Tại sao myanmar nội chiến

3 tháng 4 2021

Tại sao myanmar nội chiến
Tại sao myanmar nội chiến

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Bà Aung San Suu Kyi bị buộc tội vi phạm luật bí mật nhà nước

Hai tháng sau khi quân đội Myanmar đảo chính, hơn 500 người, trong đó có 40 trẻ em, đã bị giết trong các vụ đàn áp đầy bạo lực đối với người biểu tình.

Lãnh đạo Aung San Suu Kyi bị cáo buộc vi phạm luật bí mật nhà nước, một điều luật có từ thời thuộc địa, tội nặng nhất bà bị cáo buộc cho tới nay.

Với cáo buộc mới, bà Aung San Suu Kyi có thể bị kết án 14 năm tù.

Hồi giữa tháng Ba, Việt Nam là một trong bốn quốc gia ngăn Liên Hiệp Quốc (LHQ) có tuyên bố cứng rắn về Myanmar sau cuộc đảo chính.

Nhưng hôm 1/4, với tư cách chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an LHQ, Việt Nam đã nêu "quan ngại về tình hình bạo lực gia tăng ở Myanmar", và kêu gọi các bên ngồi xuống đối thoại để tránh bất ổn và đổ máu.

Đảo chính Myanmar: Hơn 40 trẻ em bị quân đội giết hại

Những 'cánh sao rơi' trong ngày chết chóc nhất của Myanmar

Myanmar không thể đi một mình một đường

Bình luận với BBC về chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo ở Myanmar, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho rằng nền tảng mà nước này xây dựng được từ 2015 đến nay, theo đó công dân sở hữu được quyền của mình, sẽ là một thách thức cho chính quyền quân sự đảo chính trong thời gian tới.

Chụp lại hình ảnh,

Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong chương trình Bàn tròn Thứ năm hôm 1/4

"Chính quyền quân đội của Myanmar một mặt tuyên bố với thế giới rằng họ không sợ bị áp các lệnh trừng phạt vì họ đã quá quen với việc đó, nhưng mặt khác họ lại thuê tư vấn quân sự và chuyên gia để giải thích vấn đề cho Hoa Kỳ và thế giới. Điều đó cho thấy Myanmar không thể đi một mình một đường trong chính biến này," bà Như Quỳnh nói.

"Cuộc chính biến ở Myanmar đã đẩy người dân đến làn ranh vượt qua khỏi sự sợ hãi. Nếu ở Hong Kong, vài chục cái chết làm cho thế giới thương cảm thì ở Myanmar, khi trẻ em vô tội cũng chết dưới làn súng nên phong trào sẽ đi tới."

Chính quyền quân đội, sau khi bị bao vây về kinh tế, đã có hành động đơn phương ngừng bắn để tránh xảy ra một cuộc nội chiến. Điều này cho thấy phong trào đấu tranh ở Miến Điện không còn là bất tuân dân sự nữa mà có sự kêu gọi, liên kết của người biểu tình đối với các nhóm đối lập để lên tiếng bảo vệ họ.

"Tình hình ở Myanmar chắc chắn sẽ còn khốc liệt, nhưng qua lần này tôi tin rằng dân chủ ở Myanmar sẽ hồi sinh vì người dân nước này dám trả giá, dám hy sinh."

Chụp lại video,

Myanmar: Sư sãi chia rẽ quan điểm về đàn áp bạo lực

Myanmar 'đã bước vào giai đoạn đầu của nội chiến'?

Sau cuộc đảo chính hôm 1/2, một số nhóm vũ trang thiểu số nhỏ ở Myanmar nhanh chóng lên án cuộc đảo chính.

Liên hiệp Quốc gia Karen (KNU), nhóm nổi dậy lâu đời nhất ở Myanmar, nói đảo chính làm tổn hại đất nước trong khi Hội đồng Khôi phục Bang Shan (RCSS) ở phía Bắc nói rằng quân đội đã vi phạm "tất cả các quy tắc dân chủ" và không thể tin họ được.

