Lê thị công nhân là ai

Lê thị công nhân là ai
Nghe bài này

Luật sư bất đồng chính kiến Lê thị Công Nhân, người từng phải ở tù 3 năm về các hoạt động công khai đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, hôm qua bị một nhóm tự xưng là cựu chiến binh đánh khi cô lên tiếng bênh vực cho một gia đình lúc đi chợ ngang qua thấy gia đình đó bị nhóm gọi là cựu chiến binh hành hung và đập phá.

Gia Minh hỏi chuyện luật sư Lê thị Công Nhân về những suy nghĩ của cô trước sự việc đó. Trước hết cô cho biết:

Ngay sau khi bị đánh đập bởi những người tự xưng là cựu chiến binh trước sự chứng kiến của công an có mặt tại đó; luật sư Lê thị Công Nhân đã có đơn trình báo và tố giác tội phạm gửi trực tiếp đến Công an Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội; cũng như gửi qua bưu điện đến cho công an Quận Đống Đa và Công an Thành phố Hà Nội.

Đơn này cũng được công khai trên mạng Internet.

Chính quyền có thực sự bảo vệ người dân?

Ls Lê thị Công Nhân: Bản thân tôi chỉ là một cá nhân khi nhìn thấy sự bất bình không thể chịu được nên tôi phải tham gia. Nhiều sự việc ở Việt Nam bây giờ tràn lan mà phương tiện truyền thông nhà nước đưa tin thường xuyên. Nhưng điều đáng buồn là sự việc nghiêm trọng như vậy nhưng thái độ hành xử của chính quyền dửng dưng. Theo suy nghĩ của cá nhân tôi, cơ quan công an làm cho người dân thất vọng khi mà họ mặc kệ trước sự việc côn đồ hành hung người dân xảy ra ngay trước mắt tôi. Họ mặc kệ hoàn toàn, không có hành động nào để ngăn cản sự việc đó.

Lớn hơn đối với những vụ việc lừa đảo như thế họ giải quyết rất chậm chạp và ít ỏi. Tôi khẳng định điều này giống như báo chí trong nước cho biết là làn sóng tội phạm, lừa đảo đang tràn ngập đất nước Việt Nam. Đó là một sự việc hết sức khủng khiếp. Những vụ vay tiền, giật nợ lên đến hằng trăm tỷ đồng do cá nhân thực hiện chứ không còn như trước đây là hệ thống mafia hay đường dây lớn như sự việc Năm Cam. Ý tôi muốn nói những sự việc nghiêm trọng như thế xảy ra nhiều và tên của những tội phạm mà người ta nghe nói không phải là băng nhóm gì ghê gớm, nhỏ lẻ vẫn có thể gây ra những việc như vậy. Điều đó tràn lan khắp nơi từ Lạng Sơn đến Hà Nam vào trong miền nam, miền trung.

Điều đáng buồn là sự việc nghiêm trọng như vậy nhưng thái độ hành xử của chính quyền dửng dưng. Theo suy nghĩ của cá nhân tôi, cơ quan công an làm cho người dân thất vọng khi mà họ mặc kệ trước sự việc côn đồ hành hung người dân xảy ra ngay trước mắt tôi. Họ mặc kệ hoàn toàn, không có hành động nào để ngăn cản sự việc đó

Ls Lê thị Công Nhân

Sau sự việc ngày hôm qua, tôi có tìm hiểu nói chuyện với người chủ nhà thì đó là một vụ lừa đảo. Nhưng tôi không hiểu mãi một tiếng sau khi người dân báo, công an mới đến. Công an phường đến nhưng không làm đúng chức năng của họ. Trái lại họ lại có sự bênh vực sai trái đối với nhóm côn đồ đó.

Qua sự việc đó bây giờ trong lòng tôi còn nỗi rất kinh hãi bạo lực côn đồ khi họ trâng tráo, ngang nhiên chà đạp pháp luật như thế. Cái thái độ vô cảm và phi lý không thể chấp nhận được của công an khiến họ buộc tôi phải nghĩ rằng những người công an đó - người có khả năng giải quyết- lại có những điều không minh bạch, khuất tất, mờ ám với những đối tượng côn đồ.

