tự cạnh tranh.

Thông thường giá gói thầu đối với gói thầu xây lắp nên có dự phòng để sẵn có nguồn tiền cho các khối lượng phát sinh không biết trước. Đó cũng là đặc điểm của các gói thầu xây lắp lớn, nhiều khối lượng công việc nằm trong lòng đất.

Như vậy việc xác định cơ cấu giá gói thầu là tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể trên cơ sở làm rõ đặc thù gói thầu để người có thẩm quyền xem xét quyết định giá gói thầu trong KHĐT.

Đối với công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có giá trị dự toán công trình dưới 500 triệu đồng, đơn vị thi công xây dựng là tổ, nhóm thợ xây dựng của thôn, xóm được UBND xã chỉ định thầu thi công bao gồm cả phần mua nguyên vật liệu. Nguồn vốn thực hiện cho dự án là nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách xã hàng năm. Dự toán được lập theo định mức, đơn giá do nhà nước quy định, giá vật liệu lấy theo giá vật liệu của liên sở xây dựng và tài chính thông báo hàng tháng không bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Trả lời:

Vậy trong trường hợp này:

- Dự toán công trình có được tính chi phí chung không?

- Tổ, nhóm thợ xây dựng không phải là doanh nghiệp, hộ kinh doanh có được hưởng chi phí chung được lập trong dự toán của công trình không?

- Tổ, nhóm thợ thực hiện thi công sửa chữa, cải tạo nâng cấp công trình này có phải đóng thuế giá trị gia tăng không?. Nếu phải đóng thì mức đóng thuế là bao nhiêu %.

Sau khi xem xét, Cục Kinh tế xây dựng có ý kiến như sau:

1. Công trình, dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc đối tượng áp dụng các quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, cụ thể là Nghị định của Chính phủ quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các Thông tư hướng dẫn Nghị định quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành theo từng thời kỳ.

2. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 7 Thông tư số 03/2017/TT-BXD ngày 16/3/2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng, đối với công trình cải tạo, sửa chữa có giá trị dưới 500 triệu đồng sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự toán bảo trì hoặc thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định để lập, thẩm tra dự toán bảo trì công trình xây dựng làm cơ sở phê duyệt dự toán.

3. Trường hợp thi công cải tạo, sửa chữa công trình có giá trị dưới 500 triệu đồng sử dụng tổ, nhóm thợ xây dựng không phải là doanh nghiệp, hộ kinh doanh thì trong dự toán bảo trì công trình xây dựng, chi phí chung không bao gồm chi phí quản lý của doanh nghiệp và một số chi phí phục vụ cho quản lý khác của doanh nghiệp. Đối với thuế suất thuế giá trị gia tăng trong dự toán bảo trì công trình xây dựng thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.