Sự giống nhau trong chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh với chiến lược chiến tranh đặc biệt là

Điểm giống nhau giữa chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “Việt Nam hóa chiến tranh” là

A. Đều sử dụng quân đội Mĩ, phương tiện vũ khí Mĩ, cố vấn quân sự Mĩ.

B. Đều sử dụng quân đội Sài Gòn, phương tiện vũ khí Mĩ, cố vấn quân sự Mĩ.

C. Đều sử dụng quân đội Sài Gòn, quân đội Mĩ, quân đồng minh của Mĩ.

D. Đều sử dụng quân Sài Gòn, quân đội Mĩ, phương tiện vũ khí, cố vấn quân sự Mĩ.

Hướng dẫn

Điểm giống nhau giữa chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “Việt Nam hóa chiến tranh” là: – Đều mang bản chất của là một hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ ở Việt Nam. – Đều sử dụng quân đội Sài Gòn, phương tiện vũ khí Mĩ, cố vấn quân sự Mĩ.

Đáp án cần chọn là: B

I. GIỐNG NHAU:

– Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

– Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. 

– Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mỹ. 

– Đều bị thất bại.

II. KHÁC NHAU

1. Về lực lượng

***Chiến tranh đặc biệt: Lực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn, có sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mỹ.

***Việt Nam hóa chiến tranh: Quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp về không quân, hậu cần của Mĩ do cố vấn Mỹ chỉ huy.

2. Về Phạm vi – quy mô

***Chiến tranh đặc biệt: Miền Nam.

***Việt Nam hóa chiến tranh: Toàn Đông Dương

3. Về Âm mưu của Mỹ

***Chiến tranh đặc biệt: “dùng người Việt đánh người Việt”

***Việt Nam hóa chiến tranh: 

– “Dùng người Việt đánh người Việt” và “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

– Tận dụng xương máu của người Việt thay cho quân Mỹ.

4. Về Thủ đoạn của Mỹ

***Chiến tranh đặc biệt: “Ấp chiến lược” được coi như “xương sống”

***Việt Nam hóa chiến tranh: 

– Tăng cường xây dựng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường, quân Mỹ rút dần về nước, thực hiện “dùng người Việt đánh người Việt”.

– Sử dụng quân đội Sài Gòn mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Campuchia [1970], tăng cường chiến tranh ở Lào [1971] thực hiện “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

– Tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân Việt Nam.

– Sẵn sàng Mỹ hóa trở lại cuộc chiến tranh khi có điều kiện.

Điểm giống nhau giữa chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “Việt Nam hóa chiến tranh” là

A. Đều sử dụng quân đội Mĩ, phương tiện vũ khí Mĩ, cố vấn quân sự Mĩ.

B. Đều sử dụng quân đội Sài Gòn, phương tiện vũ khí Mĩ, cố vấn quân sự Mĩ.

C. Đều sử dụng quân đội Sài Gòn, quân đội Mĩ, quân đồng minh của Mĩ.

D. Đều sử dụng quân Sài Gòn, quân đội Mĩ, phương tiện vũ khí, cố vấn quân sự Mĩ.

Hướng dẫn

Điểm giống nhau giữa chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “Việt Nam hóa chiến tranh” là: – Đều mang bản chất của là một hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ ở Việt Nam. – Đều sử dụng quân đội Sài Gòn, phương tiện vũ khí Mĩ, cố vấn quân sự Mĩ.

Đáp án cần chọn là: B

Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cao trào đấu tranh gì ở miền Nam?

Hướng tiến công chính của Mĩ và quân đội Sài Gòn trong mùa khô 1965-1966 là

Hướng tiến công chủ yếu của quân Giải phóng miền Nam trong năm 1972 là

Ngày 27-1-1973 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng đối với Việt Nam?

Lực lượng chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam từ năm 1969 là

Việt Nam hóa chiến tranh là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ, được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự hỗ trợ của một lực lượng chiến đấu Mỹ, do cố vấn Mỹ chỉ huy cùng với vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mỹ. Chiến tranh đặc biệt là một chiến lược chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Đây là hình thức xâm lược được tiến hành bằng quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của. Vậy Điểm khác biệt của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" so với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là gì? Để biết được đáp án của câu hỏi trên, mời các bạn đi trả lời câu hỏi trắc nghiệm sau nhé!

Trắc nghiệm: Điểm khác biệt của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" so với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là gì?

A. Là hình thức chiến tranh thực dân mới của Mĩ.

B. Có sự phối hợp của một bộ phận đáng kể lực lượng chiến đấu Mĩ.

C. Đặt dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự Mĩ.

D. Quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Có sự phối hợp của một bộ phận đáng kể lực lượng chiến đấu Mĩ.

Điểm khác biệt của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" so với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là: Có sự phối hợp của một bộ phận đáng kể lực lượng chiến đấu Mĩ.