Còn nữa không lương tâm và trách nhiệm của người công an?

Gia Minh: Luật sư đã làm đơn trình báo và tố giác tội phạm ắt hẳn luật sư vẫn còn tin tưởng vào sự công minh của luật pháp giúp giải quyết vấn đề đó?

Ls Lê thị Công Nhân: Tôi nghĩ bất kỳ xã hội nào cũng phải có một nền tảng trật tự tối thiểu. Nếu để con người ta đi đến chỗ tự xử thì sẽ rất kinh khủng; nhất là khi dân tộc đó theo tôi đi đến chỗ suy đồi và côn đồ.

Dù sao khi chúng ta làm những đơn đưa ra công luận, đưa lên Internet như thế, đưa đến những nơi có thể thì chúng ta góp phần đánh động vào những con người còn có chút lương tâm, một chút đạo đức nghề nghiệp trong ngành công an Việt Nam

Ls Lê thị Công Nhân

Niềm tin của tôi gắn liền với đạo đức và lương tâm của tôi, gắn với hoàn cảnh của tôi không biết trông cậy vào nơi nào khác. Đó là những gì mình phải làm và cần phải làm. Khi tôi làm đơn này, vì cá nhân tôi chỉ là một phần trăm một phần nghìn thôi, còn sự việc lừa đảo đó khi tôi nhận thấy có những thủ đoạn rất tinh vi cộng với thái độ có phần bao che, không thể chấp nhận được từ phía công an. Đó là động cơ để tôi viết đơn đó.

Dù sao khi chúng ta làm những đơn đưa ra công luận, đưa lên Internet như thế, đưa đến những nơi có thể thì chúng ta góp phần đánh động vào những con người còn có chút lương tâm, một chút đạo đức nghề nghiệp trong ngành công an Việt Nam khiến họ phải tham gia vào vụ việc này không nhiều thì ít.

Gia Minh: Luật sư thấy ngoài việc làm đơn tố giác tội phạm như thế để đánh động, kêu gọi; người ta còn cần phải làm gì để cho xã hội không bị bất an như thế nữa?

Ls Lê thị Công Nhân: Thật ra tôi thấy buồn nhất khi chính quyền mà cụ thể là những người đại diện cho Nhà nước người ta không làm đúng nhiệm vụ theo yêu cầu tối thiểu nhất của lương tâm con người. Đó là lý to tôi thấy tại sao bây giờ người Việt Nam thích tự xử. Khi tự xử , như chúng ta biết người tốt hay bị bọn xấu lấn át. Ngay cả bản thân người tốt khi tự xử cũng hay mất tự chủ; cho nên xã hội ngày càng suy đồi và xuống cấp như thế.

Còn làm gì để thay đổi điều đó, tôi chỉ nói góp phần thôi; mỗi người phải biết vượt lên chính nổi sợ của mình, sự yếu hèn của mình để góp phần vào sự thay đổi để cho cuộc sống đảm bảo, cuộc sống của chính mình bình an trước và cho xã hội tiến bộ lên. Tôi nghĩ điều này khó vô cùng khi nói chuyện với người dân Việt Nam. Hôm qua khi tôi can ngăn họ, rồi bị đánh, tôi ra về khi trời mưa tầm tã mà đi trong mưa ngoài chợ như vậy không nhận được bất kỳ lời động viên nào. Thậm chí họ còn dè bỉu tôi ‘sao ngu thế, dại thế, không phải việc của mình tham gia vào làm gì?’. Người dân còn nói ‘công an bị mua hết rồi’.

May là sáng nay tôi cũng ra chợ mùa quà sáng cho mẹ tôi cũng nhận được hai ba lời động viên, nhưng nói rất khẻ, rất riêng tư như điều bí mật.