Trong vài tuần qua, nhóm KNU che chở hàng trăm thường dân chạy sang các khu vực phía Đông vì lo ngại bị quân đội đàn áp.

Cuối tuần trước, quân đội Myanmar đã có các cuộc không kích ở bang Karen, lần đầu trong 20 năm, nhắm vào Lữ đoàn Số 5 của KNU sau khi nhóm này chiếm một căn cứ quân sự.

Với tình hình này, bạo lực sẽ tiếp tục diễn ra, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp từ Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas - Yusof Ishak của Singapore), nhận định trong hội luận BBC News Tiếng Việt hôm 1/4.

"Phải nói là Myanmar đã vào giai đoạn đầu của nội chiến. Tôi cho rằng nội chiến sẽ xảy ra và sẽ nặng lên cho đến khi các tác động trong nội bộ cũng như quốc tế lên chính quyền quân sự đủ mạnh để có một quyết định phù hợp với hiến pháp hiện hành là tổ chức họp quốc hội.

"Tuy nhiên ba yêu cầu của người dân Myanmar là điều rất khó cho phía quân đội và chúng ta khó có thể biết được câu chuyện sẽ đi đến đâu," TS Hà Hoàng Hợp nói.

Myanmar: Cả thị trấn bỏ chạy giữa chiến sự ác liệt

Tại sao myanmar nội chiến
Tại sao myanmar nội chiến

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Thantlang

Gần 8000 dân một thị trấn ở Myanmar đã bỏ chạy sau khi xảy ra giao tranh giữa quân đội và các lực lượng phản đối đảo chính quân sự.

Một số nhà cửa ở Thantlang, tỉnh Chin, bị cháy do trúng pháo trong chiến sự hồi cuối tuần.

Tin cho hay hàng ngàn cư dân đã chạy qua biên giới sang Ấn Độ.

Quân đội Myanmar lên nắm quyền sau vụ đảo chính hồi tháng Hai, làm dấy lên các đợt biểu tình lớn và dẫn đến sự hình thành của lực lượng phòng vệ.

Khoảng 20 ngôi nhà bị đốt ở Thangtlang, theo hãng tin Reuters.

Một cha xứ được cho là bị quân lính bắn chết khi ông tìm cách dập lửa ở một ngôi nhà đang cháy.

Salai Lian, người phát ngôn của Ủy ban Tìm chỗ ở Thantlang, một tổ chức giúp người bị mất chỗ ở, cáo buộc lực lượng quân đội đã "bắn vào nhà dân" trong thị trấn, khiến người dân phải bỏ chạy.

Một người dân nói với tờ Myanmar Now: "Gần 100% người dân đã bỏ chạy. Chỉ có các công chức chính phủ không tham gia vào phong trào bất tuân dân sự và quân đội là vẫn còn ở lại thị trấn."

Myanmar: Thà nhảy lầu còn hơn để bị bắt

Tại bang Mizoram Ấn Độ, người đứng đầu một tổ chức xã hội dân sự nói với Reuters rằng 5500 người từ Myanmar đã tới hai quận của bang này trong tuần qua.

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ ông Thomas Andrews nói tình hình ở Thantlang cho thấy "địa ngục trần gian" mà người dân phải chịu đựng dưới sự kiểm soát của quân đội Myanmar.

Vào tháng Tám, Tướng Min Aung Hliang tự phong là thủ tướng và nói tình trạng khẩn cấp ở Myanmar sẽ được kéo dài.

Các cuộc biểu tình lan rộng trên khắp đất nước sau cuộc đảo chính tháng Hai. Các lực lượng an ninh đáp trả bằng đàn áp tàn bạo, giết hại hơn 1000 người và bắt giữ trên 6000 người khác, theo Hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị.

Chụp lại video,

Myanmar: Khi người biểu tình cầm vũ khí chống lại quân đội