So sánh sức mạnh quân sự trung ấn

Mỹ muốn xây dựng một hệ thống quốc tế mới dựa trên các nguyên tắc của họ, mà các yếu tố quan trọng trong đó phải là NATO và chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Cuộc tập trận quanh đảo Đài Loan

Ngày 15/4, Trung Quốc đã tổ chức tuần tra sẵn sàng chiến đấu và tập trận trên biển và trên không ở Biển Hoa Đông và khu vực quanh đảo Đài Loan. Cuộc tập trận có sự tham gia của các tàu hộ vệ, oanh tạc cơ, tiêm kích và các lực lượng khác của Chiến khu Bắc bộ thuộc PLA. Cùng ngày, chuyến công du Đài Loan kéo dài hai ngày của phái đoàn thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã kết thúc. Đây là chuyến thăm đầu tiên của đại diện Thượng viện Hoa Kỳ tới hòn đảo này trong năm nay.

Phái đoàn Mỹ đã lên kế hoạch thăm Đài Loan như một phần của chuyến đi tới châu Á và Australia, mặc dù Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ các cuộc tiếp xúc chính thức của Đài Loan với các quan chức Mỹ. Bộ trưởnhg Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đưa ra cảnh báo này cách đây một tuần, vào ngày 8/4, liên quan đến chuyến thăm dự kiến ​​tới hòn đảo của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi. Bộ trưởng nhấn mạnh rằng, bất kỳ chuyến thăm Đài Loan nào của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi sẽ bị coi là vượt qua “lằn ranh đỏ” của Bắc Kinh, và Trung Quốc chắc chắn sẽ đưa ra một “phản ứng cứng rắn”. Tuy nhiên, bà Nancy Pelosi đã hoãn chuyến thăm này sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19, mặc dù Trung Quốc đã khuyến nghị hủy bỏ hoàn toàn.

Liên tục tìm cách kích động xung đột là một đặc điểm trong chính sách của Biden

Trung Quốc đã đưa ra "phản ứng cứng rắn" dưới dạng cuộc tập trận quân sự của PLA quanh đảo Đài Loan. Đáng lẽ Mỹ phải hiểu rõ rằng, việc họ tán tỉnh Đài Loan nhất định sẽ bị trừng phạt. Tuy nhiên, phía Mỹ đang cố tình làm leo thang căng thẳng giữa hòn đảo và Trung Quốc đai lục, - nhà phân tích quân sự, chuyên gia của Viện các nước SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập) Vladimir Evseev nói với Sputnik.

“Chuyến thăm của các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ tới Đài Loan mang tính khiêu khích cũng như toàn bộ chính sách của Joseph Biden. Đặc điểm của chính sách này là việc Mỹ liên tục tìm cách kích động xung đột. Các ví dụ về điều đó là chính sách của Hoa Kỳ đối với cả Nga và Trung Quốc. Phản ứng của Trung Quốc với chuyến đi khiêu khích của các thượng nghị sĩ là dễ dự đoán. Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo Hoa Kỳ không được can thiệp vào tình hình xung quanh Đài Loan, đây là một vấn đề nội bộ của Trung Quốc.

Chính quyền Biden đang phá vỡ mọi quy tắc quốc tế được chấp nhận để duy trì vị thế lãnh đạo toàn cầu. Trên thực tế Hoa Kỳ đang phá vỡ chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân, bao gồm cả bằng việc thành lập AUKUS. Họ thực hiện đường lối cứng rắn nhất mà không có bất kỳ sự thỏa hiệp nào. Cuộc khủng hoảng Ukraina và tình hình xung quanh Đài Loan cho thấy rất rõ điều đó. Họ không sẵn sàng đi đến bất kỳ thỏa hiệp nào với các đối thủ của mình, mà đối thủ chính vẫn là Trung Quốc, tuy nhiên mục tiêu trước tiên là tiêu diệt Nga. Cũng như ở Ukraina, nơi Biden sẵn sàng “chống lại Nga đến người Ukraina cuối cùng”, ông ấy rất muốn thấy Đài Loan chống lại Trung Quốc đại lục đến người Trung Quốc cuối cùng. Chính sách của Hoa Kỳ nhằm thổi phồng tình hình căng thẳng, trò chơi có tổng bằng không, về nguyên tắc, có thể dẫn đến một cuộc xung đột vũ trang ở Đông Á”.