Đó là những niềm vui nhỏ bé; nhưng điều cảm thấy bất an rất lớn lao. Tôi nghĩ cảm xúc của tôi không có gì đặc biệt mà cảm xúc của rất nhiều người dân Việt Nam cũng như vậy.

Gia Minh: Cám ơn luật sư Lê thị Công Nhân về những chia xẻ trong vụ việc hôm qua ( 10/8/13).

Cô đã bị tạm giữ trong năm tiếng và giống như lần tạm giữ hồi đầu tháng ba vừa qua - diễn ra sau khi cô vừa được trả tự do đúng ba ngày, lần tạm giữ này cũng nhằm để ngăn cản luật sư Lê Thị Công Nhân tiếp xúc với hai người nước ngoài.

Trân Văn đã phỏng vấn luật sư Lê Thị Công Nhân về những gì vừa xảy ra với cô…

Phía sau “tình cảm” và “lịch sự”

Trân Văn: Hình như chị lại vừa bị an ninh Việt Nam làm phiền?

LS Lê Thị Công Nhân: Vâng.

Trân Văn: Thưa chị, chuyện xảy ra như thế nào?

LS Lê Thị Công Nhân: Hôm qua, vào lúc 5 giờ chiều, tôi có hẹn với hai người bạn nước ngoài, một người Mỹ và một người Thái Lan ở một quán cà phê. Khoảng 3 giờ rưỡi, em gái tôi chở tôi đi mua một vài thứ đồ. Sau đấy, em gái tôi chở tôi đến quán cà phê rồi cô ấy đi về.

Tôi hẹn người ta ở quán cà phê số 48 Phan Bội Châu. Tuy nhiên khi tôi đến thì địa chỉ đó không còn là quán cà phê nữa, mà là một nhà hàng Nhật Bản. Tôi cảm thấy không phù hợp để nói chuyện nên tôi mới đi bộ đến quán Highland Coffee ở tòa nhà Pacific Palace góc Phan Bội Châu – Lý Thường Kiệt.

Vì tầng 1 của quán tương đối cao so với vỉa hè của phố Lý Thường Kiệt, nó có khoảng 7, 8 hoặc 10 bậc thang và họ lôi tôi, dốc ngược đầu xuống, ấn tôi vào trong ô tô, rồi họ đè tôi nằm xuống để chung quanh không nhìn thấy tôi.

LS Lê Thị Công Nhân

Lúc tôi đi từ 48 Phan Bội Châu về góc Phan Bội Châu – Lý Thường Kiệt thì tôi đã thấy mật vụ đi theo rồi. Khi tôi vào trong quán thì họ đến rất là đông. Khoảng 6 người hoặc có thể đông hơn nhưng tôi không nhận ra được. Trong đó có một người tên là Vui, chị này là người phụ nữ duy nhất và một anh tên Hưng. Đây là hai người tham gia vào việc bắt giữ chúng tôi ngày 3 tháng 2 ở lớp học nhân quyền rồi đưa về Công an phường Bùi Thị Xuân và ở đó, họ đánh hội đồng anh Bạch Ngọc Dương. Bốn nam công an còn lại là mới.

Quán cà phê Highland ấy cách địa điểm mà tôi đã hẹn khoảng 200 mét. Khi những người bạn của tôi đến quán cà phê mà tôi đã hẹn lúc đầu và không thấy tôi thì họ gọi điện thoại hỏi. Lúc đấy, công an chưa vào bắt tôi, họ chỉ đứng bên ngoài thôi. Vì quán cà phê Highland có nhiều khách nước ngoài cho nên có lẽ họ cần tính toán phương án vào bắt tôi.

Tôi ngồi bên trong, nhìn qua cửa kính thì thấy họ nói chuyện với nhau, chỉ trỏ rồi xếp đặt các thứ. Trong khi đó thì tôi chỉ đường cho hai người bạn nước ngoài qua điện thoại nhưng họ chưa kịp đến.