Giải thích của giáo vên Top lời giải về lý do chọn đáp án B

So sánh Chiến tranh đặc biệt Việt Nam hóa chiến tranh
Thời gian 1961-1965 1969-1973
Quy mô Chủ yếu ở miền nam Toàn cõi Đông Dương
Biện pháp tiến hành Bằng quân đội tay sai, do "cố vấn" Mỹ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, tiến hành càn quét, bình định lập "ấp chiến lược", tung gián điệp ra miền bắc, phong tỏa biên giới và vùng biển. Bằng hệ thống cố vấn Mĩ chỉ huy, chiến lược này được thực hiện bằng việc tổ chức các cuộc hành quân lớn, mở rộng xâm lược Cam Pu Chia (1970), Lào (1971), thực hiện "Đông Dương hóa chiến tranh"
Kết quả Bị phá sản vào giữa năm 1965 Bị phá sản và cuối năm 1973

=> “Việt Nam hóa chiến tranh” so với “chiến tranh đặc biệt” có điểm khác biệt là: Có sự phối hợp của một bộ phận đáng kể lực lượng chiến đấu Mĩ thể hiện qua việc: bằng hệ thống cố vấn Mĩ chỉ huy, chiến lược này được thực hiện bằng việc tổ chức các cuộc hành quân lớn, mở rộng xâm lược Cam Pu Chia (1970), Lào (1971), thực hiện "Đông Dương hóa chiến tranh"

Bổ sung kiến thức thêm về sự giống nhau giữa Việt Nam hóa chiến tranh và Chiến tranh đặc biệt:

- Đều là chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mĩ, đều sử dụng lực lượng chính là quân đội Sài Gòn, cùng với vũ khí và trang thiệt bị của Mĩ.

- Đều nhằm mục đích tiêu diệt lực lượng cách mạng, biến miền nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.

- Đều bị phá sản.

>>>Xem thêm: Nội dung nào phản ánh điểm giống nhau giữa chiến lược Chiến tranh đặc biệt và chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Chiến tranh đặc biệt”

Câu 1: Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là

A. Dùng người Việt đánh người Việt

B. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương

C. Tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để giành lại thế chủ động trên chiến trường

D. Tận dụng xương máu người Việt Nam, giảm xương máu của người Mĩ

Đáp án A

Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mĩ rút dần lực lượng quân Mĩ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam. Đồng thời triển khai chiến lược“Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973), nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”

Câu 2: Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mĩ rút dần lực lượng quân Mĩ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam. Đồng thời triển khai chiến lược“Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973), nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”

A. Thỏa hiệp với các nước lớn

B. Khơi sâu sự khác biệt về lịch sử- văn hóa

C. Sử dụng quân đội Sài Gòn như lực lượng xung kích trong quá trình xâm lược Lào, Campuchia

D. Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc để ngăn cản sự chi viện cho Lào, Campuchia

Đáp án C

Trong chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”, quân đội Sài Gòn được Mĩ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia và tăng cường chiến tranh ở Lào, thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. Đây là biện pháp của Mĩ thực hiện nhằm chia rẽ khối đoàn kết của ba nước Đông Dương.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan nào khiến Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”?

A. Sự thất bại của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”

B. Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam dâng cao ở Mĩ

C. Tác động của xu thế hòa hoãn Đông- Tây

D. Tranh thủ mâu thuẫn trong khối các nước xã hội chủ nghĩa

Đáp án B

Làn sóng phản đối chiến tranh Việt Nam của người dân Mĩ dâng cao đã khiến cho nước Mĩ bị khủng hoảng, chia rẽ sâu sắc. Đây là nguyên nhân khách quan khiến Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”, rút dần quân Mĩ và Đồng minh ra khỏi chiến tranh để giảm xương của người Mĩ, tận dụng xương máu người Việt Nam trên chiến trường

Câu 4: Thắng lợi chính trị mở đầu giai đoạn chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của quân và dân Miền Nam Việt Nam là:

A. Trung ương cục miền Nam được thành lập.

B. Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời.

C. Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời.

D. Quân giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.

Đáp án C

Ngày 6-6-1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. Đó là chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam. Vừa ra đời, Chính phủ Cách mạng lâm thời đã được 23 nước công nhân, trong đó 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. Đây là thắng lợi chính trị quan trọng, mở đầu cho giai đoạn chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

-----------------------

Và trên đây, Top lời giải đã tổng hợp và trình bày chi tiết những kiến thức Điểm khác biệt của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" so với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là gì? Của chương trình Lịch sử lớp 12 dể giúp các bạn học tốt hơn và chuẩn bị cho các kỳ thi sắp đến.