Thách thức nguyên tắc “một Trung Quốc”

Nguyên tắc "một Trung Quốc" đã bị thách thức không chỉ bởi chuyến thăm của các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đến hòn đảo, mà còn bởi những bài phát biểu vô trách nhiệm của Robert Menendez, người dẫn đầu phái đoàn Mỹ. Ông đã so sánh Đài Loan với "một quốc gia có tầm quan trọng toàn cầu, có ý nghĩa toàn cầu và tác động toàn cầu". Ông đã tuyên bố như vậy tại của gặp với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Đi theo xu hướng thuật ngữ của các chính trị gia phương Tây, ông đã hai lần cảnh báo hậu quả của việc làm hại cho Đài Loan. Trong trường hợp đầu tiên, nếu vị thế toàn cầu của Đài Loan với tư cách là nhà sản xuất chip bán dẫn bị đe dọa. Trong trường hợp thứ hai, nếu ai đó đe dọa an ninh của Đài Loan.

Rõ ràng thượng nghị sĩ đã nghĩ đến ai khi cảnh báo hậu quả, ngay cả khi ông tuyên bố, "chúng tôi không tìm kiếm xung đột với Trung Quốc vì tôi tin rằng Đài Loan không có xung đột với Trung Quốc".

Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi chuyến thăm Đài Loan của nhóm thượng nghị sĩ Mỹ là một hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) nêu rõ tình hình eo biển Đài Loan ngày càng trở nên căng thẳng do lỗi của phía Mỹ. Ông cũng nhắc lại rằng, một số chính trị gia phương Tây nhầm lẫn khi cố gắng chỉ ra điểm giống nhau giữa cuộc khủng hoảng Ukraina và vấn đề Đài Loan.

Mới đây, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết chính quyền Mỹ sẽ áp dụng mọi biện pháp có thể để ngăn Trung Quốc đại lục thống nhất Đài Loan bằng vũ lực. Phản ứng trước tuyên bố của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lưu ý rằng, các nhà chức trách Trung Quốc có ý định đảm bảo đưa hòn đảo này về với đất mẹ bằng mọi giá, bất kể tuyên bố của Mỹ. Theo ông Triệu Lập Kiên, “vấn đề Đài Loan là vấn đề số một trong chính sách đối nội của đất nước chúng tôi”. Nhà ngoại giao cũng nhấn mạnh rằng, Bắc Kinh nhất định sẽ đạt được mục tiêu thống nhất Trung Quốc, và sẵn sàng thực hiện các biện pháp kiên quyết và mạnh mẽ để "thống nhất" với đảo Đài Loan bằng các biện pháp hòa bình.

Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.

Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc hôm 15/6 ẩu đả tại thung lũng Galwan, khu vực tranh chấp giữa hai nước, khiến ít nhất 20 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng. Đây được coi là vụ đụng độ tồi tệ nhất giữa hai bên trong 4 thập kỷ, gây lo ngại về nguy cơ bùng phát xung đột quân sự quy mô lớn giữa hai cường quốc hạt nhân châu Á.

Trong cuộc ganh đua sức mạnh ở biên giới hiện nay, quân đội Trung Quốc có ưu thế về khí tài nhờ năng lực công nghiệp quốc phòng nội địa và nguồn đầu tư lớn, nhưng giới chuyên gia cho rằng Ấn Độ cũng nắm nhiều lợi thế riêng, giúp họ răn đe đối phương một cách hiệu quả.

Trung Quốc trở thành cường quốc hạt nhân năm 1964, trong khi Ấn Độ đạt vị thế tương tự sau đó 10 năm. Báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI) công bố hôm 15/6 nhận định cả Bắc Kinh và New Delhi đang hiện đại hóa và mở rộng đáng kể kho vũ khí hạt nhân.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni V của Ấn Độ tham gia duyệt binh năm 2013. Ảnh: Sputnik.

Về kho vũ khí hạt nhân, Trung Quốc có khoảng 320 đầu đạn, nhiều hơn hai lần so với 150 đầu đạn của Ấn Độ. Hai cường quốc đều duy trì bộ ba răn đe hạt nhân gồm tên lửa đạn đạo, máy bay mang vũ khí hạt nhân và tàu ngầm chiến lược. Cả hai đều duy trì năng lực đáp trả hạt nhân và theo đuổi chính sách không tung đòn tấn công hạt nhân phủ đầu.

Về không quân, Trung tâm Belfer của Mỹ đánh giá Ấn Độ có khả năng triển khai 270 tiêm kích và 68 cường kích trong trường hợp nổ ra xung đột quân sự quy mô lớn với Trung Quốc. New Delhi cũng sở hữu một loạt các căn cứ không quân gần khu vực biên giới, có khả năng tiếp nhận và hỗ trợ chiến đấu cơ.

Trung Quốc chỉ có 157 tiêm kích và một số phi đội máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) trong khu vực. Không quân Trung Quốc hiện có 8 căn cứ gần biên giới, nhưng hầu hết là sân bay dân sự nằm ở độ cao lớn, gây bất lợi cho hoạt động của chiến đấu cơ.

"Độ cao của các căn cứ không quân Trung Quốc tại Tây Tạng và Tân Cương, cùng với địa hình, thời tiết khó khăn trong khu vực khiến tiêm kích của họ chỉ có thể mang theo khoảng một nửa vũ khí và nhiên liệu so với thiết kế", báo cáo của Trung tâm Belfer có đoạn.

Tiếp liệu trên không có thể giúp chiến đấu cơ Trung Quốc mang thêm vũ khí và kéo dài thời gian tác chiến, tuy nhiên Bắc Kinh hiện không có đủ máy bay tiếp liệu để thực hiện nhiệm vụ này.

Không quân Ấn Độ có thể sử dụng tiêm kích đa năng Mirage 2000 và Su-30MKI cho nhiệm vụ ở biên giới, trong khi Trung Quốc có các trung đoàn chiến đấu cơ hạng nhẹ J-10, hạng nặng Su-27 và bản sao chép J-11. Máy bay Ấn Độ được đánh giá là hiện đại hơn, nhưng họ chưa tự chủ được dây chuyền sản xuất như Trung Quốc và đang phải lên kế hoạch mua gấp hàng loạt chiến đấu cơ từ Nga, điều này có thể gây bất lợi khi bùng phát xung đột lớn.

Trung tâm An ninh Mỹ Mới (CNAS) cho rằng Ấn Độ có thêm lợi thế khi xây dựng các căn cứ ở khu vực biên giới. "Ấn Độ đã tập trung gia cố cơ sở hạ tầng, khả năng chống chịu hỏa lực của các căn cứ, thiết lập các hệ thống chỉ huy, kiểm soát và liên lạc dự phòng cũng như tăng cường hệ thống phòng không nhằm đề phòng kịch bản Trung Quốc tấn công bất ngờ", CNAS đánh giá.

Sân bay Ngari Gunsa, cách nơi đụng độ khoảng 200 km, được Trung Quốc mở rộng. Ảnh: NDTV.

Trung Quốc tập trung gia cố các căn cứ ở phía đông và phía nam để đối phó Mỹ khiến khu vực Himalaya, nơi có ít nhất 4 sân bay quân sự, dễ bị tổn thương. "Nếu Ấn Độ phá hủy hoặc vô hiệu hóa được những căn cứ này, điểm yếu của không quân Trung Quốc sẽ bị phơi bày", CNAS nhận định.

New Delhi cũng có lợi thế về kinh nghiệm tác chiến. Những trận đánh gần đây với Pakistan giúp Ấn Độ có nhiều bài học về vận hành mạng lưới tác chiến trong thực tế. Phi công Trung Quốc có thể gặp khó khăn do chưa trải qua xung đột thực sự.

"Các cuộc diễn tập không theo kịch bản của Trung Quốc gần đây đều cho thấy phi công dựa quá nhiều vào chỉ huy mặt đất. Điều này cho thấy hiệu quả chiến đấu của không quân Trung Quốc có thể thấp hơn nhiều so với dự tính", báo cáo của Trung tâm Belfer nhận định.

Các cuộc giao tranh ở khu vực Kashmir và đụng độ lẻ tẻ ở biên giới với Pakistan những năm qua giúp Ấn Độ củng cố kinh nghiệm chiến đấu cho bộ binh. "Sau hàng loạt xung đột cường độ thấp, Ấn Độ đã tích lũy thêm nhiều bài học và tăng cường hiệu quả chiến đấu. Ngược lại, Trung Quốc không có kinh nghiệm thực chiến đáng kể nào trong gần 30 năm qua", CNAS nhận định.

Quanh khu vực Himalaya, Ấn Độ có khoảng 225.000 binh sĩ, trong khi Trung Quốc bố trí 200.000-230.000 quân. Tuy nhiên, số lính Trung Quốc này tính cả các đơn vị đảm nhận nhiệm vụ chống nổi dậy ở Tây Tạng và Tân Cương, cũng như đối phó xung đột tiềm tàng ở biên giới Nga - Trung.

Việc điều các đơn vị này đến biên giới Ấn - Trung cũng đặt ra vấn đề hậu cần nghiêm trọng với Trung Quốc. Ấn Độ có thể tiến hành các cuộc không kích nhắm vào tuyến đường sắt tốc độ cao phục vụ chuyển quân ở cao nguyên Tây Tạng hoặc các chốt kiểm soát ở miền núi gần biên giới.

Bộ binh Ấn Độ phần lớn được bố trí quanh khu vực và không gặp vấn đề hậu cần. Tuy nhiên, đóng quân ở địa hình gồ ghề trong các thung lũng dốc cũng khiến Ấn Độ khó triển khai quân ngăn chặn đối phương đột kích. Ngoài ra, binh sĩ Ấn Độ tại các điểm cao cũng dễ bị pháo binh và tên lửa Trung Quốc hủy diệt, điều này dường như được thể hiện qua đợt diễn tập hiệp đồng bắn đạn thật được Bắc Kinh tổ chức ở Tây Tạng hồi tuần trước.

Một cựu sĩ quan không quân Ấn Độ ước tính Trung Quốc sẽ cần 220 tên lửa đạn đạo để loại bỏ một căn cứ không quân Ấn Độ trong một ngày. Với khoảng 1.000-2.000 tên lửa đạn đạo trong biên chế sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, Trung Quốc nhiều khả năng không đủ vũ khí để vô hiệu hóa toàn bộ sân bay quân sự Ấn Độ.

Vị trí binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ẩu đả chết người tối 15/6. Đồ họa: Telegraph.

Một lĩnh vực Trung Quốc có thể đang nắm ưu thế là công nghệ và vũ khí mới. "Ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh cao gấp 4 lần so với New Delhi. Cán cân sức mạnh quân sự đang nghiêng về Trung Quốc, sự bất đối xứng này đang ngày càng nới rộng", Nishank Motwani, chuyên gia tại Trung tâm Đối thoại và Tiến bộ quốc gia Afghanistan, nhận định.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc mới đây liên tiếp đưa tin về các vũ khí mới được triển khai diễn tập ở Tây Tạng như xe tăng hạng nhẹ Type-15 và lựu pháo gắn trên xe tải cỡ nòng 155 mm mới. Cả hai vũ khí này lần đầu ra mắt công chúng tại lễ duyệt binh kỷ niệm quốc khánh Trung Quốc năm 2019, được tối ưu cho những chiến dịch chiếm ưu thế địa hình cao nguyên.

Trong khi Bắc Kinh chủ yếu dựa vào chính mình trong cuộc đối đầu với New Delhi ở khu vực Himalaya, Ấn Độ đã và đang phát triển, thắt chặt quan hệ quốc phòng chặt chẽ với các nước lo ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc, đặc biệt là Mỹ. Điều này có thể giúp New Delhi mở rộng năng lực tình báo và trinh sát trong trường hợp nổ ra xung đột, cho phép họ chiếm ưu thế trên chiến trường.

Duy Sơn (Theo CNN)