Khi công an vào thì họ thuyết phục tôi. Công an ngồi kín quanh tôi. Họ yêu cầu tôi đi theo họ vì vi phạm lệnh quản chế. Tôi hỏi họ: Các anh là ai ? Giấy tờ của các anh đâu? Tại sao lại bắt tôi như thế này? Họ bảo rằng: Đấy không phải việc của chị! Chị không cần biết!

Lê thị công nhân là ai
LS. Lê Thị Công Nhân khóc khi nhận những bó hoa của bạn bè gởi đến. Photo courtesy Vietnamexodus Tôi không đi thì họ nói rất là nhiều. Nào là: Chúng tôi nói chuyện nhẹ nhàng, tình cảm, lịch sự với chị. Chị đừng để chúng tôi phải dùng những biện pháp mạnh…

Tôi có nói với họ rằng, tôi chẳng bao giờ đặt ra vấn đề lịch sự với công an cả! Còn tình cảm thì càng không có! Tôi không quen biết các anh chị và cũng chẳng hận thù, quý mến gì các anh chị. Các anh chị làm việc này nhân danh nhà nước nhưng các anh chị bảo vệ nhà nước như thế này thì tôi cảm thấy là không khôn ngoan chút nào!

Chúng tôi nói chuyện với nhau rất to tiếng và tôi cũng nói rất lớn. Họ đập bàn, đập ghế và bảo: Yêu cầu chị đi theo chúng tôi! Lúc đấy họ vẫn chưa dùng bạo lực. Họ chỉ làm ầm ĩ thôi.

Tôi cũng hét lên. Tôi bảo: Tôi không có tội tình gì hết! Tôi chỉ là một người đòi dân chủ chứ tôi không phải là một tội phạm! Tôi không thể chấp nhận việc làm như thế của nhà nước.

Còn họ thì bảo: Chúng tôi là những người bảo vệ pháp luật! Tôi nói rằng, các anh không phải là những người bảo vệ pháp luật, bảo vệ nhà nước. Các anh chỉ bảo vệ cho cái đảng cộng sản thối nát của các anh thôi…

Tuy không hề đụng chạm vào ai cả vì họ quá đông và tôi bị họ nhấc bổng lên khỏi mặt đất nhưng chị nữ công an tên Vui vẫn gào lên: Người đâu, vào lập ngay biên bản, con này hành hung người khác!

LS Lê Thị Công Nhân

Đấu khẩu rất là to tiếng. Sau đấy họ lôi tôi đi luôn. Lúc họ lôi tôi thì chân tôi ở dưới ghế và họ xô sao đó, tôi giãy dụa, tôi đạp vào cái bàn. Tuy không hề đụng chạm vào ai cả vì họ quá đông và tôi bị họ nhấc bổng lên khỏi mặt đất nhưng chị nữ công an tên Vui vẫn gào lên: Người đâu, vào lập ngay biên bản, con này hành hung người khác!

Giây phút ấy tôi nghĩ ngay đến vụ án của chị Trần Khải Thanh Thủy. Tôi có cảm giác hình như họ luôn có một kịch bản và họ rình để thực hiện kịch bản đấy để tống mình vào tù, theo cách họ đã tống chị Trần Khải Thanh Thủy vào tù với một tội hình sự rất vớ vẩn như vậy!

Họ lôi tôi xềnh xệch từ bên trong quán ra ngoài. Vì tầng 1 của quán tương đối cao so với vỉa hè của phố Lý Thường Kiệt, nó có khoảng 7, 8 hoặc 10 bậc thang và họ lôi tôi, dốc ngược đầu xuống, ấn tôi vào trong ô tô, rồi họ đè tôi nằm xuống để chung quanh không nhìn thấy tôi. Sau đấy họ đưa tôi đến Công an phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm. Họ nhốt tôi đến gần 9 giờ thì Công an phường Phương Mai và mật vụ quận Đống Đa đến đưa tôi về Công an phường Phương Mai…

Suốt quá trình làm việc, họ hỏi đi, hỏi lại rằng, tôi đi đâu, gặp ai, có việc gì, tại sao không xin phép (?).

Lê thị công nhân là ai
Luật sư Lê Thị Công Nhân RFA file Tôi không trả lời những câu hỏi đấy, chỉ nói một câu là các anh theo dõi tôi, nghe trộm điện thoại của tôi. Các anh biết hết rồi, đừng hỏi nữa. Sau đấy thì họ thay nhau chửi rủa tôi… Họ lập biên bản về việc tôi vi phạm và họ dọa là tôi đã làm cho họ mất rất nhiều thời gian, họ phải dùng những biện pháp mạnh đối với tôi và trong tương lai sẽ còn những biện pháp khác nữa, nếu như tôi không chấp hành...

Tôi cũng chẳng nói năng gì nữa và sau đấy họ gọi ông tổ trưởng tổ dân phố, lập biên bản về việc tôi vi phạm nhưng tôi không ký vào biên bản. Đến 10 giờ kém 5 thì họ thả tôi về.

Trước đấy, tôi cũng nói với họ rằng, nếu các anh bắt giữ tôi sau 10 giờ đêm thì được gọi là bắt giữ người qua đêm. Qua đêm hoặc là ban đêm thì thủ tục như nhau, nghĩa là phải có lệnh bắt đấy, chứ không phải cứ thích là có thể bắt người ta ngồi ở đây đâu!

Lúc tôi nói với họ như vậy thì tôi cũng đoán là sẽ thả tôi trước 10 giờ. Quả thực là đến 10 giờ kém 5 thì họ thả tôi về và tôi đi bộ về nhà.

Khuynh hướng chung: Gia tăng đàn áp

Lê thị công nhân là ai
Mẹ cháu Lê Xuân Dũng (áo xanh) khi nghe tin con chết, ảnh chụp hôm 25-05-2010. Photo courtesy of vnmedia. Trân Văn: Thưa chị, tính từ ngày chị được trả tự do cho đến nay thì đây là lần thứ mấy chị bị tạm giữ?

LS Lê Thị Công Nhân: Từ ngày mãn hạn tù, tôi bị bắt như thế này là hai lần.

Lần trước không đến mức độ như thế này. Lần trước tôi đang đứng ở vỉa hè, chuẩn bị trèo lên xe máy để chị gái tôi chở đi mua vài thứ đồ thì họ bắt tôi ngay trên vỉa hè, họ vây kín tôi và đẩy tôi vào chiếc ô tô cách đó ba, bốn mét.

Lần này thì họ dùng những hành động thô thiển và rất là kinh khủng như vậy.

Trân Văn: Như vậy là mức độ đối xử thô bạo có khác trước, nó hơn hẳn trước?

LS Lê Thị Công Nhân: Vâng! Nó tăng dần lên và đàn áp thẳng tay. Tôi cảm thấy nó nằm trong chiều hướng chung của chính quyền này đối với những người phản kháng trong nhiều lĩnh vực mà tôi chỉ là một trường hợp nhỏ trong đó.

Phải nói là họ thẳng tay dùng bạo lực, không cần phải suy nghĩ gì cả.

LS Lê Thị Công Nhân

Trước tôi vài hôm là trường hợp bé Dũng ở Thanh Hoá bị công an bắn chết. Tôi cảm thấy đó là khuynh hướng chung. Giống như vụ Cồn Dầu rồi những vụ việc ở các nơi khác. Phải nói là họ thẳng tay dùng bạo lực, không cần phải suy nghĩ gì cả. Chỉ cần mình có phản ứng mà họ cho là không “ngoan”.

Tôi dùng từ “ngoan” bởi vì họ luôn có ý khen ngợi những người nghe theo lời của họ để việc đàn áp của họ diễn ra êm ái. Họ hay dùng những trò mị dân như là giả vờ lịch sự, giả vờ đưa đón để cho nhiều người cảm thấy mình được tôn trọng và quên mất là mình bị cưỡng bức đi thẩm vấn. Tôi hoàn toàn không nghĩ như vậy.

Theo dòng thời sự: