Giải bài tập trắc nghiệm hóa đại cương năm 2024

Hóa Đại Cương là môn học cơ bản dành cho sinh viên năm thứ nhất Đại học, đặc biệt quan trọng đối với các sinh viên ngành Hóa học nói chung và ngành Kỹ thuật Hóa học nói riêng. Để học hiệu quả, ngoài việc sinh viên cần tham gia các tiết lý thuyết trên lớp, còn rất cần đào sâu và nắm kỹ những kiến thức thông qua phần bài tập, mà hình thức trắc nghiệm rất hữu ích vì có thể bao quát toàn bộ kiến thức cơ bản cũng như bàn luận rộng hơn, giúp sinh viên tự học tốt hơn. Hiện nay có nhiều sách bài tập trắc nghiệm Hóa đại cương được lưu hành và cũng được xem là các tài liệu tham khảo hữu ích, tuy nhiên tập thể giảng viên của Bộ môn Kỹ thuật Hóa Vô Cơ, Khoa Kỹ thuật Hóa Học, Trường Đại Học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh vẫn biên soạn thêm quyển sách bài tập trắc nghiệm này nhằm bổ sung một số kiến thức cần thiết, cũng như có nhiều bài tập phù hợp hơn với ngành kỹ thuật Hóa học, là nền tảng cho sinh viên dễ dàng tiếp cận kiến thức những môn chuyên ngành.

Quyển sách này được biên soạn bởi các tác giả: Huỳnh Kỳ Phương Hạ, Nguyễn Sơn Bạch, Trần Minh Hương, Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Nguyễn Minh Kha, Nguyễn Lệ Trúc. Nội dung của sách cung cấp các câu hỏi trắc nghiệm gồm 3 phần; Phần thứ nhất: Cấu tạo nguyên tử, cấu trúc bảng hệ thống tuần hoàn, các kiểu liên kết hóa học. Phần thứ hai: cung cấp kiến thức cơ bản về nhiệt – động học. Phần thứ ba: kiến thức cơ bản về các quá trình xảy ra trong dung dịch loãng mà dung môi là nước và một số vấn đề về điện hóa học. Câu hỏi trắc nghiệm (có đáp án) được đưa ra dựa trên các sách lý thuyết về Hóa đại cương đang lưu hành rộng rãi, theo cách viết và nội dung phù hợp với nhu cầu của sinh viên kỹ thuật.

Các tác giả chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cũng như các bạn sinh viên để nội dung được hoàn chỉnh và cập nhật. Trong quá trình biên soạn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, chúng tôi luôn trân trọng những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc để hoàn thiện hơn.

Các ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ:

Bộ môn Kỹ thuật Hóa Vô cơ, Khoa Kỹ thuật Hóa Học, Trường Đại Học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, nhà B2, số 268 Lý Thường Kiệt, Q. 10, TP. Hồ Chí Minh.

Email: hkpha@hcmut.edu.vn (TS. Huỳnh Kỳ Phương Hạ).

Tập thể tác giả.

CÁC ĐỊNH LUẬT VÀ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HÓA HỌC

1.1. Từ định nghĩa đương lượng của một nguyên tố. Hãy tính đương lượng gam của các nguyên tố kết hợp với Hydrô trong các hợp chất sau: HBr; H2O; NH3. (Cho N = 14, O = 16, Br = 80).

  1. Br = 80g; O = 8g; N = 4,67g
  1. Br = 80g; O = 16g; N = 14g
  1. Br = 40g; O = 8g; N = 4,67g
  1. Br = 80g; O = 16g; N = 4,67g

1.2. Khi cho 5,6g sắt kết hợp vừa đủ với lưu huỳnh thu được 8,8g sắt sunfua. Tính đương lượng gam của sắt nếu biết đương lượng gam của lưu huỳnh là 16g. (Cho Fe = 56).

  1. 56g
  1. 32g
  1. 28g
  1. 16g

1.3. Xác định khối lượng natri hydrosunfat tối đa có thể tạo thành khi cho một dung dịch có chứa 8g NaOH trung hòa hết bởi H2SO4.

  1. 120g
  1. 24g
  1. 240g
  1. 60g

1.4. Cho m gam kim loại M có đương lượng gam bằng 28g tác dụng hết với acid thoát ra 7 lít khí H2 (đktc). Tính m?

  1. m = 3,5g
  1. m = 7g
  1. m = 14g
  1. m = 1,75g

1.5. Đốt cháy 5g một kim loại thu được 9,44g oxit kim loại. Tính đương lượng gam của kim loại

  1. 18,02g
  1. 9,01g
  1. 25g
  1. 10g

1.6. Đương lượng gam của clor là 35,5g và khối lượng nguyên tử của đồng là 64g. Đương lượng gam của đồng clorua là 99,5g. Hỏi công thức của đồng clorua là gì?

  1. CuCl
  1. CuCl2
  1. (CuCl)2
  1. CuCl3

1.7. Một bình bằng thép dung tích 10 lít chứa đầy khí H2 ở (00C, 10 atm) được dùng để bơm các quả bóng. Nhiệt độ lúc bơm giữ không đổi ở 00C. Nếu mỗi quả bóng chứa được 1 lít H2 ở đktc thì có thể bơm được bao nhiêu quả bóng?

  1. 90 quả.
  1. 100 quả.
  1. 1000 quả.
  1. 10 quả.

1.8. Một khí A có khối lượng riêng d1= 1,12g/ℓ (ở 136,50C và 2 atm). Tính khối lượng riêng d2 của A ở 00C và 4 atm.

  1. d2 = 2,24g/ℓ.
  1. d2 = 1,12g/ℓ.
  1. d2 = 3,36g/ℓ.
  1. d2 = 4,48g/ℓ.

1.9. Một bình kín dung tích 10 lít chứa đầy không khí ở đktc. Người ta nạp thêm vào bình 5 lít không khí (đktc). Sau đó nung bình đến 2730C. Hỏi áp suất cuối cùng trong bình là bao nhiêu?

  1. 2 atm.
  1. 1 atm.
  1. 4 atm.
  1. 3 atm.

1.10. Một hệ thống gồm 2 bình cầu có dung tích bằng nhau được nối với nhau bằng một khóa K (khóa K có dung tích không đáng kể) và được giữ ở nhiệt độ không đổi. Bình A chứa khí trơ Ne có áp suất 1atm, bình B chứa khí trơ Ar có áp suất 2atm. Sau khi mở khóa K và chờ cân bằng áp suất thì áp suất cuối cùng là bao nhiêu?

  1. 3 atm.
  1. 2 atm.
  1. 1,5 atm.
  1. 1 atm.

1.11. Có 3 bình A, B, C ở cùng nhiệt độ:

- Bình A chứa khí trơ He, dung tích 448 mℓ, áp suất 860 mmHg.

- Bình B chứa khí trơ Ne, dung tích 1120 mℓ, áp suất 760 mmHg.

- Bình C rỗng, dung tích 2240 mℓ.

Sau khi nén hết các khí ở bình A, B vào bình C thì áp suất trong bình C là bao nhiêu?

  1. 552 mmHg.
  1. 760 mmHg.
  1. 560 mmHg.
  1. 860 mmHg.

1.12. Làm bốc hơi 2,9g một chất hữu cơ X ở 136,50C và 2 atm thì thu được một thể tích là 840 ml. Tính tỉ khối hơi của X so với H2? (Cho H = 1)

  1. 29.
  1. 14,5.
  1. 26.
  1. 58.

1.13. Nếu xem không khí chỉ gồm có O2­ và N2 theo tỉ lệ thể tích 1:4 thì khối lượng mol phân tử trung bình của không khí là bao nhiêu? (Cho O = 16, N= 14)

  1. 29.
  1. 28.
  1. 30.
  1. 28,8.

1.14. Ở cùng nhiệt độ không đổi, người ta trộn lẫn 3 lít khí CO2 (áp suất 96 kPa) với 4 lít khí O2 (áp suất 108 kPa) và 6 lít khí N2 (áp suất 90,6 kPa). Thể tích cuối cùng của hỗn hợp là 10 lít. Tính áp suất của hỗn hợp.

  1. 148,5 kPa.
  1. 126,4 kPa.
  1. 208,4 kPa.
  1. 294,6 kPa.

1.15. Trong một thí nghiệm, người ta thu được 120 ml khí N2 trong một ống nghiệm úp trên chậu nước ở 200C và áp suất 100 kPa. Hỏi nếu đưa về đktc thể tích của khí N2 chiếm là bao nhiêu, biết áp suất hơi nước bão hòa ở 200C là 2,3 kPa.

  1. 96 ml.
  1. 108 ml.
  1. 112 ml.
  1. 132 ml.

1.16. Một hỗn hợp khí gồm O2 và N2 được trộn với khối lượng bằng nhau. Hỏi mối quan hệ áp suất riêng phần giữa hai khí là như thế nào?

  1. P(O2) = P(N2)
  1. P(O2) = 1,14 P(N2)
  1. P(O2) = 0,875 P(N2)
  1. P(O2) = 0,75 P(N2)

1.17. Người ta thu khí H2 thoát ra từ hai thí nghiệm bằng các ống nghiệm: (1) úp trên nước và (2) úp trên thủy ngân. Nhận thấy thể tích đo được bằng nhau tại cùng nhiệt độ và cùng áp suất. So sánh lượng khí H2 trong hai trường hợp, kết quả đúng là:

  1. Lượng khí H2 trong ống (2) úp trên thủy ngân lớn hơn.
  1. Lượng khí H2 trong ống (1) úp trên nước lớn hơn.
  1. Lượng khí H2 trong cả 2 ống bằng nhau.
  1. Không đủ dữ liệu để so sánh.

1.18. Hòa tan hoàn toàn 0,350g kim loại X bằng acid thu được 209 ml khí H2 trong một ống nghiệm úp trên chậu nước ở 200C và 104,3 kPa. Áp suất hơi nước bão hòa ở nhiệt độ này là 2,3 kPa. Xác định đương lượng gam của kim loại.

  1. 28g
  1. 12g
  1. 9g
  1. 20g.

1.19. Một hỗn hợp đồng thể tích của SO2 và O2 được dẫn qua tháp tiếp xúc có xúc tác. Có 90% lượng khí SO2 chuyển thành SO3. Tính thành phần % thể tích hỗn hợp khí thoát ra khỏi tháp tiếp xúc.

  1. 80% SO3, 15% O2, 5% SO2.
  1. 50% SO3, 30% O2, 20% SO2.
  1. 58% SO3, 35,5% O2, 6,5% SO2.
  1. 65% SO3, 25% O2, 10% SO2.

1.20. Tìm công thức của một oxit crom có chứa 68,4% khối lượng crom.(Cho O = 16, Cr = 52)

  1. CrO
  1. Cr2O3
  1. Cr2O7
  1. CrO3

1.21. Tính thể tích khí H2 cần thêm vào 8 lít khí N2 (cùng nhiệt độ và áp suất) để thu được hỗn hợp khí G có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 5? (Cho N =14, H=1)

  1. 18 lít.
  1. 10 lít.
  1. 20 lít.
  1. 8 lít

1.22. Dẫn 500 mℓ hỗn hợp gồm N2 và H2 đi qua tháp xúc tác để tổng hợp ammoniac. Sau phản ứng thu được 400 mℓ hỗn hợp khí G (ở cùng điều kiện t0, P). Hỏi thể tích khí NH3 trong G là bao nhiêu?

  1. 80 ml.
  1. 50 ml.
  1. 100 mℓ.
  1. 120 mℓ

1.23. Nhiệt độ của khí Nitơ trong một xy lanh thép ở áp suất 15,2 MPa là 170C. Áp suất tối đa mà xy lanh có thể chịu đựng được là 20,3MPa. Hỏi ở nhiệt độ nào thì áp suất của Nitơ đạt đến giá trị tối đa cho phép?

  1. 114,30C
  1. 162,50C
  1. 211,60C
  1. 118,60C

1.24. Làm bốc hơi 1,30g benzene ở 870C và 83,2kPa thu được thể tích 600ml. Xác định khối lượng mol phân tử của benzene? (Cho 1atm = 760 mmHg = 101,325 kPa)

  1. 77 g/mol.
  1. 78 g/mol.
  1. 79 g/mol.
  1. 80 g/mol.

1.25. Một bình kín chứa 1 thể tích mêtan và 3 thể tích oxi ở 1200C và 600 kPa. Hỏi áp suất trong bình sau khi cho hỗn hợp nổ và đưa về nhiệt độ ban đầu?

  1. 300 kPa.
  1. 1200 kPa.
  1. 900 kPa.
  1. 600 kPa.

1.26. Trộn lẫn hỗn hợp gồm 1 thể tích H2 và 3 thể tích Cl2 trong một bình kín rồi đưa ra ánh sáng khuếch tán ở nhiệt độ không đổi. Sau một thời gian thể tích khí Cl2 giảm 20%. Hỏi áp suất trong bình sau phản ứng biến đổi như thế nào và tính thành phần % thể tích hỗn hợp sau phản ứng?

  1. P tăng, (60% Cl2, 30% HCl, 10% H2).
  1. P giảm, (60% Cl2, 30% HCl, 10% H2).
  1. P không đổi, (60% Cl2, 30% HCl, 10% H2).
  1. P không đổi, (70% Cl2, 20% HCl, 10% H2).

1.27. Ở áp suất 0,06887 atm và 00C, 11g khí thực CO2 sẽ chiếm thể tích là bao nhiêu? (Cho các hằng số khí thực của CO2 là: a (atm.ℓ2/mol) = 3,592 và b (lit/mol) = 0,0426)

  1. 560 ml.
  1. 600 ml.
  1. 667 ml.
  1. 824 ml.

1.28. Tính khối lượng mol nguyên tử của một kim loại hóa trị 2 và xác định tên kim loại, biết rằng 8,34g kim loại bị oxi hóa hết bởi 0,680 lít khí oxi (ở đktc).

  1. 65,4 g/mol. Zn.
  1. 56 g/mol. Fe.
  1. 137,4g/mol. Ba.
  1. 24,4 g/mol. Mg.

1.29. Nguyên tố Arsen tạo được hai oxit có %m As lần lượt là 65,2% và 75,7%. Xác định đương lượng gam của As trong mỗi oxit? (Cho As = 75)

  1. 25g và 50g.
  1. 15g và 25g.
  1. 15g và 50g.
  1. 37,5g và 75g.

1.30. Khử 1,80g một oxit kim loại cần 833ml khí hydro (đktc).Tính đương lượng gam của oxit và của kim loại?

  1. 24,2g và 16,2g.
  1. 18,6g và 12,2g.
  1. 53,3g và 28g.
  1. 60g và 24g.

Chương II:

CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

2.1. Chọn câu đúng: Một mol chất là một lượng chất có chứa 6,023 × 1023 của:

  1. Nguyên tử.
  1. Các hạt vi mô.
  1. Phân tử.
  1. Ion.

2.2. Chọn phương án đúng theo Bohr:

  1. Khi chuyển động trên quỹ đạo Bohr electron có năng lượng ổn định bền.
  1. Bức xạ phát ra khi electron chuyển từ quỹ đạo gần nhân ra quỹ đạo xa nhân.
  1. Bức xạ có năng lượng cực tiểu của nguyên tử Hydrô phát ra khi electron chuyển từ quỹ đạo 2 xuống quỹ đạo 1.
  1. Bức xạ có bước sóng cực tiểu của nguyên tử Hydrô phát ra khi electron chuyển từ quỹ đạo vô cực xuống quỹ đạo 1.
  1. Các bức xạ có năng lượng lớn nhất của nguyên tử Hydrô thuộc dãy quang phổ Lyman.
  1. 1, 4, 5
  1. 1, 3, 4, 5
  1. 1, 2, 3
  1. 1, 3, 5

2.3. Độ dài sóng của bức xạ do nguyên tử Hydrô phát ra tuân theo công thức Rydberg:

.Nếu n1=1, n2=4 thì bức xạ này do sự chuyển electron từ:

  1. Mức năng lượng thứ 1 lên thứ 4 ứng với dãy Lyman.
  1. Mức năng lượng thứ 1 lên thứ 4 ứng với dãy Balmer.
  1. Mức năng lượng thứ 4 xuống thứ 1 ứng với dãy Lyman.
  1. Mức năng lượng thứ 4 xuống thứ 1 ứng với dãy Balmer.

2.4. Chọn phát biểu sai về kiểu mẫu nguyên tử Bohr của nguyên tử Hydrô hay các ion Hydrogenoid (ion có cấu tạo giống nguyên tử Hydrô, chỉ gồm nhân và 1 electron).

  1. Bức xạ phát ra khi electron chuyển từ quỹ đạo có mức năng lượng Eđ xuống quỹ đạo có mức năng lượng Ec có bước sóng λ thỏa biểu thức:

ΔE = │Eđ – Ec│= hcλ.

  1. Khi chuyển động trên các quỹ đạo Bohr, năng lượng của các electron không thay đổi.
  1. Electron có khối lượng m, chuyển động với tốc độ v trên quỹ đạo Bohr bán kính r, có độ lớn của momen động lượng:
  1. Electron chỉ thu vào hay phát ra bức xạ khi chuyển từ quỹ đạo bền này sang quỹ đạo bền khác.

2.5. Thuyết cơ học lượng tử không chấp nhận điều nào trong các điều sau đây:

  1. Có thể đồng thời xác định chính xác vị trí và tốc độ của electron.
  1. Electron vừa có tính chất sóng và tính chất hạt.
  1. Electron luôn chuyển động trên một quỹ đạo xác định trong nguyên tử
  1. Không có công thức nào có thể mô tả trạng thái của electron trong nguyên tử
  1. 1,3
  1. 1,2,4
  1. 1,2,3
  1. 1,3,4
  1. Be, H, B, Na, Ne.
  1. He, C, O, N, Ca, H.
  1. He, C, O, N, Ca.
  1. C, O, N, Ca, H, B, Ne.

2.7. Chọn câu phát biểu đúng về hiện tượng đồng vị:

  1. Các nguyên tử đồng vị có cùng số proton, số electron, số nơtron.
  1. Các nguyên tử đồng vị có số proton và electron giống nhau nên hóa tính giống nhau và ở cùng vị trí trong bảng HTTH , số nơtron khác nhau nên lý tính khác nhau.
  1. Các nguyên tử đồng vị có tính chất lý và hóa giống nhau.
  1. Các nguyên tử đồng vị có cùng khối lượng nguyên tử nên ở cùng vị trí trong bảng HTTH.

2.8. Chọn câu đúng:

  1. Khối lượng nguyên tử trung bình của một nguyên tử được xem như gần bằng khối lượng nguyên tử của đồng vị chiếm tỉ lệ % hiện diện nhiều nhất.
  1. Khối lượng của các hạt electron, proton, nơtron là xấp xỉ bằng nhau.
  1. Trong một nguyên tử hay một ion bất kỳ số proton luôn luôn bằng số electron.
  1. Hạt nhân nguyên tử có kích thước rất bé so với kích thước nguyên tử nhưng lại có khối lượng chiếm gần trọn khối lượng nguyên tử.

2.9. Trong số các hệ cho sau đây , hệ nào: không có electron ; không có proton ; không có nơtron? (trả lời theo thứ tự và đầy đủ nhất): H ; H+ ; H- ;

.

  1. [H+;
    ] ;[
    ] ;[H ; H+ ; H-].
  1. [H+] ; [
    ] ; [H].
  1. [H+;
    ] ; [
    ; H+] ; [H].
  1. [H+] ; [
    ] ; [H ; H+ ; H-]

2.10. Nguyên tố Clo có hai đồng vị bền là

.Tính tỉ lệ % hiện diện của đồng vị
, biết khối lượng nguyên tử trung bình của Cl là 35,5.

  1. 25%
  1. 75%
  1. 57%
  1. 50%

2.11. Chọn câu đúng: Dấu của hàm sóng được biểu diễn trên hình dạng của các AO như sau:

2.12. Chọn phát biểu đúng:

  1. Các orbital nguyên tử s có tính đối xứng cầu.
  1. Các orbital nguyên tử pi có mặt phẳng phản đối xứng đi qua tâm O và vuông góc với trục tọa độ i.
  1. Các orbital nguyên tử pi có mật độ xác suất gặp electron cực đại dọc theo trục tọa độ i.
  1. Các orbital nguyên tử d nhận tâm O của hệ tọa độ làm tâm đối xứng.
  1. 1,3,4
  1. 2,4
  1. 1,2,3
  1. 1,2,3,4

2.13. Chọn câu sai:

  1. Các electron lớp bên trong có tác dụng chắn mạnh đối với các electron lớp bên ngoài.
  1. Các electron trong cùng một lớp chắn nhau yếu hơn so với khác lớp.
  1. Các electron lớp bên ngoài hoàn toàn không có tác dụng chắn với các electron lớp bên trong.
  1. Các electron trong cùng một lớp, theo chiều tăng giá trị ℓ sẽ có tác dụng chắn giảm dần.

2.14. Chọn phát biểu đúng:

  1. Hiệu ứng xâm nhập càng nhỏ khi các số lượng tử n và ℓ của electron càng nhỏ.
  1. Một phân lớp bão hòa hay bán bão hòa có tác dụng chắn yếu lên các lớp bên ngoài.
  1. Hai electron thuộc cùng một ô lượng tử chắn nhau rất yếu nhưng lại đẩy nhau rất mạnh.

2.15. Chọn tất cả các tập hợp các số lượng tử có thể tồn tại trong số sau:

  1. n = 3, ℓ = 3, mℓ = +3. 2) n = 3, ℓ = 2, mℓ = +2.
  1. n = 3, ℓ = 1, mℓ = +2. 4) n = 3, ℓ = 0, mℓ = 0.
  1. 1,3.
  1. 2,3.
  1. 2,4.
  1. 1,4.

2.16. Chọn phát biểu đúng về orbitan nguyên tử (AO):

  1. Là vùng không gian bên trong đó có xác suất gặp electron ≥ 90%.
  1. Là quỹ đạo chuyển động của electron.
  1. Là vùng không gian bên trong đó các electron chuyển động.
  1. Là bề mặt có mật độ electron bằng nhau của đám mây electron.

2.17. Trong các ký hiệu phân lớp lượng tử sau đây ký hiệu nào đúng?

  1. 1s, 3d, 4s, 2p, 3f.
  1. 2p, 3s ,4d, 2d, 1p.
  1. 3g, 5f, 2p, 3d, 4s.
  1. 1s, 3d, 4f, 3p, 4d.

2.18. Chọn phương án sai theo thuyết cơ học lượng tử áp dụng cho nguyên tử đa electron:

  1. Năng lượng của orbital chỉ phụ thuộc vào số lượng tử chính.
  1. Ở trạng thái cơ bản, các electron chiếm các mức năng lượng sao cho tổng năng lượng của chúng là nhỏ nhất.
  1. Các electron trong cùng một nguyên tử không thể có 4 số lượng tử giống nhau.
  1. Trong mỗi phân lớp, các electron sắp xếp sao cho số electron độc thân là tối đa.

2.19. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tử Brom (Z = 35) ở trạng thái cơ bản là:

  1. 1s2 2s22p6 3s2 3p6 4s2 3d5 4p10
  1. 1s2 2s22p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4p5
  1. 1s2 2s2 2p63s2 3p6 4s1 3d10 4p6
  1. 1s2 2s2 2p6 3s23p6 3d10 4p7

2.20. Cho biết nguyên tử Fe (Z=26 ). Cấu hình electron của ion Fe2+ là:

  1. Fe2+(Z = 24): 1s22s22p63s23p64s23d4.
  1. Fe2+(Z = 24): 1s22s22p63s23p64s03d6
  1. Fe2+(Z = 26): 1s22s22p63s23p64s03d6.
  1. Fe2+(Z = 26): 1s22s22p63s23p64s13d5

2.21. Giữa hai ion đơn giản Fe2+ và Fe3+, ion nào bền hơn? Giải thích?

  1. Fe2+ và Fe3+ có độ bền tương đương vì là ion của cùng một nguyên tố.
  1. Fe3+ (3d5: bán bão hòa) bền hơn Fe2+ (3d6).
  1. Fe3+ bền hơn Fe2+ vì điện tích dương càng lớn thì càng bền.
  1. Fe2+ bền hơn Fe3+ vì điện tích dương càng bé thì càng bền.

2.22. Chọn câu sai:

  1. Khi phân bố electron vào một nguyên tử đa electron phải luôn luôn phân bố theo thứ tự từ lớp bên trong đến lớp bên ngoài.
  1. Cấu hình electron của nguyên tử và ion tương ứng của nó thì giống nhau.
  1. Cấu hình electron của các nguyên tử đồng vị thì giống nhau.
  1. Các orbitan s có dạng khối cầu có nghĩa là electron s chỉ chuyển động bên trong khối cầu ấy.
  1. Bán kính của ion Fe2+ lớn hơn ion Fe3+ vì chúng có cùng điện tích hạt nhân nhưng ion Fe3+ lại có số electron ít hơn ion Fe2+.
  1. 1,2,4.
  1. 2,4,5.
  1. 1,2,3,4.
  1. 1,2,4,5.

2.23. Khối lượng của nguyên tử

gồm:

  1. Khối lượng của 1p +1e.
  1. Khối lượng của 1p +1e +2n.
  1. Khối lượng của 1p +2n.
  1. Khối lượng của 1p +1n.

2.24. Orbital 1s của nguyên tử H có dạng hình cầu nghĩa là:

  1. Khoảng cách của electron này đến hạt nhân nguyên tử H luôn không đổi.
  1. Xác suất tìm thấy electron này giống nhau ở mọi hướng trong không gian.
  1. Electron 1s chỉ di chuyển bên trong khối cầu này.
  1. Electron 1s chỉ di chuyển trên bề mặt khối cầu này.

2.25. Chọn câu đúng:

  1. Orbital 2s có kích thước lớn hơn orbitan 1s.
  1. Orbital 2px có mức năng lượng thấp hơn orbitan 2py.
  1. Orbital 2pz có xác xuất phân bố e lớn nhất trên trục z.
  1. Orbital 3dxy có xác suất phân bố e lớn nhất trên trục x và y.
  1. Phân lớp 4f có khả năng chứa số electron nhiều nhất trong lớp e thứ 4.
  1. 3,4,5.
  1. 1,2,3.
  1. 1,3,5.
  1. 1,3,4,5.

2.26. Cấu hình e của ion Cu2+ và S2- lần lượt là (cho 29Cu và 16S):

  1. 1s22s22p63s23p64s23d7. 2) 1s22s22p63s23p64s13d8.
  1. 1s22s22p63s23p64s03d9. 4) 1s22s22p63s23p64s23d104p1.
  1. 1s22s22p63s23p6. 6) 1s22s22p63s23p2.
  1. (3) và (5).
  1. (1) và (5).
  1. (2) và (6).
  1. (4) và (5).

2.27. Cho biết số e độc thân có trong các cấu hình e hóa trị của các nguyên tử sau (theo thứ tự từ trái sang phải):

  1. 27Co(4s23d7). 2) 24Cr(4s13d5). 3) 44Ru(5s14d7). 4) 58Ce(6s25d14f1).
  1. 7,5,7,1.
  1. 9,1,8,4.
  1. 3,6,4,2.
  1. 2,1,1,1.

2.28. Cấu hình electron nguyên tử của Cr (Z = 24) và Cu (Z = 29) ở trạng thái cơ bản theo thứ tự là:

  1. Cr: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d4 2) Cr: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 3d5
  1. Cr: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4) Cu: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 3d10
  1. Cu: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d9 6) Cu: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4p1
  1. (2);(4).
  1. (1);(5).
  1. (3);(6).
  1. (2);(6).

2.29. Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 36, số hạt không mang điện bằng nửa số hạt mang điện. Cấu hình e của nguyên tử X là:

  1. 1s2 2s2 2p6.
  1. 1s2 2s2 2p6 3s1.
  1. 1s2 2s2 2p6 3s2.
  1. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.

2.30. Chọn câu sai:

  1. Năng lượng của orbital 2px khác năng lượng của orbital 2pz vì chúng định hướng trong không gian khác nhau.
  1. Năng lượng của orbital 1s của oxy bằng năng lượng của orbital 1s của flor.
  1. Năng lượng của các phân lớp trong cùng một lớp lượng tử của nguyên tử Hydro thì khác nhau.
  1. Năng lượng của các orbital trong cùng một phân lớp thì khác nhau.
  1. 1,2,4.
  1. 2,4.
  1. 1,4.
  1. 1,2,3,4.

2.31. Chọn các cấu hình e nguyên tử ở trạng thái cơ bản sai:

  1. 1s22s22p63p5. 2) 1s22s22p63s13p5.
  1. 1s22s22p63s23p53d14. 4) 1s22s22p63s23p64s23d10.
  1. 1,2.
  1. 1,2,3.
  1. 1,2,3,4.
  1. 2,3,4.

2.32. Cho biết giá trị của số lượng tử chính n và số electron tối đa của lớp lượng tử O và Q?

  1. Lớp O: n = 4 có 32e và lớp Q: n = 6 có 72e.
  1. Lớp O: n = 5 có 50e và lớp Q: n = 7 có 98e.
  1. Lớp O: n = 3 có 18e và lớp Q: n = 5 có 50e.
  1. Lớp O: n = 2 có 8e và lớp Q: n = 4 có 32e.

2.33. Chọn trường hợp đúng:

Số orbital tối đa tương ứng với các ký hiệu sau: 3p; 4s; 3dxy ; n = 4; n = 5.

  1. 3,1,5,16,25.
  1. 3,4,5,9,16.
  1. 3,1,1,16,25.
  1. 1,4,5,16,25.

2.34. Chọn số electron độc thân đúng cho các cấu hình e hóa trị của các nguyên tử ở trạng thái cơ bản sau đây theo thứ tự:

  1. 4f75d16s2. 2) 5f26d77s2. 3) 3d54s1. 4) 4f86s2.
  1. 8,5,6,6.
  1. 1,8,1,2.
  1. 7,2,6,8.
  1. 2,7,5,10.

2.35. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

  1. Trong cùng một nguyên tử, orbital np có kích thước lớn hơn orbital (n-1)p.
  1. Trong cùng một nguyên tử, electron trên orbital ns có mức năng lượng lớn hơn electron trên orbital (n-1)s.
  1. Trong cùng một nguyên tử, electron trên orbital 3dxy có mức năng lượng lớn hơn electron trên orbital 3dyz.
  1. Xác suất gặp electron trên orbital 4f ở mọi hướng là như nhau.
  1. 1,2,3,4.
  1. 1,2,3.
  1. 1,2,4.
  1. 1,2.

2.36. Electron cuối cùng của nguyên tử 15P có bộ 4 số lượng tử là (qui ước electron phân bố vào các orbitan trong phân lớp theo thứ tự mℓ từ -ℓ đến +ℓ):

  1. n =3, ℓ =1, mℓ = +1, ms = -½.
  1. n =3, ℓ =1, mℓ = +1, ms = +½.
  1. n =3, ℓ =1, mℓ = -1, ms= +½.
  1. n =3, ℓ =2,mℓ =+1, ms = +½.

2.37. Electron ngoài cùng của nguyên tử 30Zn có bộ 4 số lượng tử là (qui ước electron phân bố vào các orbitan trong phân lớp theo thứ tự mℓ từ -ℓ đến +ℓ):

  1. n = 4, ℓ = 0, mℓ = 0, ms = ±½.
  1. n = 3, ℓ = 2, mℓ = +2,ms =-½.
  1. n = 4, ℓ = 0, mℓ = 0, ms = -½.
  1. n = 3, ℓ = 2, mℓ = -2, ms =-½.

2.38. Nguyên tử Cs có năng lượng ion hóa thứ nhất nhỏ nhất trong bảng hệ thống tuần hoàn là 375.7 kJ/mol. Tính bước sóng dài nhất của bức xạ có thể ion hóa được nguyên tử Cs thành ion Cs+. Bức xạ này nằm trong vùng nào của quang phổ điện từ? (Cho h = 6.626 × 10-34 J.s và c = 3 ×108 ms-1)

  1. 318.4 nm, hồng ngoại.
  1. 516.8 nm, ánh sáng thấy được.
  1. 318.4 nm, gần tử ngoại.
  1. 815.4 nm, hồng ngoại xa.

2.39. Ion X4+ có cấu hình e phân lớp cuối cùng là 3p6. Vậy giá trị của 4 số lượng tử của e cuối cùng của nguyên tử X là ( qui ước mℓ có giá trị từ -ℓ đến +ℓ)

  1. n = 3, ℓ = 2, mℓ =+1, ms = +½
  1. n = 3, ℓ = 2, mℓ = -1, ms = +½
  1. n = 3, ℓ = 2, mℓ =+1, ms = -½
  1. n = 4, ℓ = 1, mℓ = -1, ms = -½

2.40. Nguyên tố nào trong chu kỳ 4 có tổng spin trong nguyên tử bằng +3 theo qui tắc Hund?

  1. 24Cr
  1. 26Fe
  1. 36Kr
  1. Không có nguyên tố nào

Chương III:

BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN

3.1. Cho các nguyên tử: 13Al; 14Si; 19K; 20Ca. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử:

  1. RAl < RSi < RK < RCa
  1. RSi < RAl < RK < RCa
  1. RSi < RAl < RCa < RK
  1. RAl < RSi < RCa < RK

3.2. Cho các ion sau: 7N3-; 8O2- ; 9F- ; 11Na+ ; 12Mg2+ ; 13Al3+. Chọn nhận xét sai:

  1. Bán kính ion tăng dần từ trái sang phải.
  1. Tất cả ion đều đẳng electron.
  1. Ái lực electron của các ion tăng dần từ trái sang phải.
  1. Từ trái sang phải tính oxy hóa tăng dần, tính khử giảm dần.

3.3. Cho nguyên tử có cấu hình electron nguyên tử là:1s22s22p63s23p64s23d104p3. Chọn câu sai:

  1. Vị trí nguyên tử trong bảng HTTH là: chu kỳ 4, PN IIIA, ô số 33.
  1. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử có 3 e độc thân.
  1. Nguyên tử có số oxy hóa dương cao nhất là +5, số oxy hóa âm thấp nhất là -3.
  1. Nguyên tử có khuynh hướng thể hiện tính phi kim nhiều hơn là tính kim loại.

3.4. Tính số oxy hóa và hóa trị (cộng hóa trị hoặc điện hóa trị) của các nguyên tố trong hợp chất sau: KMnO4 (theo thứ tự từ trái sang phải):

  1. K: +1,1; Mn: +7,7; O: -2,2.
  1. K: +1,+1;Mn: +7,+7; O:-2,-2.
  1. K: +1,+1; Mn: +6,6; O: -2,2.
  1. K: +1,+1; Mn: +7,7; O: -2,2.

3.5. Trong chu kỳ 4, nguyên tố nào ở trạng thái cơ bản có 3 electron độc thân? Cho: 23V; 24Cr; 25Mn: 26Fe; 27Co; 28Ni; 32Ge; 33As; 34Se; 35Br.

  1. V, Fe, As.
  1. V, Co, As, Br.
  1. V, Co, As.
  1. Co, As, Cr.

3.6. Cho các nguyên tử A1 (Z=1), A2 (Z=7), A3 (Z=22), A4 (Z=35), A5 (Z=13), A6 (Z=30). Tiểu phân nào sau đây có cấu hình e không phải của khí trơ:

  1. ;
    .
  1. ;
    .
  1. ;
    .
  1. ;
    .

3.7. Cho các nguyên tử 20Ca, 26Fe, 33As, 50Sn, 53I. Các ion có cấu hình khí trơ gần nó nhất là:

  1. Ca2+, As3-, Sn4+, I-.
  1. Ca2+,Fe3+, As3-, Sn4+, I-.
  1. Ca2+,Fe2+, As3-, I-.
  1. Ca2+, As3-, I-.

3.8. Cho các nguyên tử: 51Sb, 52Te, 53I, 55Cs, 56Ba. Các ion có cấu hình giống ion I- là:

  1. Sb3-, Te2-, Cs+, Ba2+.
  1. Sb3-, Te2+, Cs+, Ba2+.
  1. Sb3+, Te2+, Cs-, Ba2-.
  1. Sb3+, Te2+, Cs+, Ba2+.

3.9. Cho hai nguyên tử với các phân lớp electron ngoài cùng là: X(3s23p1) và Y(2s22p4). Công thức phân tử của hợp chất giữa X và Y có dạng:

  1. XY­2
  1. XY3
  1. X2Y3
  1. X3Y

3.10. Chọn trường hợp đúng:

Cho cấu hình electron của các nguyên tử X , Y , Z , T như sau:

X: 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s25p64f56s2

Y: 1s22s22p63s23p63d104s24p3

Z: 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s1

T: 1s22s22p63s23p63d104s2

  1. X là kim loại chuyển tiếp f thuộc phân nhóm IIIB.
  1. Y là kim loại chuyển tiếp thuộc phân nhóm VB.
  1. Z là kim loại kiềm thuộc phân nhóm IA.
  1. T là kim loại chuyển tiếp thuộc phân nhóm VIIIB.

3.11. Chọn phương án đúng:

Nguyên tử của nguyên tố X có 5 electron ở lớp ngoài cùng và thuộc chu kỳ 4.

  1. Cấu hình electron hóa trị của X là 4s23d3.
  1. X có điện tích hạt nhân Z = 33.
  1. X thuộc chu kỳ 4, phân nhóm chính VB trong bảng hệ thống tuần hoàn.
  1. Số oxy hóa dương cao nhất của X là +5.
  1. 1,3
  1. 2,4
  1. 2,3,4
  1. 1,2,3

3.12. Dựa trên quy tắc xây dựng bảng HTTH, dự đoán điện tích hạt nhân của nguyên tố kim loại kiềm (chưa phát hiện) ở chu kỳ 8. Biết 87Fr là nguyên tố kim loại kiềm thuộc chu kỳ 7.

  1. 119
  1. 137
  1. 105
  1. 147

3.13. Chọn phát biểu sai: Nguyên tố X có cấu hình e lớp cuối cùng là 2s22p6.

  1. X là nguyên tố trơ về mặt hóa học ở điều kiện khí quyển.
  1. X là chất rắn ở điều kiện thường.
  1. X ở chu kỳ 2 và phân nhóm VIIIA.
  1. Là nguyên tố cuối cùng của chu kỳ 2.

3.14. Ion X2+ có phân lớp e cuối cùng là 3d5. Hỏi nguyên tử X có electron cuối cùng có bộ 4 số lượng tử là gì? (Qui ước mℓ từ -ℓ đến +ℓ)

  1. n = 3, ℓ = 2, mℓ =+2, ms =-½.
  1. n = 4, ℓ = 0, mℓ = 0, ms = -½.
  1. n = 3, ℓ =2, mℓ = -1, ms =-½.
  1. n =3, ℓ =2, mℓ =+2, ms =+½.

3.15. Chọn cấu hình e nguyên tử ở trạng thái cơ bản đúng của hai nguyên tố thuộc phân nhóm VIA và VIB:

  1. 1s22s22p63s23p64s23d4. 2) 1s22s22p63s23p4.
  1. 1s22s22p63s23p64s13d5. 4) 1s22s22p63s13p5.
  1. 1,2.
  1. 3,4.
  1. 2,3.
  1. 1,4.

3.16. Xác định vị trí của các nguyên tử có cấu hình e sau trong bảng hệ thống tuần hoàn và cho biết chúng là kim loại hay phi kim:

X: 4s23d7. Y: 4s23d104p5. T: 5s1.

  1. X(CK3, PN VIIB, KL); Y(CK4, PN VA, PK); T(CK5, PN IA, KL).
  1. X(CK4, PN IIB, KL); Y(CK3, PN VIIA, PK); T(CK5, PN IA, KL).
  1. X(CK3, PN VIIIB, KL); Y(CK4, PN VIIB, KL); T(CK5, PN IA, KL).
  1. X(CK4, PN VIIIB, KL); Y(CK4, PN VIIA, PK); T(CK5, PN IA, KL).

3.17. Ion M3+ và ion X2- có phân lớp cuối cùng lần lượt là 2p6 và 4p6. Hãy xác định vị trí của các nguyên tử M và X trong bảng phân loại tuần hoàn và bản chất là kim loại hay phi kim.

  1. M(CK2, PN IIIB, KL) ; X(CK4, PN VIIIA, Khí hiếm).
  1. M(CK3, PN IIIA, KL) ; X(CK4, PN VIA, PK).
  1. M(CK2, PN VIIIA, Khí hiếm) ; X(CK2, PN IIA, KL).
  1. M(CK3, PN VA, PK) ; X(CK4, PN VIA, KL).

3.18. Chọn phương án không chính xác:

Các nguyên tố có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng ns1:

  1. chỉ là kim loại. 3) là nguyên tố họ s.
  1. chỉ có số oxy hóa +1. 4) chỉ có 1 e hóa trị.
  1. 1,2.
  1. 1,3,4.
  1. 2,3,4.
  1. 1,2,3,4.

3.19. Chọn phát biểu đúng:

  1. Trong một chu kỳ từ trái sang phải bán kính nguyên tử tăng dần.
  1. Phân nhóm phụ bắt đầu có từ chu kỳ 3.
  1. Trong một chu kỳ, các nguyên tố phân nhóm VIIA có độ âm điện lớn nhất.
  1. Trong bảng hệ thống tuần hoàn phân nhóm VIIIB có chứa nhiều nguyên tố nhất.

3.20. Chọn phát biểu sai:

  1. Trong một phân nhóm phụ từ trên xuống bán kính nguyên tử tăng đều đặn.
  1. Trong bảng HTTH, nguyên tử Flor có ái lực electron âm nhất.
  1. Trong một chu kỳ các nguyên tố phân nhóm IA có năng lượng ion hóa I1 lớn nhất.
  1. Trong bảng HTTH, phân nhóm IIIB có chứa nhiều nguyên tố nhất.
  1. 1,3.
  1. 1,2,3.
  1. 1,2,3,4.
  1. 3,4.

3.21. Tính năng lượng ion hóa (eV) để tách electron trong nguyên tử Hydro ở mức n=3 ra xa vô cùng:

  1. 1.51 eV.
  1. 13.6 eV.
  1. 4.53 eV.
  1. Không đủ dữ liệu để tính.

3.22. Chọn câu đúng:

  1. Trong cùng chu kỳ năng lượng ion hóa I1 các nguyên tố phân nhóm IIA có lớn hơn phân nhóm IIIA.
  1. Số oxy hóa cao nhất của các nguyên tố phân nhóm IB là +3.
  1. Trong một chu kỳ từ trái sang phải tính khử giảm dần, tính oxy hóa tăng dần.
  1. Bán kính ion dương luôn nhỏ hơn bán kính nguyên tử tương ứng.
  1. 1,2,3.
  1. 1,3,4.
  1. 2,3,4.
  1. 1,2,3,4.

3.23. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử các nguyên tố sau: 14Si; 17Cl; 20Ca; 37Rb

  1. RSi < RCl < RCa < RRb.
  1. RCl < RSi < RCa < RRb.
  1. RSi < RCl < RRb < RCa.
  1. RSi < RCa < RCl < RRb.

3.24. Sắp xếp theo thứ tự bán kính ion tăng dần của các ion sau: 3Li+; 11Na+; 19K+; 17Cl-; 35Br-; 53I-.

  1. Li+ <Na+ < K+ < Cl- < Br- < I-.
  1. Cl- < Br-< I- < Li+ < Na+< K+.
  1. Li+ < K+ <Na+ < Cl- <Br- < I-.
  1. Na+< Li+ < K+ <Cl- < Br- < I-.

3.25. Cho các nguyên tố chu kỳ 3: 11Na; 12Mg; 13Al; 15P ; 16S. Sắp xếp theo thứ tự năng lượng ion hóa I1 tăng dần:

  1. Na < Mg < Al < P < S.
  1. Al < Na < Mg < P < S.
  1. Na < Al < Mg < S < P.
  1. S < P < Al < Mg < Na.

3.26. Trường hợp nào sau đây có bán kính ion lớn hơn bán kính nguyên tử:

  1. Cs và Cs+ 2) 37Rb+ và 36Kr 3) 17Cl- và 18Ar
  1. 12Mg và 13Al3+ 5) 8O2- và 9F 6) 37Rb và 38Sr+
  1. (3), (5)
  1. (2), (3), (4), (5).
  1. (1), (2), (4), (6)
  1. (3), (4), (5).

3.27. Sắp xếp theo thứ tự bán kính tăng dần của các nguyên tử và ion sau: 19K, 9F, 9F+, 37Rb, 37Rb-, 35Br.

  1. F+ < F < K < Br < Rb < Rb-
  1. F < F+ < Br < K < Rb- < Rb
  1. F+ < F < Br < K < Rb- < Rb
  1. F+ < F < Br < K < Rb < Rb-

3.28. Chọn câu đúng: “Số thứ tự của phân nhóm bằng tổng số electron ở lớp ngoài cùng”. Quy tắc này:

  1. Đúng với mọi nguyên tố ở phân nhóm chính.
  1. Đúng với mọi nguyên tố ở phân nhóm chính, phân nhóm IB và IIB, trừ He ở phân nhóm VIIIA.
  1. Đúng với mọi nguyên tố ở phân nhóm chính và phân nhóm phụ, trừ phân nhóm VIIIB.
  1. Đúng với mọi nguyên tố ở phân nhóm chính và phân nhóm phụ.

3.29. Chọn phát biểu chưa chính xác:

  1. Tất cả các chu kỳ trong bảng hệ thống tuần hoàn đều bắt đầu bằng nguyên tố kim loại kiềm và kết thúc bằng nguyên tố khí trơ.
  1. Tất cả các chu kỳ trong bảng hệ thống tuần hoàn đều bắt đầu bằng nguyên tố s và kết thúc bằng nguyên tố p.
  1. Phân nhóm chứa nhiều nguyên tố nhất trong bảng hệ thống tuần hoàn là VIIIB.
  1. Ái lực electron mạnh nhất trong bảng hệ thống tuần hoàn là nguyên tố Flor.
  1. 1,2,3
  1. 1,3
  1. 1,3,4
  1. 1,2,3,4

3.30. Chọn câu đúng: Cho các nguyên tố 20Ca, 26Fe, 48Cd, 57La. Các ion có cấu hình lớp vỏ electron giống khí trơ gần nó là:

  1. Ca2+, La3+
  1. Ca2+, Fe2+
  1. Ca2+, La3+, Cd2+
  1. Ca2+, Cd2+

3.31. Chọn câu đúng: Dựa trên nguyên tắc xây dựng bảng HTTH, hãy dự đoán số nguyên tố hóa học tối đa có ở chu kỳ 8 (nếu có)

3.32. Chọn câu đúng: Cho các nguyên tố ở chu kỳ 2: 3Li, 4Be, 5B, 6C, 7N, 8O, 9F và 10Ne. Chọn các nguyên tố có năng lượng ion hóa I1 lớn nhất, I2 lớn nhất (theo thứ tự)

  1. Be, Li
  1. Ne, Ne
  1. Li, C
  1. Ne, Li

3.33. Chọn câu đúng: Chọn ion có bán kính lớn hơn trong mỗi cặp sau đây:

8O-(1) và 16S2-(2); 27Co2+(3) và 22Ti2+(4) ;

25Mn2+(5) và 25Mn4+(6) ; 20Ca2+(7) và 38Sr2+(8)

  1. 2,3,5,8
  1. 1,3,6,8
  1. 2,4,5,8
  1. 2,4,6,7

3.34. Chọn câu đúng: Chọn nguyên tử có ái lực electron mạnh hơn trong mỗi cặp sau đây: 54Xe và 55Cs ; 20Ca và 19K ; 6C và 7N ; 56Ba và 52Te

  1. Cs, K, C, Te
  1. Cs, Ca, N, Te
  1. Xe, Ca, N, Te
  1. Xe, Ca, N, Ba

3.35. Chọn câu đúng: Tính thuận từ (có từ tính riêng) của các nguyên tử và ion được giải thích là do có chứa electron độc thân, càng nhiều electron độc thân thì từ tính càng mạnh. Trên cơ sở đó hãy chọn trong mỗi cặp hợp chất ion sau, hợp chất ion nào bị nam châm hút mạnh nhất? (Cho Z của Cℓ, Ti, Fe lần lượt là 17, 22, 26) (TiCℓ2 và TiCℓ4) ; (FeCℓ2 và FeCℓ3)

  1. TiCℓ2 và FeCℓ2
  1. TiCℓ2 và FeCℓ3
  1. TiCℓ4 và FeCℓ2
  1. TiCℓ4 và FeCℓ3

3.36. Những nguyên tố có các AO hóa trị có giá trị n+ℓ = 5 thuộc về các chu kỳ:

  1. Chu kỳ 4 và 5.
  1. Chu kỳ 3.
  1. Chu kỳ 4.
  1. Chu kỳ 6.

3.37. Dựa trên đặc điểm nào của cấu tạo nguyên tử mà người ta xếp các nguyên tố sau đây vào cùng một nhóm trong bảng HTTH: 16S và 24Cr ; 15P và 33V

  1. Cùng số e ngoài cùng.
  1. Cùng số AO hóa trị.
  1. Cùng số e hóa trị.
  1. Cùng số phân lớp ngoài cùng.

3.38. Hãy so sánh thể tích mol nguyên tử của K và Cu biết rằng chúng ở cùng chu kỳ 4 và cùng nhóm I nhưng khác phân nhóm.

  1. K < Cu.
  1. K = Cu.
  1. Không so sánh được.
  1. K > Cu.

3.39. Chọn so sánh đúng, năng lượng ion hóa thứ nhất I1 của các nguyên tố cùng nhóm I: Li và Cs; Cu và Ag

  1. Li > Cs; Cu > Ag.
  1. Li > Cs; Cu < Ag.
  1. Li < Cs; Cu < Ag.
  1. Li < Cs; Cu > Ag.

3.40. Chọn so sánh đúng, năng lượng ion hóa thứ nhất I1 của Be, Li và B (cùng chu kỳ 2).

  1. Li < Be > B.
  1. Li < Be < B.
  1. Li > Be > B.
  1. Li > Be < B.

Chương IV:

LIÊN KẾT HÓA HỌC

4.1. Chọn phát biểu sai về so sánh giữa 2 thuyết VB và MO trong cách giải thích liên kết cộng hóa trị.

  1. Phương pháp gần đúng để giải phương trình sóng Schrӧdinger của thuyết VB là xem hàm sóng phân tử là tích số các hàm sóng nguyên tử, trong khi thuyết MO là phép tổ hợp tuyến tính (phép cộng và trừ) các orbitan nguyên tử (LCAO).
  1. Các electron tham gia tạo liên kết cộng hóa trị: theo thuyết VB thì chỉ có một số electron ở các phân lớp ngoài cùng, thuyết MO là tất cả electron trong các nguyên tử.
  1. Cả hai thuyết đều cho rằng phân tử là một khối hạt thống nhất, tất cả hạt nhân cùng hút lên tất cả electron.
  1. Cả hai thuyết đều cho rằng trong phân tử không còn các AO vì tất cả AO đều đã chuyển hết thành các MO.
  1. Cả hai thuyết đều cho rằng liên kết cộng hóa trị đều có các loại liên kết σ, π, δ…
  1. (3), (4), (5).
  1. (2), (3), (4).
  1. (4), (5).
  1. (3), (4).

4.2. Dựa vào độ âm điện của các nguyên tố: H = 2.1; C = 2.5; N = 3.0; O = 3.5. Hãy cho biết liên kết nào có cực nhiều nhất trong số các liên kết sau:

  1. N−H
  1. O−H
  1. C−H
  1. C−O

4.3. Chọn phương án đúng: Số liên kết cộng hóa trị tối đa của một nguyên tử có thể tạo được:

  1. Bằng số orbitan hóa trị
  1. Bằng số electron hóa trị
  1. Bằng số orbitan hóa trị có thể lai hóa
  1. Bằng số orbitan hóa trị chứa electron

4.4. Chọn phát biểu đúng:

  1. Mọi hợp chất có liên kết ion đều bền hơn hợp chất có liên kết cộng hóa trị.
  1. Không có hợp chất nào chứa 100% là liên kết ion.
  1. Ở trạng thái tinh thể NaCl dẫn điện rất kém.
  1. Liên kết giữa kim loại và phi kim luôn là liên kết ion.
  1. 3, 4
  1. 2, 3
  1. 1, 2
  1. 1, 4

4.5. Chọn phương án đúng:

Cho: 1H, 4Be, 6C, 7N, 8O, 16S, 17Cl.

Trong các tiểu phân sau, tiểu phân nào có cấu trúc dạng đường thẳng: CO2, BeCl2, H2S, NH2-, COS (với C là nguyên tử trung tâm), NO2.

  1. CO2, H2S, NO2.
  1. BeCl2, H2S, NH2-.
  1. CO2, BeCl2, COS.
  1. NH2-, COS, NO2.

4.6. Chọn phương án đúng: Cho 5B, 9F. Phân tử BF3 có đặc điểm cấu tạo:

  1. Dạng tam giác đều, bậc liên kết 1.33; có liên kết p không định chỗ.
  1. Dạng tam giác đều, bậc liên kết 1; không có liên kết p.
  1. Dạng tháp tam giác, bậc liên kết 1; không có liên kết p.
  1. Dạng tháp tam giác, bậc liên kết 1.33; có liên kết p không định chỗ.

4.7. Cho 9F, 17Cl, 35Br, 53I. Sắp xếp theo thứ tự độ dài liên kết tăng dần cho các phân tử sau: ICℓ, IBr, BrCℓ, FCℓ.

  1. BrCℓ < ICℓ < IBr < FCℓ
  1. IBr < ICℓ < FCℓ < BrCℓ
  1. FCℓ < BrCℓ < ICℓ < IBr
  1. ICℓ < IBr < BrCℓ < FCℓ

4.8. Chọn phương án đúng: Trong phân tử CO:

  1. Hóa trị của O là 3 2) Số oxi hóa của O là -2
  1. Số oxi hóa của O là -3 4) Phân tử CO có cực
  1. 1,2,4
  1. 2
  1. 3,4
  1. 2,4

4.9. Hợp chất nào dưới đây có khả năng nhị hợp:

  1. CO2
  1. NO2
  1. SO2
  1. H2S

4.10. Chọn phương án đúng:

Ở trạng thái tinh thể, hợp chất CH3COONa có những loại liên kết nào:

  1. Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị và liên kết Van der Waals
  1. Liên kết cộng hóa trị.
  1. Liên kết ion.
  1. Liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

4.11. Chọn phương án đúng:

Hợp chất nào có moment lưỡng cực phân tử bằng không:

  1. trans-CℓHC=CHCℓ 2) CH3Cℓ 3) CS2 4) NO2
  1. 3,4
  1. 1,4
  1. 1,3
  1. 2,3

4.12. Chọn trường hợp đúng:

Gọi trục liên nhân là trục x. Liên kết p sẽ được tạo thành do sự xen phủ giữa các AO hóa trị nào sau đây của các nguyên tử tương tác:

(1)

(2) 3dxz và 3dxz (3) 3dyz và 3dyz

(4) 3dxy và 3dxy (5)

  1. 2,3
  1. 1, 5
  1. 3,4,5
  1. 1,2,4

4.13. Chọn câu chính xác nhất:

Trong ion

có 4 liên kết cộng hóa trị gồm:

  1. Ba liên kết ghép chung electron có cực và một liên kết cho nhận có cực.
  1. Ba liên kết cho nhận và 1 liên kết ghép chung electron.
  1. Ba liên kết ghép chung electron không cực và một liên kết cho nhận có cực.
  1. Bốn liên kết ghép chung electron có cực.

4.14. So sánh góc liên kết trong các hợp chất cộng hóa trị sau:

  1. NH3 ; 2) NF3 ; 3) NI3 ; 4) CO2
  1. 3 < 1 < 2 < 4
  1. 4 < 1 < 3 < 2
  1. 2 < 3 < 1 < 4
  1. Không so sánh được

4.15. Chọn phương án đúng:

Sự lai hóa sp3 của các nguyên tử trung tâm trong dãy các ion:

giảm dần từ trái sang phải được giải thích là do:

  1. Mật độ electron trên các ocbitan nguyên tử tham gia lai hóa giảm dần.
  1. Sự chênh lệch năng lượng giữa các phân lớp electron 3s và 3p tăng dần.
  1. Kích thước các nguyên tử trung tâm tham gia lai hóa tăng dần.
  1. Năng lượng các ocbitan nguyên tử tham gia lai hóa tăng dần.

4.16. Chọn phát biểu sai:

  1. Mọi loại liên kết hóa học đều có bản chất điện.
  1. Liên kết kim loại là liên kết không định chỗ.
  1. Liên kết p có thể được hình thành do sự che phủ của ocbitan s và ocbitan p.
  1. Tất cả các loại hợp chất hóa học được tạo thành từ ít nhất một trong ba loại liên kết mạnh là ion, cộng hóa trị và kim loại.

4.17. Chọn câu đúng

Liên kết có năng lượng nhỏ nhất trong số các liên kết sau: HF, HCℓ, HBr, HI.

  1. HBr
  1. HCℓ
  1. HF
  1. HI

4.18. Chọn câu đúng

Cấu hình không gian và cực tính của các phân tử (với 6C là nguyên tử trung tâm)

  1. CHCℓ3 tứ diện, có cực 2) CF2O tháp tam giác, có cực
  1. COCℓ2 tam giác phẳng, có cực 4) COS góc, có cực
  1. 1,3
  1. 1,2,4
  1. 2,3,4
  1. 3,4

4.19. Chọn câu đúng: So sánh góc hóa trị của các hợp chất sau:

  1. NH4+ 2) NH3 3) NH2-
  1. 1 < 2 < 3
  1. 3 < 2 < 1
  1. 1 = 2 = 3
  1. 1 < 3 < 2

4.20. Chọn câu đúng: Hợp chất nào có moment lưỡng cực phân tử lớn nhất?

  1. NF3
  1. CH4
  1. CO2
  1. NH3

4.21. Chọn câu đúng: Hợp chất nào có moment lưỡng cực phân tử khác không?

  1. HC≡CH 2) CH2═CCℓ2 3) CS2
  1. BF3 5) CCℓ4 6) H3C─O─CH3
  1. 2,6
  1. 2,4,6
  1. 1,3,4,5
  1. 2,3,6

4.22. Chọn nhóm các phân tử và ion đều có cấu hình không gian là tứ diện đều:

  1. CH4, SiF4, CH3Cl, CH2Cl2.
  1. SF4, NH3, H2O, COCl2.
  1. BF3, CO2, SO2, CH2O.
  1. CH4, SiH4,CCl4, NH4+, SO42-.

4.23. Chọn nhóm các phân tử và ion có trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm giống nhau:

  1. CH4 , SiH4, CCl4, NH4+ , SO42-. 3) CH4, SiF4, CH3Cl, CH2Cl2.
  1. SO2, NO2, CO2, SiO2, ClO2. 4) CH4, NH3, PCl3, H2O, NF3.
  1. 1,2,3.
  1. 1,3,4.
  1. 1,2,3,4.
  1. 2,3.

4.24. Các phân tử hoặc ion nào sau đây không tồn tại: CF4, CF62-, SiF62-, OF2, OF62-.

  1. CF4, SiF62-.
  1. SiF62-, OF2.
  1. CF62-, OF62-.
  1. OF2, OF62-.

4.25. Chọn các chất có cực trong số các chất cộng hóa trị sau: CO2, SO2, NH3, CCl4, CS2, NO2, BF3, SiF4, SiO2 , C2H2.

  1. CO2, BH3, CS2, NO2.
  1. SO2, SiF4, SiO2 , C2H2.
  1. SO2, NH3, NO2.
  1. CCl4, CS2, NO2.

4.26. Chọn các chất có thể tan nhiều trong nước: CO2, NH3, CCl4, CS2, NO2, HCl, SO3, N2.

  1. CO2, N2, NO2, HCl.
  1. NH3, NO2, HCl, SO3.
  1. CO2, CCl4, CS2, NO2.
  1. NH3, SO3, CS2, HCl.

4.27. Xác định trạng thái lai hóa của các nguyên tử cacbon trong các phân tử sau (từ trái sang phải): C2H6, C2H4, C2H2, C6H6, CCl4.

  1. sp3, sp2, sp, sp2, sp3.
  1. sp, sp2, sp3, sp2, sp3.
  1. sp, sp2, sp3, sp, sp3.
  1. sp3, sp2, sp, sp, sp3.

4.28. Xác định trạng thái lai hóa của các nguyên tử cacbon trong phân tử sau (từ trái sang phải): CH3─CH═CH─C≡CH.

  1. sp3, sp, sp, sp2, sp3.
  1. sp, sp2, sp3, sp, sp2.
  1. sp2, sp3, sp2, sp2, sp3.
  1. sp3, sp2, sp2, sp, sp.

4.29. Chọn các phân tử hoặc ion có chứa đôi e không liên kết ở nguyên tử trung tâm:

CO2, SO2, NH3, CCl4, CS2, SO3, CH4, H2O, CO32-, SO42-, SO32-, NH2-.

  1. CO2, CCl4, CH4, SO3, SO42-.
  1. SO2, NH3, H2O, SO32-, NH2-.
  1. CS2, SO3, CH4, H2O, CO32-.
  1. SO2, NH3, SO3, CS2 , SO32-.

4.30. Chọn so sánh đúng về góc liên kết:

  1. NF3 > NCl3 > NBr3 > NI3.
  1. CO2 > SO2 > NO2.
  1. CH4 > NH3 > NF3.
  1. C2H6>C2H4>C2H2(góc CĈH).

4.31. Khi trộn lẫn hỗn hợp đồng mol của SbCl3 và GaCl3 trong dung môi SO2 lỏng người ta thu được một hợp chất ion rắn có công thức GaSbCl6. Khảo sát cấu trúc các ion người ta thấy cation có dạng góc. Vậy công thức ion nào sau đây là phù hợp nhất: (cho 31Ga và 51Sb)

  1. (SbCl2+)(GaCl4-)
  1. (GaCl2+)(SbCl4-)
  1. (SbCl2+)(GaCl52-)
  1. (GaCl2+)(SbCl52-)

4.32. Chọn phát biểu sai về phương pháp MO giải thích cho liên kết cộng hóa trị:

  1. Tất cả các electron trong phân tử đều chịu tương tác hút của tất cả hạt nhân trong phân tử.
  1. Chỉ có các AO có mức năng lượng gần bằng nhau và có cùng tính đối xứng của các nguyên tử mới tham gia tổ hợp tuyến tính có hiệu quả.
  1. Các MO có mức năng lượng thấp hơn AO là MO liên kết, cao hơn AO là MO phản liên kết và bằng AO là MO không liên kết.
  1. Khi tổ hợp tuyến tính các AO chỉ thu được hai loại là MO liên kết và MO phản liên kết.

4.33. Chọn phát biểu đúng theo phương pháp MO:

  1. Phân tử là một tổ hợp thống nhất của các hạt nhân nguyên tử và electron. Trạng thái của electron trong phân tử được biểu diễn bằng hàm sóng phân tử.
  1. Trong phân tử không còn tồn tại orbitan nguyên tử (AO), tất cả đều đã tổ hợp để tạo thành các orbitan phân tử (MO).
  1. Sự phân bố các electron vào các MO cũng tuân theo các qui luật giống như nguyên tử nhiều electron, gồm: nguyên lý vững bền, qui tắc Klechkowski, nguyên lý ngoại trừ Pauli, qui tắc Hünd.
  1. Các MO tạo thành do sự tổ hợp tuyến tính các AO (phép LCAO). Số MO tạo thành bằng số AO tham gia tổ hợp tuyến tính.
  1. 1,2,3,4
  1. 1,3,4
  1. 1,2,4
  1. 2,3,4

4.34. Chọn phương án đúng: Sự thêm electron vào MO phản liên kết dẫn đến hệ quả nào sau đây?

  1. Tăng độ dài liên kết và giảm năng lượng liên kết.
  1. Tăng độ dài liên kết và tăng năng lượng liên kết.
  1. Giảm độ dài liên kết và tăng năng lượng liên kết.
  1. Giảm độ dài liên kết và giảm năng lượng liên kết.

4.35. Chọn phương án đúng: Xét các phân tử và ion sau:

  1. Ion
    nghịch từ.
  1. Độ bền liên kết tăng dần từ trái sang phải.
  1. Độ dài liên kết tăng dần từ trái sang phải.
  1. Bậc liên kết tăng dần từ trái sang phải.
  1. 2,4
  1. 1,2,4
  1. 1,3
  1. 2,3

4.36. Chọn phương án đúng: Cấu hình e hóa trị của phân tử CO là (chọn z là trục liên kết)

4.37. Chọn phương án đúng: Cấu hình e hóa trị của ion CN- là (chọn z là trục liên kết)

4.38. Chọn câu đúng: Theo thuyết MO:

  1. Độ dài liên kết trong các tiểu phân sau
    , H2,
    tăng dần theo thứ tự
    < H2 <
    .
  1. Bậc liên kết của CO lớn hơn bậc liên kết của O2.
  1. Các electron nằm trên các MO không liên kết không có ảnh hưởng gì đến bậc liên kết.
  1. Không thể tồn tại các liên kết cộng hóa trị tạo bởi số lẻ (1,3) electron.
  1. Các phân tử hoặc ion có chứa electron độc thân thì có tính thuận từ.
  1. 1,2,4,5
  1. 2,3,4,5
  1. 2,3,5
  1. 2,5

4.39. Chọn câu sai: Theo thuyết MO:

  1. Chỉ tồn tại các phân tử có bậc liên kết là một số nguyên.
  1. Không tồn tại các phân tử sau: He2, Be2, Ne2.
  1. Chỉ có các electron hóa trị của các nguyên tử mới tham gia tạo liên kết.
  1. Các phân tử hoặc ion chỉ có electron ghép đôi thì nghịch từ.
  1. Liên kết cộng hóa trị chỉ có kiểu liên kết σ và π mà không có kiểu liên kết δ.
  1. 1,3,5
  1. 1,2,5
  1. 2,3,4
  1. 1,4,5

4.40. Chọn phương án đúng:

Cho 6C, 7N, 8O.Theo thuyết MO, bậc liên kết của các tiểu phân sau đây N2 ; CO ; CN- ; NO+ theo thứ tự là:

  1. 3 ; 3 ; 2,5 ; 2,5.
  1. 3 ; 2 ; 3 ; 3
  1. 3 ; 3 ; 3 ; 2,5.
  1. Bằng nhau và đều bằng 3.

4.41. Cho: 1H, 2He, 4Be, 9F, 14Si, 20Ca. Chọn các phân tử hoặc ion không thể tồn tại trong số sau:

,
,
,
, Ca2

  1. ,
    , Ca2
  1. ,
    , Ca2
  1. , Ca2
  1. ,

4.42. Chọn phương án đúng:

Liên kết ion có các đặc trưng cơ bản khác với liên kết cộng hóa trị là:

  1. Tính không bão hòa và tính không định hướng.
  1. Độ phân cực cao hơn.
  1. Có mặt trong đa số hợp chất hóa học.
  1. 1,2,3
  1. 1,2
  1. 2,3
  1. 2

4.43. Cho: 3Li, 4Be, 9F, 11Na, 19K. Hãy sắp xếp các phân tử sau theo chiều tăng dần tác dụng phân cực của cation: LiF (1), NaF (2), KF (3), BeF2 (4).

  1. 3 < 2 < 1 < 4
  1. 4 < 1 < 2 < 3
  1. 1 < 2 < 3 < 4
  1. 4 < 3 < 2 < 1

4.44. Chọn phương án đúng:

Cho: 3Li, 4Be, 5B, 6C, 7N, 8O, 12Mg, 17Cl, 20Ca, 23V. Các dãy sắp xếp theo tính cộng hóa trị giảm dần (hay tính ion tăng dần):

  1. BeCl2 , MgCl2 , CaCl2
  1. V2O5 , VO2 , V2O3 , VO
  1. Li2O , B2O3 ,CO2 ,N2O5

4.45. Cho: 23V, 17Cl. Sắp xếp các hợp chất sau theo chiều tăng dần tính cộng hóa trị của liên kết: VCl2, VCl3, VCl4, VCl5

  1. VCl5 < VCl4 < VCl3 < VCl2
  1. VCl2 < VCl3 < VCl4 < VCl5
  1. VCl5 < VCl3 < VCl4 < VCl2
  1. Cả bốn hợp chất tương đương

4.46. Cho 9F, 11Na, 17Cl, 35Br, 53I. Hãy sắp xếp các phân tử sau đây theo chiều tăng dần độ bị phân cực của ion âm: 1) NaF 2) NaCl 3) NaBr 4) NaI

  1. NaI < NaBr < NaCl < NaF
  1. NaCl < NaF < NaI < NaBr
  1. NaF < NaCl < NaBr < NaI
  1. Cả bốn hợp chất tương đương

4.47. Cho: 5B, 12Mg, 13Al, 17Cl, 19K. Trong các hợp chất sau: AlCl3 , BCl3 , KCl và MgCl2, hợp chất nào có tính cộng hóa trị nhiều nhất và hợp chất nào có tính ion nhiều nhất? (theo thứ tự)

  1. BCl3 , KCl
  1. AlCl3, KCl
  1. MgCl2, BCl3
  1. AlCl3, MgCl2

4.48. Chọn phương án đúng:

Cho: 12Mg, 17Cl, 20Ca, 26Fe, 80Hg. So sánh độ ion của mỗi cặp hợp chất sau: (FeCl2 và FeCl3) ; (FeCl2 và MgCl2) ; (CaCl2 và HgCl2)

  1. FeCl2 > FeCl3 ; FeCl2 < MgCl2 ; CaCl2 > HgCl2
  1. FeCl2 < FeCl3 ; FeCl2 < MgCl2 ; CaCl2 < HgCl2
  1. FeCl2 \> FeCl3 ; FeCl2 < MgCl2 ; CaCl2 < HgCl2
  1. FeCl2 < FeCl3 ; FeCl2 \> MgCl2 ; CaCl2 \> HgCl2

4.49. Cho: 5B, 7N, 9F, 20Ca, 53I, 82Pb. Xác định xem trong các hợp chất sau chất nào là hợp chất ion: 1) CaF2 2) PbI2 3)BN

  1. 1,2
  1. 1
  1. 1,2,3
  1. Không có chất nào

4.50. Chọn câu sai trong các phát biểu sau về hợp chất ion:

  1. Dẫn nhiệt kém.
  1. Nhiệt độ nóng chảy cao.
  1. Phân ly thành ion khi tan trong nước.
  1. Dẫn điện ở trạng thái tinh thể.

4.51. Chọn phát biểu đúng:

  1. Hợp chất có chứa F, O, N thì luôn luôn cho liên kết hydro
  1. Hợp chất tạo được liên kết hydro với nước thì luôn luôn hòa tan trong nước theo bất kỳ tỉ lệ nào.
  1. Liên kết hydro liên phân tử làm tăng nhiệt độ sôi của hợp chất.
  1. Liên kết hydro chỉ có khi hợp chất ở thể rắn.

4.52. Ở trạng thái tinh thể, hợp chất Na2SO4 có những loại liên kết nào:

  1. Liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
  1. Liên kết cộng hóa trị, liên kết ion và liên kết hydro
  1. Liên kết cộng hóa trị, liên kết ion và liên kết Van Der Waals
  1. Liên kết ion.

4.53. Chọn phương án đúng: Lực tương tác giữa các phân tử CH3OH mạnh nhất là:

  1. Van der Waals
  1. Liên kết Hydrô
  1. Ion – lưỡng cực
  1. Lưỡng cực – lưỡng cực

4.54. Chọn phương án đúng:

Trong dãy hợp chất với hydro của các nguyên tố nhóm VIA: H2O, H2S, H2Se, H2Te, nhiệt độ sôi các chất biến thiên như sau:

  1. Tăng dần từ H2O đến H2Te vì khối lượng mol phân tử tăng dần.
  1. Chúng có nhiệt độ sôi xấp xỉ nhau vì có cấu trúc phân tử tương tự nhau.
  1. Nhiệt độ sôi của H2S < H2Se < H2Te < H2O
  1. Không so sánh được vì độ phân cực của chúng khác nhau.

4.55. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:

  1. Liên kết Van der Waals là liên kết yếu.
  1. Liên kết cộng hoá trị và liên kết ion là các loại liên kết mạnh.
  1. Liên kết kim loại là liên kết không định chỗ.
  1. Liên kết hydro nội phân tử sẽ làm tăng nhiệt độ sôi của chất lỏng.

4.56. Chọn phát biểu đúng: CaCl2 và CdCl2 đều là các hợp chất ion. Các ion Ca2+ và Cd2+ có kích thước xấp xỉ nhau. Cho 17Cl, 20Ca, 48Cd.

  1. Nhiệt độ nóng chảy của hai hợp chất xấp xỉ nhau vì chúng được cấu tạo từ các ion có điện tích và kích thước xấp xỉ nhau.
  1. Nhiệt độ nóng chảy của CaCl2 nhỏ hơn của CdCl2 vì CaCl2 nhẹ hơn CdCl2.
  1. Nhiệt độ nóng chảy của CaCl2 nhỏ hơn của CdCl2 vì Ca2+ có khả năng phân cực ion khác mạnh hơn Cd2+.
  1. Nhiệt độ nóng chảy của CaCl2 lớn hơn của CdCl2 vì CaCl2 có tính ion lớn hơn.

4.57. Cho: 1H, 2He, 6C, 7N, 8O, 16S. Trong các khí CO2, SO2, NH3 và He, khí khó hóa lỏng nhất là:

  1. CO2
  1. He
  1. NH3
  1. SO2

4.58. Chọn phương án đúng:

Cho: 1H, 2He, 6C, 7N, 8O, 9F, 11Na, 17Cl, 20Ca, 23V, 26Fe, 35Br, 37Rb, 53I, 80Hg. Các dãy sắp xếp theo nhiệt độ nóng chảy của các chất giảm dần là:

  1. NaF > NaCl > NaBr > NaI 2) CaCl2 > FeCl2 > HgCl2
  1. VCl2 > VCl3 > VCl4 > VCl5 4) RbF > NH3 > CO2 > He
  1. 1,4
  1. 2,3
  1. 3
  1. 1,2,3,4

4.59. Chọn phát biểu đúng:

  1. Chỉ có hợp chất ion mới tan trong nước.
  1. Các hợp chất cộng hóa trị phân tử nhỏ và tạo được liên kết hydro với nước thì tan nhiều trong nước.
  1. Các hợp chất cộng hóa trị đều không tan trong nước.
  1. Các hợp chất có năng lượng mạng tinh thể (U) nhỏ thì khó tan trong nước.

4.60. Sắp các chất sau đây: C6H14, CH3-O-CH3 và C2H5OH theo thứ tự độ tan trong nước tăng dần:

  1. C6H14<CH3-O-CH3<C2H5OH
  1. CH3-O-CH3<C6H14<C2H5OH
  1. C6H14<C2H5OH<CH3-O-CH3
  1. C2H5OH<CH3-O-CH3<C6H14

Chương V:

TRẠNG THÁI TẬP HỢP

5.1. Chọn câu sai trong các phát biểu sau về các hợp chất ion:

  1. Khả năng phân ly tạo ion không phụ thuộc vào bản chất dung môi mà chỉ phụ thuộc bản chất hợp chất ion.
  1. Dễ phân ly thành ion trong nước.
  1. Không dẫn điện ở trạng thái tinh thể.
  1. Dẫn điện ở trạng thái nóng chảy.

5.2. Chọn phát biểu sai:

  1. Các chất lỏng sẽ tan nhiều trong các chất lỏng.
  1. Các chất rắn có liên kết cộng hóa trị không tan trong dung môi phân cực.
  1. HCl là phân tử phân cực nên tan nhiều hơn C6H14
  1. 1
  1. 2
  1. 3
  1. 1, 2, 3.

5.3. Chọn phát biểu đúng về các trạng thái lỏng và rắn của nước ở áp suất khí quyển.

  1. Nước có thể tích riêng lớn nhất ở trạng thái rắn tại 0oC.
  1. Nước đá có khối lượng riêng lớn hơn nước lỏng.
  1. Nước lỏng tại mọi nhiệt độ đều có thể tích riêng bằng nhau.
  1. 1 đúng.
  1. Tất cả đều sai.
  1. 3 đúng.
  1. 1, 2 đúng.

5.4. Chọn phát biểu đúng: Ở trạng thái khí, các phân tử của một hợp chất có đặc điểm:

  1. Không bị giới hạn bởi một thể tích cố định nếu để tự do trong khí quyển.
  1. Luôn tuân đúng theo phương trình trạng thái khí lý tưởng.
  1. Có thể hòa tan trong bất kỳ dung môi nào vì khả năng khuếch tán rất cao.
  1. 1, 2 đúng.
  1. 3 đúng.
  1. 1 đúng.
  1. 1, 2, 3 đúng.

5.5. Chọn phát hiểu đúng: Các phân tử chất lỏng có đặc điểm:

  1. Có tính đẳng hướng. 2) Hình dạng không nhất định.
  1. Có cấu trúc tương tự chất rắn vô định hình.
  1. 1 đúng.
  1. 2 đúng.
  1. 3 đúng.
  1. 1, 2, 3 đúng.

5.6. Chọn phát biếu đúng: Các muối vô cơ ở trạng thái rắn có các đặc điểm:

  1. Đều dễ tan trong các dung môi phân cực.
  1. Không có khả năng thăng hoa. 3) Dễ dàng điện ly trong nước.
  1. 1, 2 đúng.
  1. Tất cả đều chưa chính xác.
  1. 2, 3 đúng.
  1. 1, 2, 3 đúng.

5.7. Chọn phát biểu đúng về các phân tử khí:

  1. Phân tử NH3 ở trạng thái khí có khả năng hòa tan cao trong xăng vì còn dư 1 cặp electron.
  1. Nước ở trạng thái khí sẽ ngưng tụ ở 1000C.
  1. Phân tử NO2 ở trạng thái khí có khả năng nhị hợp tạo N2O4 vì còn orbital chứa 1 elecron độc thân.
  1. O2 dễ kết hợp với nhau để tạo thành O3.

5.8. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây:

  1. Hầu hết chất rắn có độ tan tăng khi nhiệt độ tăng.
  1. Tất cả chất khí có độ tan giảm trong dung môi phân cực.
  1. Các chất lỏng đều dễ bay hơi ở nhiệt độ thường.
  1. Chất khí càng ít phân cực thì càng dễ hóa lỏng.

5.9. Chọn phát biểu đúng (giả sử không có thất thoát các chất khi diễn ra quá trình):

  1. 100 ml chất lỏng A cho vào 100 ml chất lỏng B sẽ thu được 200 ml sản phẩm.
  1. 100 g chất A tác dụng với 100g chất B sẽ thu được 200 g sản phẩm.
  1. Khi cho chất lỏng hòa tan vào chất lỏng chắc chắn sẽ thu được sản phẩm trạng thái lỏng ở cùng điều kiện.
  1. 1 đúng.
  1. 2 đúng.
  1. 3 đúng.
  1. Tất cả đều không chính xác.

5.10. Chọn phát biểu đúng:

  1. Ở cùng điều kiện khí SO2 dễ ngưng tụ hơn H2O vì phân tử lượng lớn hơn.
  1. Iod dễ thăng hoa vì có liên kết cộng hóa trị.
  1. Ở cùng điều kiền khí CO2 dễ ngưng tụ hơn H2 vì phân tử lượng lớn hơn.
  1. Thủy ngân ở thể lỏng vì có liên kết kim loại.

5.11. Chọn câu sai: Xăng và dầu hỏa dễ hòa tan vào nhau vì nguyên nhân:

  1. Có độ phân cực gần nhau.
  1. Đều là hydro cacbon.
  1. Đều là các sản phẩm được lấy ra từ các phân đoạn của dầu mỏ.
  1. Đều ở trạng thái lỏng.

5.12. Chọn phát biểu đúng:

  1. Các chất rắn đều có nhiệt độ hóa hơi cao hơn chất lỏng ở cùng điều kiện áp suất khí quyển.
  1. Chất lỏng phân cực sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn chất lỏng không phân cực.
  1. Chất có liên kết hydro sẽ có nhiệt độ sôi cao nhất trong dãy hợp chất cùng loại ở cùng phân phóm.
  1. 1, 2 đúng.
  1. 2 đúng.
  1. 1, 3 đúng.
  1. 1, 2, 3 đều không chính xác.

5.13. Chọn phát biểu đúng:

  1. Cho đến nay người ta mới chỉ phát hiện 4 trạng thái tập hợp các chất.
  1. Các chất ở trạng thái khí luôn có phân tử lượng nhỏ hơn chất ở trạng thái lỏng ở cùng điều kiện.
  1. Hai chất A và B khi kết hợp với nhau sẽ có nhiệt độ đông đặc nằm trong khoảng nhiệt độ đông đặc của A và B.
  1. 1, 2, 3 đều không chính xác.
  1. 1 đúng.
  1. 2 đúng.
  1. 3 đúng.

5.14. Chọn phát biểu chính xác với nước:

  1. Khi tăng áp suất ngoài nhiệt độ hóa lỏng của hơi nước tăng lên, còn nhiệt độ sôi của nước lỏng giảm xuống.
  1. Nhiệt độ hóa lỏng của hơi nước và nhiệt độ sôi của nước lỏng đều giảm xuống khi giảm áp suất ngoài.
  1. Khi tăng áp suất ngoài, nhiệt độ hóa lỏng của hơi nước giảm xuống, còn nhiệt độ sôi của nước lỏng tăng lên.
  1. 1 .
  1. 2.
  1. 3.
  1. 2, 3.

5.15. Chọn phát biểu chính xác:

  1. Các chất có liên kết ion thường tập hợp ở trạng thái rắn.
  1. Các chất có liên kết cộng hóa trị thường có nhiệt độ nóng chảy thấp.
  1. Các chất lỏng luôn có nhiệt độ hóa hơi thấp hơn chất rắn.
  1. 2.
  1. 1, 2.
  1. 1.
  1. 2, 3.
  1. Entanpi, nhiệt dung đẳng áp.
  1. Nhiệt độ, áp suất.
  1. Nhiệt, công.
  1. Nội năng, nhiệt dung đẳng tích.

6.2. Chọn trường hợp đúng.

Đại lượng nào sau đây là hàm trạng thái có thuộc tính cường độ:

  1. Nhiệt độ T
  1. Công chống áp suất ngoài A
  1. Nội năng U
  1. Thể tích V

6.3. Chọn phương án đúng:

Xét hệ phản ứng NO(k) + 1/2O2(k) ® NO2(k)

\= -7,4 kcal. Phản ứng được thực hiện trong bình kín có thể tích không đổi, sau phản ứng được đưa về nhiệt độ ban đầu. Hệ như thế là:

  1. Hệ cô lập
  1. Hệ kín và đồng thể
  1. Hệ kín và dị thể
  1. Hệ cô lập và đồng thể

6.4. Chọn phương án sai:

  1. Hệ đoạn nhiệt là hệ không trao đổi chất và nhiệt, song có thể trao đổi công với môi trường.
  1. Hệ hở là hệ không bị ràng buộc bởi hạn chế nào, có thể trao đổi chất và năng lượng với môi trường.
  1. Hệ cô lập là hệ không có trao đổi chất, không trao đổi năng lượng dưới dạng nhiệt và công với môi trường.
  1. Hệ kín là hệ không trao đổi chất và công, song có thể trao đổi nhiệt với môi trường.

6.5. Chọn phát biểu sai:

  1. Khí quyển là một hệ đồng thể và đồng nhất.
  1. Dung dịch NaCl 0,1M là hệ đồng thể và đồng nhất.

3)Trộn hai chất lỏng benzen và nước tạo thành hệ dị thể.

  1. Quá trình nung vôi: CaCO3(r) ® CaO(r) + CO2(k) được thực hiện ở nhiệt độ cao, khí cacbonic theo ống khói bay ra ngoài là hệ hở.
  1. Thực hiện phản ứng trung hòa: HCl(dd) + NaOH(dd) ® NaCl(dd) + H2O(l) trong nhiệt lượng kế (bình kín, cách nhiệt) là hệ cô lập.

6.6. Chọn phương án đúng:

Sự biến thiên nội năng DU khi một hệ thống đi từ trạng thái thứ nhất (I) sang trạng thái thứ hai (II) bằng những đường đi khác nhau có tính chất sau:

  1. Không thể tính được do không thể xác định giá trị tuyệt đối nội năng của hệ.
  1. Thay đổi do nhiệt Q và công A thay đổi theo đường đi.
  1. Không thể tính được do mỗi đường đi có Q và A khác nhau.
  1. Không thay đổi và bằng Q - A theo nguyên lí bảo toàn năng lượng.

6.7. Chọn phát biểu chính xác và đầy đủ của định luật Hess:

  1. Hiệu ứng nhiệt đẳng áp hay đẳng tích của quá trình hóa học chỉ phụ thuộc vào bản chất và trạng thái của các chất đầu và sản phẩm chứ không phụ thuộc vào đường đi của quá trình.
  1. Hiệu ứng nhiệt của quá trình hóa học chỉ phụ thuộc vào bản chất và trạng thái của các chất đầu và sản phẩm chứ không phụ thuộc vào đường đi của quá trình.
  1. Hiệu ứng nhiệt đẳng áp hay đẳng tích của quá trình hóa học chỉ phụ thuộc vào bản chất của các chất đầu và sản phẩm chứ không phụ thuộc vào đường đi của quá trình.
  1. Hiệu ứng nhiệt đẳng áp của quá trình hóa học chỉ phụ thuộc vào bản chất và trạng thái của các chất đầu và sản phẩm chứ không phụ thuộc vào đường đi của quá trình.

6.8. Chọn phương án đúng:

DH của một quá trình hóa học khi hệ chuyển từ trạng thái thứ nhất (I) sang trạng thái thứ hai (II) bằng những cách khác nhau có đặc điểm:

  1. Có thể cho ta biết mức độ diễn ra của quá trình
  1. Không đổi theo cách tiến hành quá trình.
  1. Có thể cho ta biết chiều tự diễn biến của quá trình ở nhiệt độ cao.
  1. Có thể cho ta biết độ hỗn loạn của quá trình

6.9. Chọn phương án đúng:

của một phản ứng hoá học

  1. Tùy thuộc vào nhiệt độ lúc diễn ra phản ứng.
  1. Tùy thuộc vào đường đi từ chất đầu đến sản phẩm.
  1. Tùy thuộc vào cách viết các hệ số tỉ lượng của phương trình phản ứng.
  1. Không phụ thuộc vào bản chất và trạng thái của các chất đầu và sản phẩm phản ứng.

6.10. Chọn phương án đúng: Trong điều kiện đẳng tích, phản ứng phát nhiệt là phản ứng có:

  1. A < 0
  1. DU > 0
  1. ∆H < 0
  1. DU < 0

6.11. Chọn phương án đúng:

Cho phản ứng: N2 (k) + O2 (k) = 2NO (k) có

\= +180,8 kJ.

Ở điều kiện tiêu chuẩn ở 25oC , khi thu được 1 mol khí NO từ phản ứng trên thì:

  1. Lượng nhiệt thu vào là 180,8 kJ.
  1. Lượng nhiệt tỏa ra là 90,4 kJ.
  1. Lượng nhiệt thu vào là 90,4 kJ.
  1. Lượng nhiệt tỏa ra là 180,8 kJ.

6.12. Chọn phương án đúng:

Hệ thống hấp thu một nhiệt lượng bằng 300 kJ. Nội năng của hệ tăng thêm 250 kJ. Vậy trong biến đổi trên công của hệ thống có giá trị:

  1. -50 kJ, hệ sinh công
  1. 50 kJ, hệ sinh công
  1. -50 kJ, hệ nhận công
  1. 50 kJ, hệ nhận công

6.13. Chọn phương án đúng:

Trong một chu trình, công hệ nhận là 2 kcal. Tính nhiệt mà hệ trao đổi:

  1. -2 kcal
  1. +4kcal
  1. +2 kcal
  1. 0

6.14. Chọn phương án đúng:

Một hệ có nội năng giảm (∆U < 0), khi đi từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 trong điều kiện đẳng áp. Biết rằng trong quá trình biến đổi này hệ tỏa nhiệt (DH < 0), vậy hệ:

  1. Sinh ra công
  1. Nhận công
  1. Không trao đổi công
  1. Không dự đoán được dấu của công

6.15. Chọn phương án đúng:

Trong điều kiện đẳng áp, ở một nhiệt độ xác định, phản ứng:

A(r) + 2B(k) \= C(k) + 2D(k) phát nhiệt. Vậy:

  1. ‖DU| < |DH|
  1. |DU| \= |DH|
  1. |DU| \> |DH|
  1. Chưa đủ dữ liệu để so sánh

6.16. Chọn phương án đúng:

Tính sự chênh lệch giữa hiệu ứng nhiệt phản ứng đẳng áp và đẳng tích của phản ứng sau đây ở 25oC:

C2H5OH (ℓ) + 3O2 (k) \= 2CO2(k) + 3H2O (ℓ) (R = 8,314 J/mol.K)

  1. 4539J
  1. 2478J
  1. 2270J
  1. 1085J

6.17. Chọn câu đúng:

  1. Công thức tính công dãn nở A = P∆V \= DnRT đúng cho mọi hệ khí.
  1. Trong trường hợp tổng quát, khi cung cấp cho hệ đẳng tích một lượng nhiệt Q thì toàn bộ lượng nhiệt Q sẽ làm tăng nội năng của hệ
  1. Biến thiên entanpi của phản ứng hóa học chính là hiệu ứng nhiệt của phản ứng đó trong điều kiện đẳng áp.
  1. Không có câu đúng
  1. 2 và 3
  1. Tất cả cùng đúng
  1. 3

6.18. Chọn phương án đúng:

Một phản ứng có DH = +200 kJ. Dựa trên thông tin này có thể kết luận phản ứng tại điều kiện đang xét:

  1. thu nhiệt.
  1. xảy ra nhanh.
  1. không tự xảy ra được.
  1. 2,3
  1. 1
  1. 1,2,3
  1. 1,3

6.19. Chọn phương án đúng:

Hiệu ứng nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của CO2 là biến thiên entanpi của phản ứng:

  1. Cgraphit +O2(k) = CO2(k) ở 25oC, áp suất riêng của O2 và CO2 đều bằng 1 atm
  1. Ckim cương + O2 (k) = CO2(k) ở 0oC, áp suất riêng của O2 và CO2 đều bằng 1 atm
  1. Cgraphit + O2(k) \= CO2(k) ở 0oC, áp suất chung bằng 1atm
  1. Cgraphit + O2(k) \= CO2(k) ở 25oC, áp suất chung bằng 1atm

6.20. Chọn trường hợp đúng.

Ở điều kiện tiêu chuẩn, 250C phản ứng: H2(k) + ½ O2(k) = H2O(ℓ)

Phát ra một lượng nhiệt 241,84 kJ. Từ đây suy ra:

  1. Nhiệt đốt cháy tiêu chuẩn ở 250C của khí hydro là -241,84kJ/mol
  1. Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn ở 250C của hơi nước là -241,84kJ/mol
  1. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng trên ở 250C là -241,84kJ
  1. Năng lượng liên kết H – O là 120,92 kJ/mol
  1. 1, 3, 4
  1. 1,2, 3,4
  1. 1, 3
  1. 2, 4

6.21. Chọn trường hợp đúng.

Biết rằng nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của B2O3 (r), H2O (ℓ) ,CH4 (k) và C2H2 (k) lần lượt bằng: -1273,5 ; -285,8; -74,7 ; +2,28 (kJ/mol). Trong 4 chất này, chất dễ bị phân hủy thành đơn chất nhất là:

  1. H2O
  1. CH4
  1. B2O3
  1. C2H2

6.22. Chọn trường hợp đúng.

Trong các hiệu ứng nhiệt (DH) của các phản ứng cho dưới đây, giá trị nào là hiệu ứng nhiệt đốt cháy?

  1. C(gr) + ½O2(k) = CO(k)
    \= -110,55 kJ
  1. H2(k) + ½O2(k) = H2O(k)
    \= -237,84kJ
  1. C(gr) + O2(k) = CO2(k)
    \= -393,50kJ
  1. 3
  1. 1,3
  1. 1,2
  1. 2,3

6.23. Chọn câu sai.

  1. Nhiệt tạo thành của các hợp chất hữu cơ trong cùng một dãy đồng đẳng có trị số tuyệt đối tăng khi khối lượng phân tử của hợp chất tăng lên.
  1. Nhiệt đốt cháy của các hợp chất hữu cơ trong cùng một dãy đồng đẳng có trị số tuyệt đối giảm khi khối lượng phân tử của hợp chất tăng lên
  1. Nhiệt thăng hoa của một chất thường lớn hơn nhiều so với nhiệt nóng chảy của chất đó.
  1. Nhiệt hòa tan của một chất không những phụ thuộc vào bản chất của dung môi và chất tan mà còn phụ thuộc vào lượng dung môi.

6.24. Chọn đáp án không chính xác. Ở một nhiệt độ xác định:

  1. Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của mọi đơn chất luôn bằng 0.
  1. Nhiệt cháy tiêu chuẩn của một chất là một đại lượng không đổi.
  1. Nhiệt hòa tan tiêu chuẩn của một chất là một đại lượng không đổi vì không phụ thuộc vào lượng dung môi.
  1. Nhiệt chuyển pha tiêu chuẩn của một chất là một đại lượng không đổi.
  1. 1,2và4
  1. 1,3và 4
  1. 1, 3
  1. 2,3 và 4

6.25. Chọn phương án đúng:

Hiệu ứng nhiệt của một phản ứng ở điều kiện đẳng áp bằng:

  1. Tổng nhiệt tạo thành sản phẩm trừ tổng nhiệt tạo thành các chất đầu.
  1. Tổng nhiệt đốt cháy các chất đầu trừ tổng nhiệt đốt cháy các sản phẩm.
  1. Tổng năng lượng liên kết trong các chất đầu trừ tổng năng lượng liên kết trong các sản phẩm.

6.26. Chọn trường hợp đúng.

Cho nhiệt tạo thành tiêu chuẩn ở 250C của các chất NH3, NO, H2O lần lượt bằng: -46,3; +90,4 và -241,8 kJ/mol. Hãy tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng:

2NH3(k) + 5/2O2(k) ® 2NO(k) + 3H2O(k)

  1. -452kJ
  1. +406.8 kJ
  1. –406,8 kJ
  1. +452 kJ

6.27. Chọn giá trị đúng.

Khi đốt cháy than chì bằng oxy người ta thu được 33g khí cacbonic và có 70,9 kcal thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn, vậy nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của khí cacbonic có giá trị (kcal/mol).

  1. -70,9
  1. 94,5
  1. -94,5
  1. 68,6

6.28. Chọn giá trị đúng.

Xác định nhiệt đốt cháy tiêu chuẩn ở 250C của khí metan theo phản ứng:

CH4(k) + 2O2 (k) \= CO2 (k) + 2H2O(ℓ)

Nếu biết hiệu ứng nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của các chất CH4 (k), CO2 (k) và H2O (ℓ) lần lượt bằng: -74,85; -393,51; -285,84 ( kJ/mol)

  1. –604,5 kJ/mol
  1. –890,34 kJ/mol
  1. 890,34 kJ/mol
  1. 604,5 kJ/mol

6.29. Chọn phương án đúng:

Tính

của phản ứng sau: H2C = CH – OH ⇄ H3C – CH = O

Cho biết năng lượng liên kết (kJ/mol) ở 250C, 1atm:

EC = C \= 612 kJ/mol EC – C \= 348 kJ/mol

EC – O \= 351 kJ/mol EC = O \= 715 kJ/mol

EO – H \= 463kJ/mol EC – H \= 412 kJ/mol

  1. -49kJ
  1. +49kJ
  1. +98kJ
  1. –98kJ

6.30. Chọn phương án đúng:

Tính năng lượng mạng lưới tinh thể của Na2O(r) ở 250C. Cho biết

Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của Na2O:

\= - 415,9 kJ/mol

Năng lượng ion hóa thứ nhất của Na: I1 = 492kJ/mol

Nhiệt thăng hoa tiêu chuẩn của Na:

\= 107,5 kJ/mol

Ái lực electron của oxy: O + 2e ® O2– FO = 710kJ/mol

Năng lượng liên kết O = O:

  1. 2223kJ/mol
  1. 1974 kJ/mol
  1. 2823 kJ/mol
  1. 2574 kJ/mol

6.31. Chọn phương án đúng:

Tính hiệu ứng nhiệt DH0 của phản ứng: B ® A, biết hiệu ứng nhiệt của các phản ứng sau:

C ® A DH1

D ® C DH2

D ® B DH3

  1. DH0 \= DH3 + DH2 - DH1
  1. DH0 \= DH1 + DH2 + DH3
  1. DH0 \= DH1 + DH2 - DH3­
  1. DH0 \= DH1 - DH2 - DH3

6.32. Chọn giá trị đúng.

Tính nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của CH3OH lỏng, biết rằng:

C (gr) + O2 (k) \= CO2 (k)

\= -94 kcal/mol

H2 (k) + ½ O2 (k) \= H2O (ℓ)

\= -68,5 kcal/mol

CH3OH(ℓ) + 1,5O2(k) = CO2(k) + 2H2O(ℓ)

\= -171 kcal/mol

  1. –402 kcal/mol
  1. +60 kcal/mol
  1. - 60 kcal/mol
  1. +402 kcal/mol

6.33. Chọn giá trị đúng.

Từ các giá trị DH ở cùng điều kiện của các phản ứng:

(1) 2SO2(k) + O2(k) \= 2SO3(k) DH1 = -196 kJ

(2) 2S(r) + 3O2(k) \= 2SO3(k) DH2 = -790 kJ

tính giá trị DH3 ở cùng điều kiện đó của phản ứng (3): S(r)+ O2(k) \= SO2(k)

  1. DH3 \= -297 kJ
  1. DH3 \= -594 kJ
  1. DH3 \= 594 kJ
  1. DH3 \= 297 kJ

6.34. Từ hai phản ứng:

(1) A + B = C + D, DH1 (2) E + F = C + D, DH2

Thiết lập được công thức tính DH3 của phản ứng (3): A + B = E + F

  1. DH­3 = DH1 - DH2
  1. DH3 \= DH1 + DH2
  1. DH3 \= DH2 - DH1
  1. DH3 \= -DH1 -DH2

6.35. Lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy 3g kim loại Mg bằng O2(k) tạo ra MgO(r) là 76kJ ở điều kiện tiêu chuẩn.

Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn (kJ/mol) của MgO(r) là: (MMg = 24g).

  1. +608kJ
  1. –608kJ
  1. +304kJ
  1. –304kJ

6.36. Khí than ướt là hỗn hợp đồng thể tích của khí hydro và cacbon monoxit. Tính lượng nhiệt thoát ra khi đốt cháy 112 lít (đktc) khí than ướt.

Cho nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của H2O(ℓ), CO(k), và CO2(k) lần lượt là:

-285,8 ; -110,5 ; -393,5(kJ/mol)

  1. -1422 kJ.
  1. - 679,3 kJ.
  1. -568,8 kJ.
  1. -2844 kJ.

6.37. Tính nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của MgCO3(r) từ các dữ kiện sau:

C(gr) + O2(k) → CO2(k) ; ∆H0298 \= -393,5 kJ.

2Mg(r) + O2(k) → 2MgO(r) ; ∆H0298 \= -1203,6 kJ.

MgO(r) + CO2(k) → MgCO3(r) ; ∆H0298 \= -117,7 kJ.

  1. - 511,2 kJ/mol.
  1. - 1624,2 kJ/mol.
  1. - 1113 kJ/mol.
  1. -1007,8 kJ/mol.

6.38. Cho các dữ kiện: Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của H2O(k) là -241,8 kJ/mol và

FeO(r) + CO(k) → Fe(r) + CO2(k) ; ∆H0298 \= -18,2 kJ.

2CO(k) + O2(k) → 2CO2(k) ; ∆H0298 \= -566,0 kJ.

Hãy tính hiệu ứng nhiệt ∆H0298 của phản ứng sau đây:

FeO(r) + H2(k) → Fe(r) + H2O(k) ; ∆H0298 \= ?

  1. - 23,0 kJ.
  1. 23,0 kJ.
  1. - 41,2 kJ.
  1. 41,2 kJ.

6.39. Tính công dãn nở của quá trình dãn nở thuận nghịch 5 mol khí lý tưởng ở nhiệt độ không đổi T = 298K từ áp suất 10 atm đến 1 atm.

  1. 28,5 kJ.
  1. - 285 kJ.
  1. - 12,38 kJ.
  1. - 28,5 kJ.

6.40. Tính nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của khí Freon-12: CCl2F2(k) từ các dữ kiện cho sau: Nhiệt thăng hoa của C(gr) là 716,7 kJ/mol.

Năng lượng liên kết Cl─Cl ; F─F ; C─Cl ; C─F lần lượt là: 243,4 ; 158 ; 328 ; 441 (kJ/mol)

  1. - 420 kJ/mol.
  1. - 477 kJ/mol.
  1. - 560 kJ/mol.
  1. - 467 kJ/mol.
  1. DH < 0, DS < 0, DV > 0
  1. DH < 0, DS <0, DV < 0
  1. DH > 0, DS < 0, DV < 0
  1. DH > 0, DS > 0, DV > 0

7.2. Chọn câu đúng. Quá trình hoà tan khí HCl trong nước xảy ra kèm theo sự thay đổi entropi chuyển pha (DScp) và entropi solvat hóa (DSs) như sau:

  1. DScp < 0 , DSs > 0
  1. DScp > 0 , DSs < 0
  1. DScp > 0 , DSs > 0
  1. DScp < 0 , DSs < 0

7.3. Chọn phương án đúng: Phản ứng:

Mg(r) + ½ O2(k) ® MgO(r)

là phản ứng tỏa nhiệt mạnh. Xét dấu DHo, DSo, DGo của phản ứng này ở 25oC:

  1. DHo < 0; DSo < 0 ; DGo < 0
  1. DHo > 0; DSo > 0 ; DGo > 0
  1. DHo < 0; DSo > 0 ; DGo > 0
  1. DHo > 0; DSo > 0 ; DGo < 0

7.4. Chọn so sánh đúng về entropi các chất sau:

  1. 2)
    3)
  1. 5)
    6)
  1. 1,2,3,4
  1. 2,3,6
  1. 1,2,3,5,6
  1. 2,3,4,6

7.5. Chọn phát biểu sai:

  1. Phân tử càng phức tạp thì entropi càng lớn.
  1. Entropi của các chất tăng khi áp suất tăng.
  1. Entropi của các chất tăng khi nhiệt độ tăng.
  1. Entropi là thước đo xác suất trạng thái của hệ.

7.6. Chọn phương án đúng: Xác định quá trình nào sau đây có DS < 0.

  1. N2(k, 25oC, 1atm) ® N2 (k, 0oC, 1atm)
  1. O2 (k) ® 2O (k)
  1. 2CH4(k) + 3O2(k) ® 2CO(k) + 4H2O(k)
  1. NH4Cl (r) ® NH3 (k) + HCl (k)

7.7. Chọn câu đúng. Phản ứng: 2A(r) + B(ℓ) = 2C(r) + D(ℓ) có:

  1. DS = 0
  1. DS » 0
  1. DS > 0
  1. DS < 0

7.8. Chọn phương án đúng: Phản ứng: 2A(k) + B(k) = 3C(r) + D(k) có:

  1. DS < 0
  1. DS = 0
  1. DS > 0
  1. Không dự đoán được dấu của DS

7.9. Chọn phát biểu đúng:

Biến đổi entropi khi đi từ trạng thái A sang trạng thái B bằng 5 con đường khác nhau (xem giản đồ) có đặc tính sau:

  1. Mỗi con đường có DS khác nhau.
  1. DS giống nhau cho cả 5 đường.
  1. Không so sánh được.
  1. DS của đường 3 nhỏ nhất vì là con đường ngắn nhất.

7.10. Chọn phương án đúng:

Tính giá trị biến đổi DS khi 1 mol hơi nước ngưng tụ thành nước lỏng ở 1000C,1 atm. Biết nhiệt bay hơi của nước ở nhiệt độ trên là 549 cal/g.

  1. DS = 26,4 cal/mol.K
  1. DS = -26,4 cal/mol.K
  1. DS = 1,44 cal/mol.K
  1. DS = -1,44 cal/mol.K

7.11. Chọn phương án đúng:

  1. Có thể kết luận ngay là phản ứng không tự xảy ra khi DG của phản ứng dương tại điều kiện đang xét.
  1. Có thể căn cứ vào hiệu ứng nhiệt để dự đoán khả năng tự phát của phản ứng ở nhiệt độ thường
  1. Ở » 1000K, khả năng tự phát của phản ứng hóa học không phụ thuộc vào giá trị biến thiên enthanpy của phản ứng đó.
  1. Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của một chất hóa học là một đại lượng không đổi ở giá trị nhiệt độ xác định.
  1. 1,2,3
  1. 1,2,3,4
  1. 1,2,4
  1. 2,4

7.12. Chọn câu đúng. Phản ứng thu nhiệt mạnh:

  1. Không thể xảy ra tự phát ở mọi nhiệt độ nếu biến thiên entropi của nó dương.
  1. Có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ thấp.
  1. Có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ cao nếu biến thiên entropi của nó âm.
  1. Có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ cao nếu biến thiên entropi của nó dương.

7.13. Chọn phương án đúng:

Phản ứng 3O2(k) ® 2O3(k) ở điều kiện tiêu chuẩn có

\= 284,4 kJ,
\= -139,8 J/K. Biết rằng biến thiên entanpi và biến thiên entropi của phản ứng ít biến đổi theo nhiệt độ. Vậy phát biểu nào dưới đây là phù hợp với quá trình phản ứng:

  1. Phản ứng không xảy ra tự phát ở mọi nhiệt độ.
  1. Ở nhiệt độ cao, phản ứng diễn ra tự phát.
  1. Ở nhiệt độ thấp, phản ứng diễn ra tự phát.
  1. Phản ứng xảy ra tự phát ở mọi nhiệt độ.

7.14. Chọn câu phù hợp nhất.

Cho phản ứng 2Mg (r) + CO2 (k) = 2MgO (r) + Cgraphit. Phản ứng này có hiệu ứng nhiệt tiêu chuẩn

\= -822,7 kJ , ∆S0298 = -219,35J/K. Về phương diện nhiệt động hóa học, phản ứng trên có thể:

(Cho biết so với các chất trong phản ứng, MgO là chất có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là 28000C)

  1. Không xảy ra tự phát ở nhiệt độ cao.
  1. Xảy ra tự phát ở nhiệt độ cao.
  1. Xảy ra tự phát ở nhiệt độ thấp.
  1. Xảy ra tự phát ở mọi nhiệt độ.

7.15. Chọn đáp án đầy đủ:

Một phản ứng có thể tự xảy ra khi:

  1. DH < 0 rất âm, DS < 0, nhiệt độ thường.
  1. DH < 0, DS > 0.
  1. DH > 0 rất lớn, DS > 0, nhiệt độ thường.
  1. DH > 0, DS > 0, nhiệt độ cao.
  1. 1 và 2 đúng
  1. 1 và 3 đúng
  1. 1, 2 và 4 đúng
  1. 2 và 4 đúng

7.16. Chọn phát biểu sai:

  1. Một phản ứng thu nhiệt mạnh nhưng làm tăng entropi có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ thường.
  1. Một phản ứng tỏa nhiệt mạnh có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ thường.
  1. Một phản ứng thu nhiệt mạnh và biến thiên entropi dương chỉ có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ cao.
  1. Một phản ứng hầu như không thu hay phát nhiệt nhưng làm tăng entropi có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ thường.

7.17. Chọn câu trả lời đúng.

Một phản ứng ở điều kiện đang xét có DG < 0 thì:

  1. xảy ra tự phát trong thực tế.
  1. có khả năng xảy ra tự phát trong thực tế.
  1. ở trạng thái cân bằng.
  1. Không xảy ra.

7.18. Chọn đáp án đầy đủ nhất. Phản ứng có thể xảy ra tự phát trong các trường hợp sau:

  1. DH < 0; DS < 0; DH \> 0; DS > 0; DH \> 0; DS < 0
  1. DH \> 0; DS < 0; DH < 0; DS > 0; DH < 0; DS < 0
  1. DH \> 0; DS > 0; DH < 0; DS < 0; DH < 0; DS > 0
  1. DH < 0; DS > 0; DH \> 0; DS > 0; DH \> 0; DS < 0

7.19. Chọn trường hợp sai:

Tiêu chuẩn có thể cho biết phản ứng có thể xảy ra tự phát được về mặt nhiệt động là:

  1. Công chống áp suất ngoài A > 0
  1. DHo < 0, DSo > 0
  1. DG0 < 0
  1. Hằng số cân bằng K lớn hơn 1.

7.20. Chọn phát biểu sai.

  1. Tất cả các quá trình bất thuận nghịch trong tự nhiên là quá trình tự xảy ra.
  1. Ở điều kiện bình thường, các quá trình toả nhiều nhiệt là quá trình có khả năng tự xảy ra
  1. Tất cả các quá trình sinh công có ích là quá trình tự xảy ra.
  1. Tất cả các quá trình kèm theo sự tăng độ hỗn loạn của hệ bất kỳ là quá trình tự xảy ra.

7.21. Chọn phát biểu đúng và đầy đủ.

  1. Đa số các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao có biến thiên entropi dương.
  1. Phản ứng không thể xảy ra tự phát ở mọi điều kiện khi
    \> 0.
  1. Một phản ứng thu nhiệt mạnh nhưng làm tăng entropi có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ thường.
  1. Có thể kết luận ngay là phản ứng không xảy ra tự phát khi DG của phản ứng này lớn hơn không tại điều kiện đang xét.
  1. 1 và 4
  1. 1, 2, 3và 4
  1. 1,2 và 4
  1. 1, 3 và 4

7.22. Chọn phương án đúng: Cho các phản ứng xảy ra ở điều kiện tiêu chuẩn:

  1. 3O2(k) ® 2O3(k), DHo > 0, phản ứng không xảy ra tự phát ở mọi nhiệt độ.
  1. C4H8(k) + 6O2(k) ® 4CO2(k) + 4H2O(k), DH0 < 0, phản ứng xảy ra tự phát ở mọi nhiệt độ.
  1. CaCO3(r) ®CaO(r)+CO2(k), DH0 > 0, phản ứng xảy ra tự phát ở nhiệt độ cao.
  1. SO2(k) + ½ O2(k) ® SO3(k), DH0 < 0, phản ứng xảy ra tự phát ở nhiệt độ thấp.
  1. 1,3,4
  1. 2,4
  1. 1,2,3,4
  1. 1,3

7.23. Chọn phát biểu đúng:

Tính DSo (J/K) ở 25oC của phản ứng: SO2 (k) + ½ O2 (k) = SO3 (k)

Cho biết entropi tiêu chuẩn ở 25oC của các chất SO2(k), O2(k) và SO3(k) lần lượt bằng : 248 , 205 và 257 (J/mol.K)

  1. 196
  1. – 93,5
  1. – 196
  1. 93,5

7.24. Chọn đáp án đúng và đầy đủ nhất:

Một phản ứng có DG298 > 0. Những biện pháp nào khi áp dụng có thể làm phản ứng xảy ra được:

  1. Dùng xúc tác 2) Thay đổi nhiệt độ
  1. Tăng nồng độ tác chất. 4) Nghiền nhỏ các tác chất rắn
  1. 3,4
  1. 1 , 3, 4
  1. 2,3
  1. 1, 2, 3, 4

7.25. Chọn phương án đúng:

Ở một điều kiện xác định, phản ứng A ® B thu nhiệt mạnh có thể tiến hành đến cùng. Có thể rút ra các kết luận sau:

  1. DSpư > 0 và nhiệt độ tiến hành phản ứng phải đủ cao.
  1. Phản ứng B ® A ở cùng điều kiện có DGpư > 0.
  1. Phản ứng B ® A có thể tiến hành ở nhiệt độ thấp và có DSpư < 0.

7.26. Chọn trường hợp đúng:

Biết rằng ở 0oC quá trình nóng chảy của nước đá ở áp suất khí quyển có DG=0. Vậy ở 383K quá trình nóng chảy của nước đá ở áp suất này có dấu của DG là:

  1. DG > 0
  1. DG < 0
  1. DG = 0
  1. Không xác định được vì còn yếu tố khác.

7.27. Chọn phương án đúng:

Phản ứng CaCO3 (r) ® CaO (r) + CO2 (k) là phản ứng thu nhiệt mạnh. Xét dấu DHo, DSo, DGo của phản ứng này ở 25oC:

  1. DHo > 0; DSo > 0 ; DGo > 0
  1. DHo < 0; DSo < 0 ; DGo < 0
  1. DHo < 0; DSo > 0 ; DGo > 0
  1. DHo > 0; DSo > 0 ; DGo < 0

7.28. Chọn phương án đúng:

Phản ứng H2O2 (ℓ) ® H2O (ℓ) + ½ O2 (k) tỏa nhiệt, vậy phản ứng này có:

  1. DH > 0; DS < 0 ; DG < 0 có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ thường.
  1. DH > 0; DS > 0 ; DG > 0 không thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ thường.
  1. DH < 0; DS > 0 ; DG < 0 có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ thường.
  1. DH < 0; DS > 0 ; DG > 0 không thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ thường.

7.29. Chọn trường hợp đúng. Căn cứ trên dấu

của 2 phản ứng sau:

PbO2 (r) + Pb (r) \= 2PbO (r)

< 0

SnO2 (r) + Sn (r) \= 2SnO (r)

\> 0

Trạng thái oxy hóa dương bền hơn đối với các kim loại chì và thiếc là:

  1. Chì (+4), thiếc (+2)
  1. Chì (+2), thiếc (+4)
  1. Chì (+4), thiếc (+4)
  1. Chì (+2), thiếc (+2)

7.30. Chọn những câu đúng: Về phương diện nhiệt động hóa học:

  1. Đa số phản ứng có thể xảy ra tự phát hoàn toàn khi
    < -40 kJ.
  1. Phản ứng không xảy ra tự phát trong thực tế khi
    \> 40 kJ.
  1. Phản ứng không xảy ra tự phát trong thực tế khi
    \> 0.
  1. Đa số các phản ứng có thế đẳng áp tiêu chuẩn nằm trong khoảng -40 kJ <
    < 40 kJ xảy ra tự phát thuận nghịch trong thực tế.
  1. 1,3
  1. 3,4
  1. 1,2,4
  1. 1,2,3,4

Chương VIII:

CÂN BẰNG HÓA HỌC VÀ MỨC ĐỘ DIỄN RA CÁC QUÁ TRÌNH HÓA HỌC

8.1. Chọn phát biểu đúng:

Đối với phản ứng một chiều, tốc độ phản ứng sẽ:

  1. Giảm dần theo thời gian cho đến khi bằng không.
  1. Không đổi theo thời gian.
  1. Giảm dần theo thời gian cho đến khi bằng một hằng số khác không.
  1. Tăng dần theo thời gian.

8.2. Chọn phát biểu đúng. Phản ứng thuận nghịch là:

  1. Phản ứng có thể xảy ra theo chiều thuận hay theo chiều nghịch tùy điều kiện phản ứng.
  1. Phản ứng xảy ra đồng thời theo hai chiều ngược nhau trong cùng một điều kiện.
  1. Phản ứng tự xảy ra cho đến khi hết các chất phản ứng.

8.3. Chọn phát biểu đúng về hệ cân bằng:

  1. Hệ cân bằng là hệ trong đó có tỉ lệ thành phần các chất không thay đổi khi ta thay đổi các điều kiện khác.
  1. Hệ đang ở trạng thái cân bằng là hệ có các giá trị thông số trạng thái (nhiệt độ, áp suất, nồng độ,…) không thay đổi theo thời gian.
  1. Hệ cân bằng là hệ có nhiệt độ và áp suất xác định.
  1. Hệ cân bằng là hệ có nồng độ tất cả các chất đều bằng nhau.

8.4. Kết luận nào dưới đây là đúng khi một phản ứng thuận nghịch có DGo < 0:

  1. Hằng số cân bằng của phản ứng lớn hơn 0.
  1. Hằng số cân bằng của phản ứng nhỏ hơn 1.
  1. Hằng số cân bằng của phản ứng lớn hơn 1.
  1. Hằng số cân bằng của phản ứng nhỏ hơn 0.

8.5. Cho phản ứng aA (l) + bB (k) ⇌ cC (k) + dD (l), có hằng số cân bằng Kc. Chọn phát biểu đúng:

  1. DG = DGo + RTlnKc , khi DG = 0 thì DGo = -RTlnKc.
  1. Hằng số cân bằng Kc tính bằng biểu thức:
    , Với CA, CB , CC và CD là nồng độ các chất tại lúc đang xét.
  1. Phản ứng luôn có KP = KC(RT)Dn với Dn =Snsp-Sncđ của tất cả các chất không phụ thuộc vào trạng thái tồn tại của chúng.
  1. 1
  1. 2
  1. 3
  1. Không có phát biểu nào chính xác

8.6. Giả sử hệ đang ở cân bằng, phản ứng nào sau đây được coi là đã xảy ra hoàn toàn:

  1. FeO (r) + CO (k) \= Fe (r) + CO2 (k) KCb = 0,403
  1. 2C (r) + O2 (k) \= 2CO (k) KCb = 1 ×1016
  1. 2 Cl2 (k) + 2 H2O (k) \= 4 HCl (k) + O2 (k) KCb = 1,88 × 10-15
  1. CH3CH2CH2CH3 (k) \= CH3CH(CH3)2 (k) KCb = 2,5

8.7. Cho một phản ứng thuận nghịch trong dung dịch lỏng A + B ⇌ C + D. Hằng số cân bằng Kc ở điều kiện cho trước bằng 200. Một hỗn hợp có nồng độ CA = CB = 10-3M, CC = CD = 0,01M. Trạng thái của hệ ở điều kiện này:

  1. Hệ đang dịch chuyển theo chiều nghịch.
  1. Hệ nằm ở trạng thái cân bằng.
  1. Hệ đang dịch chuyển theo chiều thuận.
  1. Không thể dự đoán được trạng thái của phản ứng.

8.8. Phản ứng CaCO3 (r) ⇌ CaO (r) + CO2 (k) có hằng số cân bằng Kp = PCO2. Áp suất hơi của CaCO3, CaO không có mặt trong biểu thức Kp vì:

  1. Có thể xem áp suất hơi của CaCO3 và CaO bằng 1 atm.
  1. Áp suất hơi của chất rắn không đáng kể.
  1. Áp suất hơi của CaCO3 và CaO là hằng số ở nhiệt độ xác định.
  1. Áp suất hơi chất rắn không phụ thuộc vào nhiệt độ.

8.9. Chọn phương án đúng:

Phản ứng C(gr) + CO2 (k) ⇌ 2CO(k) ở 8150C có hằng số cân bằng Kp = 10. Tại trạng thái cân bằng, áp suất chung của hệ là P = 1atm. Hãy tính áp suất riêng phần của CO tại cân bằng.

  1. 0,85 atm
  1. 0,72 atm
  1. 0,68atm
  1. 0,92 atm

8.10. Chọn phát biểu đúng: cho phản ứng A (dd) + B (dd) ⇌ C(dd) + D (dd)

Nồng độ ban đầu của mỗi chất A, B, C, D là 1,5 mol/l. Sau khi cân bằng được thiết lập, nồng độ của C là 2 mol/l. Hằng số cân bằng Kc của hệ này là:

  1. 0,25
  1. 1,5
  1. 4
  1. 2,0

8.11. Chọn phương án đúng: Xác định công thức đúng để tính hằng số cân bằng KP của phản ứng: Fe3O4(r) + 4CO(k) ⇌ 3Fe(r) + 4CO2(k)

8.12. Xác định công thức đúng để tính hằng số cân bằng KC của phản ứng:

SCl2(dd) + H2O(ℓ) ⇌ 2HCl(dd) + SO(dd)

8.13. Chọn phát biểu đúng:

Phản ứng H2 (k) + ½ O2 (k) ⇌ H2O (k) có DGo298 = -54,64 kcal.

Tính Kp ở điều kiện tiêu chuẩn. Cho R = 1,987 cal/mol.K

  1. Kp = 40,1
  1. Kp = 1040,1
  1. Kp = 1092,3
  1. Kp = 92,3

8.14. Ở một nhiệt độ xác định, phản ứng:

S (r) + O2 (k) ⇌ SO2 (k) có hằng số cân bằng KC \= 4,2×1052. Tính hằng số cân bằng K’C của phản ứng SO2 (k) ⇌ S (r) + O2 (k) ở cùng nhiệt độ.

  1. 2,38 × 1053
  1. 4,2 × 10-52
  1. 4,2 × 10-54
  1. 2,38 × 10-53

8.15. Chọn phát biểu đúng trong những phát biểu sau đây:

  1. Việc thay đổi áp suất ngoài không làm thay đổi trạng thái cân bằng của phản ứng có tổng số mol chất khí của các sản phẩm bằng tổng số mol chất khí của các chất đầu.
  1. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng của một phản ứng bất kỳ sẽ dịch chuyển theo chiều thu nhiệt.
  1. Khi giảm áp suất, cân bằng của một phản ứng bất kỳ sẽ dịch chuyển theo chiều tăng số phân tử khí.
  1. Hệ đã đạt trạng thái cân bằng thì lượng các chất thêm vào không làm ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng.
  1. 1
  1. 2 và 3
  1. 1, 2 và 3
  1. 1, 3 và 4

8.16. Phản ứng: 2NO2 (k) ⇌ N2O4 (k) có

\= - 4,835 kJ

Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng ở 298K. Cho R = 8,314 J/mol.K

  1. KC = 172,03
  1. KC = 7,04
  1. KC = 17442,11
  1. KC = 4168,57

8.17. Cho phản ứng: CuBr2(r) ⇌ CuBr(r) + ½ Br2(k)

Ở trạng thái cân bằng, T = 550K,

atm. Người ta cho 0,2 mol CuBr2(r) vào một bình chân không ở 550K. Hỏi thể tích bình phải bằng bao nhiêu để toàn bộ CuBr2 phân hủy hết theo phản ứng trên. Cho R = 0,082 lít.atm/mol.K

  1. 3,35 lít
  1. 13,4 lít
  1. 6,7 lít
  1. 8,3 lít

8.18. Cho phản ứng thuận nghịch: H2 (k) + I2 (k) ⇌ 2HI (k) hiệu suất của phản ứng là bao nhiêu nếu biết hằng số cân bằng KP của phản ứng ở nhiệt độ này là 54,5.

  1. Không đủ dữ kiện để tính
  1. 78,7%
  1. 65,3%
  1. 100%

8.19. Cho K1 và K2 lần lượt là hằng số cân bằng của hai phản ứng sau:

(1) XeF6 (k) + H2O (k) ⇌ XeOF4 (k) + 2HF (k)

(2) XeO4 (k) + XeF6 (k) ⇌ XeOF4 (k) + XeO3F2 (k)

Hãy xác định hằng số cân bằng K3 của phản ứng:

(3) XeO4 (k) + 2 HF (k) ⇌ XeO3F2 (k) + H2O (k)

  1. K3 = K1. K2
  1. K3 = K1 + K2
  1. K3 = K2 – K1

8.20. Chọn phát biểu đúng:

Phản ứng A(k) ⇌ B(k) + C(k) ở 300oC có Kp = 11,5 và ở 500oC có Kp = 33.

Vậy phản ứng trên là một quá trình:

  1. thu nhiệt.
  1. đoạn nhiệt.
  1. đẳng nhiệt.
  1. tỏa nhiệt.

8.21. Một phản ứng tự xảy ra có DG0 < 0. Giả thiết rằng biến thiên entanpi và biến thiên entropi không phụ thuộc nhiệt độ, khi tăng nhiệt độ thì hằng số cân bằng Kp sẽ:

  1. tăng
  1. giảm
  1. không đổi
  1. chưa thể kết luận được

8.22. Cân bằng trong phản ứng H2 (k) + Cl2 (k) ⇌ 2HCl (k) sẽ dịch chuyển theo chiều nào nếu tăng áp suất của hệ phản ứng?

  1. Thuận
  1. Nghịch
  1. Không dịch chuyển
  1. Không thể dự đoán

8.23. Chọn ý đúng:

  1. Một hệ đang ở trạng thái cân bằng, nếu ta thay đổi một yếu tố (áp suất, nhiệt độ, nồng độ) thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại sự thay đổi đó.
  1. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng tỏa nhiệt; khi giảm nhiệt độ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt.
  1. Hằng số cân bằng của một phản ứng là một đại lượng không đổi ở nhiệt độ xác định.
  1. Khi thêm một chất (tác chất hay sản phẩm) vào hệ cân bằng, cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều làm giảm lượng chất đó.
  1. 1 và 3
  1. 1 và 4
  1. 1 và 2
  1. 1, 3 và 4

8.24. Cho cân bằng CO2 (k) + H2 (k) ⇌ CO (k) + H2O (k)

Tính hằng số cân bằng Kc biết rằng khi đến cân bằng ta có 0,4 mol CO2; 0,4 mol H2; 0,8 mol CO và 0,8 mol H2O trong một bình có dung tích là 1 lít. Nếu nén hệ cho thể tích của hệ giảm xuống, cân bằng sẽ chuyển dịch như thế nào?

  1. Kc = 8 ; theo chiều thuận
  1. Kc = 4 ; không đổi
  1. Kc = 4 ; theo chiều thuận
  1. Kc = 8 ; theo chiều nghịch

8.25. Xét phản ứng: CH3COOH + C2H5OH ⇌ CH3COOC2H5 + H2O; Kc = 4

Suy ra hằng số cân bằng của phản ứng thủy phân CH3COOC2H5 là:

  1. K’C = ¼
  1. K’C = ½
  1. K’C = 4
  1. K’C = -4

8.26. Chọn giải pháp hợp lí nhất:

Cho phản ứng: N2 (k) + O2 (k) ⇌ 2NO (k) ; DH \> 0.

Để thu được nhiều NO ta có thể dùng các biện pháp:

  1. Tăng áp suất và giảm nhiệt độ.
  1. Giảm nhiệt độ.
  1. Tăng nhiệt độ.
  1. Giảm áp suất.

8.27. Cho phản ứng: 2SO2(k) + O2(k) ⇌ 2SO3(k) ; DH < 0

Để được nhiều SO3 hơn, ta nên chọn biện pháp nào trong 3 biện pháp sau:

1. Giảm nhiệt độ. 2. Tăng áp suất. 3. Thêm O2.

  1. Chỉ có biện pháp 1
  1. Chỉ có 2
  1. Chỉ có 2 và 3
  1. Cả 3 biện pháp

8.28. Chọn ý đúng: Tác động nào sẽ làm tăng hiệu suất phản ứng:

CaCO3(r) ⇌ CaO (r) + CO2(k) ; DH \> 0

  1. Tăng thể tích
  1. Tăng nhiệt độ
  1. Tăng áp suất
  1. Tăng nồng độ CO2

8.29. Phản ứng N2(k) + O2(k) ⇌ 2NO(k) , DH \> 0 đang nằm ở trạng thái cân bằng. Hiệu suất phản ứng sẽ tăng lên khi áp dụng các biện pháp sau:

  1. Dùng xúc tác. 2) Nén hệ.
  1. Tăng nhiệt độ. 4) Giảm áp suất hệ phản ứng.
  1. 3
  1. 1 và 2
  1. 1 và 3
  1. 1, 3 và 4

8.30. Chọn câu đúng:

Xét hệ cân bằng: CO (k) + Cl2 (k) ⇌ COCl2 (k) , DH < 0

Sự thay đổi nào dưới đây dẫn đến cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận:

  1. Tăng nhiệt độ
  1. Giảm thể tích bình phản ứng bằng cách nén hệ
  1. Giảm áp suất
  1. Tăng nồng độ COCl2

8.31. Phản ứng thủy phân của ester: ester + nước ⇌ acid + rượu

Để tăng hiệu suất phản ứng (cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận) ta có thể dùng các biện pháp nào trong 3 biện pháp sau:

  1. dùng nhiều nước hơn.
  1. bằng cách tiến hành thủy phân trong môi trường base
  1. Loại bỏ rượu
  1. Chỉ dùng được biện pháp 1
  1. Chỉ dùng được biện pháp 2
  1. Chỉ dùng được biện pháp 3
  1. Dùng được cả ba biện pháp

8.32. Cho các phản ứng:

(1) N2 (k) + O2 (k) ⇌ 2NO (k) DHo \> 0

(2) N2 (k) + 3H2 (k) ⇌ 2NH3 (k) DHo < 0

(3) MgCO3 (r) ⇌ MgO (r) + CO2 (k) DHo \> 0

Với phản ứng nào ta nên dùng nhiệt độ cao và áp suất thấp để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

  1. Phản ứng (1)
  1. Phản ứng (3)
  1. Phản ứng (2)
  1. Phản ứng (1) và (2)

8.33. Các phản ứng dưới đây đang ở trạng thái cân bằng ở 25OC.

(1) N2 (k) + O2 (k) ⇌ 2 NO (k) DH0 \> 0.

(2) N2 (k) + 3H2 (k) ⇌ 2 NH3 (k) DH0 < 0.

(3) MgCO3 (r) ⇌ CO2 (k) + MgO (r) DH0 \> 0.

(4) I2 (k) + H2(k) ⇌ 2HI (k) DH0 < 0

Cân bằng của phản ứng nào dịch chuyển mạnh nhất theo chiều thuận khi đồng thời hạ nhiệt độ và tăng áp suất chung của:

  1. Phản ứng 1
  1. Phản ứng 3
  1. Phản ứng 2
  1. Phản ứng 4

8.34. Chọn trường hợp đúng:

Xét cân bằng:

2NO2(k)

N2O4(k)

DHo298\= -14kcal

(nâu)

(không màu)

Trong bốn trường hợp dưới, màu nâu của NO2 sẽ đậm nhất khi:

  1. Làm lạnh đến 273K
  1. Đun nóng đến 373K
  1. Tăng áp suất
  1. Giữ ở 298K

8.35. Chọn biện pháp đúng.

Phản ứng tỏa nhiệt dưới đây đã đạt trạng thái cân bằng:

2 A(k) + B(k) ⇌ 4D (k)

Để dịch chuyển cân bằng của phản ứng theo chiều hướng tạo thêm sản phẩm, một số biện pháp sau đây đã được sử dụng:

  1. Tăng nhiệt độ
  1. Thêm chất D
  1. Giảm thể tích bình phản ứng
  1. Giảm nhiệt độ
  1. Thêm chất A
  1. Tăng thể tích bình phản ứng
  1. 4,5,6
  1. 1, 3, 5
  1. 2,3
  1. 3

8.36. Chọn phát biểu đúng:

Cho phản ứng: SnO2(r) + 2H2(k) ⇌ 2H2O(k) + Sn(ℓ)

  1. 2)
    , với
  1. Phản ứng có KP = KC vì Dn = 0
  1. 3
  1. 1,2
  1. 2,3
  1. 1,2,3

8.37. Quá trình khử thiếc IV bằng hydro: SnO2(r) + 2H2(k) ⇌ Sn(ℓ) + 2H2O(k)

ở 1100K có hằng số cân bằng Kp = 10. Ở cùng nhiệt độ trên khi hỗn hợp khí có 24% hydro theo thể tích:

  1. DG1100 » 0, hệ đạt trạng thái cân bằng.
  1. DG1100 > 0, phản ứng đang diễn ra theo chiều nghịch.
  1. Không đủ dữ liệu để kết luận về chiều hướng diễn ra của quá trình ở 1100K.
  1. DG1100 < 0, phản ứng đang diễn ra theo chiều thuận.

8.38. Chọn câu sai. Chất xúc tác:

  1. Không làm thay đổi các đặc trưng nhiệt động của phản ứng.
  1. Làm thay đổi hằng số cân bằng của phản ứng.
  1. Chỉ có tác dụng xúc tác với một phản ứng nhất định.
  1. Làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.

8.39. Cho phản ứng thuận nghịch sau: Co(H2O)62+ + 4Cl- ⇌ CoCl42- + 6H2O

Biết rằng Co(H2O)62+ có màu hồng, CoCl42- có màu xanh. Khi làm lạnh thì màu hồng đậm dần. Chọn phát biểu đúng:

  1. Phản ứng theo chiều thuận là thu nhiệt.
  1. Khi thêm một ít NaCl rắn thì màu hồng đậm dần.
  1. Khi đun nóng màu xanh sẽ đậm dần.
  1. 1, 2
  1. Tất cả đều sai
  1. 2, 3
  1. 1, 3

8.40. Khi hòa tan trong hexan, acid stearic xảy ra phản ứng chuyển hóa như sau:

2 C17H35COOH (dd) ⇌ (C17H35COOH)2 (dd)

Tại 28oC phản ứng có Kc = 2900 và tại 48oC có Kc = 40. Tính ∆Ho và ∆So của phản ứng.

  1. ∆Ho = -2,39 kJ và ∆So = -537,32 J
  1. ∆Ho = -172,05 kJ và ∆So = -505,32 J
  1. ∆Ho = -86,32 kJ và ∆So = -249,14 J
  1. ∆Ho = -55,07 kJ và ∆So = -80,31 J

8.41. Phản ứng tổng hợp amoniac: 3 H2(k) + N2(k) ⇌ 2 NH3(k) có hằng số cân bằng là Kp = 5,9 ×105 tại 298 K, và hiệu ứng nhiệt của phản ứng là ∆Ho = - 92,2 kJ. Tính hằng số cân bằng Kp của phản ứng tại 600K. Biết rằng ∆Ho và ∆So của phản ứng thay đổi không đáng kể trong khoảng nhiệt độ 298 ÷ 600 K.

  1. 4,3 × 10-3
  1. 8,2 × 106
  1. 5,6 × 105
  1. 3,7 × 10-2

8.42. Cho phản ứng: 2CO(k) + O2(k) ⇌ 2CO2(k). Chọn phát biểu đúng: Để thực hiện phản ứng thuận nghịch:

(1) Người ta phải nạp vào bình phản ứng đúng 2 mol CO cho mỗi mol O2.

(2) Bất kể lượng nạp vào ban đầu của hai chất, chỉ có 1 mol O2 sẽ phản ứng, và nó sẽ phản ứng với 2 mol CO.

(3) Bất kể lượng nạp vào ban đầu của hai chất, khi chúng phản ứng, CO sẽ phản ứng với O2 theo tỉ lệ mol 2:1.

(4) Khi nạp vào bình 2 mol CO và 1 mol O2 chúng sẽ phản ứng sinh ra 2 mol CO2.

  1. Chỉ (3) đúng.
  1. Chỉ (2),(3) đúng.
  1. Chỉ (4) đúng.
  1. Chỉ (1),(4) đúng.

8.43. Ở một nhiệt độ xác định, cân bằng sau đây: N2(k) + 2O2(k) ⇌ 2NO2(k) có hằng số cân bằng K = 100.

Tính hằng số cân bằng K’ của cân bằng: NO2(k) ⇌ ½ N2(k) + O2(k).

  1. K’ = 0,01.
  1. K’ = 0,0001
  1. K’ = 0,1.
  1. K’ = 1,0.

8.44. Trong một bình kín dung tích 1 lít người ta nạp vào 1,0 mol khí A, 1,4 mol khí B và 0,5 mol khí C. Sau khi cân bằng Ak + Bk ⇌ 2Ck được thiết lập, nồng độ cuối cùng của C là 0,75 mol/l. Tính hằng số cân bằng.

  1. K = 12,5.
  1. K = 1,25.
  1. K = 0,15.
  1. K = 0,5.

8.45. Ở 460C, cân bằng N2O4(k) ⇌ 2NO2(k) có hằng số cân bằng Kp = 0,66. Tính % phân ly của N2O4 ở 460C và áp suất tổng bằng 0,5 atm.

  1. 80%.
  1. 50%.
  1. 75%.
  1. 66,67%.

Chương IX:

CÂN BẰNG PHA

9.1. Trong các phản ứng sau, trường hợp nào là hệ dị thể:

  1. C6H5ONa(dd) + HCl(dd) \= C6H5OH(ℓ) + NaCl(dd)
  1. 2NaOH(dd) + H2SO4(dd) = Na2SO4(dd) + 2H2O(ℓ)
  1. CH3COOCH3(dd) + H2O(ℓ) \= CH3COOH(dd) + CH3OH(dd)
  1. 2Al(r) + Fe2O3(r) = Al2O3(r) + 3Fe(r)
  1. C (kim cương) = C (graphit)
  1. 1, 2, 3
  1. 2, 3, 5
  1. 1, 4, 5
  1. 1, 2, 3, 4, 5

9.2. Dung dịch của NaCl trong nước nằm cân bằng với NaCl rắn ở áp suất không đổi (P = const). Số cấu tử và bậc tự do của hệ lần lượt là:

  1. 2 và 1
  1. 2 và 0
  1. 3 và 2
  1. 2 và 2

9.3. Nước nguyên chất có thể tồn tại ở 9 pha khác nhau là: khí, lỏng và 7 dạng thù hình của nước đá (rắn). Tính số pha tối đa của nước có thể đồng thời nằm cân bằng với nhau.

9.4. Trong giản đồ trạng thái của một hợp chất được biểu diễn theo nhiệt độ và áp suất có xuất hiện điểm ba. Bậc tự do của hệ tại vị trí điểm ba này bằng:

  1. 0
  1. 1
  1. 2
  1. Không thể xác định

9.5. Tính bậc tự do của hệ sau khi đang ở trạng thái cân bằng ở điều kiện áp suất không đổi: CaO(r) + SiO2(r) ⇌ CaSiO3(r)

9.6. Chọn phương án đúng: Xét cân bằng: H2O(lỏng) ⇌ H2O(hơi)

Số bậc tự do của hệ hơi nước cân bằng với nước lỏng là:

9.7. Số cấu tử của hệ phản ứng: BaSO4(r) = BaO(r) + SO2(k) + O2(k) là:

9.8. Số bậc tự do của hệ phản ứng: Ca(OH)2(r) = CaO(r) + H2O(k) là:

9.9. Chọn phát biểu đúng về tính chất của điểm ơtecti (điểm E) trong giản đồ nóng chảy hệ hai kim loại A – B.

  1. Hệ tại E, tùy theo cách điều chỉnh nhiệt độ ta có thể thu được A tinh khiết hoặc B tinh khiết.
  1. Hệ tại E có bậc tự do bằng 0 (hệ vô biến).
  1. Quá trình tại E xảy ra ở nhiệt độ không đổi vì lượng nhiệt phát ra khi kết tinh đã bù trừ cho lượng nhiệt của hệ mất đi khi làm lạnh.
  1. Nhiệt độ tại E có giá trị cao nhất trong các nhiệt độ bắt đầu kết tinh của các hỗn hợp A – B khác nhau.
  1. 1, 2
  1. 2, 3
  1. 3, 4
  1. 1, 4

9.10. Chọn đáp án sai:

  1. Hệ có số bậc tự do bằng 0, tập hợp các pha trong hệ có dạng hình học là một đường thẳng.
  1. Hệ có số bậc tự do bằng 0, tập hợp các pha trong hệ có dạng hình học là một điểm.
  1. Hệ có số bậc tự do bằng 1, tập hợp các pha trong hệ có dạng hình học là một đường thẳng.
  1. Hệ có số bậc tự do bằng 2, tập hợp các pha trong hệ có dạng hình học là một mặt phẳng.

9.11. Trong giản đồ pha sau, có bao nhiêu điểm ơtecti:

9.12. Trong giản đồ sau có các vùng I, II, III, IV, V. Hãy xác định vùng kết tinh của rắn A.

  1. Vùng III
  1. Vùng I
  1. Vùng IV
  1. Vùng II

9.13. Chọn phương án đúng:

Số pha của hệ phản ứng: BaSO4(r) ⇌ BaO(r) + SO2(k) + O2(k) là:

9.14. Chọn phương án đúng: Xét hệ cân bằng gồm ba chất có mặt trong phản ứng sau:

CaCO3(r) ⇌ CaO(r) + CO2(k)

  1. Hệ có số cấu tử là 2, số pha là 2, số bậc tự do là 2
  1. Hệ có số cấu tử là 2, số pha là 3, số bậc tự do là 1
  1. Hệ có số cấu tử là 3, số pha là 3, số bậc tự do là 2
  1. Hệ có số cấu tử là 3, số pha là 3, số bậc tự do là 1

9.15. Xét hệ cân bằng gồm ba chất có mặt trong phản ứng sau:

NH4Cl(r) ⇌ HCl(k) + NH3(k)

  1. Hệ có số cấu tử là 3, số pha là 2, số bậc tự do là 2.
  1. Hệ có số cấu tử là 2, số pha là 2, số bậc tự do là 2.
  1. Nếu nồng độ HCl và NH3 bằng nhau thì số cấu tử của hệ là 1, số pha là 2, số bậc tự do là 1.
  1. Nếu nồng độ HCl và NH3 bằng nhau thì số cấu tử của hệ là 2, số pha là 2, số bậc tự do là 2.
  1. 1, 4
  1. 2, 4
  1. 2, 3
  1. 1, 3

9.16. Chọn phương án đúng: Đối với một hệ hơi nước:

  1. Có thể thay đổi cả nhiệt độ và áp suất của hệ trong phạm vi cho phép để hệ vẫn ở trạng thái hơi.
  1. Phải giữ nhiệt độ của hệ trên 1000C để hệ vẫn ở trạng thái hơi.
  1. Nếu nhiệt độ của hệ bị hạ xuống dưới 1000C, hệ sẽ chuyển sang trạng thái lỏng.
  1. Chỉ 2 đúng
  1. Chỉ 3 đúng
  1. Chỉ 1 đúng
  1. 1, 2, 3 đúng

9.17.

Trong giản đồ sau, đường biểu diễn cân bằng Rắn ⇌ Khí là:

Chương X:

ĐỘNG HÓA HỌC

10.1. Chọn phát biểu đúng: Đối với phản ứng một chiều, tốc độ phản ứng sẽ:

  1. Không đổi theo thời gian.
  1. Giảm dần theo thời gian cho đến khi bằng không.
  1. Giảm dần theo thời gian cho đến khi bằng một hằng số khác không.
  1. Tăng dần theo thời gian.

10.2. Chọn câu sai. Hằng số tốc độ phản ứng:

  1. Không phụ thuộc chất xúc tác.
  1. Không phụ thuộc nồng độ chất phản ứng.
  1. Phụ thuộc nhiệt độ.
  1. Phụ thuộc năng lượng hoạt hóa của phản ứng

10.3. Chọn câu sai: Hằng số tốc độ của phản ứng nA + mB = AnBm

  1. Phụ thuộc vào nồng độ CA và CB.
  1. Biến đổi khi nhiệt độ thay đổi.
  1. Là tốc độ riêng của phản ứng khi CA = CB = 1 mol/l.
  1. Biến đổi khi có mặt chất xúc tác.

10.4. Chọn đáp án đúng: Cho phản ứng: 2A(k) + B(k) ® C(k).Biểu thức tốc độ phản ứng phải là:

  1. v = k.CA2.CB
  1. v = k. Cc
  1. v = k.CAm.CBn , với m và n là những giá trị tìm được từ thực nghiệm.
  1. v = k.CAm.CBn , với m và n là những giá trị tìm được từ phương trình phản ứng

10.5. Phản ứng phân hủy oxit dinitơ có sơ đồ tổng quát: 2N2O(k) ® 2N2(k) + O2(k), với v = k[N2O]. Người ta cho rằng phản ứng trải qua hai bước sơ cấp:

Bước 1: N2O ® N2 + O Bước 2: N2O + O ® N2 + O2

Vậy, phát biểu nào dưới đây phù hợp với các dữ liệu trên:

  1. Phản ứng phân hủy dinitơ oxit có bậc động học bằng 2.
  1. Oxi nguyên tử là xúc tác của phản ứng.
  1. Bước 2 là bước quyết định tốc độ phản ứng.
  1. Bước 1 có phân tử số là đơn phân tử.

10.6. Chọn ý sai:

Cho phản ứng aA + bB = cC + dD có

. Bậc của phản ứng:

  1. Luôn bằng (n + m) 2) Ít khi lớn hơn 3 3) Bằng (c+d) – (a+b)
  1. Có thể là phân số 5) Bằng (a + b)
  1. 3 và 5
  1. 2 và 3
  1. 3 và 4
  1. 2, 3 và 5

10.7. Cho phản ứng: 2H2 (k) + O2 (k) ® 2H2O (k)

Tốc độ trung bình của phản ứng được xác định theo [O2] là

. Chọn biểu thức đúng của
nếu biểu diễn theo [H2O].

10.8. Đại lượng nào sau đây của phản ứng sẽ thay đổi khi được thêm xúc tác:

10.9. Chọn đáp án đúng:

Một phản ứng có năng lượng hoạt hóa là 4,82 × 102 cal/mol. Nếu ở 275K phản ứng có hằng số tốc độ là 8,82 × 10-5, thì ở 567K hằng số tốc độ là:

  1. 6,25
  1. 1,39 ×10-4
  1. 5,17 ×102
  1. 36 ×10-3

10.10. Chọn đáp án đúng:

Một phản ứng bậc nhất có chu kỳ bán hủy là 45 phút 30 giây. Xác định hằng số tốc độ của phản ứng trên.

  1. 2,54×10-4s-1
  1. 3,66×10-4s-1
  1. 1,89×103s-1
  1. 1,78×102s-1

10.11. Chọn phương án đúng:

Phản ứng 2A + 2B + C ® D + E có các đặc điểm sau:

* [A], [B] không đổi, [C] tăng gấp đôi, vận tốc v không đổi.

* [A], [C] không đổi, [B] tăng gấp đôi, vận tốc v tăng gấp đôi.

* [A], [B] đều tăng gấp đôi, vận tốc V tăng gấp 8 lần.

Cả ba thí nghiệm đều ở cùng một nhiệt độ

Biểu thức của vận tốc v theo các nồng độ A, B, C là:

  1. v = k[A][B][C]
  1. v = k[A]2[B]
  1. v = k[A][B]2
  1. v = k[A]2[B][C]

10.12. Chọn phương án đúng:

Một phản ứng A + 2B = C bậc 1 đối với [A] và bậc 1 đối với [B], được thực hiện ở nhiệt độ không đổi.

  1. Nếu [A], [B] và [C] đều gấp đôi, vận tốc phản ứng tăng gấp 8 lần và phản ứng là phản ứng đơn giản.
  1. Nếu [A] và [B] đều tăng gấp đôi, vận tốc phản ứng tăng lên gấp 4 lần và phản ứng này là phản ứng đơn giản.
  1. Nếu [A] tăng gấp đôi, [B] tăng gấp ba, vận tốc phản ứng tăng lên gấp 6 lần và phản ứng này là phản ứng phức tạp.
  1. Nếu [A] và [B] đều tăng gấp ba, vận tốc phản ứng tăng lên gấp 6 lần và phản ứng này là phản ứng đơn giản.

10.13. Chọn phương án đúng:

Phản ứng CO(k) + Cl2(k) ® COCl2(k) là phản ứng đơn giản. Nếu nồng độ CO tăng từ 0,1M lên 0,4M; nồng độ Cl2 tăng từ 0,3M lên 0,9M thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?

  1. Tăng 3 lần
  1. Tăng 4 lần
  1. tăng 7 lần
  1. Tăng 12 lần

10.14. Chọn phương án đúng:

Trong các phương trình sau đây, phương trình nào chắc chắn không thể biểu thị cho một tác dụng cơ bản (phản ứng sơ cấp)?

  1. N2 + 3H2 ® 2NH3 2)
  1. 8NO + 4O2 ® 8NO2 4)
  1. 1,3
  1. 2,4
  1. 2,3,4
  1. 1,2,3,4

10.15. Chọn đáp án đúng:

Đối với phản ứng: 4NH3 + 3O2 ® 2N2 + 6H2O

Tốc độ tạo ra N2 là 0,270 mol/lít.s. Ta có:

  1. Tốc độ tạo thành H2O là 0,540 mol/lít.s.
  1. Tốc độ mất đi của NH3 là 0,810 mol/lít.s.
  1. Tốc độ mất đi của O2 là 0,405 mol/lít.s.
  1. Tốc độ của phản ứng là 0,135 mol/lít.s.
  1. 3
  1. 3, 4
  1. 1,4
  1. 1,2

10.16. Chọn phát biểu đúng:

Tốc độ phản ứng đồng thể khí tăng khi tăng nồng độ là do:

  1. Tăng entropi của phản ứng.
  1. Giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
  1. Tăng số va chạm của các tiểu phân hoạt động.
  1. Tăng hằng số tốc độ của phản ứng.

10.17. Chọn phát biểu đúng:

Sự tăng nhiệt độ có tác động đến một phản ứng thuận nghịch:

  1. Làm tăng vận tốc cả chiều thu và tỏa nhiệt, làm cho hệ mau đạt đến trạng thái cân bằng mới.
  1. Chỉ làm tăng vận tốc chiều thu nhiệt.
  1. Chỉ làm tăng vận tốc chiều tỏa nhiệt.
  1. Tăng đồng đều vận tốc cả chiều thu và tỏa nhiệt nên cân bằng không thay đổi.

10.18. Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng vì sự tăng nhiệt độ đó:

  1. Làm cho DG < 0.
  1. Làm giảm năng lượng hoạt hóa.
  1. Chủ yếu là làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử.
  1. Làm tăng số phân tử có năng lượng lớn hơn năng lượng hoạt hóa.

10.19. Chọn phát biểu đúng: Chất xúc tác có ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cân bằng của phản ứng tỏa nhiệt?

  1. Làm tăng năng lượng của các tiểu phân.
  1. Làm cho phản ứng nhanh đạt tới cân bằng.
  1. Làm cho phản ứng xảy ra hoàn toàn.
  1. Làm tăng hiệu suất của phản ứng theo chiều thuận.

10.20. Chọn đáp án đúng: Khi có mặt chất xúc tác, DHo của phản ứng:

  1. Thay đổi vì chất xúc tác tham gia vào quá trình phản ứng.
  1. Thay đổi vì chất xúc tác làm giảm nhiệt độ cần có để phản ứng xảy ra.
  1. Không thay đổi vì chất xúc tác chỉ tham gia vào giai đoạn trung gian của phản ứng và được phục hồi sau phản ứng. Sản phẩm và tác chất vẫn giống như khi không có chất xúc tác.
  1. Thay đổi vì chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.

10.21. Chọn các đặc tính đúng của chất xúc tác.

Chất xúc tác làm cho tốc độ phản ứng tăng lên nhờ các đặc tính sau:

  1. Làm cho DG của phản ứng âm hơn.
  1. Làm tăng vận tốc phản ứng nhờ làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
  1. Làm tăng vận tốc của phản ứng nhờ làm tăng vận tốc chuyển động của các tiểu phân.
  1. Làm cho DG của phản ứng đổi dấu từ dương sang âm.
  1. 2
  1. 1, 2 và 3
  1. 1 và 2
  1. 2 và 4

10.22. Chọn câu sai. Chất xúc tác:

  1. Không làm thay đổi các đặc trưng nhiệt động của phản ứng.
  1. Chỉ có tác dụng xúc tác với một phản ứng nhất định.
  1. Làm thay đổi hằng số cân bằng của phản ứng.
  1. Làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.

10.23. Chọn ý sai: Tốc độ phản ứng càng lớn khi:

  1. Entropi hoạt hóa càng lớn.
  1. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng càng lớn.
  1. Số va chạm có hiệu quả giữa các tiểu phân càng lớn.
  1. Nhiệt độ càng cao.

10.24. Chọn câu đúng: Tốc độ của phản ứng dị thể:

  1. Của bất kỳ phản ứng nào cũng tăng lên khi khuấy trộn
  1. Chỉ được quyết định bởi tương tác hóa học của bản thân chất phản ứng.
  1. Phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc pha mà không phụ thuộc vào nồng độ chất phản ứng.
  1. Tăng lên khi tăng bề mặt tiếp xúc pha

10.25. Chọn câu đúng.

Tốc độ của phản ứng hòa tan kim loại rắn trong dung dịch acid sẽ:

  1. Giảm xuống khi giảm nhiệt độ phản ứng
  1. Tăng lên khi tăng kích thước các hạt kim loại.
  1. Giảm xuống khi giảm áp suất phản ứng.
  1. Tăng lên khi tăng nồng độ acid.
  1. 1 và 4
  1. 1, 2 và 4
  1. 1, 3 và 4
  1. 1, 2 và 3

10.26. Chọn đáp án đúng và đầy đủ nhất:

Có một số phản ứng tuy có DG < 0 song trong thực tế phản ứng vẫn không xảy ra. Vậy có thể áp dụng những biện pháp nào trong các cách sau để phản ứng xảy ra:

  1. Dùng xúc tác 2) Thay đổi nhiệt độ
  1. Tăng nồng độ tác chất. 4) Nghiền nhỏ các tác chất rắn
  1. 1 và 3
  1. 1 và 2
  1. 1, 2 và 4
  1. 2, 3 và 4

10.27. Chọn phương án đúng:

Phản ứng N2(k) + O2(k) ® 2NO(k) tỏa nhiệt. Tốc độ của phản ứng này sẽ tăng lên khi áp dụng các biện pháp sau:

  1. Dùng xúc tác. 2) Nén hệ.
  1. Tăng nhiệt độ. 4) Giảm áp suất hệ phản ứng.
  1. 1,3,4
  1. 2,3,4
  1. 1,2,3
  1. 1,2

10.28. Chọn đáp án đúng:

Một phản ứng kết thúc sau 3 giờ ở 20oC. Ở nhiệt độ nào phản ứng sẽ kết thúc sau 20 phút, biết hệ số nhiệt độ của phản ứng là 3.

  1. ở 30oC
  1. ở 40oC
  1. ở 50oC
  1. ở 60oC

10.29. Chọn đáp án đúng: Phản ứng thuận nghịch A2 (k) + B2 (k) ⇄ 2AB (k)

Có hệ số nhiệt độ g của phản ứng thuận và phản ứng nghịch lần lượt là 2 và 3. Hỏi khi tăng nhiệt độ cân bằng dịch chuyển theo chiều nào và từ đó suy ra dấu của DHo của phản ứng thuận.

  1. Nghịch, DH0 > 0
  1. Thuận, DH0 < 0
  1. Thuận, DH0 > 0
  1. Nghịch, DH0 < 0

10.30. Chọn đáp án đúng:

Quá trình phân hủy phóng xạ Radi:

được xem là phản ứng bậc nhất, đơn giản. Hãy xác định thời gian để 3g Radi giảm xuống còn 0,375g. Biết thời gian bán phân hủy của Radi là 1260 năm.

  1. 3780 năm
  1. 3915 năm
  1. 4012 năm
  1. Đáp án khác
  1. M/1
  1. M/3
  1. M/5
  1. Tùy thuộc vào phản ứng

11.2. Cho phản ứng: Al2(SO4)3 + 4NaOH \= 2Na2SO4 + [Al(OH)2]2SO4

Đương lượng gam của Al2(SO4)3 và NaOH lần lượt bằng: (Cho biết phân tử gam của Al2(SO4)3 bằng 342g và của NaOH bằng 40g)

  1. 342g; 40g
  1. 171g; 40g
  1. 85,5g; 40g
  1. 114g; 40g

11.3. Chọn đáp án đúng: Cho phản ứng:

2KAl(SO4)2.12H2O + 4NaOH = 2Na2SO4 + [Al(OH)2]2SO4 + K2SO4 + 24H2O

Đương lượng gam của KAl(SO4)2.24H2O và NaOH lần lượt bằng: (Cho biết phân tử gam của KAl(SO4)2.12H2O bằng 474g và của NaOH bằng 40g)

  1. 474g; 40g
  1. 237g; 40g
  1. 118,5g; 20g
  1. 237g; 40g

11.4. Chọn đáp án đúng: Cho phản ứng:

MnO2 + 4HClđặc, nóng = MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Đương lượng gam của MnO2 và HCl lần lượt bằng: (cho biết phân tử gam của MnO2 bằng 87g và của HCl bằng 36,5g)

  1. 43,5g; 36,5g
  1. 21,75g; 18,25g
  1. 87g; 35,5g
  1. 21,75g; 35,5g

11.5. Tính nồng độ mol của KMnO4 trong phản ứng với acid citric trong môi trường H+, biết

.

2KMnO4 + 5H2C2O4 + 3H2SO4 = 2MnSO4 + 10CO2 + K2SO4 + 8H2O

  1. 0,1M
  1. 0,02M
  1. 0,025M
  1. Không xác định được.

11.6. Chọn đáp án đúng:

Tính thể tích dung dịch HCl 4M cần thiết để có thể pha thành 1 lít dung dịch HCl 0,5M.

  1. 0,0125 lit
  1. 0,125 lit
  1. 0,875 lit
  1. 12,5 lit

11.7. Chọn phát biểu đúng:

  1. Chỉ tồn tại các dung dịch ở thể lỏng và thể khí.
  1. Các dung dịch là những hệ phân tán và tất cả các hệ phân tán đều là dung dịch.
  1. Dung dịch phân tử - ion là những dung dịch thực.
  1. Dung dịch là những hệ phân tán mà trong đó các hạt phân tán có kích thước cỡ phân tử hay ion.
  1. Không khí được xem là dung dịch.
  1. 1, 2, 4
  1. 1, 2, 5
  1. 3, 4, 5
  1. Tất cả đều đúng

11.8. Chọn phát biểu đúng:

  1. Tính chất các hệ phân tán phụ thuộc rất lớn vào kích thước hạt phân tán.
  1. Kích thước các hạt phân tán trong hệ huyền phù nhỏ hơn rất nhiều so với kích thước các hạt phân tán trong hệ keo.
  1. Hệ keo là hệ phân tán rất bền.
  1. Trong thực tế chỉ tồn dung dịch rắn thay thế, không tồn tại dung dịch rắn xen kẽ.

11.9. Chọn phát biểu đúng:

  1. Dung dịch là những hệ đồng thể gồm hai hay nhiều chất mà thành phần của chúng thay đổi trong giới hạn rộng.
  1. Trong dung dịch dung môi là chất có lượng nhiều hơn và là môi trường phân tán.
  1. Hằng số điện môi là đại lượng quan trọng trong việc lựa chọn dung môi, hằng số điện môi phụ thuộc vào độ có cực, cấu tạo và kích thước phân tử dung môi.
  1. Chỉ 2, 3 đúng.
  1. 1, 2, 3 đều đúng.
  1. Chỉ 1 đúng.
  1. Không có phát biểu nào đúng.

11.10. Chọn phát biểu đúng về dung dịch rắn:

  1. Dung dịch rắn thay thế và dung dịch rắn xen kẽ được xác định dựa vào cách bố trí các tiểu phân trong mạng tinh thể.
  1. Dung dịch rắn xen kẽ và dung dịch rắn thay thế đều là các dung dịch rắn hạn chế.
  1. Tất cả các chất đều tạo được dung dịch rắn với nhau khi chúng có kiểu mạng tinh thể gần nhau.
  1. Trong thực tế, không tồn tại dung dịch rắn liên tục.

11.11. Chọn phát biểu đúng:

  1. Nồng độ dung dịch đồng nhất trong toàn bộ dung dịch được giải thích bằng sự khuyếch tán các tiểu phân chất tan vào trong dung môi.
  1. Bản chất của lực tương tác giữa các tiểu phân chất tan và dung môi là các tương tác vật lý.
  1. Trong quá trình tạo thành dung dịch, các quá trình vật lý bao gồm sự phá vỡ mạng tinh thể, sự khuyếch tan chất tan vào dung môi được gọi chung là sự chuyển pha.
  1. Sự tương tác giữa dung môi và các tiểu phân chất tan là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự tạo thành dung dịch.
  1. 1, 4 đúng
  1. 2, 3 đúng
  1. Tất cả đều đúng
  1. 1, 3, 4 đúng

11.12. Chọn phát biểu đúng:

  1. Cân bằng hòa tan là một trạng thái cân bằng động, trạng thái cân bằng này là cố định trong mọi trường hợp.
  1. Cân bằng hòa tan là cân bằng động và dung dịch ở trạng thái này được gọi là dung dịch bão hòa.
  1. Cân bằng hòa tan được thiết lập cho bất kỳ lượng chất tan nào.
  1. Khi đã đạt đến trạng thái cân bằng hòa tan, chất tan vẫn có thể tan thêm vào trong dung dịch.

11.13. Chọn phát biểu đúng:

  1. Phần lớn quá trình hòa tan các hợp chất ion vào trong nước là quá trình thu nhiệt.
  1. Dung dịch lý tưởng là những dung dịch mà tương tác giữa các phân tử cùng loại và khác loại là như nhau.
  1. Dung dịch lý tưởng không tồn tại trong thực tế.
  1. Quá trình solvate hóa là quá trình có ∆Hs < 0 và ∆Ss < 0.
  1. Quá trình hòa tan chất rắn vào chất lỏng có ∆Hcp < 0.
  1. 1, 2, 3, 5 đúng
  1. 2, 3, 4 đúng
  1. 1, 2, 4 đúng
  1. Tất cả đều đúng.

11.14. Chọn đáp án sai:

Dung dịch bão hòa A có nồng độ phần trăm a, nồng độ mol CM, khối lượng riêng d (g/ml), phân tử lượng của A là M, s là độ tan tính theo g/100g H2O:

11.15. Chọn các phát biểu sai:

  1. Dung dịch loãng là dung dịch chưa bão hòa vì nồng độ chất tan nhỏ.
  1. Dung dịch là một hệ đồng thể.
  1. Thành phần của một hợp chất là xác định còn thành phần của dung dịch có thể thay đổi.
  1. Dung dịch bão hòa là dung dịch đậm đặc.
  1. 1, 3
  1. 2, 4
  1. 2, 3
  1. 1, 4

11.16. Chọn phát biểu đúng.

  1. Khi hòa tan một chất A trong dung môi B, áp suất hơi bão hòa của dung môi B có thể bị giảm.
  1. Một chất lỏng luôn sôi ở nhiệt độ mà áp suất hơi bão hòa của nó bằng 1 atm.
  1. Nước luôn luôn sôi ớ 100oC.
  1. Nước muối sôi ở nhiệt độ thấp hơn nước nguyên chất.

11.17. Chọn phát biểu sai.

  1. Nhiệt độ sôi của chất lỏng là nhiệt độ ở đó áp suất hơi bão hòa của nó bằng với áp suất môi trường.
  1. Nhiệt độ đông đặc của dung môi nguyên chất luôn thấp hơn nhiệt độ đông đặc của dung môi trong dung dịch.
  1. Nhiệt độ sôi của dung dịch chứa chất tan không bay hơi luôn luôn cao hơn nhiệt độ sôi của dung môi nguyên chất ở cùng điều kiện áp suất ngoài.
  1. Ở cùng nhiệt độ, áp suất hơi bão hòa của dung môi trong dung dịch luôn nhỏ hơn áp suất hơi bão hòa của dung môi tinh khiết.

11.18. Xác định nồng độ phần mol của các cấu tử ZnI2 và H2O trong dung dịch ZnI2 bão hòa ở 20oC, biết độ tan của ZnI2 ở nhiệt độ này là 432,0 g/100 ml H2O.

  1. 0,743 và 0,257
  1. 0,128 và 0,872
  1. 0,872 và 0,128
  1. 0,257 và 0,743

11.19. Xác định nồng độ molan của các cấu tử C6H12O6 và H2O trong dung dịch C6H12O6 bão hòa ở 20oC, biết độ tan của C6H12O6 ở nhiệt độ này là 200,0 g/100 ml H2O.

  1. 11,1 m
  1. 1,1 m
  1. 0,11 m
  1. 0,011 m

11.20. Xác định độ tan của KOH ở 20oC biết nồng độ phần mol của KOH trong dung dịch KOH bão hòa ở nhiệt độ này là 0,265.

  1. 11,2 g/100 ml H2O.
  1. 112 g/100 ml H2O.
  1. 56 g/100 ml H2O.
  1. 5,6 g/100 ml H2O.

11.21. Xác định độ tan của NaCl ở 20oC biết nồng độ molan của NaCl trong dung dịch NaCl bão hòa ở nhiệt độ này là 5,98 m.

  1. 350 g/100 ml H2O.
  1. 17,5 g/100 ml H2O.
  1. 35 g/100 ml H2O.
  1. Không thể xác định được.

11.22. Chọn phát biểu đúng:

  1. Ở nhiệt độ không đổi, độ tan của chất khí tỉ lệ thuận với áp suất riêng phần của nó.
  1. Thể tích chất khí hòa tan trong một thể tích xác định chất lỏng phụ thuộc vào áp suất.
  1. Tất cả các chất lỏng đều có thể tan vô hạn vào nhau.
  1. Ở mọi điều kiện áp suất khác nhau, áp suất hầu như không có ảnh hưởng đến độ tan tương hỗ của hai chất lỏng.
  1. Nhiệt độ không ảnh hưởng đến sự hòa tan chất rắn trong chất lỏng.
  1. 1, 2, 3 đúng
  1. 1, 4, 5
  1. 1, 2 đúng
  1. Tất cả đều đúng

11.23. Áp suất hơi bão hòa của dung dịch là:

  1. Áp suất hơi trên bề mặt chất lỏng.
  1. Áp suất hơi trên bề mặt chất lỏng tại một nhiệt độ bất kỳ.
  1. Áp suất hơi trên bề mặt chất lỏng và là một giá trị cố định ứng với mọi giá trị nhiệt độ.
  1. Đại lượng đặc trưng cho sự bay hơi của các chất lỏng, không đổi tại nhiệt độ nhất định.

11.24. Chọn phát biểu đúng:

  1. Áp suất hơi bão hòa của dung dịch các dung dịch bão hòa là như nhau.
  1. Áp suất hơi bão hòa của dung dịch luôn nhỏ hơn áp suất hơi bão hòa của dung môi và tỷ lệ thuận với phần mol của dung môi trong dung dịch.
  1. Áp suất hơi bão hòa của dung dịch bằng với áp suất môi trường bên ngoài.
  1. Độ giảm tương đối áp suất hơi bão hòa của dung môi trong dung dịch tỷ lệ thuận với phần mol của dung môi trong dung dịch.

11.25. Chọn phát biểu đúng:

  1. Hiện tượng khuếch tán xảy ra khi cho hai dung dịch có nồng độ chất tan khác nhau tiếp xúc với nhau.
  1. Khi hiện tượng khuếch tán xảy ra chỉ có các phân tử dung môi khuyếch tán từ dung dịch loãng sang dung dịch đặc hơn.
  1. Nguyên tắc cơ bản của quá trình khuếch tán là sự di chuyển của các tiểu phân từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp.
  1. Màng bán thẩm là màng tạo ra sự thẩm thấu 1 chiều.
  1. 1, 3, 4 đúng
  1. 1, 2, 4 đúng
  1. 2, 3 đúng
  1. Tất cả đều đúng.

11.26. Xác định độ giảm áp suất hơi bão hòa của dung dịch C6H12O6 bão hòa ở 20oC, biết độ tan của C6H12O6 ở nhiệt độ này là 200,0 g/100 ml H2O và nước tinh khiết có áp suất hơi bão hòa bằng 23,76mmHg.

  1. 19,79 mm Hg
  1. 3,79 mm Hg
  1. 3,97 mm Hg
  1. 1,73 mm Hg

11.27. Xác định độ tăng nhiệt độ sôi của dung dịch C6H12O6 bão hòa ở 20oC, biết độ tan của C6H12O6 ở nhiệt độ này là 200,0 g. Biết hằng số nghiệm sôi của H2O là 0,51 độ/mol.

  1. 0,566oC
  1. 3,40oC
  1. 2,7oC
  1. 5,66oC

11.28. Xác định độ giảm nhiệt độ đông của dung dịch C6H12O6 bão hòa ở 20oC, biết độ tan của C6H12O6 ở nhiệt độ này là 200,0 g. Biết hằng số nghiệm đông của H2O là 1,86 độ/mol.

  1. 2,56oC
  1. 20,65oC
  1. 5,45oC
  1. 8,465oC

11.29. Xác định áp suất thẩm thấu của 100 ml dung dịch chứa 2 g C6H12O6 ở 20oC và thể tích dung dịch gần như không tăng sau quá trình hòa tan.

  1. 2,715 atm
  1. 0,275 atm
  1. 2,715 mmHg
  1. 27,15 mmHg

11.30. Xác định khối lượng phân tử của chất A biết khi hòa tan 1 g chất tan này vào 1000 ml H2O, áp suất thẩm thấu của dung dịch là 0,436 atm ở 250C.

  1. 28 g/mol
  1. 65 g/mol
  1. 40 g/mol
  1. 56 g/mol

11.31. Xác định khối lượng phân tử của chất A biết khi hòa tan 1 g chất tan này vào 100 ml H2O, nhiệt độ sôi của dung dịch tăng lên 0,1275oC, hằng số nghiệm sôi của H2O là 0,51 độ/mol.

  1. 20 g/mol
  1. 56 g/mol
  1. 40 g/mol
  1. 74 g/mol

11.32. Chọn đáp án đúng:

Trong quá trình sôi của dung dịch loãng chứa chất tan không bay hơi, nhiệt độ sôi của dung dịch:

  1. Không đổi
  1. Giảm xuống
  1. Tăng dần
  1. Lúc tăng lúc giảm

11.33. Với đại lượng k trong công thức định luật Rault 2: DT = kCm , phát biểu nào sau đây là chính xác:

  1. k là hằng số chỉ phụ thuộc vào bản chất dung môi.
  1. k là hằng số phụ thuộc vào nồng độ chất tan, nhiệt độ và bản chất dung môi.
  1. k là hằng số phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất dung môi.
  1. k là hằng số phụ thuộc vào bản chất chất tan và dung môi.

11.34. Ở 25oC, áp suất hơi bão hòa của nước nguyên chất là 23,76mmHg. Khi hòa tan 2,7mol glyxerin vào 100mol H2O ở nhiệt độ trên thì độ giảm áp suất hơi bão hòa của dung dịch bằng:

  1. 23,13mmHg
  1. 0,64mmHg
  1. 0,62mmHg
  1. 23,10mmHg

11.35. So sánh nhiệt độ sôi của các dung dịch CH3OH (t1) , CH3CHO (t2) và C2H5OH (t3) cùng chứa B gam chất tan trong 1000g nước có: (biết rằng các chất này cũng bay hơi cùng với nước).

  1. t3 > t2 > t1
  1. t1 > t2 > t3
  1. t2 > t1 > t3
  1. không đủ dữ liệu để tính.

11.36. Trong 200g dung môi chứa A g đường glucôzơ có khối lượng phân tử M; hằng số nghiệm đông của dung môi là Kđ. Hỏi biểu thức nào đúng đối với DTđ:

  1. DTđ = 5kđ.(A/M)
  1. DTđ = kđ.(A/M)
  1. DTđ = 1/5kđ.(A/M)
  1. DTđ = kđ.A

11.37. Chọn đáp án đúng:

Tính áp suất hơi bão hòa của nước trong dung dịch chứa 5g chất tan không điện ly trong 100g nước ở nhiệt độ 25oC. Cho biết ở nhiệt độ này nước tinh khiết có áp suất hơi bão hòa bằng 23,76mmHg và khối lượng phân tử chất tan bằng 62,5g.

  1. 23,4mmHg
  1. 0,34mmHg
  1. 22,6mmHg
  1. 19,0mmHg

11.38. Chọn đáp án đúng: Dung dịch nước của một chất tan bay hơi không điện li sôi ở 105,2oC. Nồng độ molan của dung dịch này là: (hằng số nghiệm sôi của nước Ks = 0,52)

  1. 10
  1. 1
  1. 5
  1. không đủ dữ liệu để tính

11.39. Chọn phương án đúng:

Ở áp suất 1atm, nước nguyên chất sôi ở 1000C. Hỏi khi áp suất môi trường xung quanh bằng 2atm thì nước sôi ở nhiệt độ bao nhiêu? Coi nhiệt hóa hơi của nước trong hai trường hợp trên là không đổi và bằng 40,65kJ/mol. (R = 8,314 J/mol.K)

  1. 110,50C
  1. 101,40C
  1. 120,80C
  1. 1050C

11.40. Chọn phương án đúng:

1 lít dung dịch nước chứa 2g chất tan không điện ly, không bay hơi có áp suất thẩm thấu p \= 0,2 atm ở 250C. Hãy tính khối lượng mol của chất đó (cho R =0,082 lít.atm/mol.K = 8,314 J/mol.K= 1,987 cal/mol.K).

  1. 244 g/mol
  1. 20,5 g/mol
  1. 208 g/mol
  1. 592 g/mol

Chương XII:

DUNG DỊCH ĐIỆN LY

12.1. Chọn nhận xét chính xác. Ở cùng các điều kiện, dung dịch điện li so với dung dịch phân tử (chất tan không bay hơi) có:

  1. Áp suất hơi bão hòa cao hơn, nhiệt độ sôi cao hơn.
  1. Nhiệt độ đông đặc cao hơn, áp suất hơi bão hòa cao hơn.
  1. Áp suất hơi bão hòa thấp hơn, nhiệt độ sôi cao hơn.
  1. Áp suất hơi bão hòa thấp hơn, nhiệt độ đông đặc cao hơn.

12.2. Chọn câu đúng. Cho các dung dịch nước loãng của C6H12O6, NaCl, MgCl2, Na3PO4. Biết chúng có cùng nồng độ molan và độ điện li của các muối NaCl, MgCl2 và Na3PO4 đều bằng 1. Ở cùng điều kiện áp suất ngoài, nhiệt độ sôi của các dung dịch theo dãy trên có đặc điểm:

  1. Tăng dần
  1. Bằng nhau
  1. Giảm dần
  1. Không có quy luật

12.3. Chọn phương án đúng:

Trật tự sắp xếp nào của các dung dịch 0,01M của những chất cho dưới đây là phù hợp với sự giảm dần áp suất thẩm thấu (các muối điện li hoàn toàn):

  1. CH3COOH – NaCl– C6H12O6 - CaCl2
  1. C6H12O6 - CH3COOH– NaCl - CaCl2
  1. CaCl2 - CH3COOH– C6H12O6 – NaCl
  1. CaCl2 – NaCl – CH3COOH – C6H12O6

12.4. Chọn phương án đúng:

Hoà tan 0,585 gam NaCl vào trong nước thành 1 lít dung dịch. Áp suất thẩm thấu của dung dịch này ở 25oC có giá trị là: (Cho biết MNaCl = 58,5 và R = 0,082 lit.atm/mol.K, NaCl trong dung dịch được coi như điện ly hoàn toàn)

  1. 0,244 atm
  1. 0,488 atm
  1. 0,041 atm
  1. 0,0205 atm

12.5. Chọn phát biểu sai.

  1. Khả năng điện ly của chất điện ly càng yếu khi tính có cực của dung môi càng lớn.
  1. Độ điện ly a của mọi dung dịch chất điện ly mạnh luôn bằng 1 ở mọi nồng độ.
  1. Độ điện ly a của các hợp chất cộng hóa trị có cực yếu và không phân cực gần bằng không.
  1. Độ điện ly a không phụ thuộc vào nhiệt độ và nồng độ của chất điện ly.
  1. 1,2,3,4
  1. 1,3
  1. 1,2,4
  1. 2,4

12.6. Chọn phương án đúng: Khả năng điện li thành ion trong dung dịch nước xảy ra ở các hợp chất có liên kết cộng hóa trị không cực (1), cộng hóa trị phân cực mạnh (2), ion (3), cộng hóa trị phân cực yếu (4) thay đổi theo chiều:

  1. (1) < (4) < (2) < (3)
  1. (1) < (2) < (3) < (4)
  1. (1) > (2) > (3) > (4)
  1. (1) < (2) < (4) < (3)

12.7. Chọn phương án đúng: Một chất điện ly trung bình ở 25oC có độ điện ly biểu kiến a trong dung dịch nước là:

  1. 0,03 < a < 0,3 ở nồng độ dung dịch bằng 1 N
  1. 0,03 < a < 0,3 ở nồng độ dung dịch bằng 0,1 N
  1. 0,03 < a < 0,3 ở nồng độ dung dịch bằng 0,1M
  1. 0,03 < a < 0,3 ở nồng độ dung dịch bằng 1M

12.8. Chọn phát biểu chính xác:

  1. Độ điện li (a) tăng khi nồng độ của chất điện li tăng.
  1. Độ điện li (a) không thể lớn hơn 1.
  1. Trong đa số trường hợp, độ điện li tăng lên khi nhiệt độ tăng.
  1. Chất điện li yếu là chất có a < 0.03
  1. 2, 3
  1. Tất cả đều đúng
  1. 1, 2, 3
  1. 3, 4

12.9. Chọn phát biểu đúng:

  1. Khi hòa tan vào nước, chỉ các hợp chất ion mới bị điện li.
  1. Hằng số điện li không thay đổi khi thay đổi nồng độ dung dịch.
  1. Hằng số điện li là đại lượng phụ thuộc vào bản chất chất điện li, bản chất dung môi và nhiệt độ.
  1. Hằng số điện li là hằng số cân bằng tuân theo định luật tác dụng khối lượng Guldberg – Waage.
  1. 1, 2, 4
  1. 1, 3, 4
  1. 2, 3, 4
  1. 1, 2, 3, 4

12.10. Chọn đáp án đúng:

Cho 1 mol chất điện ly A3B vào nước thì có 0,3 mol bị điện ly ra ion, vậy hệ số đẳng trương i bằng:

  1. 3,4
  1. 1,9
  1. 2,1
  1. Không tính được.

12.11. Chọn đáp án đúng:

Hoà tan 155 mg một base hữu cơ đơn chức (M = 31) vào 50ml nước, dung dịch thu được có pH = 10. Tính độ phân li của base này (giả sử thể tích dung dịch không đổi khi pha loãng):

  1. 5%
  1. 1%
  1. 0,1%
  1. 0,5%

12.12. Chọn đáp án đúng:

Hòa tan 1 mol KNO3 vào 1 lít nước, nhiệt độ đông đặc của dung dịch thấp hơn nhiệt độ đông đặc của nước là 3,01oC ở cùng áp suất. Hằng số nghiệm đông của nước là 1,86 độ/mol. Vậy độ điện li biểu kiến của KNO3 trong dung dịch trên là:

  1. 61,8%
  1. 52,0%
  1. 5,2%
  1. 6,2%

12.13. Chọn đáp số chính xác nhất.

Trong dung dịch HF 0,1M ở 250C có 8% HF bị ion hóa. Hỏi hằng số điện li của HF ở nhiệt độ này bằng bao nhiêu?

  1. 7,0 . 10-2
  1. 6,4 .10-2
  1. 6,4 .10-4
  1. 7,0 .10-4

12.14. Chọn phương án đúng:

Nhiệt độ sôi của dung dịch BaCl2 có nồng độ molan Cm = 0,159m là 100,208oC. Độ điện ly biểu kiến của BaCl2 trong dung dịch nước là: (cho hằng số nghiệm sôi của nước là 0,52)

  1. 2,5
  1. 1
  1. 0,76
  1. kết quả khác

12.15. Chọn phương án đúng: Hằng số cân bằng của phản ứng:

2NaH2PO4(dd) + 3Ca(CH3COO)2(dd) ⇄ Ca3(PO4)2(r) + 2NaCH3COO(dd) + 4CH3COOH(dd)

được tính theo công thức:

12.16. Chọn phương án đúng: Cho phản ứng trao đổi ion:

Na2[Ni(CN)4](dd) + H2S(dd) ⇄ NiS(r) + 2HCN(dd) + 2NaCN(ddđ)

Hằng số không bền của ion phức [Ni(CN)4]2- bằng 1×10-31, tích số tan của NiS bằng 1×10-19 , hằng số điện li acid của HCN bằng 1×10-9,21 và các hằng số điện li acid của H2S lần lượt bằng 1×10-7,2 và 1 ×10-14.

Hằng số cân bằng của phản ứng trên bằng:

  1. 1×1014,78
  1. 1×10-14,78
  1. 1×10-0,78
  1. 1×100,78

12.17. Chọn phương án đúng: Cho phản ứng trao đổi ion:

NH4Cl(dd) + Na2S(dd) + H2O = NH4OH(dd) + NaHS(dd) + NaCl(dd)

Biết hằng số điện ly thứ hai của H2S Ka2 = 1×10-12,89, hằng số điện ly của NH4OH KB = 1×10-4,76 và tích số ion của nước Kn = 1×10-14.

Hằng số cân bằng của phản ứng trên bằng:

  1. 1×10-3,65
  1. 1×1022,13
  1. 1×103,65
  1. Đáp số khác

12.18. Chọn các câu sai:

  1. Chỉ các chất điện li mạnh mới cần sử dụng khái niệm hoạt độ (a) thay cho nồng độ trong biểu thức định luật tác dụng khối lượng.
  1. Khi pha loãng dung dịch thì hệ số hoạt độ (f) tăng.
  1. Các dung dịch chất điện li yếu luôn có hệ số hoạt độ (f) bằng 1.
  1. 1, 2, 3
  1. 1, 2
  1. 2, 3
  1. 1, 3

12.19. Chọn câu sai:

  1. Nồng độ của ion trong dung dịch thường nhỏ hơn hoạt độ của nó.
  1. Hoạt độ của chất là nồng độ biểu kiến của chất trong dung dịch.
  1. Hoạt độ của ion phụ thuộc vào lực ion của dung dịch.
  1. Hằng số điện li không phụ thuộc vào hoạt độ của chất điện li và ion.

12.20. Chọn phương án đúng:

Cho 3 dung dịch nước BaCl2, Na2CO3 và NaCl và nước nguyên chất. BaCO3 tan nhiều hơn cả trong:

  1. Dung dịch BaCl2
  1. Dung dịch NaCl
  1. Dung dịch Na2CO3
  1. H2O

12.21. Tính áp suất thẩm thấu của dung dịch NaNO3 0,05 M ở 0oC, giả thiết muối phân ly hoàn toàn: (Cho R = 0,082 l.atm/mol.K)

  1. 2,238 atm
  1. 0,2238 atm
  1. 1,119 atm
  1. 0,1119 atm

12.22. Áp suất hơi bão hòa của dung dịch chứa 22,1 g CaCl2 trong 100g nước ở 20oC là 16,34 mmHg, áp suất hơi bão hòa của nước nguyên chất là 17,54 mmHg. Tính độ điện ly biểu kiến của CaCl2:

  1. 32,42%
  1. 36,24%
  1. 48,87%
  1. 31,25%

12.23. Xác định áp suất hơi bão hòa của dung dịch hợp chất AB2 ở 40oC, biết áp suất hơi bão hòa của nước ở nhiệt độ này là 34,1 mmHg, biết dung dịch có nhiệt độ đông đặc là -3,5oC, và AB2 tạo hỗn hợp eutectic với nước.

  1. 30,4 mm Hg
  1. 32,1 mmHg
  1. 31,3 mm Hg
  1. Không đủ dự kiện để tính

12.24. Chọn phát biểu đúng về hệ số Vant’ Hoff:

  1. Hệ số Vant’ Hoff của các hợp chất bất kỳ luôn lớn hơn hoặc bằng 1.
  1. Hệ số Vant’ Hoff của các hợp chất ion luôn lớn hơn 1.
  1. Hệ số Vant’ Hoff của các hợp chất không phân ly bằng 1.
  1. Chỉ 1, 3 đúng
  1. Tất cả đều đúng
  1. Chỉ 1, 2 đúng
  1. Chỉ 2, 3 đúng

12.25. Chọn phát biểu đúng:

  1. Hoạt độ biểu diễn nồng độ hiệu dụng của tiểu phân thể hiện trong các phản ứng hóa học.
  1. Hệ số hoạt độ phản ánh tương tác giữa các ion.
  1. Hệ số hoạt độ chỉ phụ thuộc vào điện tích ion và lực ion của dung dịch.
  1. Hoạt độ là đại lượng không có thứ nguyên.
  1. 1, 2, 4 đúng
  1. 3, 4 đúng
  1. 1, 2, 3 đúng
  1. 1, 2, 3, 4 đúng

Chương XIII:

CÂN BẰNG ION TRONG DUNG DỊCH ACID - BASE

13.1. Chọn phát biểu đúng:

  1. Base liên hợp của một acid mạnh là một base yếu và ngược lại.
  1. Đối với cặp acid-base liên hợp
    trong dung môi nước ta có:

K a × Kb \= Kn, trong đó Kn là tích số ion của nước.

  1. Hằng số điện li Kb của NH3 trong dung dịch nước là 1,8 × 10-5, suy ra Ka của NH4+ là 5,62 × 10-10.
  1. 1
  1. 2
  1. 1, 2, 3
  1. 3

13.2. Chọn phát biểu đúng:

Dựa vào ái lực proton của các dung môi NH3 và HCl cho biết rượu thể hiện tính chất gì trong dung môi đó:

  1. Tính base trong cả 2 dung môi.
  1. Tính base trong HCl, tính acid trong NH3.
  1. Tính base trong NH3, tính acid trong HCl.
  1. Tính acid trong cả 2 dung môi.

13.3. Chọn phát biểu đúng: Biết các hằng số acid trong dung dịch nước Ka (HCN) = 6,2×10-10 ; Ka (HNO2) = 4 ×10-4

Trong số các base Bronsted CN- ; OH- ; NO2- base nào mạnh nhất trong dung dịch nước?

  1. OH-
  1. CN-
  1. NO2-
  1. Không xác định được

13.4. Chọn phát biểu đúng:

  1. Acid càng yếu thì pKa càng lớn.
  1. Dung dịch một base yếu có pH càng nhỏ khi pKb của nó càng lớn.
  1. Base càng mạnh khi pKb càng lớn
  1. Giữa pKa và pKb của các dạng acid và base của H2PO4- có pKa + pKb = 14
  1. 2, 3
  1. 1, 2
  1. 1, 3, 4
  1. 1, 2, 4

13.5. Chọn phát biểu đúng và đầy đủ nhất. Các chất lưỡng tính theo thuyết proton (thuyết bronsted) trong các chất sau:

là:

13.6. Chọn đáp án đúng:

Cho các chất sau: CH3COOH , H2PO4-, NH4+ , theo thuyết proton, các cặp acid base liên hợp xuất phát từ chúng là:

  1. CH3COOH2+/CH3COOH; CH3COOH/CH3COO-; H3PO4/H2PO4- ; H2PO4-/PO43- ; NH4+/NH3;
  1. CH3COOH2+/CH3COO-; CH3COOH/CH3COO-; H3PO4/H2PO4- ; H2PO4-/HPO42- ; NH4+/NH3;
  1. CH3COOH2+/CH3COOH; CH3COOH/CH3COO-; H3PO4/H2PO4- ; H2PO4-/HPO42-; NH4+/NH3;
  1. CH3COOH2+/CH3COOH; CH3COOH/CH3COO-; H3PO4/H2PO4- ; H2PO4-/HPO42- ; NH52+/NH4+

13.7. Chọn trường hợp đúng và đầy đủ nhất.

Theo thuyết proton (thuyết Bronsted) trong các chất sau:

  1. Các chất lưỡng tính:
    .

Các chất trung tính:

  1. Các chất lưỡng tính:
    .

Các chất trung tính:

  1. Các chất lưỡng tính:
    .

Các chất trung tính:

  1. Các chất lưỡng tính:
    .

Các chất trung tính:

13.8. Chọn phương án đúng: Khi hoà tan H3PO4 vào nước, trong dung dịch sẽ tồn tại các ion và tiểu phân H3PO4, H+; HPO42-; H2PO4-; PO43- Các tiểu phân này được sắp xếp theo thứ tự nồng độ tăng dần như sau:

  1. H3PO4 <H+ < PO43- < HPO42- < H2PO4-
  1. H3PO4 <H+ < H2PO4- < HPO42- < PO43-
  1. PO43- < HPO42- < H2PO4- < H+< H3PO4
  1. H+ < H2PO4- < HPO42- < PO43-< H3PO4

13.9. Chọn phương án đúng:

Số lượng ion H+ chứa trong 1 lít dung dịch có pOH = 13 là:

  1. 6,023×1010
  1. 6,023×1022
  1. 6,023×1023
  1. 6,023×1013

13.10. Chọn phương án đúng: Sắp các dung dịch có cùng nồng độ mol của các chất sau đây theo thứ tự pH tăng dần: H2SO4, H3PO4, HClO4, NaHCO3. (không cần tính cụ thể giá trị của pH).

  1. H2SO4<HClO4<H3PO4<NaHCO3
  1. NaHCO3<H3PO4<HClO4\=H2SO4
  1. H2SO4=HClO4<H3PO4< NaHCO3
  1. H3PO4<H2SO4<HClO4<NaHCO3

13.11. Chọn phương án đúng: Dung dịch CH3COOH 0,1N có độ điện ly a \= 0,01. Suy ra dung dịch acid đã cho có độ pH bằng:

13.12. Chọn phương án đúng: pH của một dung dịch acid HA 0,15 N đo được là 2,8. Tính pKa của acid này.

  1. 3,42
  1. 4,58
  1. 4,78
  1. 2,33

13.13. Chọn phương án đúng: Tính pH của dung dịch boric acid 0,1 M cho pKa1, pKa2 và pKa3 lần lượt bằng 9,24; 12,74 và 13,80.

  1. 5.00
  1. 5,12
  1. 5,08
  1. 6,77

13.14. Chọn phát biểu đúng: pH của nước sẽ thay đổi như thế nào khi thêm 0,01 mol NaOH vào 100 lít nước:

  1. tăng 3 đơn vị
  1. tăng 4 đơn vị
  1. giảm 4 đơn vị
  1. giảm 3 đơn vị

13.15. Chọn phương án đúng: pH của dung dịch HCl 0,01 N bằng: (Giả thiết hoạt độ của ion H+ bằng nồng độ của nó)

13.16. Chọn phát biểu đúng:

  1. Chất chỉ thị màu là những acid hay base yếu mà dạng trung hòa và dạng ion có màu sắc khác nhau tùy thuộc vào pH của môi trường mà tồn tại ở dạng này hay dạng kia
  1. Mỗi chất chỉ thị có một khoảng chuyển màu xác định và gần bằng 2 đơn vị
  1. Mỗi chất chỉ thị chỉ dùng trong những khoảng pH xác định và không trộn chung những chất chỉ thị này với nhau.
  1. 1, 2, 3 đúng
  1. 1, 2 đúng
  1. 1, 3 đúng
  1. 2, 3 đúng

13.17. Xác định pH của dung dịch sau khi trộn 100 ml KOH 0,01 M, 100 ml CH3COOH 0,02 M và 10 ml NaOH 0,015 M, biết

  1. 4,75
  1. 5,74
  1. 6,5
  1. 3,2

13.18. Xác định pH của dung dịch sau khi trộn 20 ml dung dịch KOH 1M và 80 ml dung dịch CH3COOH 1M, biết

  1. 4,75
  1. 5,25
  1. 4,27
  1. 3,5

13.19. Chọn phát biểu đúng

  1. pH của dung dịch đệm gần như không đổi khi pha thêm một lượng nhỏ acid hay base mạnh.
  1. Để tạo thành dung dịch đệm, ta chỉ cần chọn 1 acid và muối của nó và pha trộn với tỷ lệ 1:1
  1. Dung dịch NaH2PO4 và Na2HPO4 không phải là dung dịch đệm
  1. Cơ chế tác dụng của dung dịch đệm tuân theo nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Châtelier.
  1. 1, 3 4 đúng
  1. 2, 3 đúng
  1. 2, 4 đúng
  1. 1, 4 đúng

13.20. Xác định pH của dung dịch chứa 6,1 g/lit acid benzoic, 1 g/lit NaOH, biết

  1. 6,64
  1. 4,5
  1. 4,177
  1. 2,19

13.21. Tính pH của dung dịch chứa NH2OH và [NH3OH]Cl với tỷ lệ mol 1:1, biết

  1. 6,09
  1. 7,91
  1. 7,06
  1. 8,07

13.22. Tính pH của dung dịch chứa NH2OH và [NH3OH]Cl với tỷ lệ mol 1:2, biết

  1. 6,09
  1. 5,79
  1. 6,39
  1. 6,93

13.23. Tính pH của dung dịch chứa NH2OH và [NH3OH]Cl với tỷ lệ mol 2:1, biết

  1. 6,09
  1. 6,39
  1. 5,79
  1. 6,93

13.24. Tính pH của dung dịch chứa NH2OH và [NH3OH]Cl với tỷ lệ mol 4:1, biết

  1. 6,09
  1. 6,39
  1. 6,69
  1. 6,93

13.25. Cho các chất CH­3COOH, H2SO4, HClO4, Al3+. Theo thuyết acid base của Bronsted, các cặp acid-base liên hợp là:

  1. CH3COOH2+/CH3COOH; H2SO4/HSO4-; H2ClO4+/HClO4; [Al(H2O)3]3+/[Al(H2O)2OH]2+.
  1. CH3COOH/CH3COO-; H3SO4+/H2 SO4; HClO4/ClO4-; [Al(H2O)3]3+/[Al(H2O)2OH]2+.
  1. CH3COOH2+/CH3COOH; H2SO4/HSO4-; H2ClO4+/HClO4; [Al(H2O)6]3+/[Al(H2O)5OH]2+
  1. CH3COOH/CH3COO-; H3SO4+/H2SO4; HClO4/ClO4-; [Al(H2O)6]3+/[Al(H2O)5OH]2+.

13.26. Chỉ ra các ion/ hợp chất nào trong các phản ứng dưới đây là acid-base-lưỡng tính:

  1. Al(OH)3 + NaOH \= Na[Al(OH)]4
  1. FeCl3 + 6NaSCN \= Na3[Fe(SCN)6] + 3NaCl
  1. Na2[Co(SCN)4] + 6H2O \= [Co(H2O]6](SCN)2 + 2NaSCN
  1. Acid: OH-, SCN-, H2O, base: Al(OH)3, Fe3+, [Co(SCN)4]2-
  1. Acid: Al(OH)3, Fe3+, [Co(SCN)4]2-, base: OH-, SCN-, H2O
  1. Acid: Al(OH)3, H2O, [Co(SCN)4]2-, base: Fe3+, SCN-, H2O
  1. Acid: Fe3+, OH-, [Co(SCN)4]2-, base: Al(OH)3, H2O, SCN-

13.27. Chọn câu sai:

  1. Thuyết Bronsted-Lowry không thể áp dụng cho hợp chất tinh khiết.
  1. Cặp acid/base liên hợp có Ka.Kb =Ks (Ks: hằng số tự proton hóa của dung môi).
  1. Theo thuyết Bronsted-Lowry, base không thể là cation.
  1. Tại một nhiệt độ nhất định, hằng số acid càng lớn thì acid càng mạnh.

13.28. Chất nào sau đây có khả năng làm khô khí H2S ẩm

  1. P2O5
  1. Na2O
  1. CaO
  1. H2SO4 đậm đặc

13.29. Chọn câu đúng về các cặp acid/base liên hợp của H2O, HCl và NH3

  1. H3O+/H2O và H2O/OH-, HCl/Cl-, NH4+/NH3
  1. H3O+/H2O và H2O/OH-, HCl/Cl-, NH4+/NH3 và NH3/NH2-
  1. H3O+/H2O và H2O/OH-, H2Cl+/HCl và HCl/Cl-, NH4+/NH3 và NH3/NH2-
  1. H3O+/H2O và H2O/OH-, H2Cl+/HCl, NH3/NH2-

13.30. Cho các phản ứng giữa các chất: K2Cr2O7 và H2S, FeCl3 và KSCN, Cr(NO3)3 và Cr. Chất nào đóng vai trò là acid:

  1. H2S, KSCN, Cr(NO3)3
  1. H2S, FeCl3, Cr(NO3)3
  1. K2Cr2O7, KSCN, Cr
  1. K2Cr2O7, FeCl3, Cr(NO3)3

Chương XIV:

CÂN BẰNG ION CỦA CHẤT ĐIỆN LY KHÓ TAN

14.1. Chọn phương án đúng và đầy đủ nhất.

Độ tan của chất điện li ít tan trong nứơc ở nhiệt độ nhất định tăng lên khi thêm ion lạ có thể là do:

  1. Lực ion của dung dịch tăng lên làm giảm hệ số hoạt độ
  1. Ion lạ tạo kết tủa với một loại ion của chất điện li đó.
  1. Ion lạ tạo chất ít điện li với một loại ion của chất điện li ít tan đó.
  1. Ion lạ tạo chất bay hơi với một loại ion của chất điện ly ít tan đó.
  1. 3 và 4
  1. 2, 3 và 4
  1. 1, 2, 3 và 4
  1. 1

14.2. Chọn phương án đúng:

So sánh độ tan trong nước (S) của Ag2CrO4 với CuI ở cùng nhiệt độ , biết chúng là chất ít tan và có tích số tan bằng nhau:

14.3. Chọn so sánh đúng:

Cho biết tích số tan của Ag2CrO4 và CuI bằng nhau (T = 1 ×10-11,96). So sánh nồng độ các ion:

  1. [Ag+]>[
    ] > [Cu+] = [I-]
  1. [Ag+] =[
    ] > [Cu+] = [I-]
  1. [Ag+] >[
    ] = [Cu+] = [I-]
  1. [Ag+]> [
    ] < [Cu+]= [I-]

14.4. Chọn phương án đúng: Cho biết độ tan trong nước của Pb(IO3)2 là 4×10-5 mol/l ở 250C. Hãy tính tích số tan của Pb(IO3)2 ở nhiệt độ trên:

  1. 1,6×10-9
  1. 3,2 ×10-9
  1. 6,4 ×10-14
  1. 2,56 ×10-13

14.5. Chọn phương án đúng:

Trộn 50 ml dung dịch Ca(NO3)­2 1×10-4 M với 50 ml dung dịch SbF3 2×10-4M. Tính tích [Ca2+]× [F-]2. CaF2 có kết tủa hay không?

Biết tích số tan của CaF2 là T = 1×10-10,4.

  1. 1×10-11,34, không có kết tủa
  1. 1×10-10,74 , không có kết tủa
  1. 1×10-9,84 , có kết tủa.
  1. 1×10-80, không có kết tủa

14.6. Chọn đáp án đúng.

Cho biết pT của BaSO4 và SrSO4 lần lượt bằng 9,97 và 6,49.

Nhỏ từng giọt dung dịch (NH4)2SO4 0,1M vào 1 lít dung dịch chứa 0,0001 ion gam Ba2+ và 1 ion gam Sr2+ thì:

  1. Kết tủa BaSO4 xuất hiện trước.
  1. Kết tủa SrSO4 xuất hiện trước.
  1. Cả 2 kết tủa xuất hiện đồng thời.
  1. Không tạo thành kết tủa.

14.7. Chọn phương án đúng:

Tích số tan của Cu(OH)2 bằng 2×10-20.. Thêm dần NaOH vào dung dịch muối Cu(NO3)2 0,02M cho tới khi kết tủa Cu(OH)2 xuất hiện. Vậy, giá trị pH mà khi vượt quá nó thì kết tủa bắt đầu xuất hiện là:

14.8. Chọn phương án đúng:

Tính nồng độ Pb2+ bão hòa trong dung dịch KI 0,1M. Biết tích số tan của PbI2 bằng 1,4 ×10-8

  1. 1,4 × 10-5
  1. 2,4 × 10-3
  1. 1,2 × 10-4
  1. 1,4 × 10-6

14.9. Chọn trường hợp đúng:

Cho biết tích số tan của AgI ở 250C là 10–16.

  1. Độ tan của AgI trong nước nguyên chất là 10–8 mol/l.
  1. Độ tan của AgI trong dung dịch KI 0.1M giảm đi 107 lần so với trong nước nguyên chất.
  1. Độ tan của AgI trong nước sẽ nhiều hơn trong dung dịch NaCl 0,1M.
  1. Độ tan của AgI trong dung môi benzen sẽ lớn hơn trong dung môi nước.
  1. 1,3
  1. 2,4
  1. 1,3,4
  1. 1,2

14.10. Chọn các câu sai:

  1. Một chất ít tan sẽ kết tủa khi tích số nồng độ các ion của nó (với số mũ bằng số nguyên tử trong công thức phân tử của nó) bằng đúng tích số tan.
  1. Có thể làm tan một chất rắn ít tan bằng cách đưa vào dung dịch một loại ion có thể tạo với ion của chất ít tan đó một chất rắn ít tan hoặc ít điện ly khác.
  1. Các base có hằng số điện li nhỏ hơn 1×10-7 không thể tồn tại với một lượng đáng kể dưới dạng phân tử trong dung dịch có mặt acid mạnh.
  1. Dung dịch nước của các muối tạo thành từ acid và base có độ mạnh tương tương nhau luôn trung tính.
  1. 1, 3 , 4
  1. 1, 3
  1. 1, 2 , 4
  1. 3 , 4

14.11. Chọn phương án đúng:

Cho 3 dung dịch nước BaCl2, Na2CO3 và NaCl và nước nguyên chất. BaCO3 tan nhiều hơn cả trong:

  1. Dung dịch NaCl
  1. Dung dịch BaCl2
  1. Dung dịch Na2CO3
  1. H2O

14.12. Chọn giá trị đúng: Biết tích số tan ở 25oC của Fe(OH)3 là 1×10-37,6. Dung dịch FeCl3 0,1M sẽ bắt đầu xuất hiện kết tủa khi có độ pH của dung dịch bằng:

  1. 1,8
  1. \> 1,8
  1. < 1,8
  1. \> 12,2

14.13. Trường hợp nào ứng với dung dịch chưa bão hòa của chất điện li khó tan AmBn:

  1. [An+]m × [Bm-]n < TAmBn
  1. [An+]m × [Bm-]n = TAmBn
  1. [An+]m × [Bm-]n > TAmBn
  1. [An+] × [Bm-] > TAmBn

14.14. Trộn các dung dịch:

  1. 100ml dung dịch AgNO3 10-4M với 100ml dung dịch HCl 10-5M
  1. 100ml dung dịch AgNO3 10-4M với 100ml dung dịch NaCl 10-4M
  1. 100ml dung dịch AgNO3 10-4M với 100ml dung dịch HCl 10-6 M

Trong trường hợp nào có sự tạo thành kết tủa AgCl? Cho biết tích số tan của AgCl là T = 10 -9,6.

  1. Chỉ có trường hợp (1)
  1. Các trường hợp (1), (2)
  1. Chỉ có trường hợp (2)
  1. Cả 3 trường hợp.

14.15. Chọn phương án đúng:

Cho biết

;
;
;
.Thêm dần dần dung dịch Na2SO4 vào dung dịch chứa các ion kim loại Ba2+, Ca2+, Pb2+, Sr2+ có nồng độ bằng nhau là 0,01M. Hãy cho biết ion kim loại nào sẽ xuất hiện kết tủa sau cùng?

  1. Pb2+
  1. Ba2+
  1. Sr2+
  1. Ca2+

Chương XV:

PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION VÀ CÂN BẰNG THỦY PHÂN, CÂN BẰNG TRUNG HÒA

15.1. Ba dung dịch của cùng một chất tan NaCN có nồng độ C1 < C2 < C3. Dung dịch có độ thủy phân h nhỏ nhất là:

  1. Cả ba dung dịch có cùng độ thủy phân.
  1. Dung dịch nồng độ C2.
  1. Dung dịch nồng độ C3.
  1. Dung dịch nồng độ C1.

15.2. Ba dung dịch của cùng một chất tan CH3COONH4 có nồng độ C1 < C2 < C3 . Dung dịch có độ thủy phân ht lớn nhất là:

  1. Dung dịch nồng độ C1.
  1. Dung dịch nồng độ C2.
  1. Dung dịch nồng độ C3.
  1. Cả ba dung dịch có cùng độ thủy phân.

15.3. Chọn câu sai. Độ thủy phân của một muối bất kỳ sẽ càng lớn khi:

  1. Dung dịch càng loãng.
  1. Muối đó có hằng số thủy phân càng lớn.
  1. Acid và base tạo thành nó càng yếu.
  1. Nhiệt độ càng cao.

15.4. Chọn phương án đúng:

Sự thủy phân không xảy ra đối với các muối tạo thành từ:

  1. acid yếu và base mạnh
  1. acid mạnh và base yếu
  1. acid yếu và base yếu
  1. acid mạnh và base mạnh

15.5. Chọn câu sai. Độ thủy phân của một muối càng lớn khi:

  1. Acid tạo thành nó có hằng số điện ly càng nhỏ.
  1. Dung dịch càng đặc.
  1. Hằng số thủy phân càng lớn.
  1. Base tạo thành nó càng yếu.

15.6. Chọn đáp án đúng:

Cho:

,
,
,
.Trong các dung dịch sau, dung dịch nào có tính base:

  1. Dung dịch NH4F 0,1M 2) Dung dịch NH4CN 0,1M
  1. Dung dịch NaOH 10–9 M 4) Dung dịch Na3PO4 0,1M
  1. Dung dịch CH3COOH 0,1M
  1. 2,3
  1. 2,3,4
  1. 2,4
  1. 1,2,3,4,5

15.7. Chọn phương án đúng.

Xét môi trường dung dịch và ion tham gia thủy phân của các muối:

  1. KNO3: môi trường trung tính, không có ion bị thủy phân.
  1. NaClO4: môi trường base, anion bị thủy phân.
  1. NH4CH3COO: môi trường trung tính, cation và anion đều bị thủy phân.
  1. Fe2(SO4)3: môi trường trung tính, không có ion bị thủy phân.
  1. 1 , 2 và 3
  1. 1 và 2
  1. 3 và 4
  1. 1 , 3

15.8. Chọn trường hợp đúng:

Người ta trộn các dung dịch acid và base theo đúng tỷ lệ trung hòa. Đối với các cặp acid và base nào duới đây dung dịch thu được có môi trường trung tính hoặc coi như trung tính

  1. KOH + HClO4 2) NaOH + HF 3) NH3 + CH3COOH
  1. NH3 + HCl 5) NaOH + NaHCO3 6) Ba(OH)2 + HNO3
  1. 1, 3, 6
  1. 1, 3, 5
  1. 1, 6
  1. 1, 3, 5, 6

15.9. Chọn câu đúng. Những dung dịch muối nào sau đây bị thuỷ phân tạo môi trường base.

  1. NaCN 2) NH4NO3 3) FeCl3
  1. (NH4)2S 5) CH3COONH4

Cho biết: KHCN = 10-9.3;

;
;

  1. 1,4,5
  1. 2,3,5
  1. 1,4
  1. 1,2,5

15.10. Chọn phương án đúng:

Thêm thuốc thử nào dưới đây vào dung dịch FeCl3 sẽ làm tăng hoặc hạn chế sự thủy phân của muối:

  1. Na2CO3 2) HCl 3) NH4NO3
  1. Ca(CH3COO)2 5)NaCl 6) BaCl2
  1. Làm tăng: Na2CO3; Ca(CH3COO)2; BaCl2 Hạn chế: NH4NO3 ; HCl
  1. Làm tăng: Na2CO3 ; Ca(CH3COO)2 Hạn chế: NH4NO3 ; HCl
  1. Làm tăng: Na2CO3 ; Ca(CH3COO)2 Hạn chế: NH4NO3 ; HCl ; BaCl2
  1. Làm tăng: Na2CO3 Hạn chế: NH4NO3 ; HCl ; BaCl2

15.11. Chọn phương án đúng:

Cho phản ứng trao đổi ion:

NH4Cl(dd) + Na2S(dd) + H2O ⇄ NH3.H2O(dd) + NaHS(dd) + NaCl(dd)

Phương trình ion-phân tử của phản ứng trên là:

  1. NH4+(dd) + S2-(dd) ⇄ NH3.H2O(dd) + HS-(dd)
  1. NH4+(dd) + Na2S(dd) ⇄ NH3.H2O(dd) + HS-(dd) + 2Na+
  1. NH4+(dd) + S2-(dd) + H2O ⇄ NH3.H2O(dd) + HS-(dd)
  1. NH4+(dd) + Na2S(dd) ⇄ NH3.H2O(dd) + NaHS(dd) + Na+

15.12. Chọn phương án đúng:

Hãy cân bằng và viết phương trình sau đây về dạng phương trình ion rút gọn:

La2(CO3)3(r) + HCl(dd) ® LaCl3(dd) + CO2(k) + H2O(l)

  1. La2(CO3)3 + 6H+ ® 2La3+ + 3CO2 + 3H2O
  1. + 2H+ ® CO2 + H2O
  1. La3+ + 3Cl- ® LaCl3
  1. 2La3+ +
    + 6H+ +6Cl- ® 2LaCl3 + 3CO2 + 3H2O

15.13. Chọn phương án đúng:

Hãy cân bằng và viết phương trình sau đây về dạng phương trình ion rút gọn:

H2O(l) +KCN(dd) + [Cu(NH3)4]Cl2(dd) ⇄ K2[Cu(CN)3](dd) + NH3(k) + KCN(dd) + NH4Cl(dd) + KCl(dd)

  1. 2K+ + 3CN- + [Cu(NH3)4]Cl2 ⇄ K2[Cu(CN)3] + 4NH3 + 2Cl-
  1. H2O + 3K+ +4CN- +[Cu(NH3)4]2+ ⇄ K2[Cu(CN)3] + 2NH3 + KCN +
  1. 2H2O + 2K+ + 2CN- + Cu2+ + 4NH3 + 4Cl- ⇄ Cu+ + 4NH4Cl + 2KCN
  1. H2O + 7CN- + 2[Cu(NH3)4]2+ ⇄ 2[Cu(CN)3]2- + 6NH3 + CN- +

15.14. Chọn phát biểu sai:

  1. Acid yếu và base yếu không thể cùng tồn tại trong một dung dịch.
  1. Phản ứng trao đổi ion xảy ra khi tạo thành chất ít điện li hoặc chất ít tan.
  1. Phản ứng trung hòa là phản ứng thu nhiệt.
  1. Phản ứng trao đổi ion thường xảy ra với tốc độ lớn.
  1. 1
  1. 3
  1. 1 và 3
  1. 1, 3 và 4

15.15. Chọn phương án đúng:

Thêm thuốc thử nào dưới đây vào dung dịch Al(NO3)3 sẽ kìm hãm sự thủy phân của ion nhôm (III):

  1. Zn(NO3)2
  1. NaHCO3
  1. KCl
  1. NaCH3COO

Chương XVI:

ĐIỆN HÓA HỌC

16.1. Chọn câu đúng:

Trong phản ứng: 3Cl2 + I- + 6OH- = 6Cl- + IO3- + 3H2O

  1. Chất oxy hóa là Cl2 , chất bị oxy hóa là I-
  1. Chất khử là Cl2, chất oxy hóa là I-.
  1. Chất bị oxy hóa là Cl2, chất bị khử là I-
  1. Cl2 bị khử, I- là chất oxy hóa.

16.2. Chọn phương án đúng:

Trong phản ứng: 3K2MnO4 + 2H2SO4 = 2KMnO4 + MnO2 + 2K2SO4 + 2H2O

K2MnO4 đóng vai trò:

  1. Chất khử
  1. Chất oxi hóa
  1. Chất tự oxi hóa, tự khử
  1. Chất tạo môi trường.

16.3. Chọn phương án đúng:

Trong phản ứng: FeS + HNO3 \= NO2 + Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + H2O

HNO3 đóng vai trò:

  1. Chất tự oxi hóa, tự khử
  1. Chất khử
  1. Chất oxi hóa
  1. Chất oxi hóa và tạo môi trường.

16.4. Chọn phương án đúng:

Cho phản ứng oxy hóa khử:

K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 ® Cr2(SO4)3 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + H2O

Cân bằng phản ứng trên. Nếu hệ số trước K2Cr2O7 là 1 thì hệ số đứng trước H2SO4 và Fe2(SO4)3 lần lượt là:

  1. 7, 6
  1. 5, 3
  1. 7, 3
  1. 4, 5

16.5. Chọn nhận xét sai.

Cho nguyên tố Ganvanic gồm điện cực hidro tiêu chuẩn (1) và điện cực H2(

, Pt) nhúng vào trong dung dịch HCl 0,1M (2). Ở nhiệt độ nhất định nguyên tố này có:

  1. Sức điện động giảm khi pha loãng dung dịch ở điện cực (2).
  1. Thế điện cực của điện cực (2) giảm khi nồng độ của dung dịch HCl giảm.
  1. Điện cực (1) làm điện cực dương.
  1. Quá trình oxy hóa xảy ra trên điện cực (2).

16.6. Chọn đáp án đúng.

Cho nguyên tố ganvanic tạo bởi điện cực (1) (gồm một thanh Ag nhúng trong dung dịch AgNO3 0,001N) và điện cực (2) (gồm thanh Ag nhúng trong dung dịch AgNO3 0,1N). Đối với nguyên tố này có:

  1. Quá trình khử xảy ra trên cực (1).
  1. Cực (1) là cưc dương.
  1. Điện cực (2) bị tan ra.
  1. Ở mạch ngoài electron chuyển từ điện cực (1) sang điện cực (2).

16.7. Chọn phương án đúng:

Nguyên tố Ganvanic Zn ½ Zn2+(1M) ∥ Ag+(1M) ½ Ag có sức điện động thay đổi như thế nào khi tăng nồng độ Zn2+ và Ag+ một số lần như nhau. Cho biết thế khử tiêu chuẩn của các cặp Zn2+/Zn và Ag+/Ag lần lượt bằng –0,763V và 0,799V.

  1. Không đổi
  1. Giảm xuống
  1. Tăng lên
  1. Không xác định được

16.8. Chọn đáp án sai.

Cho nguyên tố ganvanic tạo bởi 2 điện cực hydro nhúng vào dung dịch HCl 1M. Điện cực (1) có áp suất hydro là 0,1atm. Điện cực (2) có áp suất hydro là 1atm. Đối với nguyên tố này có:

  1. Quá trình khử xảy ra trên cực (1).
  1. Ở mạch ngoài electron chuyển từ điện cực (1) sang điện cực (2).
  1. Cực (2) là cưc âm.
  1. Sức điện động của pin ở 250C là 0,059V.
  1. Tại điện cực (2) có khí hydro bay lên.
  1. 2,5
  1. 1,3,5
  1. 2,4
  1. 1,2,4

16.9. Chọn đáp án đúng. Cho nguyên tố ganvanic tạo bởi điện cực (1) (gồm một thanh Ag nhúng trong dung dịch AgNO3 0,001N) và điện cực (2) (gồm thanh Ag nhúng trong dung dịch AgNO3 0,1N). Đối với nguyên tố này có:

  1. Quá trình oxy hóa xảy ra trên cực (2).
  1. Cực (2) là anod.
  1. Điện cực (1) có kết tủa bạc.
  1. Sức điện động của pin ở 250C là E = 0,118V.

16.10. Chọn phương án đúng:

Pin Sn | Sn2+ 1M ∥ Pb2+ 0,46M | Pb được thiết lập ở 250C. Cho biết thế điện cực tiêu chuẩn

;
.

  1. Sức điện động của pin E = 0V
  1. Sức điện động của pin E = 0,01V
  1. Ở mạch ngoài, electron chuyển từ điện cực Sn sang điện cực Pb
  1. Ở điện cực Pb có Pb bám vào; ở điện cực Sn, Sn bị tan ra.
  1. 2,3,4.
  1. 3,4.
  1. 1.
  1. Tất cả đều sai.

16.11. Chọn phương án đúng:

Cho các số liệu sau:

  1. jo (Ca2+/Ca) \= - 2,79 V 2) jo (Zn2+/Zn) \= - 0,764 V
  1. jo (Fe2+/Fe) \= - 0,437 V 4) jo (Fe3+/Fe2+) \= + 0,771 V

Các chất được sắp xếp theo thứ tự tính oxy hóa tăng dần như sau:

  1. Fe3+ < Fe2+ < Zn2+ < Ca2+
  1. Ca2+ < Zn2+ < Fe2+ < Fe3+
  1. Zn2+ < Fe3+ < Ca2+ < Fe2+
  1. Ca2+ < Zn2+ < Fe3+ < Fe2+

16.12. Chọn phương án đúng: Cho các thế oxy hóa khử chuẩn:

Fe3+ + e = Fe2+ jo \= +0,77V

Ti4+ + e = Ti3+ jo \= -0,01V

Ce4+ + e = Ce3+ jo \= +1,14V

Cho biết chất oxi hóa yếu nhất và chất khử yếu nhất trong số các ion trên (theo thứ tự tương ứng):

  1. Ti4+ ; Ce3+
  1. Fe3+ ; Ti3+
  1. Ce4+ ; Fe2+
  1. Ce4+ ; Ti3+

16.13. Chọn phương án đúng:

Cho hai pin có ký hiệu và sức điện động tương ứng:

(-)Zn½Zn2+ ∥Pb2+½Pb(+) E1 = 0,63V

(-)Pb½Pb2+ ∥Cu2+½Cu(+) E2 = 0,47V

Vậy sức điện động của pin (-)Zn½Zn2+∥Cu2+½Cu(+) sẽ là:

  1. –1,1V
  1. 1,1V
  1. 1,16V
  1. –0,16V

16.14. Chọn trường hợp đúng:

Tính thế khử chuẩn

ở 250C trong môi trường acid. Cho biết thế khử chuẩn ở 250C trong môi trường acid:

  1. 0,771V
  1. 0,667V
  1. 1,33V
  1. 0,627V

16.15. Tính thế điện cực tiêu chuẩn của Cu2+/Cu+ khi có mặt ion I-. Cho biết

\= 0,77V, TCuI = 1 ×10-11,96

  1. +0,430V
  1. -0,859V
  1. +0,859V
  1. Không tính được vì không biết nồng độ của I-

16.16. Tính thế điện cực tiêu chuẩn của Fe3+/Fe2+ khi có mặt ion OH-. Cho biết thế điện cực tiêu chuẩn của Fe3+/Fe2+ bằng 0,77V, tích số tan của Fe(OH)2 và Fe(OH)3 lần lượt là: 1 ×10-15,0, 1 × 10-37,5

  1. -0,279V
  1. -0,558V
  1. +0,558V
  1. Không tính được vì không biết nồng độ của OH-

16.17. Chọn phương án đúng:

Một điện cực Cu nhúng vào dung dịch CuSO4, thế của điện cực này sẽ thay đổi như thế nào khi:

  1. Thêm Na2S (có kết tủa CuS) 2) Thêm NaOH (có kết tủa Cu(OH)2)
  1. Thêm nước (pha loãng) 4) Thêm NaCN (tao phức [Cu(CN)4]2-
  1. Chỉ giảm cho 3 trường hợp đầu.
  1. Không đổi cho cả 4 trường hợp.
  1. Giảm cho cả 4 trường hợp.
  1. Tăng cho cả 4 trường hợp.

16.18. Chọn phương án đúng:

Thế của điện cực đồng thay đổi như thế nào khi pha loãng dung dịch muối Cu2+ của điện cực xuống 10 lần:

  1. giảm 59 mV
  1. Tăng 29,5 mV
  1. tăng 59 mV
  1. giảm 29,5 mV

16.19. Chọn câu đúng và đầy đủ nhất:

Thế điện cực của điện cực kim loại có thể thay đổi khi một trong các yếu tố sau thay đổi:

  1. Nồng độ muối của kim loại làm điện cực 2) nhiệt độ
  1. Bề mặt tiếp xúc giữa kim loại với dung dịch
  1. nồng độ muối lạ 5) bản chất dung môi
  1. 1,2,4,5
  1. 1,2,3,4,5
  1. 1,2
  1. 3,4,5

16.20. Chọn phương án đúng:

Đối với điện cực hydro khi thay đổi nồng độ H+ thì tính oxi hóa của điện cực thay đổi. Vậy khi giảm nồng độ H+ thì:

  1. Tính oxi hóa của H+ tăng do j tăng.
  1. Tính oxi hóa của H+ tăng do j giảm.
  1. Tính khử của H2 tăng do j giảm.
  1. Tính khử của H2 tăng do j tăng.

16.21. Chọn đáp án đúng:

Cho thế khử tiêu chuẩn của các bán phản ứng sau:

Fe3+ + e = Fe2+ jo \= 0,77 V

I2 + 2e = 2I- jo \= 0,54 V

Phản ứng: 2 Fe2+ + I2 = 2 Fe3+ + 2 I- có đặc điểm:

  1. Eo = -1,00 V; phản ứng không thể xảy ra tự phát ở điều kiện tiêu chuẩn.
  1. Eo \= 1,00 V; phản ứng có thể xảy ra tự phát ở điều kiện tiêu chuẩn.
  1. Eo \= 0,23 V; phản ứng có thể xảy ra tự phát ở điều kiện tiêu chuẩn.
  1. Eo = -0,23 V; phản ứng không thể xảy ra tự phát ở điều kiện tiêu chuẩn.

16.22. Chọn phương án đúng:

Các phản ứng nào dưới đây có thể xảy ra ở điều kiện tiêu chuẩn:

  1. 2MnCl2(dd) + 2Cl2(k) + 8H2O = 2HMnO4(dd) + 14HCl(dd)
  1. K2Cr2O7(dd) + 14HCl(dd) = 3Cl2(k) + 2CrCl3(dd) + 2KCl(dd) + 7H2O
  1. MnO2(r) + 4HCl(dd) = MnCl2(dd) + Cl2(k) + 2H2O

Cho các thế khử tiêu chuẩn:

+ 8H+ + 5e- = Mn2+ + 4H2O j0 \= 1,51 V

Cl2(k) + 2e- = 2Cl- j0 \= 1,359 V

+ 14H+ + 6e- \= 2Cr3+ + 7H2O j0 \= 1,33 V

MnO2(r) + 4H+ + 2e- \= Mn2+ + 2H2O j0 \= 1,23 V

  1. 2, 3
  1. 2
  1. 1, 2, 3
  1. không có phản ứng nào xảy ra được

16.23. Chọn đáp án đầy đủ nhất.

Thế khử tiêu chuẩn của các cặp Br2/2Br- , Fe3+/Fe2+ , Cu2+/Cu, MnO4-/Mn2+ , Sn4+/Sn2+ lần lượt bằng 1,07V ; 0,77V; 0,34V ; 1,52V ; 0,15V. Ở điều kiện tiêu chuẩn, Brom có thể oxy hóa được:

  1. Fe2+ lên Fe3+
  1. Fe2+ lên Fe3+ và Sn2+ lên Sn4+
  1. Fe2+ lên Fe3+ , Sn2+ lên Sn4+ và Cu lên Cu2+
  1. Sn2+ lên Sn4+

16.24. Chọn câu đúng:

  1. Pin là thiết bị biến hóa năng của phản ứng oxy hóa - khử thành điện năng.
  1. Điện phân là quá trình biến điện năng của dòng điện một chiều thành hóa năng.
  1. Pin là quá trình biến hóa năng của một phản ứng oxy hóa - khử thành điện năng .
  1. Các quá trình xảy ra trong pin và bình điện phân trái ngươc nhau.
  1. 2 và 4
  1. 1, 2 và 4
  1. 1 và 3
  1. 2 và 3

16.25. Trong các phát biểu sau, phát biểu sai là:

  1. Quá thế phụ thuộc bản chất của chất phóng điện ở điện cực, bản chất và trạng thái bề mặt của điện cực.
  1. Kim loại làm điện cực có thế điện cực càng âm thì càng có tính khử yếu.
  1. Sức điện động của pin phụ thuộc vào nồng độ chất oxy hóa và chất khử.
  1. Sức điện động của pin phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

16.26. Chọn phương án đúng:

Hoà tan Fe vào dung dịch H2SO4 loãng. Phản ứng xảy ra mãnh liệt nhất trong dung dịch:

  1. Chỉ có acid sunfuric tinh khiết.
  1. Có mặt ion Mg2+.
  1. Có mặt ion Al3+.
  1. Có mặt ion Ag+.

16.27. Chọn đáp án đúng:

Cho phản ứng: Sn4+ + Cd ⇄ Sn2+ + Cd2+

Thế khử chuẩn

  1. Phản ứng diễn ra theo chiều nghịch ở điều kiện tiêu chuẩn
  1. Ký hiệu của pin tương ứng là: (-)Pt|Sn2+,Sn4+∥Cd2+|Cd(+)
  1. Sức điện động tiêu chuẩn của pin E0 = 0,25V
  1. Hằng số cân bằng của phản ứng ở 250C là 4 x1018
  1. 4
  1. 1,2
  1. 2,4
  1. 1,2,3

16.28. Chọn đáp án đúng:

Cho thế khử tiêu chuẩn ở 250C và ở pH = 0 của bán phản ứng:

\= 1,51V

  1. Khi
    và pH = 5, ở 250C
  1. Khi tăng pH môi trường thì tính oxi hóa của
    giảm, tính khử của Mn2+ tăng.
  1. là chất oxi hóa mạnh trong môi trường base.
  1. Mn2+ là chất khử mạnh trong môi trường acid.
  1. 2,4
  1. 1,2
  1. 3,4
  1. 1,3

16.29. Chọn phương án đúng:

Sơ đồ các pin hoạt động trên cơ sở các phản ứng oxy hóa khử:

Sn(r) + Pb(NO3)2(dd) = Sn(NO3)­2(dd) + Pb(r)

2HCl(dd) + Zn(r) = ZnCl2(dd) + H2(k) là:

  1. (-) Sn½Sn(NO)2 ∥ Pb(NO3)2½Pb (+)

(-) H2(Pt)½HCl∥ ZnCl2½Zn (+)

  1. (-) Pb½Pb(NO3)2∥ Sn(NO3)2½Sn (+)

(-) H2(Pt)½HCl∥ ZnCl2½Zn (+)

  1. (-) Sn½Sn(NO3)2∥ Pb(NO3)2½Pb (+)

(-) Zn½ZnCl2∥ HCl ½H2(Pt) (+)

  1. (-) Pb½Pb(NO3)2∥ Sn(NO3)2½Sn (+)

(-) Zn½ZnCl2∥ HCl½H2(Pt) (+)

16.30. Chọn phương án đúng:

Chọn trường hợp đúng:

Cho quá trình điện cực:

+ 8H+ + 5e \= Mn2+ + 4H2O

Phương trình Nerst đối với quá trình đã cho ở 250C có dạng:

16.31. Chọn phương án đúng:

Cho jo (Sn4+/Sn2+) = 0,15 V. Xác định giá trị của tỉ lệ [Sn4+]/[Sn2+] để thế của điện cực này bằng 0,169 V. Lấy (2,303 RT / F) = 0,059.

  1. 2,00
  1. 4,41
  1. 2,49
  1. 3,5

16.32. Chọn phương án đúng: Máy đo pH hoạt động dựa vào việc đo hiệu điện thế giữa điện cực calomen bão hoà KCl: Pt, Hg | Hg2Cl2 | KCl bão hòa (có thế điện cực ổn định j \= + 0,268V) và điện cực hydro: Pt | H2 (1atm) | H+ (dung dịch cần đo pH). Hãy tính pH của dung dịch ở 250C nếu hiệu điện thế của hai điện cực này là 0,564V.

  1. 5,0
  1. 4,0
  1. 3,0
  1. 6,0

16.33. Chọn phương án đúng:

Khi điện phân một dung dịch nước chứa đồng thời các muối NaCl và Na2SO4 bằng điện cực không hòa tan, quá trình điện phân ở anod xảy ra lần lượt theo thứ tự:

  1. Cl- , H2O, SO42-
  1. Cl- , SO42-, H2O
  1. H2O , Cl- , SO42-
  1. Cl- , H2O , SO42-

16.34. Chọn phương án đúng:

Điện phân dung dịch CuSO4 1M trong nước, điện cực trơ.

  1. Ở catod đồng thời có Cu kết tủa và H2 bay ra; anod có O2­ bay ra.
  1. Ở catod đầu tiên Cu kết tủa ra, khi nồng độ Cu2+ giảm đến một nồng độ nào đó thì có thêm H2 bay ra; anod có O2 bay ra do sự phóng điện của SO42-.
  1. Ở catod có Cu kết tủa ra, khi hết Cu2+ trong dung dịch thì có H2 bay ra; ở anod có O2 thoát ra.
  1. Ở catod đầu tiên Cu kết tủa ra,khi nồng độ Cu2+ giảm đến một nồng độ nào đó thì có thêm H2 bay ra; anod có O2 bay ra.

16.35. Chọn phương án đúng: Khi điện phân dung dịch NaCl, điện cực trơ, có màng ngăn, ở catod tạo thành:

  1. NaOCl và khí Cl2
  1. NaOH và khí H2
  1. NaOCl và khí H2
  1. NaOH và khí Cl2

MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO

ĐỀ 1:

Đề thi có 40 câu. Thời gian làm bài thi: 45 phút

Thí sinh chỉ được chọn 1 trong 4 đáp án, trong trường hợp có nhiều đáp án phù hợp với yêu cầu thì chỉ chọn đáp án đúng và đầy đủ nhất.

Thí sinh không được sử dụng tài liệu kể cả bảng hệ thống tuần hoàn.

Câu 1: Chọn phương án đúng: Cấu hình electron hóa trị của ion

là:

Câu 2: Chọn phương án đúng:

Cho biết số electron tối đa và số lượng tử chính n của các lớp lượng tử K và M:

  1. lớp K: 8e, n =2; lớp M: 32e, n = 4
  1. lớp K: 2e, n =1; lớp M: 32e, n = 4
  1. lớp K: 2e, n =2; lớp M: 18e, n = 3
  1. lớp K: 2e, n =1; lớp M: 18e, n = 3

Câu 3: Chọn phương án sai:

  1. Tương tác định hướng xuất hiện giữa các phân tử đồng cực không có bản chất điện.
  1. Liên kết hydro nội phân tử sẽ làm giảm nhiệt độ sôi của chất lỏng.
  1. Liên kết Van der Waals là liên kết giữa các phân tử.
  1. Liên kết cộng hóa trị và liên kết ion là các loại liên kết mạnh.

Câu 4: Chọn phương án đúng: Trong bảng hệ thống tuần hoàn:

  1. Số oxy hóa dương lớn nhất của tất cả các nguyên tố bằng với số thứ tự phân nhóm của nguyên tố đó.
  1. Số oxy hóa âm nhỏ nhất của các nguyên tố phân nhóm VIIA bằng –1.
  1. Số oxy hóa dương lớn nhất của các nguyên tố nhóm III (A và B) bằng +3.
  1. Số oxy hóa âm nhỏ nhất của mọi nguyên tố bằng 8 trừ số thứ tự nhóm.
  1. 3 và 4
  1. 2 và 3
  1. 1, 2
  1. 1, 3 và 4

Câu 5: Chọn phương án đúng: Ion

có đặc điểm cấu tạo:

  1. Dạng tam giác phẳng, bậc liên kết 1,33; có liên kết p không định chỗ.
  1. Dạng tháp tam giác, bậc liên kết 1,33; có liên kết p không định chỗ.
  1. Dạng tam giác phẳng, bậc liên kết 1; không có liên kết p.
  1. Dạng tháp tam giác, bậc liên kết 1; không có liên kết p.

Câu 6: Chọn phương án sai: Số lượng tử từ mℓ:

  1. Đặc trưng cho sự định hướng của các AO trong không gian.
  1. Cho biết số lượng AO trong một lớp lượng tử.
  1. Có giá trị bao gồm – ℓ , … , 0 , … , +ℓ.
  1. Số giá trị của mℓ phụ thuộc vào giá trị của ℓ.

Câu 7: Chọn phương án đúng:

Trạng thái của electron ở lớp ngoài cùng trong nguyên tử có Z = 29 được đặc trưng bằng các số lượng tử (quy ước electron điền vào các ocbitan theo thứ tự mℓ từ +ℓ đến –ℓ):

  1. n = 4, ℓ = 0, mℓ = 0, ms = +1/2 và -1/2
  1. n = 3, ℓ = 2, mℓ = –2, ms = +1/2
  1. n = 4, ℓ = 0, mℓ = 0, ms = +1/2
  1. n = 3, ℓ = 2, mℓ = +2, ms = –1/2

Câu 8: Chọn phát biểu sai về phương pháp MO:

  1. MO liên kết có năng lượng lớn hơn AO ban đầu.
  1. Các electron trong phân tử chịu ảnh hưởng của tất cả các hạt nhân nguyên tử trong phân tử.
  1. Việc phân bố của các electron trong phân tử tuân theo các quy tắc như trong nguyên tử đa electron (trừ quy tắc Kleshkovski).
  1. Ngoài MO liên kết và phản liên kết còn có MO không liên kết.

Câu 9: Chọn phương án đúng:

  1. Kim cương không dẫn điện vì vùng cấm có năng lượng lớn hơn 3eV.
  1. Tinh thể NaCl dẫn điện vì nó có chứa các ion.
  1. Cacbon graphit không dẫn điện vì nó là một phi kim loại.
  1. Chất bán dẫn là chất có miền dẫn và miền hóa trị che phủ nhau.

Câu 10: Chọn phương án đúng:

Nguyên tố có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s25p64f126s2 thuộc:

  1. chu kì 6, phân nhóm IIIB, phi kim loại.
  1. chu kì 6, phân nhóm IIB, kim loại.
  1. chu kì 6, phân nhóm IIA, kim loại.
  1. chu kì 6, phân nhóm IIIB, kim loại.

Câu 11: Chọn phương án đúng:

Chọn tất cả các bộ ba số lượng tử được chấp nhận trong các bộ sau:

  1. n = 4, ℓ = 3, mℓ \= -3 2) n = 4, ℓ = 2, mℓ \= +3
  1. n = 4, ℓ = 1, mℓ \= 2 4) n = 4, ℓ \= 0, mℓ \= 0
  1. 1,4
  1. 1,2,4
  1. 2,3
  1. 3,4

Câu 12: Chọn phương án đúng:

Trong hợp chất H2O2, số oxy hóa và hoá trị của Oxy lần lượt là:

  1. -2 ; 2
  1. -1 ; 1
  1. -1 ; 2
  1. -2 ; 1

Câu 13: Chọn phương án đúng: Số liên kết cộng hóa trị tối đa một nguyên tố có:

  1. Bằng số orbitan hóa trị
  1. Bằng số orbitan hóa trị chứa electron
  1. Bằng số electron hóa trị
  1. Bằng số orbitan hóa trị có thể lai hóa

Câu 14: Chọn phương án đúng:

Electron cuối của nguyên tử A có bộ các số lượng tử sau (quy ước electron điền vào các ocbitan theo thứ tự mℓ từ +ℓ đến –ℓ): n = 3, ℓ = 2, mℓ = +1, ms = +½

Xác định số thứ tự trong bảng hệ thống tuần hoàn và công thức electron nguyên tử của A ở trạng thái cơ bản:

  1. Z = 21, A: 1s22s22p63s23p63d3
  1. Z = 25, A: 1s22s22p63s23p64s23d5
  1. Z = 24, A: 1s22s22p63s23p64s13d5
  1. Z = 22, A: 1s22s22p63s23p64s23d2

Câu 15: Chọn phương án đúng:

Trong các liên kết sau, liên kết có thể tồn tại bền vững trong thực tế là (coi trục liên nhân là trục x):

  1. 2)
    3)
  1. 5)
    6)
  1. 1,2,6
  1. 4,5,6
  1. 1,2,3,4,5,6
  1. 1,2,3,5

Câu 16: Chọn phương án đúng:

Trong cùng một chu kỳ theo thứ tự từ trái qua phải, ta có:

  1. Số lớp electron tăng dần.
  1. Có xu hướng giảm năng lượng ion hóa.
  1. Có xu hướng tăng dần tính khử.
  1. Có xu hướng tăng dần tính phi kim loại.
  1. 1,2,3
  1. 2,4
  1. 3
  1. 4

Câu 17: Chọn phương án đúng:

Dãy nguyên tử 6O, 7F, 14Si, 16S có bán kính R tăng dần theo dãy:

  1. RS < RSi < RF < RO
  1. RF < RO < RS < RSi
  1. RO < RF < RSi < RS
  1. RSi < RS < RO < RF

Câu 18: Chọn phương án đúng: Bốn orbital lai hóa sp3 có đặc điểm:

  1. Hình dạng giống nhau nhưng năng lượng và định hướng không gian khác nhau.
  1. Năng lượng bằng nhau, hình dạng và định hướng không gian khác nhau.
  1. Hình dạng và năng lượng giống nhau nhưng định hướng không gian khác nhau và phân bố đối xứng trong không gian.
  1. Hình dạng, năng lượng và định hướng không gian hoàn toàn giống nhau với góc lai hóa là 109o28’.

Câu 19: Chọn phương án đúng:

Chu kỳ 3 và chu kỳ 7 có tối đa bao nhiêu nguyên tố

  1. CK3: 8; CK7: 32
  1. CK3: 8; CK7: 18
  1. CK3: 18; CK7: 98
  1. CK3: 18; CK7: 32

Câu 20: Chọn phương án đúng:

Ocbital 1s của nguyên tử H có dạng hình cầu, nghĩa là:

  1. Xác suất gặp electron 1s của H giống nhau theo mọi hướng trong không gian.
  1. Quỹ đạo chuyển động của e là hình cầu.
  1. Khoảng cách của electron 1s đến nhân H luôn luôn không đổi.
  1. electron 1s chỉ di chuyển tại vùng không gian bên trong hình cầu ấy.

Câu 21: Chọn phương án đúng:

  1. I1 của các nguyên tố phân nhóm chính trong cùng 1 chu kỳ tăng dần từ trái sang phải.
  1. Trong cùng một nguyên tố, có mối liên hệ sau: I3 = I1 + I2.
  1. Từ trên xuống trong phân nhóm chính nhóm I có I1 giảm dần.
  1. Chỉ 1,2 đúng
  1. Tất cả cùng đúng
  1. Chỉ 2,3 đúng
  1. Chỉ 3 đúng

Câu 22: Chọn phương án đúng:

Cho: 1H, 5B, 6C, 9F, 16S, 54Xe. Trong các tiểu phân sau, tiểu phân có cấu trúc tứ diện đều là:

  1. 2) SF4 3) XeF4 4) CH4
  1. CH4 , SF4
  1. CH4 , XeF4
  1. , CH4
  1. CH4 ,
    , XeF4

Câu 23: Chọn phương án đúng:

Orbital 5f có các số lượng tử n, ℓ và số electron tối đa lần lượt là:

  1. n = 5; ℓ \= 1; 7
  1. n = 5; ℓ \= 2; 10
  1. n = 5; ℓ \= 4; 18
  1. n = 5; ℓ \= 3; 14

Câu 24: Chọn phương án đúng: Chọn ái lực electron mạnh hơn trong các cặp sau:

  1. 8O hay 9F 2) 8O hay 8O−
  1. 11Na hay 10Ne 4) 19K hay 20Ca
  1. O, O, Na, Ca
  1. F, O−, Na, K
  1. F, O−, Ne, Ca
  1. F, O, Na, K

Câu 25: Chọn phương án đúng:

Cho các nguyên tử 20Ca, 26Fe, 33As, 50Sn, 53I. Các ion có cấu hình khí trơ gần nó nhất là:

  1. Ca2+, Fe2+, As3-, I−.
  1. Ca2+, As3-, I−.
  1. Ca2+, Fe3+, As3-, Sn4+, I−.
  1. Ca2+, As3-, Sn4+, I−.

Câu 26: Chọn phương án đúng:

Nguyên tố X thuộc chu kỳ 4, phân nhóm phụ nhóm 4 có cấu hình electron là:

  1. [Ar]4s23d104p2
  1. [Ar]4s24p2
  1. [Ar]4s23d2
  1. [Ar]3s23p64s23d2

Câu 27: Chọn phương án đúng:

Nhiệt độ nóng chảy của dãy các hợp chất AH4 của các nguyên tố p phân nhóm IVA khi đi từ trên xuống:

  1. Tăng lên do khối lượng phân tử tăng lên.
  1. Của CH4 lớn nhất do tạo liên kết hydro liên phân tử.
  1. Xấp xỉ nhau do độ phân cực của phân tử bằng nhau.
  1. Tăng lên do năng lượng liên kết A – H giảm xuống.

Câu 28: Chọn phương án đúng:

Trong hệ thống tuần hoàn, các nguyên tố nằm trong phân nhóm phụ có các đặc điểm sau:

  1. Chỉ có số oxy hóa dương.
  1. Có thể cho đi hoặc nhận vào từng electron một cho đến khi đạt cấu hình khí trơ.
  1. Từ chu kỳ 4 trở đi đã xuất hiện các nguyên tố f.
  1. Chỉ 1,2 đúng
  1. Chỉ 2,3 đúng
  1. Chỉ 1 đúng
  1. Tất cả cùng đúng

Câu 29: Chọn phương án đúng:

Hợp chất nào dưới đây có liên kết cộng hóa trị:

(1) HCl (2) NaH (3) BH3 (4) CH3Cl

  1. 1, 2, 4
  1. 1, 2, 3
  1. 1, 3, 4
  1. 2, 3, 4

Câu 30: Chọn phương án đúng:

Trong cùng chu kỳ, bán kính ion của các nguyên tố phân nhóm VIA lớn hơn bán kính ion đẳng electron của các nguyên tố phân nhóm VIIA, do các nguyên tố phân nhóm VIA có:

  1. Độ âm điện nhỏ hơn.
  1. Ái lực electron nhỏ hơn.
  1. Điện tích hạt nhân nguyên tử nhỏ hơn.
  1. Khối lượng nguyên tử nhỏ hơn.

Câu 31: Chọn phương án đúng:

So sánh bán kính cation, anion và nguyên tử của S:

Câu 32: Chọn phương án sai theo thuyết cơ học lượng tử:

  1. Hai electron trong cùng một ô lượng tử được biểu thị bằng hàm sóng (hàm orbital nguyên tử) khác nhau vì có số lượng tử từ spin khác nhau.
  1. Trong một nguyên tử có thể có nhiều electron có năng lượng bằng nhau.
  1. Ở trạng thái cơ bản, các electron chiếm các mức năng lượng sao cho năng lượng của nguyên tử là nhỏ nhất.
  1. Trong nguyên tử nhiều electron, năng lượng của ocbitan không chỉ phụ thuộc vào số lượng tử chính n, mà còn phụ thuộc vào số lượng tử phụ ℓ .

Câu 33: Chọn phương án đúng: Ái lực electron của nguyên tố:

  1. là năng lượng phát ra (–) hay thu vào (+) khi kết hợp một electron vào nguyên tử ở thể khí không bị kích thích.
  1. tăng đều đặn trong một chu kì từ trái qua phải.
  1. có trị số bằng năng lượng ion hóa thứ nhất ( I1) của nguyên tố đó.
  1. là năng lượng cần tiêu tốn để kết hợp thêm một electron vào nguyên tử trung hòa.

Câu 34: Chọn phương án đúng:

Xác định các nguyên tố có công thức electron hóa trị dưới đây là kim loại (KL), phi kim loại (PK) hay lưỡng tính (LT). Cho biết mức oxy hóa dương cao nhất và mức oxy hóa âm thấp nhất (nếu có) của chúng (sắp theo thứ tự yêu cầu):

  1. 3d54s1 B) 5s25p5
  1. A: KL; +6; -2 ; B: PK; +5; -3
  1. A: KL; +6 ; B: PK; +7; -1
  1. A: KL; +1 ; B: KL; +7 ; -1
  1. A: PK; +5; -1 ; B: LT; +5; -3

Câu 35: Chọn phương án đúng:

Nguyên tố X ở chu kỳ IV, phân nhóm VIIB. Nguyên tố X có:

  1. Z = 25, là phi kim loại
  1. Z = 24, là kim loại
  1. Z = 25, là kim loại
  1. Z = 26, là phi kim loại

Câu 36: Chọn phương án đúng: Ocbital nguyên tử là:

  1. Hàm sóng mô tả chuyển động spin của electron trong nguyên tử được xác định bởi 4 số lượng tử n, ℓ, mℓ và ms.
  1. Hàm sóng mô tả chuyển động không gian của electron trong nguyên tử được xác định bởi 3 số lượng tử n, ℓ, mℓ.
  1. Vùng không gian bất kỳ chứa 90% xác suất có mặt của electron.
  1. Quỹ đạo chuyển động của electron trong nguyên tử.

Câu 37: Chọn phương án đúng:

Cho các nguyên tố: 15P, 22Ti, 24Cr, 25Mn, 47Ag. Ở trạng thái cơ bản nguyên tố có nhiều và ít electron độc thân nhất lần lượt là:

  1. Mn, Ag
  1. Cr, Ag
  1. P, Mn
  1. Cr, Ti

Câu 38: Chọn chú giải đúng của phương trình sóng Schrödinger:

  1. E là năng lượng toàn phần và V là thế năng của hạt vi mô phụ thuộc vào tọa độ x, y, z.
  1. Đây là phương trình sóng mô tả sự chuyển động của hạt vi mô của hệ có sự thay đổi theo thời gian.
  1. y là hàm sóng đối với các biến x, y, z mô tả sự chuyển động của hạt vi mô ở điểm có toạ độ x, y và z phụ thuộc vào thời gian.
  1. 1,2
  1. 1
  1. 2,3
  1. 1,3

Câu 39: Chọn phương án đúng: Phân tử SO3 có:

  1. cấu hình tháp tam giác, có cực.
  1. cấu hình tháp tam giác, có liên kết p định chỗ.
  1. cấu hình tam giác phẳng, không cực.
  1. cấu hình tam giác phẳng, có liên kết p di động.

Câu 40: Chọn phương án sai:

  1. Độ dài liên kết là khoảng cách giữa hai hạt nhân nguyên tử trong liên kết (đơn vị Ǻ).
  1. Năng lượng liên kết là năng lượng cần tiêu tốn để phá vỡ liên kết (đơn vị kJ/mol hay kcal/mol)
  1. Góc hóa trị là một đại lượng đặc trưng cho tất cả các loại phân tử.
  1. Mọi loại liên kết hóa học đều có bản chất điện.
  1. Độ phân cực một phân tử bằng tổng độ phân cực của các liên kết có trong phân tử đó.
  1. 3, 4, 5
  1. 3,5
  1. 1, 3, 5
  1. không có phát biểu nào sai.

- Hết -

ĐỀ 2:

Đề thi có 40 câu. Thời gian làm bài thi: 45 phút

Thí sinh chỉ được chọn 1 trong 4 đáp án, trong trường hợp có nhiều đáp án phù hợp với yêu cầu thì chỉ chọn đáp án đúng và đầy đủ nhất.

Thí sinh không được sử dụng tài liệu kể cả bảng hệ thống tuần hoàn.

Câu 1: Chọn phương án đúng:

Nguyên tử của nguyên tố X có 5 electron ở lớp ngoài cùng và thuộc chu kỳ 4.

  1. Cấu hình electron hóa trị của X là 4s23d3.
  1. X có điện tích hạt nhân Z = 33.
  1. X thuộc chu kỳ 4, phân nhóm chính VB trong bảng hệ thống tuần hoàn.
  1. Số oxy hóa dương cao nhất của X là +5.
  1. 2,3,4
  1. 2,4
  1. 1,2,3
  1. 1,3

Câu 2: Chọn phương án đúng:

Trạng thái của electron ở lớp lượng tử ngoài cùng trong các nguyên tử có Z = 27 được đặc trưng bằng các số lượng tử:

  1. n = 4, ℓ = 0, mℓ = 0, ms = +1/2 và -1/2
  1. n = 3, ℓ = 2, mℓ = -2, ms = +1/2
  1. n = 3, ℓ = 2, mℓ = +2, ms = -1/2
  1. Tất cả đều sai
  1. 3
  1. 1
  1. 2

Câu 3: Chọn trường hợp đúng:

Gọi trục liên nhân là trục x. Liên kết p sẽ được tạo thành do sự xen phủ giữa các AO hóa trị của các nguyên tử tương tác:

(1)

(2) 3dxz và 3dxz (3) 3dyz và 3dyz

(4) 3dxy và 3dxy (5)

  1. 1, 5
  1. 1,2,4
  1. 2,3
  1. 3,4,5

Câu 4: Chọn phát biểu đúng:

  1. Trong cùng một nguyên tử, ocbitan 2s có kích thước lớn hơn orbital 1s.
  1. Trong nguyên tử 1e, năng lượng của electron trên AO 2p lớn hơn năng lượng của electron trên AO 2s.
  1. Xác suất gặp electron của AO 3dxy lớn nhất trên trục x và trục y.
  1. Năng lượng của electron trên AO 2pz lớn hơn năng lượng electron trên AO 2px.
  1. 1,2
  1. 3,4
  1. 2,3
  1. 1

Câu 5: Chọn trường hợp đúng:

Dựa vào các tính chất của liên kết cộng hóa trị theo phương pháp VB, hãy dự đoán phân tử không thể tồn tại trong số các phân tử sau: SF6, BrF7, IF7, ClF3, NCl5, I7F

  1. SF6, BrF7
  1. NCl5, I7F
  1. ClF3, NCl5
  1. BrF7, IF7

Câu 6: Chọn phương án đúng:

Trong dãy hợp chất với hydro của các nguyên tố nhóm VIA: H2O, H2S, H2Se, H2Te, nhiệt độ sôi các chất biến thiên như sau:

  1. Tăng dần từ H2O đến H2Te.
  1. Chúng có nhiệt độ sôi xấp xỉ nhau vì có cấu trúc phân tử tương tự nhau.
  1. Không so sánh được vì độ phân cực của chúng khác nhau.
  1. Nhiệt độ sôi của H2O > H2S < H2Se < H2Te (nhiệt độ sôi của H2S thấp nhất)

Câu 7: Chọn câu chính xác nhất: Trong ion

có 4 liên kết cộng hóa trị gồm:

  1. Ba liên kết ghép chung electron có cực và một liên kết cho nhận có cực.
  1. Ba liên kết cho nhận và 1 liên kết ghép chung electron.
  1. Ba liên kết ghép chung electron không cực và một liên kết cho nhận có cực.
  1. Bốn liên kết ghép chung electron có cực.

Câu 8: Chọn phát biểu đúng:

  1. Mọi hợp chất có liên kết ion đều bền hơn hợp chất có liên kết cộng hóa trị.
  1. Không có hợp chất nào chứa 100% là liên kết ion.
  1. Ở trạng thái tinh thể NaCl dẫn điện rất kém.
  1. Liên kết giữa kim loại và phi kim luôn là liên kết ion.
  1. 2, 3
  1. 1, 4
  1. 3, 4
  1. 1, 2
  1. 3, 1, 5, 4, 16
  1. 1, 1, 5, 4, 25
  1. 3, 5, 1, 11, 9
  1. 2, 3, 4, 2, 5

Câu 10: Chọn phương án đúng:

Sắp các ion sau: 3Li+, 11Na+, 17Cl-, 19K+, 35Br-, 53I- theo chiều tăng dần bán kính.

  1. Li+ < Na+ < Cl- < K+ < Br- < I-
  1. Na+ < K+ < Cl- < Br- < I- < Li+
  1. K+ < Cl- < Br- < I- < Na+ < Li+
  1. Li+ < Na+ < K+ < Cl- < Br- < I-

Câu 11: Chọn phương án đúng:

Ở trạng thái tinh thể, hợp chất CH3COONa có những loại liên kết nào:

  1. Liên kết ion.
  1. Liên kết cộng hóa trị.
  1. Liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
  1. Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị và liên kết Van Der Waals.

Câu 12: Chọn phương án sai:

  1. Có thể đồng thời xác định chính xác vị trí và tốc độ của electron.
  1. Electron vừa có tính chất hạt vừa có tính chất sóng.
  1. Electron luôn chuyển động trên một quỹ đạo xác định trong nguyên tử.
  1. Không có hàm sóng nào có thể mô tả trạng thái của electron trong nguyên tử.
  1. 1,2,3
  1. 1,2,4
  1. 1,3,4
  1. 2,3

Câu 13: Chọn phương án đúng:

Chọn tất cả các bộ ba số lượng tử được chấp nhận trong các bộ sau:

  1. n = 4, ℓ = 3, mℓ \= -3 2) n = 4, ℓ = 2, mℓ \= +3
  1. n = 4, ℓ = 1, mℓ \= 2 4) n = 4, ℓ \= 0, mℓ \= 0
  1. 2,3,4
  1. 1,4
  1. 1,3,4
  1. 3,4

Câu 14: Chọn phương án đúng:

Sự lai hóa sp3 của nguyên tử trung tâm trong dãy ion:

giảm dần do:

  1. Mật độ electron trên các ocbitan nguyên tử tham gia lai hóa giảm dần.
  1. Năng lượng các ocbitan nguyên tử tham gia lai hóa tăng dần.
  1. Sự chênh lệch năng lượng giữa các phân lớp electron 3s và 3p tăng dần.
  1. Kích thước các nguyên tử trung tâm tham gia lai hóa tăng dần.

Câu 15:

Ion X4+ có cấu hình e phân lớp cuối cùng là 3p6. Vậy giá trị của 4 số lượng tử của e cuối cùng của nguyên tử X là (qui ước mℓ có giá trị từ -ℓ đến +ℓ)

  1. n = 4, ℓ = 1, mℓ = –1, ms = –½
  1. n = 3, ℓ = 2, mℓ = –1, ms = +½
  1. n = 3, ℓ = 2, mℓ = +1, ms = +½
  1. n = 3, ℓ = 2, mℓ = +1, ms = –½

Câu 16:

Dự đoán điện tích hạt nhân của nguyên tố kim loại kiềm (chưa phát hiện) ở chu kỳ 8 của bảng HTTH, biết nguyên tố 87Fr là kim loại kiềm thuộc chu kỳ 7.

  1. 105
  1. 137
  1. 119
  1. 147

Câu 17:

Cho hai nguyên tử với các phân lớp electron ngoài cùng là: X(3s23p1) và Y(2s22p4). Công thức phân tử của hợp chất giữa X và Y có dạng:

  1. X2Y3
  1. XY­2
  1. XY3
  1. X3Y

Câu 18: Chọn phát biểu sai:

  1. Tất cả các loại hợp chất hóa học được tạo thành từ ít nhất một trong ba loại liên kết mạnh là ion, cộng hóa trị và kim loại.
  1. Mọi loại liên kết hóa học đều có bản chất điện.
  1. Liên kết kim loại là liên kết không định chỗ.
  1. Liên kết p có thể được hình thành do sự che phủ của ocbitan s và ocbitan p.

Câu 19: Cho 9F, 17Cl, 35Br, 53I.

Sắp xếp theo thứ tự độ dài liên kết tăng dần trong số các phân tử sau: ICℓ, IBr, BrCℓ, FCℓ.

  1. BrCℓ < ICℓ < IBr < FCℓ
  1. IBr < ICℓ < FCℓ < BrCℓ
  1. FCℓ < BrCℓ < ICℓ < IBr
  1. ICℓ < IBr < BrCℓ < FCℓ

Câu 20: Các phát biểu nào sau đây là không chính xác hoặc không đầy đủ

  1. Đa số các nguyên tố kim loại có độ âm điệm nhỏ hơn các nguyên tố phi kim.
  1. Chênh lệch độ âm điện giữa A và B càng lớn thì liên kết A – B càng ít phân cực.
  1. Trong tất cả các chu kì, độ âm điện luôn tăng đều đặn từ trái qua phải.
  1. Trong một chu kì, kim loại kiềm có độ âm điện nhỏ nhất.
  1. 1, 4
  1. 3, 4
  1. 2,3
  1. 1, 2,3

Câu 21: Chọn phương án đúng:

Số electron độc thân của các nguyên tử ở trạng thái cơ bản có cấu hình electron hóa trị như sau lần lượt là:

  1. 4f75d16s2 2) 5f146d77s2 3) 3d54s1 4) 4f86s2
  1. 1) 4 ; 2) 5 ; 3) 6 ; 4) 5
  1. 1) 4 ; 2) 4 ; 3) 2 ; 4) 5
  1. 1) 8 ; 2) 3 ; 3) 6 ; 4) 6
  1. 1) 8 ; 2) 7 ; 3) 6 ; 4) 6

Câu 22: So sánh góc liên kết trong các hợp chất cộng hóa trị sau:

  1. NH3 ; 2) NF3 ; 3) NI3 ; 4) CO2
  1. 4 < 1 < 3 < 2
  1. 3 < 1 < 2 < 4
  1. 2 < 3 < 1 < 4
  1. Không so sánh được

Câu 23: Chọn phương án đúng:

Cho các nguyên tố 11Na, 12Mg, 13Al, 15P, 16S thuộc chu kỳ 3, năng lượng ion hóa thứ nhất I1 của các nguyên tố trên tuân theo trật tự nào sau đây:

  1. Na < Al < Mg < S < P
  1. Na < Mg < Al < P < S
  1. Na < Al < Mg < P < S
  1. S < P < Al < Mg < Na

Câu 24: Chọn phương án sai:

Dấu của hàm sóng được biểu diễn trên hình dạng của các AO như sau:

  1. AO p có dấu ở hai vùng không gian ngược nhau.
  1. AO s chỉ mang dấu (+).
  1. AO s có thể mang dấu (+) hay dấu (-).
  1. Trong AO d, các vùng không gian đối nhau thì cùng dấu, các vùng không gian cạnh nhau thì ngược dấu.

Câu 25: Chọn phương án đúng:

Số liên kết cộng hóa trị tối đa một nguyên tố có thể đạt được:

  1. Bằng số electron hóa trị
  1. Bằng số orbitan hóa trị
  1. Bằng số orbitan hóa trị có thể lai hóa
  1. Bằng số orbitan hóa trị chứa electron

Câu 26: Chọn phát biểu sai:

Nguyên tố X có cấu hình e lớp cuối cùng là 2s22p6 .

  1. X là chất rắn ở điều kiện thường.
  1. Là nguyên tố cuối cùng của chu kỳ 2.
  1. X ở chu kỳ 2 và phân nhóm VIIIA.
  1. X là nguyên tố trơ về mặt hóa học ở điều kiện khí quyển.

Câu 27: Chọn trường hợp đúng:

Cho cấu hình electron của các nguyên tử X , Y, Z , T như sau:

X: 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s25p64f56s2

Y: 1s22s22p63s23p63d104s24p3

Z: 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s1

T: 1s22s22p63s23p63d104s2

  1. T là kim loại chuyển tiếp thuộc phân nhóm VIIIB.
  1. Y là kim loại chuyển tiếp thuộc phân nhóm VB.
  1. X là kim loại chuyển tiếp f thuộc phân nhóm IIIB.
  1. Z là kim loại kiềm thuộc phân nhóm IA.

Câu 28: Chọn phương án đúng:

Trong liên kết Van der Waals của hợp chất CH4 thì tương tác nào là đáng kể:

  1. Không có cơ sở để xác định.
  1. Tương tác định hướng.
  1. Tương tác khuếch tán.
  1. Tương tác cảm ứng.

Câu 29: Các phát biểu nào sau đây là không chính xác

  1. Theo định nghĩa thì ái lực electron là năng lượng cần tiêu tốn để kết hợp thêm một electron vào nguyên tử trung hòa.
  1. Ái lực electron của một nguyên tố bằng năng lượng ion hóa của nó nhưng ngược dấu.
  1. Các nguyên tố có cấu hình electron ngoài cùng là ns2, ns2np3, ns2np6 có ái lực electron rất yếu.
  1. 1, 2
  1. 1, 2, 3
  1. 2, 3
  1. 1, 3

Câu 30: Chọn phương án đúng: Trong phân tử CO

  1. Hóa trị của O là 3 2) Số oxi hóa của O là -2
  1. Số oxi hóa của O là -3 4) Phân tử CO có cực
  1. 3,4
  1. 2,4
  1. 1,2,4
  1. 2

Câu 31:

Chọn phương án sai theo thuyết cơ học lượng tử áp dụng cho nguyên tử đa electron:

  1. Ở trạng thái cơ bản, các electron chiếm các mức năng lượng sao cho tổng năng lượng của chúng là nhỏ nhất.
  1. Trong mỗi phân lớp, các electron sắp xếp sao cho số electron độc thân là tối đa.
  1. Năng lượng của electron chỉ phụ thuộc vào số lượng tử chính.
  1. Các electron trong cùng một nguyên tử không thể có 4 số lượng tử giống nhau.

Câu 32: Chọn phương án đúng:

Xác định trạng thái lai hóa của các nguyên tử cacbon trong phân tử sau (từ trái qua phải): CH3─CH═CH─C≡C─CHO

  1. sp3, sp2, sp2, sp, sp, sp2.
  1. sp3, sp2, sp, sp2, sp3,sp2.
  1. sp3, sp2, sp2, sp, sp, sp.
  1. sp, sp2, sp3, sp, sp, sp2.

Câu 33: Chọn phương án đúng:

Hợp chất nào có moment lưỡng cực bằng không:

  1. trans-ClHC=CHCl 2) CH3Cl 3) CS2 4) NO2
  1. 1,4
  1. 1,3
  1. 3,4
  1. 2,3

Câu 34: Chọn phát biểu đúng:

  1. Tính chất hóa học của một nguyên tố hóa học phụ thuộc vào số khối.
  1. Khối lượng của nguyên tử phần lớn tập trung ở lớp vỏ điện tử.
  1. Không thể tồn tại nguyên tử mà hạt nhân nguyên tử không có neutron.
  1. Nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau thì điện tích hạt nhân khác nhau.
  1. Các nguyên tử của hai hay nhiều nguyên tố có thể kết hợp theo một tỷ lệ xác định để tạo thành hợp chất.
  1. 1,4,5
  1. 1,2,3
  1. 3,5
  1. 4,5

Câu 35:

Chọn nguyên tử trung tâm Z thích hợp trong số các nguyên tử sau 6C, 7N, 16S để các phân tử hoặc ion sau đây tồn tại thực và có dạng tương ứng:

  1. [OZO] thẳng hàng. 2) [ZO3]- tam giác phẳng. 3) [ZO3]2- tháp tam giác.
  1. 1) S ; 2) N ; 3) C
  1. 1) C ; 2) N ; 3) S
  1. 1) N ; 2) S ; 3) C
  1. 1) N ; 2) C ; 3) S

Câu 36: Chọn phương án đúng: Cho: 1H, 4Be, 6C, 7N, 8O, 16S, 17Cl

Trong các tiểu phân sau, tiểu phân nào có cấu trúc dạng đường thẳng: CO2, BeCl2, H2S, NH2-, COS (với C là nguyên tử trung tâm), NO2

  1. CO2, H2S, NO2.
  1. BeCl2, H2S, NH2-.
  1. NH2-, COS, NO2.
  1. CO2, BeCl2, COS.

Câu 37: Chọn phương án đúng:

Ion M3+ và ion X2- có phân lớp cuối cùng lần lượt là 2p6 và 4p6.

  1. M thuộc chu kỳ 3, phân nhóm IIIB, là kim loại; X thuộc chu kỳ 4, phân nhóm VA, là phi kim.
  1. M thuộc chu kỳ 2, phân nhóm VIIIA, là khí hiếm; X thuộc chu kỳ 4, phân nhóm VIA, là phi kim.
  1. M thuộc chu kỳ 3, phân nhóm IIIA, là kim loại; X thuộc chu kỳ 4, phân nhóm VIA, là phi kim.
  1. M thuộc chu kỳ 3, phân nhóm IIIA, là kim loại; X thuộc chu kỳ 4, phân nhóm VIB, là kim loại.

Câu 38: Cho 5B, 9F. Chọn phương án đúng: Phân tử BF3 có đặc điểm cấu tạo:

  1. Dạng tam giác đều, bậc liên kết 1; không có liên kết p.
  1. Dạng tam giác đều, bậc liên kết 1,33; có liên kết p không định chỗ.
  1. Dạng tháp tam giác, bậc liên kết 1; có liên kết p định chỗ.
  1. Dạng tháp tam giác, bậc liên kết 1,33; có liên kết p không định chỗ.

Câu 39: Chọn phát biểu đúng về hợp chất H2SO4

  1. Trong phân tử H2SO4 tồn tại liên kết cộng hóa trị và liên kết ion.
  1. S là nguyên tử trung tâm trong hợp chất và có trạng thái lai hóa là sp3.
  1. Số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất lần lượt là: H: +1; S: +6; O: -2.
  1. 1, 2, 3
  1. 1
  1. 2, 3
  1. 1, 3
  1. Các electron f
  1. Các electron p
  1. Các electron s
  1. Các electron d

- Hết -

ĐỀ 3:

Đề thi có 55 câu. Thời gian làm bài thi: 65 phút

Thí sinh chỉ được chọn 1 trong 4 đáp án, trong trường hợp có nhiều đáp án phù hợp với yêu cầu thì chỉ chọn đáp án đúng và đầy đủ nhất.

Thí sinh không được sử dụng tài liệu kể cả bảng hệ thống tuần hoàn.

Câu 1: Chọn trường hợp đúng:

Xác định cấu hình electron hóa trị của nguyên tố có số thứ tự 31 trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố.

  1. 4s14p2
  1. 3d104s14p2
  1. 4s24p1
  1. 3d104s24p1

Câu 2: Chọn phương án đúng:

Trong bảng hệ thống tuần hoàn, các nguyên tố nằm trong phân nhóm phụ có các đặc điểm sau:

(1) Chỉ có số oxy hóa dương.

(2) Đều là nguyên tố d.

(3) Cation tương ứng đều có cấu hình e khác khí trơ.

(4) Đều là kim loại.

  1. 1,2,4
  1. 2,3
  1. 1,2,3,4
  1. 1,4

Câu 3:

Tìm vị trí của nguyên tố X trong bảng hệ thống tuần hoàn có 4 lớp electron và có tổng spin theo qui tắc Hund là +3.

  1. Chu kỳ 4, phân nhóm VIIB , ô 25
  1. Chu kỳ 4, phân nhóm VB , ô 23
  1. Chu kỳ 4, phân nhóm VIB , ô 24
  1. Chu kỳ 3, phân nhóm IIIA , ô 13

Câu 4: Chọn trường hợp đúng:

So sánh năng lượng ion hóa thứ nhất I1 của 11Na(1); 12Mg(2); 13Al(3); 15P(4) và 16S(5):

  1. (1) < (3) < (4) < (5) < (2)
  1. (5) < (4) < (3) < (2) < (1)
  1. (1) < (3) < (2) < (5) < (4)
  1. (1) < (2) < (3) < (4) < (5)

Câu 5: Độ dài liên kết trong các tiểu phân NO, NO+ và NO- tăng dần theo thứ tự:

  1. NO < NO- < NO+
  1. NO+ < NO < NO-
  1. NO- < NO < NO+
  1. NO < NO+ < NO-

Câu 6: Chọn phát biểu đúng:

(1) Trong cùng một nguyên tử, ocbitan np có kích thước lớn hơn ocbitan (n-1)p.

(2) Trong cùng một nguyên tử, năng lượng của electron trên AO ns lớn hơn năng lượng của electron trên AO (n-1)s.

(3) Xác suất gặp electron của một AO 4f ở mọi hướng là như nhau.

(4) Năng lượng của electron trên AO 3dzx lớn hơn năng lượng của electron trên AO 3dxy.

  1. 1, 4
  1. 2,3
  1. 1,2,3
  1. 1,2

Câu 7: Cho các chất: BF3,CO32-, SO2, SO3, SO32-, SO42-, NO2, NO2-. Số chất có liên kết π không định chỗ là

Câu 8: Chọn câu sai trong các phát biểu sau về hợp chất ion:

  1. Dẫn điện ở trạng thái tinh thể.
  1. Phân ly thành ion khi tan trong nước.
  1. Dẫn điện ở trạng thái nóng chảy.
  1. Nhiệt độ nóng chảy cao.

Câu 9: Chọn phương án đúng:

Xác định trạng thái lai hóa của các nguyên tử cacbon trong phân tử sau (từ trái qua phải): CH3─CH═CH─C≡CH.

  1. sp3, sp2, sp, sp2, sp3.
  1. sp, sp2, sp3, sp, sp.
  1. sp3, sp2, sp2, sp, sp.
  1. sp3, sp2, sp, sp2, sp3.

Câu 10: Chọn câu đúng.

Sự thêm electron vào ocbitan phân tử phản liên kết dẫn đến hệ quả:

  1. Giảm độ dài và tăng năng lượng liên kết.
  1. Tăng độ dài và giảm năng lượng liên kết.
  1. Giảm độ dài và giảm năng lượng liên kết.
  1. Tăng độ dài và tăng năng lượng liên kết.

Câu 11: Chọn phương án đúng:

Trong dãy các chất sau: HF, HCl, HBr, HI, chất bị ion hóa nhiều nhất khi cho vào nước là:

  1. H – F
  1. H – Br
  1. H – Cl
  1. H – I

Câu 12: Chọn phát biểu sai:

  1. Kim cương không dẫn điện vì miền cấm có năng lượng lớn hơn 3eV.
  1. Chất dẫn điện là chất có miền dẫn và miền hóa trị che phủ nhau hoặc tiếp xúc nhau.
  1. Dung dịch NaCl dẫn điện vì nó có chứa các ion.
  1. Cacbon graphit không dẫn điện vì nó là một phi kim loại

Câu 13: Chọn các orbital có hình dạng giống nhau:

(1) 2px ; 3py ; 4pz. (2) 3dxy ; 3dyz ; 3dzx ;

(3) 1s ; 2s ; 3s. (4)

; 3pz .

  1. 1,2,3,4.
  1. 1,2,3.
  1. 3.
  1. 4.

Câu 14: Chọn phát biểu sai:

(1) Độ dài liên kết là khoảng cách giữa hai hạt nhân nguyên tử liên kết (đơn vị angstrom ).

(2) Góc hóa trị là một đại lượng đặc trưng cho tất cả các loại phân tử.

(3) Chỉ có liên kết ion mới có bản chất điện.

Câu 15: Chọn phương án đúng:

Số liên kết cộng hóa trị tối đa một nguyên tố có thể đạt được:

  1. Bằng số electron hóa trị
  1. Bằng số orbitan hóa trị
  1. Bằng số orbitan hóa trị có thể lai hóa
  1. Bằng số orbitan hóa trị chứa electron

Câu 16

Cho hai nguyên tử với các phân lớp e ngoài cùng là: X(3s23p1) và Y(2s22p4). Công thức phân tử của hợp chất giữa X và Y có dạng:

  1. XY­2
  1. X2Y3
  1. XY3
  1. X3Y

Câu 17

Sắp xếp các hợp chất VCl3, VCl2, VCl4 và VCl5 theo sự tăng dần tính cộng hóa trị của liên kết.

  1. VCl4 < VCl2 < VCl3 < VCl5
  1. VCl3 < VCl4 < VCl2 < VCl5
  1. VCl2 < VCl3 < VCl4 < VCl5
  1. VCl5 < VCl4 < VCl3 < VCl2

Câu 18: Chọn phương án đúng:

Chọn các phân tử và ion có cấu hình không gian là tứ diện đều:

  1. CH4 , SiH4, CCl4,
    ,
    .
  1. SF4, NH3, H2O, COCl2.
  1. BF3, CO2, SO2, CH2O.
  1. CH4, SiF4, CH3Cl, CH2Cl2.

Câu 19: Chọn câu đúng. Cho: 3Li, 12Mg, 13Al, 26Fe, 27Co, 29Cu.

So sánh tác dụng phân cực của các cặp ion:

  1. Cu+ <Li+; Mg2+>Fe2+; Al3+ >Co3+
  1. Cu+ >Li+; Mg2+> Fe2+; Al3+<Co3+
  1. Cu+ >Li+; Mg2+< Fe2+; Al3+<Co3+
  1. Cu+ <Li+; Mg2+>Fe2+;Al3+<Co3+

Câu 20: Chọn trường hợp đúng:

Nguyên tố A có 4 lượng tử của electron cuối cùng là n = 3 ; ℓ = 2 ; mℓ = -1 ; ms = +1/2. (Quy ước các ocbitan được sắp xếp mℓ theo thứ tự từ -ℓ đến +ℓ). Nguyên tố A có:

  1. Z = 23 và là phi kim
  1. Z = 20 và là phi kim
  1. Z = 21 và là kim loại
  1. Z = 22 và là kim loại

Câu 21: Chọn phương án đúng:

Sắp xếp theo thứ tự tăng dần về bán kính của các ion sau: O2-, Al3+, F-, Mg2+, Na+ (biết rằng 8O, 13Al, 9F, 12Mg, 11Na)

  1. Al3+ < Mg2+ < Na+ < F- < O2-
  1. Al3+ < Na+ < F- < O2- < Mg2+
  1. Na+ < Al3+ < Mg2+ < O2- < F-
  1. O2- < F- < Na+ < Mg2+ < Al3+

Câu 22: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:

  1. Các liên kết cộng hóa trị và ion có bản chất điện.
  1. Các liên kết Hidro và Van der Waals là liên kết yếu, nội phân tử.
  1. Liên kết hidro liên phân tử sẽ làm tăng nhiệt độ sôi của chất lỏng.
  1. Liên kết kim loại là liên kết không định chỗ.

Câu 23: Chọn phương án đúng:

Ở trạng thái tinh thể, hợp chất Na2SO4 có những loại liên kết nào:

  1. Liên kết ion , liên kết cộng hóa trị và liên kết Van Der Waals
  1. Liên kết ion.
  1. Liên kết cộng hóa trị, liên kết ion và liên kết hydro
  1. Liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

Câu 24: Chọn phương án đúng: Liên kết ion có các đặc trưng cơ bản là:

  1. Có tính định hướng mạnh.
  1. Chỉ có tính ion.
  1. Là loại liên kết tồn tại trong tất cả chất rắn.
  1. Tính không bão hòa và không định hướng.

Câu 25: Chọn trường hợp đúng: So sánh nhiệt độ nóng chảy của H2O và HF:

  1. Của H2O thấp hơn vì khối lượng phân tử của H2O(18) nhỏ hơn của HF(20)
  1. Chỉ có thể so sánh khi có số liệu thực nghiệm vì F và O nằm ở hai phân nhóm khác nhau.
  1. Của H2O thấp hơn vì moment lưỡng cực của H2O (1.84D) nhỏ hơn của HF (1.91D)
  1. Của H2O cao hơn vì mỗi mol H2O tạo được nhiều liên kết hydro hơn so với mỗi mol HF

Câu 26: Chọn phương án đúng:

Ion M3+ và ion X2- có phân lớp cuối cùng lần lượt là 2p6 và 4p6. Hãy xác định vị trí của các nguyên tử M và X trong bảng phân loại tuần hoàn và có tính kim loại hay phi kim.

  1. M thuộc chu kỳ 3, phân nhóm IIIA, là kim loại; X thuộc chu kỳ 4, phân nhóm VIA, là phi kim;
  1. M thuộc chu kỳ 3, phân nhóm IIIB, là kim loại; X thuộc chu kỳ 4, phân nhóm VIA, là phi kim;
  1. M thuộc chu kỳ 3, phân nhóm IIIB, là kim loại; X thuộc chu kỳ 4, phân nhóm VA, là phi kim;
  1. M thuộc chu kỳ 3, phân nhóm IIIA, là kim loại; X thuộc chu kỳ 3, phân nhóm VA, là phi kim;

Câu 27: Chọn phương án đúng: Hợp chất nào dưới đây chỉ có liên kết cộng hóa trị:

(1) NH4Cl ; (2) H2S ; (3) NF3 ; (4) CCl4

  1. 1,3,4
  1. 1,2,3
  1. 1,2,4
  1. 2,3,4

Câu 28: Chọn trường hợp đúng:

Gọi trục liên nhân là trục x .Liên kết tạo thành giữa các AO hóa trị của các nguyên tử tương tác:

(1)

sẽ là s (2) 3dxz và 3dxz sẽ là d (3) 3dyz và 3dyz sẽ là d

(4) 3dxy và 3dxy sẽ là p (5)

sẽ là σ

  1. 2,3,4
  1. 3,4,5
  1. 1,5
  1. 1,2,3,4,5

Câu 29: Chọn phương án đúng: Chuỗi nào sau đây gọi là hydrogenoid:

  1. H ; He+ ; Li2+ ; Be3+.
  1. H ; F ; Cl ; Br ; I.
  1. H ; Li ; Na ; K ; Rb ; Cs.
  1. H+ ; Li+ ; Na+ ; K+ ; Rb+ ; Cs+.

Câu 30

Biết 8O, áp dụng phương pháp MO để xác định cấu hình electron của ion

(chọn z làm trục liên nhân)

Câu 31: Chọn so sánh đúng về góc liên kết:

  1. CH4 > NH3 > H2O > NF3.
  1. C2H6 > C2H4 > C2H2 (góc CĈH)
  1. NF3 > NCl3 > NBr3 > NI3.
  1. CO2 > SO2 > NO2.

Câu 32: Chọn phương án đúng: Trong quang phổ phát xạ của nguyên tử hydro:

  1. Dãy Brackett tương ứng với e chuyển từ mức năng lượng n >2 trở về n = 2, vùng ánh sáng thấy được.
  1. Dãy Balmer tương ứng với e chuyển từ mức năng lượng n >4 trở về n = 4, vùng tử ngoại.
  1. Dãy Lyman tương ứng với e chuyển từ mức năng lượng n >1 trở về n = 1, vùng hồng ngoại.
  1. Dãy Paschen tương ứng với e chuyển từ mức năng lượng n >3 trở về n = 3, vùng hồng ngoại.

Câu 33: Chọn phương án đúng:

Sự lai hóa sp3 của nguyên tử trung tâm trong dãy ion:

giảm dần do:

  1. Sự chênh lệch năng lượng giữa các phân lớp electron 3s và 3p tăng dần.
  1. Mật độ electron trên các ocbitan nguyên tử tham gia lai hóa giảm dần.
  1. Kích thước các nguyên tử trung tâm tham gia lai hóa tăng dần.
  1. Năng lượng các ocbitan nguyên tử (AO) tham gia lai hóa tăng dần.

Câu 34: Chọn phát biểu sai:

  1. Mọi loại liên kết hóa học đều có bản chất điện.
  1. Liên kết cộng hóa trị kiểu s là kiểu liên kết cộng hóa trị bền nhất.
  1. Liên kết cộng hóa trị được hình thành trên 2 cơ chế: Cho nhận và ghép đôi.
  1. Liên kết p có thể được hình thành do sự che phủ của ocbitan s và ocbitan p.

Câu 35:

Ion X3- có cấu hình lớp ngoài cùng là 2p6. Vậy nguyên tố X có vị trí trong bảng hệ thống tuần hoàn và các tính chất đặc trưng như sau:

  1. Chu kì 2, phân nhóm VA , ô số 7, phi kim, số oxy hóa dương cao nhất +5, số oxy hóa âm thấp nhất -3.
  1. Chu kì 2, phân nhóm VIA , ô 8, phi kim, số oxy hóa dương cao nhất 6+, số oxy hóa âm thấp nhất -3.
  1. Chu kì 2, phân nhóm VIIIB, ô 10, khí hiếm.
  1. Chu kì 2, phân nhóm IVA, ô 6, phi kim, số oxy hóa dương cao nhất 4+, không có số oxy hóa âm.

Câu 36: Chọn phương án đúng:

Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 36, số hạt không mang điện bằng nửa số hạt mang điện. Cấu hình e của nguyên tử X là:

  1. 1s2 2s2 2p6 3s1
  1. 1s2 2s2 2p6 3s2
  1. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
  1. 1s2 2s2 2p6

Câu 37: Chọn phương án đúng:

Ion X2+ có phân lớp e cuối cùng là 3d5. Electron cuối cùng được xếp vào nguyên tử X có bộ 4 số lượng tử là: (Qui ước mℓ từ -ℓ đến +ℓ)

  1. n = 4, ℓ \= 0, mℓ \= 0, ms = -½.
  1. n = 3, ℓ \= 2, mℓ \= +2, ms = +½.
  1. n = 3, ℓ \= 2, mℓ \= -1, ms = -½.
  1. n = 3, ℓ \= 2, mℓ \= +2, ms = -½.

Câu 38: Chọn câu sai:

Ngược lại với NaCl, LiI tan nhiều trong rượu, tan ít trong nước, nhiệt độ nóng chảy thấp. Lí do là vì:

  1. Liên kết trong phân tử LiI mang nhiều đặc tính cộng hóa trị, trái lại liên kết trong phân tử NaCl mang nhiều đặc tính ion.
  1. LiI có khối lượng phân tử lớn hơn NaCl.
  1. Ion Li+ có bán kính nhỏ hơn ion Na+, trong khi ion I- có bán kính lớn hơn ion Cl- nên sự phân cực của các ion trong LiI mạnh hơn.
  1. Liên kết Li–I ít phân cực hơn liên kết Na–Cl.

Câu 39: Chọn phát biểu đúng về orbitan nguyên tử:

  1. là bề mặt có mật độ electron bằng nhau của đám mây electron.
  1. là quỹ đạo chuyển động của electron.
  1. là vùng không gian bên trong đó các electron chuyển động.
  1. là vùng không gian bên trong đó có xác suất gặp electron ≥ 90%.

Câu 40: Chọn phương án đúng: Trong phân tử CO

(1) Hóa trị của O là 3 (2) Số oxi hóa của O là -2

(3) Số oxi hóa của O là -3 (4) Phân tử CO có cực

  1. 2,4
  1. 1,2,4
  1. 3,4
  1. 2

Câu 41: Chọn câu đúng:

  1. Tất cả nguyên tố thuộc hai họ Lantanid và Actinid đều có số oxy hóa dương lớn nhất là +3
  1. Số oxy hóa dương lớn nhất của nhóm IB là +1
  1. Số oxy hóa âm thấp nhất của nhóm VIIB là -1
  1. Tất cả nguyên tố thuộc hai họ Lantanid và Actinid đều là nguyên tố f

Câu 42: Chọn câu đúng.

(1) Ái lực electron là năng lượng cần tiêu tốn để kết hợp electron vào nguyên tử ở thể khí không bị kích thích.

(2) Trong một chu kỳ từ trái qua phải, thế ion hóa thứ nhất của nguyên tố đứng sau luôn cao hơn thế ion hóa của nguyên tố đứng trước.

(3) Trong một phân nhóm chính độ âm điện giảm dần từ trên xuống.

(4) Sự sai biệt giữa hai độ âm điện của A và B càng lớn thì liên kết A – B càng có cực.

  1. 1, 3 và 4
  1. 1 và 4
  1. 3 và 4
  1. 2, 3 và 4

Câu 43

Electron cuối cùng của nguyên tử 17Cl có bộ các số lượng tử sau (quy ước electron điền vào các ocbitan theo thứ tự mℓ từ –ℓ đến +ℓ)

  1. n = 3, ℓ = 2, mℓ = 1, ms = +1/2
  1. n = 3, ℓ = 1, mℓ = -1, ms = -1/2
  1. n = 3, ℓ = 1, mℓ = 0, ms = -1/2
  1. n = 3, ℓ = 2, mℓ = 0, ms = -1/2

Câu 44: Chọn phát biểu sai về phương pháp MO:

  1. Ngoài MO liên kết và phản liên kết còn có MO không liên kết.
  1. MO phản liên kết có năng lượng nhỏ hơn AO ban đầu.
  1. Các electron trong phân tử chịu ảnh hưởng của tất cả các hạt nhân nguyên tử trong phân tử.
  1. Các electron phân bố trong phân tử theo các quy tắc như trong nguyên tử đa electron (trừ quy tắc Cleskovxki).

Câu 45: Chọn phương án đúng:

Chọn các chất có thể tan nhiều trong nước: CO2, SO2, NH3, CCl4, CS2, NO2, HCl, N2, CH4.

  1. SO2, NH3, NO2, HCl.
  1. CO2, SO2, NH3, HCl3.
  1. SO2, CCl4, CS2, NO2.
  1. NH3, NO2, HCl.

Câu 46: Chọn trường hợp đúng:

Các electron có cùng số lượng tử chính bị chắn yếu nhất là:

  1. Các electron f
  1. Các electron p
  1. Các electron d
  1. Các electron s

Câu 47:

Ion A4+ có cấu hình e phân lớp cuối cùng là 3p6. Vị trí của A trong bảng hệ thống tuần hoàn là:

  1. Chu kỳ 4, phân nhóm VIIB , ô 25
  1. Chu kỳ 4, phân nhóm IVB , ô 22
  1. Chu kỳ 3, phân nhóm IVA , ô 14
  1. Chu kỳ 4, phân nhóm VIB , ô 24

Câu 48: Chọn phương án đúng:

Nguyên tử 15P trong phân tử PCl5 ở trạng thái lai hóa:

  1. sp3d2
  1. sp3d
  1. sp2
  1. sp3

Câu 49: Chọn phương án sai:

  1. Phần góc của hàm sóng AO của electron có giá trị ℓ = 0 là một hằng số.
  1. Khả năng xâm nhập tăng dần của các electron sắp theo thứ tự ns < np < nd < nf.
  1. AO được xác định bởi tổ hợp các số lượng tử n, ℓ và mℓ.
  1. Tác dụng chắn của các electron giảm dần sắp theo thứ tự ns > np > nd > nf.

Câu 50: Chọn trường hợp đúng.

Năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của các nguyên tố có cấu trúc electron: 1s22s22p4 (1) , 1s22s22p3 (2), 1s22s22p6 (3) và 1s22s22p63s1 (4) tăng theo chiều:

  1. 4 ® 3 ® 2 ® 1
  1. 1 ® 2 ® 3 ® 4
  1. 3 ® 2 ® 1 ® 4
  1. 4 ® 1 ® 2 ® 3

Câu 51:

Chọn phương án sai theo thuyết cơ học lượng tử áp dụng cho nguyên tử đa electron:

  1. Các electron trong cùng một nguyên tử không thể có 4 số lượng tử giống nhau.
  1. Ở trạng thái cơ bản, các electron chiếm các mức năng lượng sao cho tổng năng lượng của chúng là nhỏ nhất.
  1. Trong mỗi phân lớp, các electron sắp xếp sao cho số electron độc thân là tối đa.
  1. Năng lượng của ocbitan chỉ phụ thuộc vào số lượng tử chính.

Câu 52: Chọn phương án sai:

  1. Khối lượng của nguyên tử chủ yếu tập trung ở hạt nhân của nó.
  1. Nguyên tử gam của một chất trong tự nhiên thường có giá trị lẻ (không nguyên).
  1. Một nguyên tố có thể có nhiều đồng vị.
  1. Trong một hạt nhân nguyên tử số neutron không thể vượt quá số proton.

Câu 53: Chọn dãy các chất có cùng trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm.

(1) CH2Cl2, NF3, ClOF, SO42- (2) SO2Cl2, H2O, NH4+, O(C2H5)2

(3) NO2, NO3-, SO2, O3 (4) H2CO, OC(NH2)2, CO32-, CO(CH3)2

  1. 2,3
  1. 4
  1. 1,2,3
  1. 1,2,3,4

Câu 54: Biết C (Z = 6), N (Z = 7).

Theo phương pháp MO, xác định bậc liên kết và từ tính của ion

:

  1. Bậc liên kết bằng 2, nghịch từ
  1. Bậc liên kết bằng 3, nghịch từ
  1. Bậc liên kết bằng 3, thuận từ
  1. Bậc liên kết bằng 2, thuận từ

Câu 55: Chọn đáp án đúng. So sánh bán kính (R) nguyên tử và ion sau:

(1) Fe > Fe2+ > Fe3+ (2) N3- > O2- > F-

(3) K+ > Ca2+ > Sr2+ (4) Fe2+ > Co3+ > Ni4+

  1. 1,2,3
  1. 1,2,4
  1. 1,2,3,4
  1. 1,2

- Hết -

ĐỀ 4:

Đề thi có 55 câu. Thời gian làm bài thi: 65 phút

Thí sinh chỉ được chọn 1 trong 4 đáp án, trong trường hợp có nhiều đáp án phù hợp với yêu cầu thì chỉ chọn đáp án đúng và đầy đủ nhất.

Thí sinh không được sử dụng tài liệu kể cả bảng hệ thống tuần hoàn.

Câu 1: Chọn phương án đúng:

Trong các phát biểu cho sau đây, các phát biểu đúng là:

  1. Các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân Z và có số khối A khác nhau được gọi là các đồng vị.
  1. Các đồng vị có cùng số proton nhưng khác số nơtron.
  1. Nguyên tử lượng của một nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn là nguyên tử lượng của đồng vị có hàm lượng cao nhất trong tự nhiên.
  1. Hạt nhân nguyên tử của
    có 39 notron và 50 proton.
  1. 1,4
  1. 1,2
  1. 2,3
  1. 1,2,3

Câu 2: Chọn phát biểu sai theo thuyết MO:

  1. MO p có mặt phẳng phản đối xứng chứa trục liên kết.
  1. Phân tử là tổ hợp thống nhất của các hạt nhân nguyên tử và các electron, trạng thái electron được đặc trưng bằng hàm số sóng phân tử.
  1. Trong phân tử, các electron của nguyên tử chịu lực tác dụng của tất cả hạt nhân nguyên tử .
  1. Các orbital phân tử được tạo thành do sự tổ hợp tuyến tính các orbital nguyên tử, số MO tạo thành có thể khác số AO tham gia tổ hợp.

Câu 3: Chọn phương án đúng:

Dãy nguyên tử 4Be, 7N, 11Na, 12Mg có bán kính R tăng dần theo dãy:

  1. RN < RBe < RMg < RNa
  1. RMg < RNa < RN < RBe
  1. RBe < RN < RNa < RMg
  1. RNa < RMg < RBe < RN

Câu 4: Chọn phương án đúng:

Ở trạng thái tinh thể, hợp chất Na2SO4 có những loại liên kết nào:

  1. Liên kết ion.
  1. Liên kết cộng hóa trị, liên kết ion và liên kết hydro
  1. Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị và liên kết Van Der Waals
  1. Liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

Câu 5: Chọn phương án sai:

  1. Do có liên kết hydro nên nước đá có cấu trúc đặc biệt, tương đối xốp nên tỷ khối nhỏ, nên nước đá nổi trên nước lỏng.
  1. CsF có liên kết ion thuần túy (55Cs).
  1. Lực tương tác Van der Waals giữa các phân tử trung hòa được giải thích bằng ba hiệu ứng: Hiệu ứng định hướng, hiệu ứng cảm ứng và hiệu ứng khuyếch tán.
  1. Lực Van Der Walls trong các chất: F2, Cl2, Br2, I2 được quyết định bởi tương tác khuyếch tán.

Câu 6: Chọn phương án đúng:

Trong ion

, kiểu lai hóa của nguyên tử Cl và dạng hình học của ion
là:

  1. sp2 và góc
  1. sp3 và góc
  1. sp và thẳng hàng
  1. sp3d và thẳng

Câu 7: Chọn phương án đúng:

Cho: 3Li, 4Be, 9F, 11Na, 19K. Hãy sắp xếp các phân tử sau đây theo chiều tăng dần tác dụng phân cực của ion dương: 1) LiF 2) NaF 3) KF 4) BeF2

  1. 3, 2, 1, 4
  1. 4, 2, 3, 1
  1. 1, 2, 3, 4
  1. 2, 3, 4, 1

Câu 8: Chọn phương án đúng:

  1. Điện tích hạt nhân nguyên tử của bất kì nguyên tố nào về trị số bằng số thứ tự của nguyên tố đó trong bảng hệ thống tuần hoàn.
  1. Tính chất của đơn chất, thành phần và tính chất các hợp chất biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
  1. Trong bảng hệ thống tuần hoàn, phân nhóm IIIB là phân nhóm chứa nhiều nguyên tố nhất.
  1. Chu kì (ngoại trừ chu kỳ 1) là một dãy các nguyên tố, mở đầu là một kim loại kiềm và kết thúc là một khí hiếm.
  1. Chỉ các câu 2,3 đúng
  1. Chỉ các câu 1,2 đúng
  1. Tất cả cùng đúng
  1. Chỉ các câu 3,4 đúng

Câu 9: Chọn phương án đúng:

Cấu hình không gian và cực tính của các phân tử và ion (7N là nguyên tử trung tâm):

  1. – thẳng, có cực 2)
    – góc, không cực
  1. – góc, có cực 4)
    – góc, có cực
  1. 2,3
  1. 1,4
  1. 1,3
  1. 2,4

Câu 10: Chọn phương án đúng:

Dự đoán nguyên tử số của nguyên tố kim loại kiềm (chưa phát hiện) ở chu kỳ 8 của bảng HTTH.

  1. 137
  1. 119
  1. 105
  1. 147

Câu 11: Chọn phương án sai:

  1. Năng lượng của orbital 2px khác năng lượng của orbital 2pz vì chúng định hướng trong không gian khác nhau.
  1. Năng lượng của orbital 1s của oxy bằng năng lượng của orbital 1s của flor.
  1. Năng lượng của các phân lớp trong cùng một lớp lượng tử của nguyên tử Hydro thì khác nhau.
  1. Năng lượng của các orbital trong cùng một phân lớp thì khác nhau.
  1. Tất cả cùng sai.
  1. Chỉ 2,4 sai.
  1. Chỉ 3,4 sai.
  1. Chỉ 1,2 sai.

Câu 12: Chọn phương án đúng:

Sắp xếp các nguyên tố sau theo thứ tự độ âm điện tăng dần:

  1. Ca < Ra < Mn < S < Si < Cl < F
  1. Mn < Ra < Ca < Si < S < Cl < F
  1. F < Cl < Si < S < Ca < Mn < Ra
  1. Ra < Ca < Mn < Si < S < Cl < F

Câu 13: Chọn phương án đúng:

Khi trộn lẫn hỗn hợp đồng mol của SbCl3 và GaCl3 trong dung môi SO2 lỏng người ta thu được một hợp chất ion rắn có công thức GaSbCl6. Khảo sát cấu trúc ion người ta thấy cation có dạng góc. Vậy công thức ion nào sau đây là phù hợp nhất: (Cho 31Ga, 51Sb).

  1. (GaCl2+)(SbCl4-)
  1. (SbCl2+)(GaCl52-)
  1. (SbCl2+)(GaCl4-)
  1. (GaCl2+)(SbCl52-)

Câu 14: Chọn phương án đúng:

Trong các hiện tượng kể sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học:

  1. Hòa tan đồng (II) sunfat khan màu trắng vào nước tao dung dịch màu lam và nóng lên.
  1. Đun nóng Iot tinh thể ở áp suất thường.
  1. Khí cacbonic thoát ra khi đun nóng cốc nước uống Coca – Cola.
  1. Oxy thoát ra ở anod khi cho dòng điện chạy qua dung dịch nước của đồng (II) sunfat.
  1. 1,2,3
  1. 1,2,4
  1. 1,4
  1. 2,3,4

Câu 15: Chọn phương án sai:

Liên kết Cl – O trong dãy các ion ClO–,

,
,
có độ dài (Ǻ) tương ứng: 1,7; 1,64; 1,57 và 1,42. Từ đây suy ra theo dãy ion đã cho:

  1. Năng lượng liên kết tăng dần.
  1. Bậc liên kết tăng dần.
  1. Độ bền ion tăng dần
  1. Tính bền của các ion giảm dần.

Câu 16: Chọn phương án đúng.

Nguyên tố X là kim loại, ở trạng thái oxi hóa dương cao nhất nó tạo được oxit có dạng X2O7. Trong nguyên tử X có 4 lớp electron. Xác định số thứ tự của X trong bảng hệ thống tuần hoàn:

Câu 17: Chọn phương án đúng: Ái lực electron của nguyên tố:

  1. Ái lực electron của F mạnh hơn của Cl.
  1. Ái lực electron của nguyên tố là năng lượng phát ra (–) hay thu vào (+) khi kết hợp một electron vào nguyên tử ở thể khí không bị kích thích.
  1. Ái lực electron của O- mạnh hơn của O.
  1. Ái lực electron của một nguyên tố có trị số bằng năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của nguyên tố đó.

Câu 18: Chọn phương án sai:

  1. Số lượng tử phụ ℓ xác định sự định hướng trong không gian của ocbitan nguyên tử.
  1. Số lượng tử từ mℓ có các giá trị từ -ℓ đến + ℓ.
  1. Số lượng tử chính n xác định kích thước của ocbitan nguyên tử.
  1. Số lượng tử phụ ℓ có các giá trị từ 0 đến (n-1).

Câu 19: Chọn phát biểu đúng: Ion X2− có phân lớp electron ngoài cùng là 3p6.

  1. Cấu hình electron hóa trị của X là 3s23p4.
  1. X2− có điện tích hạt nhân Z = 18.
  1. X thuộc chu kỳ 3, phân nhóm chính VIA trong bảng hệ thống tuần hoàn.
  1. X có số oxy hóa −2.
  1. Các câu 1,3,4
  1. Chỉ các câu 1,3 đúng
  1. Tất cả cùng đúng
  1. Chỉ các câu 2,4 đúng

Câu 20: Chọn chú giải đúng của phương trình sóng Schrödinger:

  1. E là năng lượng toàn phần và V là thế năng của hạt vi mô phụ thuộc vào tọa độ x, y, z.
  1. Đây là phương trình sóng mô tả sự chuyển động của hạt vi mô của hệ có sự thay đổi theo thời gian.
  1. Khi giải phương trình sóng Schrödinger chỉ cần xác định hàm sóng y(x, y, z) có những tính chất thỏa mãn phương trình đó.
  1. 2,3
  1. 1,3
  1. 1,2
  1. 1

Câu 21: Chọn phương án đúng:

Cho 7N, 8O. Cấu hình electron hóa trị của phân tử NO+ là (x là trục liên kết ):

Câu 22: Chọn phương án sai:

  1. Các ion của các nguyên tố nằm trong cùng một phân nhóm chính và có cùng điện tích có bán kính tăng theo chiều tăng điện tích hạt nhân.
  1. Trong chuỗi ion đẳng điện tử (có số electron bằng nhau), khi số oxi hóa của ion tăng thì bán kính ion giảm.
  1. Bán kính ion luôn nhỏ hơn bán kính nguyên tử.
  1. Trong một chu kỳ, khi đi từ trái sang phải, bán kính của nguyên tố có xu hướng giảm dần.

Câu 23: Chọn phương án đúng:

Orbital 5f có các số lượng tử n, ℓ và số electron tối đa lần lượt là:

  1. n = 5; ℓ \= 1; 7
  1. n = 5; ℓ \= 0; 18
  1. n = 5; ℓ \= 2; 10
  1. n = 5; ℓ \= 3; 14

Câu 24: Chọn phương án đúng:

Cho biết số electron tối đa và số lượng tử chính n của các lớp lượng tử O và Q:

  1. lớp O: 72e, n=6; lớp Q: 49e, n = 7
  1. lớp O: 50e, n=5; lớp Q: 36e, n = 6
  1. lớp O: 32e, n=4; lớp Q: 72e, n = 6
  1. lớp O: 50e, n=5; lớp Q: 98e, n = 7

Câu 25: Chọn phương án đúng:

Nguyên tố A có cấu trúc electron phân lớp ngoài cùng là 4s1.

  1. A có số oxy hóa dương cực đại +1.
  1. A có thể là kim loại hoặc phi kim loại.
  1. A là nguyên tố ở chu kỳ 4.
  1. A chỉ có một electron hóa trị.

Câu 26: Chọn phương án đúng:

Khả năng tạo số liên kết cộng hóa trị cực đại của nguyên tố được quyết định bởi:

  1. Số orbital nguyên tử ở lớp ngoài cùng.
  1. Số electron hóa trị.
  1. Số orbital nguyên tử hóa trị.
  1. Số electron hóa trị độc thân ở trạng thái kích thích.

Câu 27: Chọn phương án đúng: 26Fe, 27Co và 28Ni thuộc phân nhóm VIIIB nên có:

  1. Số electron của lớp electron ngoài cùng giống nhau.
  1. Cấu hình electron hóa trị giống nhau.
  1. Số electron hóa trị giống nhau.
  1. Số electron hóa trị bằng số thứ tự nhóm.

Câu 28: Chọn phương án đúng: Các orbital lai hóa sp có đặc điểm:

  1. Hình dạng và năng lượng giống nhau nhưng định hướng không gian khác nhau và cùng nằm trên một đường thẳng
  1. Hình dạng, năng lượng và định hướng không gian hoàn toàn giống nhau.
  1. Hình dạng giống nhau nhưng năng lượng và định hướng không gian khác nhau.
  1. Năng lượng bằng nhau, hình dạng và định hướng không gian khác nhau.

Câu 29: Chọn phương án đúng:

Liên kết ion có các đặc trưng cơ bản khác với liên kết cộng hóa trị là:

  1. Có tính không bão hòa và không định hướng.
  1. Có độ phân cực thấp hơn.
  1. Thường có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.
  1. Có mặt trong đa số hợp chất hóa học.

Câu 30: Chọn phương án đúng:

Xét các hợp chất dạng H2X của các nguyên tố phân nhóm VIA: O, S, Se, Te.

  1. Không so sánh được vì độ phân cực của chúng khác nhau.
  1. Chúng có nhiệt độ nóng chảy xấp xỉ nhau vì có cấu trúc phân tử tương tự nhau.
  1. H2O có nhiệt độ nóng chảy cao nhất vì có liên kết hydrogen liên phân tử.
  1. H2Te có nhiệt độ nóng chảy cao nhất vì có khối lượng phân tử lớn nhất.

Câu 31: Chọn phương án đúng:

Cho: 3Li, 4Be, 5B, 6C, 7N, 8O, 9F, 12Mg, 17Cl, 20Ca, 23V, 35Br, 53I. Các dãy sắp xếp theo tính cộng hóa trị giảm dần là:

  1. BeCl2 , MgCl2 , CaCl2 2) V2O5 , VO2 , V2O3 , VO
  1. Li2O , B2O3 ,CO2 ,N2O5 4) BF3, BCl3, BBr3, BI3
  1. 1,2,3 và 4
  1. 1 và 2
  1. 2 và3
  1. 3 và4

Câu 32: Chọn phương án đúng: Trong bảng hệ thống tuần hoàn:

  1. Số oxy hóa dương lớn nhất của các nguyên tố phân nhóm VIA và VIB là +6
  1. Số oxy hóa dương lớn nhất của F là +7.
  1. Số oxy hóa dương lớn nhất của các nguyên tố nhóm VIII (A và B) là +8.
  1. Số oxy hóa âm nhỏ nhất của mọi nguyên tố bằng 8 trừ số thứ tự nhóm.
  1. 1, 2 đúng
  1. 2,4 đúng
  1. 1,3,4 đúng
  1. Chỉ 1 đúng

Câu 33: Chọn phương án đúng:

Ion X4+ có cấu hình e phân lớp cuối cùng là 3p6. Vậy giá trị của 4 số lượng tử của e cuối cùng của nguyên tử X là ( qui ước mℓ có giá trị từ -ℓ đến +ℓ)

  1. n = 3, ℓ = 2, mℓ =+1, ms = +½
  1. n = 3, ℓ = 2, mℓ =+1, ms = -½
  1. n = 3, ℓ = 2, mℓ =-1, ms = +½
  1. n = 4, ℓ = 1, mℓ =-1, ms = -½

Câu 34: Chọn phương án đúng:

Độ dài liên kết trong các tiểu phân NO, NO+ và NO– tăng dần theo thứ tự:

  1. NO < NO+ < NO–
  1. NO– < NO < NO+
  1. NO < NO– < NO+
  1. NO+ < NO < NO–

Câu 35: Chọn phương án đúng:

Dựa trên cấu hình electron hóa trị dưới đây, cho biết vị trí (chu kỳ, phân nhóm) của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn: 1) 4d105s1 2) 4f66s2 3) 4s1

  1. 1: CK 5, PN: IB; 2: CK 6, PN: IIA; 3: CK 4, PN: IA
  1. 1: CK 5, PN: IB; 2: CK 6, PN: IIIB; 3: CK 4, PN: IA
  1. 1: CK 5, PN: IA; 2: CK 6, PN: IIIB; 3: CK 4, PN: IB
  1. 1: CK 5, PN: IA; 2: CK 6, PN: VIIIB; 3: CK 4, PN: IA

Câu 36: Chọn phương án đúng:

Trong các liên kết sau, liên kết có thể tồn tại bền vững trong thực tế là (coi trục liên nhân là trục x):

  1. 2)
    3)
  1. 5)
    6)
  1. 1,2,3,4,5,6
  1. 1,2,5,6
  1. 3,4,5,6
  1. 1,2,6

Câu 37: Chọn phương án đúng:

Sắp các chất sau đây: CO2, SO2 và CH3OH theo thứ tự độ tan trong nước tăng dần:

  1. SO2< CO2 < CH3OH
  1. CO2 < SO2< CH3OH
  1. CO2 < CH3OH < SO2
  1. CH3OH < SO2< CO2

Câu 38: Chọn phương án đúng:

  1. Năng lượng ion hóa là năng lượng tỏa ra khi tách một electron khỏi nguyên tử ở thể khí không bị kích thích.
  1. Đối với các ion đẳng electron, năng lượng ion hóa tỷ lệ nghịch với điện tích hạt nhân nguyên tử.
  1. Các nguyên tố có cấu hình electron s2, p3và p6 có ái lực electron nhỏ nhất.
  1. Sự sai biệt giữa hai độ âm điện của A và B càng lớn thì liên kết A – B càng có cực.
  1. 1,2
  1. 1,4
  1. 2,3
  1. 3,4

Câu 39: Chọn so sánh đúng về ưu và nhược điểm của thuyết VB và MO:

  1. Ưu điểm nổi bật của thuyết VB là giải thích thỏa đáng cấu hình không gian của các phân tử cộng hóa trị.
  1. Ưu điểm của thuyết MO là giải thích được từ tính của các phân tử cộng hóa trị.
  1. Ưu điểm của thuyết MO là tính toán được mức năng lượng của tất cả electron trong phân tử cộng hóa trị.
  1. Nhược điểm của thuyết VB là không giải thích được một số liên kết cộng hóa trị được tạo bởi 1e và 3e, trong khi thuyết MO thì giải thích được.
  1. Nhược điểm của thuyết MO là không chú ý đến dạng hình học của các phân tử cộng hóa trị.
  1. Chỉ (2), (3), (4) đúng.
  1. Tất cả cùng đúng
  1. Chỉ (1), (2), (3) đúng.
  1. Chỉ (1), (4), (5) đúng.

Câu 40: Nguyên tố X họ d ở chu kỳ 6, phân nhóm IIIB. Nguyên tố X có:

  1. Z = 71, là kim loại
  1. Z = 57, là phi kim loại
  1. Z = 57, là kim loại
  1. Z = 71, là phi kim loại

Câu 41: Chọn phương án đúng:

Sắp xếp các hợp chất cộng hóa trị sau theo chiều tăng dần góc liên kết:

  1. 2)
    3)
  1. 3, 1, 2
  1. 2,3, 1
  1. 1, 2, 3
  1. 3, 2,1

Câu 42: Chọn phương án đúng:

Trường hợp nào sau đây có bán kính ion lớn hơn bán kính nguyên tử:

  1. Cs và Cs+ 2) 37Rb+ và 36Kr 3) 17Cl- và 18Ar
  1. 12Mg và 13Al3+ 5) 8O2- và 9F
  1. Chỉ (3), (5) đúng
  1. (2), (3), (4), (5) đúng.
  1. (1), (2), (4) đúng.
  1. (3), (4), (5) đúng.

Câu 43: Chọn phương án đúng:

Trong các nguyên tố hóa học sau: 3Li, 7N, 17Cl, 23V, 35Br, 37Rb, 47Ag, 57La, 58Ce và 60Nd

  1. Các nguyên tố s là: Li, Rb, V
  1. Các nguyên tố p là: N, Cl, Br, Ce
  1. Các nguyên tố họ f là: La, Ce, Nd
  1. Các nguyên tố cùng chu kỳ 4 là: Rb, Br, V
  1. La, Ce và Nd thuộc cùng chu kỳ 6 và phân nhóm phụ IIIB
  1. Các nguyên tố d là: V, La, Ag
  1. 2,3,5
  1. 1,4,6
  1. 1,2,3,4
  1. 5,6

Câu 44: Chọn phương án đúng: Ocbital nguyên tử là:

  1. hàm sóng mô tả trạng thái của electron trong nguyên tử được xác định bởi ba số lượng tử n, ℓ và mℓ.
  1. bề mặt có mật độ electron bằng nhau của đám mây electron.
  1. quỹ đạo chuyển động của electron trong nguyên tử.
  1. đặc trưng cho trạng thái năng lượng của electron trong nguyên tử.
  1. vùng không gian gần hạt nhân, trong đó xác suất có mặt của electron là 100%.
  1. Chỉ phương án 1 đúng
  1. Tất cả cùng đúng.
  1. Các phương án 2, 3 và 4 đúng
  1. Các phương án 1 và 5 đúng

Câu 45: Chọn phương án đúng:

Cho năng lượng ion hóa của nguyên tử hydro bằng 13,6eV. Năng lượng của electron trong nguyên tử hydro ở trạng thái kích thích là:

  1. < 0eV
  1. \> –13,6eV
  1. \> 0eV
  1. \> 13,6eV

Câu 46: Chọn phương án đúng:

Xét những nguyên tử có điện tích hạt nhân Z £ 10 ở trạng thái cơ bản. Các nguyên tử nghịch từ có điện tích hạt nhân bằng:

  1. 2,4,10
  1. 3,5,9
  1. 4,7,10
  1. 4,6,8

Câu 47: Chọn phương án đúng:

Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 36, số hạt không mang điện bằng nửa số hạt mang điện . Cấu hình e của nguyên tử X là:

  1. 1s2 2s2 2p6 3s1 .
  1. 1s2 2s2 2p6.
  1. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 .
  1. 1s2 2s2 2p6 3s2 .

Câu 48: Chọn phương án đúng:

Cho: 1H,2He, 6C, 7N, 8O, 9F, 11Na, 17Cl, 20Ca, 23V, 26Fe 35Br, 37Rb, 53I, 80Hg. Các dãy sắp xếp theo nhiệt độ nóng chảy của các chất giảm dần:

  1. NaF > NaCl > NaBr > NaI 2) CaCl2 > FeCl2 > HgCl2
  1. VCl2 > VCl3 > VCl4 > VCl5 4) RbF > NH3 > CO2 > He
  1. Chỉ 2,3 đúng
  1. Tất cả cùng đúng
  1. Chỉ 3 đúng
  1. Chỉ 1,4 đúng

Câu 49: Chọn phương án đúng:

Nguyên tử Cs có năng lượng ion hóa thứ nhất nhỏ nhất trong bảng hệ thống tuần hoàn là 375,7 kJ/mol. Tính bước sóng dài nhất của bức xạ có thể ion hóa được nguyên tử Cs thành ion Cs+. Bức xạ này nằm trong vùng nào của quang phổ điện từ? ( Cho h = 6,626 × 10-34 J.s và c = 3×108 ms-1)

  1. 318,4 nm, hồng ngoại.
  1. 516,8 nm, ánh sáng thấy được.
  1. 318,4 nm, gần tử ngoại.
  1. 815,4 nm, hồng ngoại xa.

Câu 50: Chọn phương án đúng:

Trong các ký hiệu phân lớp lượng tử sau, ký hiệu nào đúng:

  1. 1s, 7d, 2d
  1. 1p, 7d, 9s, 3f
  1. 1s, 7d, 9s, 2d
  1. 1s, 7d, 9s, 4f

Câu 51: Chọn phương án đúng:

Ocbital 1s của nguyên tử H có dạng hình cầu, nghĩa là:

  1. Xác suất gặp electron 1s của H giống nhau theo mọi hướng trong không gian.
  1. Khoảng cách của electron 1s đến nhân H luôn luôn không đổi.
  1. Quỹ đạo chuyển động của e là hình cầu.
  1. electron 1s chỉ di chuyển tại vùng không gian bên trong hình cầu ấy.

Câu 52: Chọn phương án đúng:

  1. Hiệu ứng xâm nhập càng lớn khi các số lượng tử n và ℓ của electron càng nhỏ.
  1. Một phân lớp bão hòa hay bán bão hòa có tác dụng chắn yếu các lớp bên ngoài.
  1. Hai electron thuộc cùng một ô lượng tử chắn nhau rất yếu nhưng lại đẩy nhau rất mạnh.
  1. 1, 3
  1. 2,3
  1. 1,2
  1. 1,2,3

Câu 53: Chọn phương án đúng:

Dựa vào các tính chất của liên kết cộng hóa trị theo phương pháp VB hãy dự đoán phân tử không thể tồn tại trong số các phân tử sau: SF6, BrF7, IF7, ClF3, OF6, I7F

  1. OF6, I7F
  1. SF6, BrF7
  1. BrF7, IF7
  1. ClF3, OF6

Câu 54: Chọn phương án đúng: Số oxy hóa của các nguyên tố trong HBrO4 là:

  1. H: +1 ; O: –2 ; Br: +6
  1. H: +1 ; O: –1 ; Br: +6
  1. H: +1 ; O: –2 ; Br: +7
  1. H: +1 ; O: –1 ; Br: +7

Câu 55: Chọn phương án đúng: Hợp chất nào có momen lưỡng cực lớn nhất:

  1. NH3
  1. CCl4
  1. CS2
  1. NF3

- Hết -

ĐỀ 5:

Đề thi có 50 câu. Thời gian làm bài thi: 65 phút

Thí sinh chỉ được chọn 1 trong 4 đáp án, trong trường hợp có nhiều đáp án phù hợp với yêu cầu thì chỉ chọn đáp án đúng và đầy đủ nhất.

Thí sinh không được sử dụng tài liệu kể cả bảng hệ thống tuần hoàn.

Câu 1: Chọn phương án đúng: Tính ∆G0298 của phản ứng:

CH4(k) + 2O2(k) = 2H2O(l) + CO2(k)

Cho biết thế đẳng áp tạo thành tiêu chuẩn của CH4(k); H2O(l) và CO2(k) ở 250C có giá trị lần lượt là: –50,7; –237; –394,4 kJ/mol

  1. +817,7 kJ
  1. –817,7 kJ
  1. –645 kJ
  1. +645kJ.

Câu 2: Chọn phương án đúng:

Khi ghép một tấm bạc trong dung dịch bão hòa AgBr và một tấm bạc khác trong dung dịch AgNO3 0,01M ta được pin nồng độ có suất điện động ở 250C là 0,245V. Hãy tính tích số tan của AgBr ở 250C.

  1. 2 ×10-12
  1. 2 ×104
  1. 5 ×10-13
  1. Không đủ dữ liệu để tính

Câu 3: Chọn trường hợp đúng:

Tính thế khử chuẩn

ở 250C trong môi trường acid. Cho biết thế khử chuẩn ở 250C trong môi trường acid:
\= 0,353V và
\= 0,771V

  1. 1,33V
  1. 0,667V
  1. 0,980V
  1. 0,627V

Câu 4: Tính hằng số cân bằng của phản ứng ở 250C:

(dd) +
(dd) + H2O(ℓ) ⇄ NH4OH(dd) + HNO2(dd)

Cho biết ở 250C:

H2O(ℓ) ⇄ H+(dd) + OH-(dd); Kn = 10-14

NH4OH(ℓ) ⇄

(dd) + OH-(dd);

HNO2(dd) ⇌ H+(dd) + NO2-(dd);

  1. 10-5,9
  1. 10-6,1
  1. 10-7,3
  1. 10-6,8

Câu 5: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

  1. Độ tan của chất khí trong nước càng tăng khi nhiệt độ dung dịch càng tăng. Biết quá trình hòa tan của chất khí trong nước có DHht < 0.
  1. Độ tan của chất ít tan không phụ thuộc vào bản chất dung môi.
  1. Độ tan chất rắn ít tan sẽ tăng khi cho vào dung dịch ion cùng loại với một trong các ion của chất ít tan đó.
  1. Ở nhiệt độ không đổi, độ tan của chất khí tỉ lệ thuận với áp suất riêng phần của nó.

Câu 6: Chọn trường hợp đúng: Cho biết tích số tan của AgI ở 250C là 10–16.

  1. Độ tan của AgI trong nước nguyên chất là 10–8 mol/l.
  1. Độ tan của AgI trong dung dịch KI 0,1M giảm đi 107 lần so với trong nước nguyên chất.
  1. Độ tan của AgI trong nước sẽ nhỏ hơn trong dung dịch NaCl 0,1M.
  1. Độ tan của AgI trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ.
  1. Tất cả cùng đúng
  1. Chỉ 1,2 đúng
  1. Chỉ 3,4 đúng
  1. Chỉ 1,2,3 đúng

Câu 7: Chọn phát biểu sai:

  1. Độ giảm áp suất hơi bão hòa của dung dịch tỷ lệ thuận với nồng độ mol riêng phần của chất tan.
  1. Nhiệt độ đông đặc của dung môi nguyên chất luôn cao hơn nhiệt độ đông đặc của dung môi trong dung dịch.
  1. Ở cùng điều kiện áp suất ngoài, nhiệt độ sôi của dung dịch chứa chất tan không bay hơi luôn luôn cao hơn nhiệt độ sôi của dung môi nguyên chất.
  1. Ở cùng nhiệt độ T, áp suất hơi bão hòa của dung môi trong dung dịch luôn luôn lớn hơn áp suất hơi bão hòa của dung môi nguyên chất.

Câu 8: Chọn phương án đúng: Một phản ứng ở điều kiện đang xét có DG > 0 thì:

  1. Có khả năng tự phát theo chiều thuận tại điều kiện đang xét.
  1. Ở trạng thái cân bằng.
  1. Có khả năng tự phát theo chiều nghịch tại điều kiện đang xét.
  1. Không thể dự đoán khả năng tự phát của phản ứng

Câu 9: Chọn phương án đúng:

Cho

. Tính hằng số cân bằng ở 25oC của phản ứng: 2Fe3+(dd) + Sn2+(dd) ⇄ 2Fe2+(dd) + Sn4+(dd)

  1. 1014
  1. 1018
  1. 1021
  1. 1027

Câu 10: Chọn phương án đúng:

Hòa tan 1mol mỗi chất C6H12O6, C12H22O11 và C3H5(OH)3 trong 1000 gam nước. Ở cùng áp suất ngoài, theo trật tự trên nhiệt độ sôi của dung dịch:

  1. Tăng dần
  1. Bằng nhau
  1. Giảm dần
  1. Khơng so sánh được.

Câu 11: Chọn câu đúng.

Cho các dung dịch nước loãng của C6H12O6, NaCl, MgCl2, Na3PO4. Biết chúng có cùng nồng độ molan và độ điện ly của các muối NaCl, MgCl2 và Na3PO4 đều bằng 1. Ở cùng điều kiện áp suất ngoài, nhiệt độ đông đặc của các dung dịch theo dãy trên có đặc điểm:

  1. Tăng dần
  1. Không có quy luật
  1. Bằng nhau
  1. Giảm dần

Câu 12: Chọn phương án đúng:

Tích số tan của Cu(OH)2 bằng 2 ×10-20. Thêm dần NaOH vào dung dịch muối Cu(NO3)2 0,02M cho tới khi kết tủa Cu(OH)2 xuất hiện. Vậy, giá trị pH mà khi vượt quá nó thì kết tủa bắt đầu xuất hiện là:

Câu 13: Chọn phát biểu sai.

  1. Độ điện ly của chất điện ly yếu luôn nhỏ hơn 1
  1. Độ điện ly phụ thuộc vào bản chất chất điện ly, bản chất dung môi và nhiệt độ.
  1. Độ điện ly của chất điện ly tăng lên khi nồng độ chất điện ly giảm.
  1. Độ điện ly của chất điện ly mạnh luôn bằng 1 ở mọi nồng độ.

Câu 14: Chọn phát biểu đúng:

  1. Ở không độ tuyệt đối (0 K), biến thiên entropi trong các quá trình biến đổi các chất ở trạng thái tinh thể hoàn chỉnh đều bằng không.
  1. Trong hệ hở tất cả các quá trình tự xảy ra là những quá trình có kèm theo sự tăng entropi.
  1. Trong quá trình đẳng áp và đẳng nhiệt quá trình tự xảy ra gắn liền với sự tăng thế đẳng áp của hệ.

Câu 15: Chọn phương án đúng: Phản ứng Zn(r) + 2HCl(dd) ® ZnCl2(dd) + H2(k)

là phản ứng tỏa nhiệt mạnh. Xét dấu DHo, DSo, DGo của phản ứng này ở 25oC:

  1. DHo < 0; DSo > 0 ; DGo > 0
  1. DHo < 0; DSo > 0 ; DGo < 0
  1. DHo < 0; DSo < 0 ; DGo < 0
  1. DHo > 0; DSo > 0 ; DGo < 0

Câu 16: Chọn phương án đúng: Từ hai phản ứng

(1) A + B = ½ C + ½ D; DG1 (2) 2E + 2F = C + D; DG2

Thiết lập được công thức tính DG3 của phản ứng: A + B = E + F

  1. DG3 = DG1 - DG2
  1. DG3 = DG2 + DG1
  1. DG­3 = DG1 – ½ DG2
  1. DG3 = -DG1 – ½ DG2

Câu 17: Chọn phương án đúng:

Hằng số điện ly của acid HA là Ka = 10–5 ở 250C. Tính độ điện li a của dung dịch acid HA 0,1M.

  1. 0,10
  1. 0,001
  1. 0,01
  1. 0,0001

Câu 18: Chọn đáp án đúng:

Cho dung dịch base hữu cơ đơn chức 0,1M có pH = 11. Tính độ phân li của base này:

  1. 1%
  1. 0,5%
  1. 5%
  1. 0,1%

Câu 19: Chọn phương án đúng:

Dung dịch chất điện ly AB2 có hệ số đẳng trương i = 1,84, vậy độ điện ly a của chất này trong dung dịch là:

  1. 0,44
  1. 0,84
  1. 0,28
  1. 0,42

Câu 20: Chọn phương án đúng:

  1. Một chất lỏng sôi ở một nhiệt độ tại đó áp suất hơi bão hòa của chất lỏng bằng áp suất môi trường.
  1. Ở áp suất ngoài không đổi, nhiệt độ sôi và nhiệt độ đông đặc của dung dịch lỏng loãng chứa chất tan không điện li, không bay hơi là không đổi trong suốt quá trình chuyển pha.
  1. Ở áp suất ngoài không đổi, nhiệt độ sôi và nhiệt độ đông đặc của chất lỏng nguyên chất là không đổi trong suốt quá trình chuyển pha.
  1. Có thể giảm nhiệt độ sôi của chất lỏng bằng các tăng áp suất ngoài.
  1. Chất lỏng có áp suất hơi bão hòa càng nhỏ thì khả năng bay hơi càng cao.
  1. Chỉ 2,4,5 đúng
  1. Chỉ 1,3 đúng
  1. Chỉ1, 2,3
  1. Tất cả cùng đúng

Câu 21: Chọn phương án đúng:

Biết rằng nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của B2O3 (r), H2O (ℓ), CH4 (k) và C2H2 (k) lần lượt bằng: -1273,5; -285,8; -74,7 ; +2,28 (kJ/mol). Trong 4 chất này, chất khó bị phân hủy thành đơn chất nhất là:

  1. C2H2
  1. CH4
  1. B2O3
  1. H2O

Câu 22: Chọn phương án đúng:

  1. Hệ đoạn nhiệt là hệ không trao đổi chất và công, song có thể trao đổi nhiệt với môi trường.
  1. Hệ kín là hệ không trao đổi chất và nhiệt, song có thể trao đổi công với môi trường.
  1. Hệ kín là hệ không trao đổi chất và công, song có thể trao đổi nhiệt với môi trường.
  1. Hệ đoạn nhiệt là hệ không trao đổi chất và nhiệt, song có thể trao đổi công với môi trường.

Câu 23: Chọn phương án đúng: Cho phản ứng: SO2 (k) + ½ O2 (k) = SO3 (k)

Tính DSo (J/K) ở 25oC ứng với 1 gam SO2 tham gia phản ứng với lượng oxy vừa đủ. Cho biết entropi tiêu chuẩn ở 25oC của các chất SO2(k), O2(k) và SO3(k) lần lượt bằng: 248, 205 và 257 (J/mol.K) (

\= 64g/mol)

  1. 1,46
  1. 93,5
  1. –93,5
  1. –1,46

Câu 24: Chọn phương án đúng:

Tính nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của Br -.aq (1) và của Na+.aq (2) trong dung môi nước ở 250C. Cho biết:

H2(k) + Br2(l) + aq = 2H+.aq + 2Br ‑.aq;

\= -241,8 kJ

Quy ước:

kJ

2Na(r) + Br2 (l) + aq = 2Na+.aq + 2Br -.aq;

\= -722,4 kJ

  1. (1) = -241,8 kJ/mol ; (2) = -480,6 kJ/mol
  1. (1) = -120,9 kJ/mol ; (2) = -240,3 kJ/mol
  1. (1) = -120,9 kJ/mol ; (2) = -480,6 kJ/mol
  1. (1) = -241,8 kJ/mol ; (2) = -240,3 kJ/mol

Câu 25: Chọn phương án sai:

  1. Trạng thái cân bằng là trạng thái có độ thay đổi thế đẳng áp – đẳng nhiệt bằng không.
  1. Ở trạng thái cân bằng phản ứng hóa học không xảy ra theo cả chiều thuận lẫn chiều nghịch.
  1. Trạng thái cân bằng là trạng thái có tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch và tỷ lệ khối lượng giữa các chất phản ứng và sản phẩm phản ứng là không đổi ở những điều kiện bên ngoài xác định.
  1. Trạng thái cân bằng không thay đổi theo thời gian nếu không có điều kiện bên ngoài nào thay đổi.

Câu 26: Chọn phương án đúng:

Cho phản ứng oxy hóa khử: HI + H2SO4 = I2 + S + H2O

Cân bằng phản ứng trên. Nếu hệ số trước H2SO4 là 1 thì hệ số đứng trước HI và I2 lần lượt là:

  1. 8 và 4
  1. 2 và 1
  1. 6 và 3
  1. 4 và 2

Câu 27: Chọn phương án đúng: Cho các số liệu sau:

  1. jo (Ca2+/Ca) \= - 2,79 V 2) jo (Zn2+/Zn) \= - 0,764 V
  1. jo (Fe2+/Fe) \= - 0,437 V 4) jo (Fe3+/Fe2+) \= + 0,771 V

Các chất được sắp xếp theo thứ tự tính oxy hóa tăng dần như sau:

  1. Fe3+ < Fe2+ < Zn2+ < Ca2+
  1. Ca2+ < Zn2+ < Fe2+ < Fe3+
  1. Ca2+ < Zn2+ < Fe3+ < Fe2+
  1. Zn2+ < Fe3+ < Ca2+ < Fe2+

Câu 28: Chọn phương án đúng: Các thông số đều có thuộc tính cường độ là:

  1. Thế đẳng áp, entanpi, thể tích
  1. Thế khử, nhiệt độ, khối lượng riêng
  1. Entropi, khối lượng, số mol
  1. Thế đẳng áp, nhiệt độ, nội năng

Câu 29

Etylen glycol (EG) là chất chống đông trong bộ tản nhiệt của động cơ ô tô hoạt động ở vùng bắc và nam cực trái đất. Tính thể tích EG cần thêm vào bộ tản nhiệt có 8ℓ nước để có thể làm việc ở nhiệt độ thấp nhất là -200C. Cho biết khối lượng riêng của EG là 1,11g/cm3. Hằng số nghiệm đông của nước bằng 1,86 độ/mol. Cho phân tử lượng của EG là 62.

  1. 4,8 ℓ
  1. 5,1 ℓ
  1. 4,2 ℓ
  1. 5,6 ℓ

Câu 30: Chọn phương án đúng:

Biết

\= + 0,54 V và
\= +0,77 V. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào xảy ra ở điều kiện tiêu chuẩn?

  1. 2Fe2+(dd) + I2(r) ® 2Fe3+(dd) + 2I-(dd)
  1. 2Fe3+(dd) + I2(r) ® 2Fe2+(dd) + 2I-(dd)
  1. 2Fe3+(dd) + 2I-(dd) ® 2Fe2+(dd) + I2(r)
  1. Fe2+(dd) + I-(dd) ® Fe3+(dd) + ½I2(r)

Câu 31: Chọn phương án đúng:

Phản ứng của khí NO2 với nước tạo thành acid nitric góp phần tạo mưa acid:

3NO2(k) + H2O(l) ® 2HNO3(dd) + NO(k)

33,2 -285,83 -207,4 90,25 (kJ/mol)

240,0 69,91 146 210,65 (J/mol.K)

Tính

của phản ứng. Nhận xét về khả năng tự phát của phản ứng ở điều kiện tiêu chuẩn, 250C.

  1. 62,05 kJ. Phản ứng không có khả năng diễn ra tự phát.
  1. -41,82 kJ. Phản ứng có khả năng xảy ra tự phát.
  1. 26,34 kJ. Phản ứng không có khả năng diễn ra tự phát.
  1. -52,72 kJ. Phản ứng có khả năng xảy ra tự phát.

Câu 32: Chọn phương án đúng:

Tính hằng số cân bằng Kp ở 250C của phản ứng sau:

½ N2(k) + 3/2H2(k) ⇌ NH3(k) ; (

)pư \= –16kJ, Cho biết R = 8,314J/mol.K

  1. 106,5
  1. 103,5
  1. 101,7
  1. 102,8

Câu 33: Chọn phương án đúng:

Xác định nhiệt tạo thành tiêu chuẩn ở 250C của CuO(r), cho biết:

2Cu(r) + O2(k) → 2CuO(r);

\= –310,4 kJ

Cu(k) + ½ O2(k) → CuO(r);

\= –496,3 kJ

Cu2O(r) + ½ O2(k) →2 CuO(r);

\= –143,7 kJ

  1. –310,4 kJ/mol
  1. –155,2 kJ/mol
  1. –143,7 kJ/mol
  1. –496,3 kJ/mol

Câu 34: Chọn phương án đúng: Cho pin nồng độ ở 250C:

(1) Ag ∣ Ag+(dd) 0,001M ‖ Ag+(dd) 0,100M ∣ Ag (2)

  1. Điện cực (1) là anod
  1. Điện cực (2) là catod
  1. Ở mạch ngoài electron di chuyển từ điện cực (2) qua (1)
  1. Tại điện cực (1) xuất hiện kết tủa Ag
  1. Tại điện cực (2) Ag bị tan ra
  1. Sức điện động của pin ở 250C là 0,059V
  1. Khi pin ngừng hoạt động khi nồng độ Ag+ trong dung dịch ở hai điện cực là 0,0505M
  1. 3,4,5
  1. 1,2,6
  1. 4,6,7
  1. 1,2,7

Câu 35: Chọn phương án đúng:

Tính nhiệt độ đóng băng của dung dịch chứa 1573 gam muối ăn tan trong 10 lít nước. Cho biết hằng số nghiệm đông của nước kđ = 1,86 độ/mol, xem NaCl trong dung dịch điện ly hoàn toàn. (MNaCl \= 58,5g/mol)

  1. +100C
  1. –100C
  1. –50C
  1. + 50C

Câu 36: Chọn phương án đúng: Tính

của phản ứng sau:

C2H5OH(l ) + 3O2 (k) \= CH3COOH(l) + H2O (l)

Cho biết nhiệt đốt cháy tiêu chuẩn ở 298K của C2H5OH(l)và CH3COOH(l) có giá trị lần lượt là: -1370kJ/mol và -874,5kJ/mol.

  1. +495,5kJ/mol
  1. – 495,5 kJ/mol
  1. -365,5 kJ/mol
  1. +365,5kJ/mol

Câu 37: Chọn phương án đúng:

Các phản ứng dưới đây đang ở trạng thái cân bằng ở 25OC.

N2(k) + O2(k) ⇄ 2NO(k), DH0 \> 0 (1)

N2(k) + 3H2(k) ⇄ 2NH3(k), DH0 < 0 (2)

MgCO3(r) ⇄ CO2(k) + MgO(r), DH0 \> 0 (3)

I2(k) + H2(k) ⇄ 2HI(k), DH0 < 0 (4)

Cân bằng của phản ứng nào dịch chuyển mạnh nhất theo chiều thuận khi đồng thời tăng nhiệt độ và hạ áp suất chung của:

  1. Phản ứng 4
  1. Phản ứng 1
  1. Phản ứng 2
  1. Phản ứng 3

Câu 38: Chọn phương án đúng:

  1. Hệ đã đạt trạng thái cân bằng thì khi bổ sung lượng các chất phản ứng vào sẽ không làm ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng.
  1. Nếu ta cho vào hệ phản ứng một chất xúc tác thì cân bằng của hệ sẽ bị thay đổi.
  1. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều thu nhiệt.
  1. Khi giảm áp suất, cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều giảm số phân tử khí.

Câu 39: Chọn phát biểu đúng:

Phản ứng A (k) ⇄ B (k) + C (k) ở 300oC có Kp = 11,5, ở 100oC có Kp = 33. Vậy phản ứng trên là một quá trình:

  1. thu nhiệt.
  1. đẳng nhiệt.
  1. đoạn nhiệt.
  1. tỏa nhiệt.

Câu 40: Chọn phương án đúng:

Thế điện cực của điện cực kim loại có thể thay đổi khi một trong các yếu tố sau thay đổi:

  1. Nồng độ muối của kim loại làm điện cực
  1. Nhiệt độ
  1. Bề mặt tiếp xúc giữa kim loại với dung dịch
  1. Nồng độ muối lạ
  1. Bản chất dung môi
  1. Tất cả cùng đúng
  1. Chỉ 3,4,5 đúng
  1. Chỉ 1,2,4,5 đúng
  1. Chỉ 1,2 đúng

Câu 41: Chọn phương án đúng: Xét phản ứng ở 250 C: N2(k) + 3H2(k) ⇌ 2NH3(k)

Cho biết ở 250C năng lượng liên kết N≡N, H=H và N–H lần lượt là: 946; 436 và 388kJ/mol. Tính hiệu ứng nhiệt phản ứng tạo thành 1 mol NH3(k).

  1. –74kJ
  1. –48kJ
  1. –37kJ
  1. –24kJ

Câu 42: Chọn phương án đúng: Trong phản ứng:

3K2MnO4 + 2H2SO4 = 2KMnO4 + MnO2 + 2K2SO4 + 2H2O

H2SO4 đóng vai trò:

  1. Chất tạo môi trường.
  1. Chất oxi hóa
  1. Chất tự oxi hóa, tự khử
  1. Chất khử

Câu 43: Chọn giá trị đúng.

Tính nhiệt độ của ngọn lửa CO cháy trong không khí (20% O2 và 80% N2 theo thể tích). Lượng oxy vừa đủ cho phản ứng:

CO(k) +

O2(k) = CO2(k)

Nhiệt độ ban đầu là 250C. Nhiệt dung mol của các chất (J/molK) Cp(CO2,k) = 30 và Cp(N2,k) = 27,2.

  1. 3547 K
  1. 4100 K
  1. 2555 K
  1. 3651 K

Câu 44: Chọn nhận xét đúng.

Cho nguyên tố Ganvanic gồm điện cực clo tiêu chuẩn (

, NaCl 1M) (1) và điện cực H2 (áp suất của Cl2 = 1 atm) nhúng vào trong dung dịch NaCl 0,1M (2). Ở nhiệt độ nhất định nguyên tố này có:

  1. Suất điện động giảm khi pha loãng dung dịch ở điện cực (1)
  1. Điện cực (1) làm điện cực catod
  1. Ở mạch ngoài electron chuyển từ điện cực (2) sang điện cực (1)
  1. Suất điện động của pin ở 250C là 0,1V

Câu 45: Chọn phương án đúng:

Cho các phản ứng sau thực hiện ở điều kiện đẳng áp, đẳng nhiệt:

N2 (k) + O2 (k) \= 2NO (k) (1)

KClO4 (r) \= KCl (r) + 2O2 (k) (2)

C2H2 (k) + 2H2 (k) \= C2H6 (k) (3)

Chọn phản ứng có khả năng sinh công dãn nở (xem các khí là lý tưởng).

  1. 1, 2, 3 đúng
  1. Chỉ 3, 1 đúng
  1. Chỉ 2 đúng
  1. Chỉ 3 đúng

Câu 46: Chọn phương án đúng:

Biết

. So sánh độ tan trong nước S của Ag2CrO4 với CuI ở cùng nhiệt độ:

Câu 47: Chọn phương án đúng:

Sơ đồ các pin hoạt động trên cơ sở các phản ứng oxy hóa khử:

H2(k) + Cl2 (k) \= 2HCl(dd)

2Fe3+(dd) + Zn(r) \= Zn2+(dd) + 2Fe2+(dd) là:

Câu 48: Chọn trường hợp đúng: Cho quá trình điện cực:

Phương trình Nernst đối với quá trình đã cho ở 250C có dạng:

Câu 49: Chọn phương án đúng:

Biết rằng ở 370C (thân nhiệt) máu có áp suất thẩm thấu p \= 7,5atm. Tính nồng độ C của các chất tan trong máu ( R= 0,082 atm.l/mol.K)

  1. 2,47 mol/l
  1. 1,34 mol/l
  1. 0,295 mol/l
  1. 0,456 mol/l

Câu 50: Chọn phương án đúng: 2NO2(k) ⇌ N2O4(k) ; Kp= 9,2 ở 250C

  1. Khi
    \= 0,90atm;
    \= 0,10atm, phản ứng diễn theo chiều nghịch.
  1. Khi
    \= 0,72atm;
    \= 0,28atm, phản ứng ở cân bằng.
  1. Khi
    \= 0,10atm;
    \= 0,90atm, phản ứng diễn theo chiều thuận.
  1. Khi
    \= 0,90atm;
    \= 0,10atm, phản ứng diễn theo chiều thuận.
  1. Khi
    \= 0,72atm;
    \= 0,28atm, phản ứng diễn theo chiều nghịch.
  1. 2,3,4
  1. 1,3,5
  1. 1,2,3
  1. 3,4,5

- Hết -

ĐỀ 6:

Đề thi có 50 câu. Thời gian làm bài thi: 65 phút

Thí sinh chỉ được chọn 1 trong 4 đáp án, trong trường hợp có nhiều đáp án phù hợp với yêu cầu thì chỉ chọn đáp án đúng và đầy đủ nhất.

Thí sinh không được sử dụng tài liệu kể cả bảng hệ thống tuần hoàn.

Câu 1: Chọn phương án đúng:

Các phản ứng dưới đây đang ở trạng thái cân bằng ở 25OC.

N2(k) + O2(k) ⇄ 2NO(k), DH0 \> 0 (1)

N2(k) + 3H2(k) ⇄ 2NH3(k), DH0 < 0 (2)

MgCO3(r) ⇄ CO2(k) + MgO(r), DH0 \> 0 (3)

I2(k) + H2(k) ⇄ 2HI(k), DH0 < 0 (4)

Cân bằng của phản ứng nào dịch chuyển mạnh nhất theo chiều thuận khi đồng thời hạ nhiệt độ và tăng áp suất chung của:

  1. Phản ứng 3
  1. Phản ứng 1
  1. Phản ứng 4
  1. Phản ứng 2

Câu 2: Chọn tất cả các phát biểu sai:

  1. Dung dịch loãng là dung dịch chưa bão hòa vì nồng độ chất tan nhỏ.
  1. Khi nhiệt độ tăng thì độ tan của khí NO2 trong nước càng tăng.
  1. Thành phần của một hợp chất là xác định còn thành phần của dung dịch có thể thay đổi.
  1. Quá trình hòa tan chất rắn không phụ thuộc vào bản chất của dung môi.
  1. 2, 3
  1. 1, 3
  1. 4
  1. 1, 2, 4

Câu 3:

Tính thế khử chuẩn

ở 25oC. Cho biết ở 25oC, thế khử chuẩn của các cặp oxi hóa sau:
;
.

  1. 0,15 V
  1. -0,15 V
  1. -0,135 V
  1. 0,135 V

Câu 4: Chọn phương án đúng:

Sơ đồ các pin hoạt động trên cơ sở các phản ứng oxy hóa khử:

3Ag+(dd) + Cr (r) = Cr3+(dd) + 3Ag(r)

2Fe2+(dd) + Cl2(k) = 2Fe3+(dd) + 2Cl-(dd) là:

  1. (-)Cr½Cr3+(dd)∥Ag+(dd)½Ag(+) (-) Pt|Cl2(k)½Cl-(dd)∥ Fe2+(dd),Fe3+(dd)½Pt (+)
  1. (-)Ag½Ag+(dd)∥Cr3+(dd)½Cr(+) (-) Pt½Fe2+(dd),Fe3+(dd)∥ Cl-(dd)½Cl2 | Pt (+)
  1. (-)Cr½Cr3+(dd)∥Ag+(dd)½Ag(+) (-) Pt½Fe2+(dd), Fe3+(dd)∥ Cl-(dd)½Cl2| Pt (+)
  1. (-)Ag½Ag+(dd)∥Cr3+(dd)½Cr(+) (-) Pt |Cl2(k)½Cl-(dd)∥ Fe2+(dd),Fe3+(dd)½Pt (+)

Câu 5: Tính ∆Go298 của phản ứng sau: CO (k) + H2O (k) \= CO2 (k) + H2 (k)

Cho biết: 2CO(k) + O2(k) = 2CO2 (k) ; ∆Go298 = -514,6 kJ

2H2(k) + O2 (k) = 2H2O (k); ∆Go298 = -457,2 kJ

  1. – 37,8 kJ
  1. – 28,7 kJ
  1. – 57,4 kJ
  1. – 43,6 kJ

Câu 6: Chọn phương án đúng:

Cho 1 mol chất điện ly AB2 vào nước thì có 0,3 mol bị điện ly ra ion, vậy hệ số đẳng trương i bằng:

  1. Không thể tính được
  1. 1,9
  1. 1,6
  1. 2,1

Câu 7: Tính ∆Ho298 của phản ứng sau đây: 4HCl(k) + O2(k) = 2H2O(ℓ) + 2Cl2(k)

Cho biết nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của HCl(k), H2O(ℓ) ở 25oC lần lượt là:

–92,30 và –285,8 kJ/mol.

  1. – 202,4 kJ/mol
  1. – 193,5 kJ/mol
  1. + 202,4 kJ/mol
  1. + 193,5 kJ/mol

Câu 8: Chọn phương án đúng:

Dung dịch nước của một chất tan bay hơi không điện ly sôi ở 105,2oC. Nồng độ molan của dung dịch này là: (hằng số nghiệm sôi của nước Ks = 0,52)

  1. 10
  1. 5
  1. 1
  1. Không đủ dữ liệu để tính

Câu 9: Tính ∆Go298 của phản ứng: CH4 (k) + 2O2 (k) \= 2H2O (ℓ) + CO2 (k)

Cho biết thế đẳng áp tạo thành tiêu chuẩn của CH4(k), H2O(ℓ) và CO2(k) có giá trị lần lượt là: -50,7; -237,0; -394,4 kJ/mol.

  1. -817,7 kJ/mol
  1. + 580,7 kJ/mol
  1. + 817,7 kJ/mol
  1. -580,7 kJ/mol

Câu 10: Cho phản ứng: 2Fe2O3(r) + 3C(gr) \= 4Fe(r) + 3CO2(k)

Có ∆Ho \= + 467,9 kJ và ∆So = + 560,3 J/K

Hãy cho biết phải thực hiện ở nhiệt độ nào để phản ứng có thể xảy ra tự phát (giả thiết ∆Ho và ∆So không thay đổi theo nhiệt độ).

  1. t > 835oC
  1. t > 742oC
  1. t > 618oC
  1. t > 562oC

Câu 11:

Cho HgO (tinh thể) vào bình chân không để phân ly ở nhiệt độ 500oC, xảy ra cân bằng sau: 2 HgO (tinh thể) ⇄ 2 Hg (k) + O2 (k)

Khi cân bằng áp suất trong bình là 4,0 atm. Tính ∆Go của phản ứng ở 500oC. Cho R = 8,314 J/mol.K

  1. – 14,5 kJ
  1. – 8,4 kJ
  1. – 31,8 kJ
  1. – 23,7 kJ

Câu 12:

Xác định khối lượng mol của dinitrobenzen, biết rằng nếu hòa tan 1,00g chất này trong 50,0 g benzen thì nhiệt độ sôi tăng lên 0,30oC. Cho biết ks (C6H6) = 2,53 độ/mol.

  1. 157 g/mol
  1. 174 g/mol
  1. 183 g/mol
  1. 168 g/mol

Câu 13: Tính ∆Ho298 của phản ứng sau: C2H2(k) + 2H2(k) \= C2H6(k)

Cho biết năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn, 25oC.

E (C-C) = 347,3 kJ/mol E (C-H) = 412,9 kJ/mol

E (H-H) = 435,5 kJ/mol E (C≡C) = 810,9 kJ/mol

  1. – 912 kJ
  1. – 752,5 kJ
  1. – 317 kJ
  1. – 524,8 kJ

Câu 14: Chọn phương án đúng:

Cho nguyên tố Ganvanic gồm điện cực hidro tiêu chuẩn (1) và điện cực H2(

, Pt) nhúng vào trong dung dịch HCl 0,1M (2). Ở nhiệt độ nhất định nguyên tố này có:

  1. thế điện cực của điện cực (2) tăng khi nồng độ của dung dịch HCl giảm
  1. Quá trình oxy hóa xảy ra trên điện cực (1)
  1. Sức điện động tăng khi pha loãng dung dịch ở điện cực (2)
  1. Điện cực (2) là catod

Câu 15

Xác định độ điện ly biểu kiến của HIO3 trong dung dịch chứa 0,506g HIO3 và 22,48g C2H5OH. Dung dịch này bắt đầu sôi ở 351,624K. Cho biết C2H5OH sôi ở 351,460K; hằng số nghiệm sôi ks(C2H5OH) = 1,19 độ/mol và MHIO3 = 176,0 g/mol.

  1. 17%
  1. 12,2%
  1. 7,8%
  1. 24%

Câu 16: Chọn phát biểu đúng. So sánh entropy của các chất sau ở điều kiện chuẩn.

  1. O(k) > O2(k) > O3(k) 2) NO(k) > NO2(k) > N2O3(k)
  1. 3Li (r) > 4Be (r) > 4B (r) 4) C (graphit) > C (kim cương)
  1. I2 (r) \> I2 (k) 6) N2 (25oC, khí) \> N2 (100oC, khí)
  1. O2 (1atm, 25oC, khí) > O2 (5atm, 25oC, khí)
  1. 3, 4, 7
  1. 2, 4, 6
  1. 1, 2, 6
  1. 5, 7

Câu 17

Tính khối lượng mol của hemoglobin (là chất tan không điện ly, không bay hơi), biết rằng áp suất thẩm thấu của dung dịch chứa 35,0g hemoglobin trong 1 ℓ dung dịch (dung môi là nước) là 10,0 mmHg ở 25oC. Cho R = 62,4 ℓ.mmHg/mol.K

  1. 6,5 . 104 g/mol
  1. 7,3 . 104 g/mol
  1. 8,1 . 104 g/mol
  1. 5,8 . 104 g/mol

Câu 18: Chọn phương án đúng:

Cho biết tích số tan của AgIO3 và PbF2 bằng nhau (T = 1 × 10-7,52 ).

So sánh nồng độ các ion:

  1. [F-] > [Pb2+] > [IO3-] = [Ag+]
  1. [F-] > [Pb2+] < [IO3-] = [Ag+]
  1. [Ag+] = [IO3-] > [F-] > [Pb2+]
  1. [Ag+] = [IO3-] = [F-] = [Pb2+]

Câu 19: Tính hằng số cân bằng K của phản ứng sau ở 25oC:

3 Au+ (dd) ⇄ Au3+ (dd) + 2 Au (r). Cho biết ở 25oC:

;
; F = 96500; R = 8,314 J/mol.K

  1. 4,5 ×109
  1. 2,5 ×109
  1. 1,41 ×1010
  1. 3,1 ×1012

Câu 20: Cho thế khử tiêu chuẩn của các bán phản ứng sau:

Fe3+(dd) + e = Fe2+(dd), jo \= 0,77 V; I2(r) + 2e = 2I-(dd), jo \= 0,54 V

Phản ứng: 2 Fe2+(dd) + I2(r) = 2 Fe3+(dd) + 2 I-(dd) có đặc điểm:

  1. Eo = -1,00 V; phản ứng không thể xảy ra tự phát ở điều kiện tiêu chuẩn.
  1. Eo = 1,00 V; phản ứng có thể xảy ra tự phát ở điều kiện tiêu chuẩn.
  1. Eo = 0,23 V; phản ứng có thể xảy ra tự phát ở điều kiện tiêu chuẩn.
  1. Eo = -0,23 V; phản ứng không thể xảy ra tự phát ở điều kiện tiêu chuẩn.

Câu 21: Chọn phương án đúng: Phản ứng

Mg(r) + 2HCl(dd) ® MgCl2(dd) + H2(k)

là phản ứng tỏa nhiệt mạnh. Xét dấu DHo, DSo, DGo của phản ứng này ở 25oC:

  1. DHo > 0; DSo > 0 ; DGo < 0
  1. DHo < 0; DSo > 0 ; DGo > 0
  1. DHo < 0; DSo < 0 ; DGo < 0
  1. DHo < 0; DSo > 0 ; DGo < 0

Câu 22: Chọn phương án đúng:

Phản ứng FeO(r) + CO(k) ⇄ Fe(r) + CO2(k) có hằng số cân bằng

. Áp suất hơi của Fe và FeO không có mặt trong biểu thức Kp vì:

  1. Có thể xem áp suất hơi của Fe và FeO bằng 1 atm.
  1. Áp suất hơi của Fe và FeO là hằng số ở nhiệt độ xác định.
  1. Áp suất hơi chất rắn không phụ thuộc vào nhiệt độ.
  1. Áp suất hơi của chất rắn không đáng kể.

Câu 23: Chọn phương án đúng:

Trong dung dịch HCN 0,1M ở 250C có 8,5% HCN bị ion hóa. Hỏi hằng số điện li của HCN ở nhiệt độ này bằng bao nhiêu?

  1. 7,2 ×10-2
  1. 7,9 ×10-2
  1. 7,2 ×10-4
  1. 7,9 ×10-4

Câu 24: Tính nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của anion Br – (k), với phản ứng cụ thể là:

½ Br2 (l) + 1e = Br – (k)

Cho biết:

Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của Br2(k) là 31,0 kJ/mol.

Nhiệt lượng phân ly liên kết của Br2(k) là 190,0 kJ/mol.

Phản ứng: Br(k) + 1e = Br –(k) có ∆Ho298, pư = –325,0 kJ/mol.

  1. – 460,0 kJ/mol
  1. – 429,0 kJ/mol
  1. – 135,0 kJ/mol
  1. – 214,5 kJ/mol

Câu 25: Chọn câu đúng.

Đối với dung dịch loãng của chất tan không điện ly, không bay hơi:

  1. Áp suất hơi bão hòa của dung môi trong dung dịch tỷ lệ thuận với phần mol của chất tan trong dung dịch.
  1. Độ giảm tương đối áp suất hơi bão hòa của dung môi trong dung dịch bằng phần mol của dung môi trong dung dịch.
  1. Áp suất hơi bão hòa của dung môi trong dung dịch luôn nhỏ hơn áp suất hơi bão hòa của dung môi tinh khiết ở cùng giá trị nhiệt độ.
  1. Áp suất hơi bão hòa của dung dịch loãng phân tử phụ thuộc vào bản chất của chất tan.

Câu 26: Chọn phương án đúng:

Ở 25oC, áp suất hơi bão hòa của nước nguyên chất là 23,76mmHg. Khi hòa tan 2,7mol glyxerin vào 100mol H2O ở nhiệt độ trên thì độ giảm tương đối áp suất hơi bão hòa của dung dịch so với nước nguyên chất bằng:

  1. 0,026
  1. 0,042
  1. 0,974
  1. 0,625

Câu 27: Chọn phương án đúng: Cho các số liệu sau:

  1. jo (Al3+/Al) \= - 1,706 V 2) jo (Zn2+/Zn) \= - 0,764 V
  1. jo (Cu2+/Cu+) \= + 0,15 V 4) jo (Cu+/Cu) \= + 0,522 V

Các chất được sắp xếp theo thứ tự tính oxy hóa tăng dần như sau:

  1. Al3+ < Zn2+ < Cu2+ < Cu +
  1. Cu + < Cu 2+ < Zn2+ < Al3+
  1. Al < Zn < Cu + < Cu
  1. Cu < Cu + < Zn < Al

Câu 28:

Trước đây, người ta không không rõ ion thủy ngân (I) tồn tại trong dung dịch dưới dạng

với giá trị n bằng bao nhiêu. Để xác định n, có thể lập một pin như sau ở 25oC.

Pt, Hg(ℓ)| dd A|| dd B| Hg(ℓ), Pt

1 lit dung dịch A chứa 0,263g Hg(I) nitrat và 1 lit dung dịch B chứa 2,630g Hg(I) nitrat. Sức điện động đo được là 0,0289 V. Hãy xác định giá trị của n.

  1. n = 3
  1. n = 4
  1. n = 1
  1. n = 2

Câu 29: Chọn phát biểu đúng: Phản ứng A (k) ⇄ B (k) + C (k)

ở 300oC có Kp = 11,5; ở 500oC có Kp = 23. Tính ∆Ho của phản ứng trên.

Cho R = 8,314 J/mol.K.

  1. DHo = + 4,32 kJ
  1. DHo = + 12,76 kJ
  1. DHo = -12,76 kJ
  1. DHo = - 4,32 kJ

Câu 30: Chọn phương án đúng:

Biết tích số tan ở 25oC của Al(OH)3 là 1×10-32. Dung dịch AlCl3 0,1M sẽ xuất hiện kết tủa khi có độ pH của dung dịch:

  1. < 3,7
  1. 3,7
  1. \> 3,7
  1. \> 10,3

Câu 31:

Theo định nghĩa của nhiệt tạo thành, trong các phản ứng sau, phản ứng nào được xem là phản ứng tạo thành ở 298K

  1. N (k) + 2O (k) = NO2 (k) 2) ½ N2 (k) + ½ O2 (k) = NO (k)
  1. CaO (r) + CO2 (k) = CaCO3 (r) 4) Na (ℓ) + ½ Cl2 (k) \= NaCl (r)
  1. ½ H2 (k) + ½ I2 (r) \= HI (k)
  1. 2, 5
  1. 2, 3, 4
  1. 1, 4, 5
  1. 1, 5

Câu 32: Chọn phương án đúng: Trộn các dung dịch:

  1. 100ml dung dịch AgNO3 2×10–4M với 50ml dung dịch K2CrO4 6×10–3M
  1. 100ml dung dịch AgNO3 2×10–4M với 50ml dung dịch K2CrO4 6×10–4M
  1. 100ml dung dịch AgNO3 2×10–4M với 50ml dung dịch K2CrO4 6×10–5M

Trong trường hợp nào có sự tạo thành kết tủa Ag2CrO4? Cho biết tích số tan của Ag2CrO4 là T = 2 × 10–12.

  1. Cả 3 trường hợp.
  1. Chỉ có trường hợp (1)
  1. Các trường hợp (1) và (2)
  1. Chỉ có trường hợp (2)

Câu 33: Chọn phát biểu đúng. Thiết lập biểu thức ∆G của phản ứng sau ở 25oC.

2 Hg (ℓ) + O2 (k) ⇄ 2HgO (tinh thể)

Câu 34: Chọn hệ số tỉ lượng đúng. Cân bằng phương trình phản ứng dưới đây:

NaClO3 + MnO2 + NaOH ® Na2MnO4 + NaCl + H2O

Nếu hệ số trước NaClO3 là 1 thì hệ số đứng trước MnO2 và NaOH lần lượt là:

  1. 6, 3
  1. 5, 3
  1. 3, 5
  1. 3, 6

Câu 35: Chọn phương án đúng:

Cho cân bằng CO2(k) + H2(k) ⇄ CO(k) + H2O(k)

Tính hằng số cân bằng Kc của phản ứng. Biết rằng phản ứng được thực hiện trong bình kín có dung tích 1 lít chứa 0,3 mol CO2 và 0,3 mol H2 lúc ban đầu. Khi phản ứng cân bằng ta có 0,2 mol CO tạo thành. Nếu nén hệ cho thể tích của hệ giảm xuống, cân bằng sẽ chuyển dịch như thế nào?

  1. Kc = 8 ; theo chiều nghịch
  1. Kc = 8 ; theo chiều thuận
  1. Kc = 4 ; không đổi
  1. Kc = 4 ; theo chiều thuận

Câu 36: Chọn phương án đúng: Các thông số đều có thuộc tính cường độ là:

  1. Thế đẳng áp, entanpi, thể tích
  1. Thế khử, nhiệt độ, khối lượng riêng
  1. Thế đẳng áp, nhiệt độ, nội năng
  1. Entropi, khối lượng, số mol

Câu 37:

Một bình đoạn nhiệt được tách thành hai ngăn dung tích bằng nhau: ngăn thứ nhất chứa 2,0 mol hydro ở 3,0 atm và 25oC; ngăn thứ hai chứa 3,0 mol argon ở 4,5 atm và 25oC. Hai khí được coi là lý tưởng. Người ta nhấc vách ngăn ra, hai khí trộn lẫn vào nhau, không phản ứng. Hãy tính ∆G của hỗn hợp. Cho R = 8,314 J/mol.K.

  1. – 15,3 kJ
  1. – 18,7 kJ
  1. – 24,6 kJ
  1. – 8,59 kJ

Câu 38:

Tính công dãn nở khi cho 10mol CH3CHOHCH3 vào bình chân không, phân ly ở 177oC theo phản ứng sau: CH3CHOHCH3 (k) ⇄ CH3COCH3 (k) + H2 (k)

Cho biết R = 8,314 J/mol.K, xem các khí trong phản ứng là khí lý tưởng.

  1. 3,741 J
  1. 37,41 J
  1. 1,47 J
  1. 14,72 J

Câu 39: Chọn phương án đúng: Cho phản ứng:

C6H6 +

O2(k) ® 6CO2(k) + 3H2O

Ở 270C phản ứng có ∆H – ∆U = 3741,3 J. Hỏi C6H6 và H2O trong phản ứng ở trạng thái lỏng hay khí? Cho biết R = 8,314 J/mol.K.

  1. C6H6(k) và H2O(ℓ)
  1. C6H6(k) và H2O(k)
  1. C6H6(ℓ) và H2O(k)
  1. C6H6(ℓ) và H2O(ℓ)

Câu 40: Chọn phương án đúng. Cho quá trình điện cực:

3Fe3+(dd) + 4H2O(ℓ) + 1e → Fe3O4(r) + 8H+(dd)

Phương trình Nerst đối với quá trình đã cho ở 250C có dạng:

Câu 41:

Hãy xác định ở giá trị nào của pH thì phản ứng sau bắt đầu xảy ra theo chiều thuận ở 25oC.

HAsO2(dd) + I2(r) + 2H2O(ℓ) ⇄ H3AsO4(dd) + 2I- (dd) + 2H+ (dd)

Cho biết, ở 25oC:

;

Nồng độ các chất: [H3AsO4]=[I-]=[HAsO2] = 1M

  1. pH > 0,4
  1. pH > 3,0
  1. pH > 1,0
  1. pH > 2,0

Câu 42: Chọn phương án đúng:

Trong 200g dung môi chứa A g đường glucô có khối lượng phân tử M; hằng số nghiệm đông của dung môi là Kđ. Hỏi biểu thức nào đúng đối với DTđ:

Câu 43: Tính hằng số cân bằng K ở 25oC của phản ứng sau:

3ZnS(r) + 2NO3-(dd) + 8H+(dd) ⇄ 3Zn2+(dd) + 2NO(k) + 4H2O(ℓ) + 3S(r)

Cho biết ở 25oC:

Tích số tan của ZnS là TZnS = 2×10-24

Hằng số điện ly của H2S là Ka1 . Ka2 = 3×10-20

Phản ứng: 3H2S(dd) + 2NO3-(dd) + 2H+(dd) ⇄ 2NO(k) + 4H2O(ℓ) + 3S(r) có hằng số cân bằng K = 1083

  1. 4 × 1054
  1. 3 × 1070
  1. 2 × 1061
  1. 6 × 1047

Câu 44: Chọn phương án đúng: Cho giản đồ hòa tan như hình sau:

Hòa tan hoàn toàn 10g KClO3 vào 100g nước ở 40oC, giả sử nước không bị hóa hơi ở nhiệt độ này. Sau đó dung dịch được đưa về nhiệt độ 30oC và không có kết tủa xuất hiện. Vậy trạng thái dung dịch thu được ở 30oC đó là:

  1. Không đủ cơ sở để xác định.
  1. Dung dịch chưa bão hòa.
  1. Dung dịch bão hòa.
  1. Dung dịch quá bão hòa.

Câu 45: Chọn phát biểu sai:

Xét phản ứng đốt cháy metan ở điều kiện đẳng áp, đẳng nhiệt ở 25oC:

CH4(k) + 2O2(k) = CO2(k) + 2H2O(k) , ∆Ho298, pư \= –758,23 kJ/mol.

(Coi các khí trong phản ứng là khí lý tưởng)

  1. Nhiệt phản ứng chuẩn đẳng tích ở 25oC của phản ứng trên là – 758,23 kJ.
  1. Phản ứng trên không sinh công dãn nở.
  1. Độ biến thiên entropy chuẩn của phản ứng ở 25oC gần bằng 0.
  1. Ở 25oC, hằng số cân bằng KP > KC.

Câu 46: Chọn phương án đúng:

Nhỏ từng giọt dung dịch (NH4)2C2O4 0,01M vào 1 lít dung dịch chứa 1 ion gam Ba2+ và 0,005 ion gam Ca2+ . Hỏi kết tủa nào xuất hiện trước? (Cho tích số tan của BaC2O4 và CaC2O4 lần lượt bằng 10-6,96 và 10-8,64).

  1. Cả 2 kết tủa xuất hiện cùng lúc
  1. BaC2O4
  1. CaC2O4
  1. Không xác định được

Câu 47: Tính hằng số cân bằng KC ở 25oC của phản ứng sau:

CuCl (r) + I- (dd) ⇄ CuI (r) + Cl- (r)

Biết tại nhiệt độ này: TCuCl = 1,9 ×10-7; TCuI = 5,1 ×10-12

  1. 2,7 ×10-5
  1. 3,7 ×104
  1. 9,7 ×10-19
  1. 4,4 ×1017

Câu 48

Hãy cho biết dạng

(tinh thể) và dạng
(tinh thể), dạng nào bền hơn ở điều kiện chuẩn, 25oC.

Biết phản ứng:

(tinh thể) ®
(tinh thể)

có ∆Ho298 = 1,55 ×103 J/mol và ∆So298 = 0,545 J/mol.

  1. (tinh thể)
  1. Không đủ dữ kiện để so sánh
  1. Cả 2 dạng bền như nhau
  1. (tinh thể)

Câu 49:

So sánh áp suất thẩm thấu của các dung dịch sau: CH3COOH (1), C6H12O6 (2), NaCl (3), CaCl2 (4) cùng có nồng độ 0,01M và ở cùng một nhiệt độ (xem các muối NaCl và CaCl2 điện ly hoàn toàn).

  1. p4 < p3 < p1 < p2
  1. p4 < p3 < p2 < p1
  1. p2 < p1 < p3 < p4
  1. p1 < p2 < p3 < p4

Câu 50: Chọn phát biểu chính xác:

  1. Độ điện ly (a) tăng khi nồng độ của chất điện li tăng.
  1. Độ điện ly (a) không thể lớn hơn 1.
  1. Trong đa số trường hợp, độ điện ly tăng lên khi nhiệt độ tăng.
  1. Chất điện ly yếu là chất có a < 0,03
  1. 2, 3
  1. 1, 2, 3
  1. Tất cả đều đúng
  1. 3, 4

- Hết -

ĐỀ 7:

Đề thi có 60 câu. Thời gian làm bài thi: 80 phút

Thí sinh chỉ được chọn 1 trong 4 đáp án, trong trường hợp có nhiều đáp án phù hợp với yêu cầu thì chỉ chọn đáp án đúng và đầy đủ nhất.

Thí sinh không được sử dụng tài liệu kể cả bảng hệ thống tuần hoàn.

Câu 1: Chọn phương án đúng:

Cho phản ứng: H3PO4 + 2NaOH = Na2HPO4 + 2H2O

Đương lượng gam của H3PO4 và NaOH lần lượt bằng: (Cho biết phân tử gam của H3PO4 bằng 98g và của NaOH bằng 40g)

  1. 98g ; 40g
  1. 32,7g ; 40g
  1. 49g; 40g
  1. 98g ; 20g

Câu 2: Chọn phương án đúng:

Cho một phản ứng thuận nghịch trong dung dịch lỏng: A + B ⇄ 2C + D. Hằng số cân bằng Kc ở điều kiện cho trước bằng 50. Một hỗn hợp có nồng độ CA = CB = 10-3M, CC = CD = 0,01M. Trạng thái của hệ ở điều kiện này như sau:

  1. Hệ đang dịch chuyển theo chiều thuận.
  1. Hệ đang dịch chuyển theo chiều nghịch.
  1. Hệ nằm ở trạng thái cân bằng.
  1. Không thể dự đoán được trạng thái của phản ứng

Câu 3: Chọn phương án đúng:

  1. Các acid và base không thể cùng tồn tại trong một dung dịch.
  1. Phản ứng trao đổi ion xảy ra khi tạo thành chất ít điện ly, chất ít tan hoặc chất bay hơi.
  1. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng trung hòa giữa acid mạnh và base yếu chỉ phụ thuộc bản chất của base
  1. Phản ứng trao đổi ion thường xảy ra với tốc độ lớn.
  1. 1,3
  1. 1,2,4
  1. 2,3,4
  1. 2,4

Câu 4: Chọn phương án đúng:

1 lít dung dịch nước chứa 2g chất tan không điện ly, không bay hơi có áp suất thẩm thấu p \= 0,2 atm ở 250C. Hãy tính khối lượng mol của chất đó (cho R = 0,082 lít.atm/mol.K = 8,314 J/mol.K = 1,987 cal/mol.K)

  1. 244 g/mol
  1. 20,5 g/mol
  1. 208 g/mol
  1. Không đủ dữ liệu để tính

Câu 5: Chọn trường hợp đúng: Cho biết tích số tan của AgCl ở 250C là 10–10.

  1. Độ tan của AgCl trong nước nguyên chất là 10–5 mol/l.
  1. Độ tan của AgCl trong dung dịch KCl 0,1M giảm đi 107 lần so với trong nước nguyên chất.
  1. Độ tan của AgCl trong nước sẽ ít hơn trong dung dịch KI 0,1M.
  1. Độ tan của AgCl trong dung môi benzen sẽ lớn hơn trong dung môi nước.
  1. 1,2
  1. 2,4
  1. 1,3
  1. 1,3,4

Câu 6: Chọn phương án đúng: Trong phản ứng:

3Cl2 +KI + 6KOH = 6KCl + KIO3 + 3H2O

KOH đóng vai trò:

  1. Chất oxi hóa
  1. Chất khử
  1. Chất tạo môi trường.
  1. Chất tự oxi hóa, tự khử

Câu 7: Chọn phương án đúng:

Dựa vào ái lực proton của các dung môi NH3 và HClO4 cho biết CH3COOH thể hiện tính chất gì trong dung môi đó:

  1. Tính base trong cả 2 dung môi.
  1. Tính base trong NH3, tính acid trong HClO4.
  1. Tính acid trong cả 2 dung môi.
  1. Tính base trong HClO4, tính acid trong NH3.

Câu 8: Chọn phương án đúng:

Phản ứng 2HI(k) ⇄ H2(k) + I2(k) có hằng số cân bằng KP = 9. Ở cùng nhiệt độ, phản ứng sẽ diễn ra theo chiều nào khi áp suất riêng phần của H2, I2 và HI lần lượt là 0,2; 0,45 và 0,1 atm.

  1. Phản ứng diễn ra theo chiều thuận.
  1. Phản ứng diễn ra theo chiều nghịch.
  1. Không thể dự đoán được trạng thái của phản ứng
  1. Phản ứng ở trạng thái cân bằng.

Câu 9: Chọn phương án đúng: Trộn các dung dịch:

  1. 100ml dung dịch AgNO3 10-4M với 100ml dung dịch HCl 10-5M
  1. 100ml dung dịch AgNO3 10-4M với 100ml dung dịch NaCl 10-4M
  1. 100ml dung dịch AgNO3 10-4M với 100ml dung dịch HCl 10-6 M

Trong trường hợp nào có sự tạo thành kết tủa AgCl? Cho tích số tan của AgCl là T = 10 -9,6.

  1. Chỉ có trường hợp (1)
  1. Cả 3 trường hợp.
  1. Chỉ có trường hợp (2)
  1. Các trường hợp (1), (2)

Câu 10: Chọn phương án đúng:

Xác định pH của dung dịch acid acetic sau khi đã phản ứng với một nửa lượng NaOH cần thiết để trung hòa hoàn toàn. Cho biết pKa của acid acetic bằng 4,76.

  1. 4,76
  1. 7,24
  1. 9,43
  1. không đủ dữ kiện xác định

Câu 11: Chọn phương án đúng:

Cho phản ứng oxy hóa khử: HI + H2SO4 = I2 + S + H2O

Cân bằng phản ứng trên. Nếu hệ số trước H2SO4 là 1 thì hệ số đứng trước HI và I2 lần lượt là:

  1. 2 và 1
  1. 6 và 3
  1. 8 và 4
  1. 4 và 2

Câu 12: Chọn trường hợp đúng.

Biết rằng nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của AsH3 (k), NH3(k), PH3 (k) và C2H4 (k) lần lượt bằng: 66,44 ; -46,11; 5,4 ; 52,26 (kJ/mol). Trong 4 chất này, chất dễ bị phân hủy thành đơn chất nhất là:

  1. C2H4
  1. PH3
  1. AsH3
  1. NH3

Câu 13: Chọn câu trả lời đúng. Hiệu ứng nhiệt đẳng áp của mỗi phản ứng hóa học:

  1. Không phụ thuộc vào trạng thái tập hợp của các chất sản phẩm.
  1. Không phụ thuộc vào cách viết các hệ số tỉ lượng của phương trình phản ứng.
  1. Phụ thuộc vào nhiệt độ phản ứng
  1. Phụ thuộc vào cách tiến hành phản ứng

Câu 14: Chọn phương án đúng:

pH của dung dịch nào sẽ hầu như không thay đổi khi pha loãng 2 lần bằng nước:

  1. NH4NO2 0,2N 2) HClO3 0,1N và NaClO3 0,1N
  1. NH4Cl 0,1N và NH3 0,1N 4) NaNO2 0,1N và HNO2 0,1N
  1. 2, 3, 4
  1. 2, 3
  1. 1, 3, 4
  1. 3

Câu 15: Chọn phương án đúng và đầy đủ:

Cho pin điện hóa:

  1. Điện cực (1) gọi là cathode, có xuất hiện kết tủa Crom
  1. Điện cực (2) gọi là anod, điện cực Crom bị tan ra
  1. Suất điện động của pin là E = 0,0334V
  1. Trong quá trình pin hoạt động, nồng độ Cr3+(dd) ở điện cực (1) giảm dần và ở điện cực (2) tăng dần. Khi nồng độ Cr3+(dd) ở hai điện cực bằng nhau thì pin ngừng hoạt động.
  1. 1,2,3,4
  1. 1,2
  1. 3,4
  1. 1,2,4

Câu 16: Chọn trường hợp đúng. Quá trình đông đặc nước đá ở -1oC và 1 atm có:

  1. DS < 0, DH < 0, DG < 0
  1. DS < 0, DH < 0, DG > 0
  1. DS < 0, DH > 0, DG < 0
  1. DS >0, DH < 0, DG < 0

Câu 17: Chọn phương án đúng:

Xét chiều của phản ứng ở 250C: Fe + Cd2+ \= Fe2+ +Cd, Cho biết:

E0 = j0(Cd2+/Cd) - j0(Fe2+/Fe) = 0,04V

  1. Khi [Fe2+] = 0,10M và [Cd2+] = 1,00M phản ứng diễn ra theo chiều thuận
  1. Khi [Fe2+] = 0,10M và [Cd2+] = 1,00M phản ứng diễn ra theo chiều nghịch
  1. Khi [Fe2+] = 1,00M và [Cd2+] = 0,01M ứng diễn ra theo chiều thuận
  1. Khi [Fe2+] = 1,00M và [Cd2+] = 0,01M ứng diễn ra theo chiều nghịch
  1. 2, 4
  1. 1, 4
  1. 2, 3
  1. 1, 3

Câu 18: Chọn phương án đúng: Xác định khoảng pH của dung dịch NaHCO3.

Cho biết với acid H2CO3 , K1 >> K2

  1. pH < 7
  1. pH > 7
  1. pH = 7
  1. Có lúc > 7, có lúc < 7 tùy thuộc vào nồng độ muối

Câu 19: Chọn phương án đúng:

Trong đa số trường hợp độ điện ly a của chất điện ly:

  1. Tăng lên khi giảm nhiệt độ và tăng nồng độ dung dịch.
  1. Là hằng số ở nồng độ xác định.
  1. Là hằng số ở nhiệt độ xác định.
  1. Tăng lên khi tăng nhiệt độ và giảm nồng độ dung dịch.

Câu 20: Chọn đáp án đúng:

Một phản ứng kết thúc sau 160 phút ở 40oC. Ở nhiệt độ nào phản ứng sẽ kết thúc sau 20 phút, biết hệ số nhiệt độ của phản ứng là 2.

  1. ở 70oC
  1. ở 30oC
  1. ở 50oC
  1. ở 60oC

Câu 21: Chọn phương án đúng: Phản ứng đơn giản:

2HI = I2 + H2 có biểu thức tốc độ phản ứng là: v = k[HI]2. Từ đó suy ra rằng:

  1. Hai phân tử HI tác dụng với nhau để tạo I2 và H2.
  1. Một phân tử HI tự phân hủy thành các nguyên tử I và H, sau đó các nguyên tử I và H kết hợp lại tạo I2 và H2 .
  1. Biểu thức v = k[HI]2 được xác định dựa vào phương trình phản ứng.
  1. Không thể viết phương trình phản ứng ở dạng HI \= ½ I2 + ½ H2

Câu 22: Chọn phương án đúng: Tốc độ phản ứng dị thể:

  1. chỉ được quyết định bởi tương tác hóa học của bản thân chất phản ứng.
  1. tăng lên khi tăng bề mặt tiếp xúc pha
  1. phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc pha mà không phụ thuộc vào nồng độ chất phản ứng.
  1. của bất kỳ phản ứng nào cũng tăng lên khi khuấy trộn

Câu 23: Chọn phương án đúng: Trong các phản ứng:

N2 (k) + O2 (k) \= 2NO (k) (1)

KClO4 (r) \= KCl (r) + 2O2 (k) (2)

C2H2 (k) + 2H2 (k) \= C2H6 (k) (3)

Chọn phản ứng có DS lớn nhất, DS nhỏ nhất (cho kết quả theo thứ tự vừa nêu)

  1. 1 , 3
  1. 3 , 1
  1. 1 , 2
  1. 2 , 3

Câu 24: Chọn phương án đúng: Tính hằng số cân bằng của phản ứng:

NH4Cl(dd) + Na2S(dd) + H2O = NH4OH(dd) + NaHS(dd) + NaCl(dd)

(Biết hằng số điện ly của H2S Ka1 = 1 ×10– 6,99, Ka2 = 1 ×10–12,89, hằng số điện ly của NH4OH Kb = 1 ×10–4,76 và tích số ion của nước Kn = 1 ×10–14).

  1. 1 ×10–2,25
  1. 1 ×1010,64
  1. 1 ×10–10,64
  1. 1 ×103,65

Câu 25: Chọn phương án đúng và đầy đủ:

  1. Một hệ đang ở trạng thái cân bằng, nếu ta thay đổi một trong các yếu tố (áp suất, nhiệt độ, nồng độ) thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại sự thay đổi đó.
  1. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng tỏa nhiệt; khi giảm nhiệt độ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt.
  1. Hằng số cân bằng của một phản ứng là một đại lượng không đổi ở nhiệt độ xác định.
  1. Khi thêm một chất (tác chất hay sản phẩm) vào hệ cân bằng, cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều làm giảm lượng chất đó.
  1. 1 và 3
  1. 1 và 4
  1. 1 , 3 và 4
  1. 1 và 2

Câu 26: Chọn phương án đúng:

Ion nào sau đây có thể tác dụng vừa như một acid Bronsted, vừa như một baz Bronsted?

  1. HOOC – COO– 2) (CH3)3CH+ 3)
    4) OH–
  1. 1,2,3
  1. 1
  1. 1,4
  1. 2,3

Câu 27: Chọn phương án đúng:

Ở 400C và 600C, KNO3 có độ hòa tan trong nước lần lượt là C1 = 63,9 g/100g nước, C2 = 109,9 g/100g nước. Hãy tính nhiệt hòa tan trong nước ∆H của KNO3 trong khoảng nhiệt độ đó .

  1. -25,5 kJ/mol
  1. +25,5 kJ/mol
  1. +51 kJ/mol
  1. -51 kJ/mol

Câu 28: Chọn phương án đúng:

Khi tăng nhiệt độ, vận tốc phản ứng tăng vì sự tăng nhiệt độ đó:

  1. làm giảm hằng số tốc độ của phản ứng
  1. làm cho DG < 0.
  1. làm tăng số tiểu phân hoạt động trong hệ
  1. chủ yếu là làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử.

Câu 29: Chọn câu sai. Độ thủy phân của một muối bất kỳ càng lớn khi:

  1. Acid tạo thành nó có hằng số điện ly càng nhỏ
  1. Nhiệt độ càng cao.
  1. Hằng số thủy phân càng nhỏ.
  1. Base tạo thành nó càng yếu.

Câu 30: Chọn giá trị đúng.

Tính năng lượng mạng lưới tinh thể BaCl2 từ các dữ liệu sau ở điều kiện tiêu chuẩn:

Nhiệt tạo thành BaCl2(r):

\= -859,41 kJ/mol

Năng lượng liên kết của Cl2(k): Elk = 238,26 kJ/mol

Nhiệt thăng hoa của Ba(r):

\= 192,28 kJ/mol

Năng lượng ion hóa thứ nhất và thứ hai của Ba: I1 + I2 = 1462,16 kJ/mol

Ái lực electron của Clo: FCl = -363,66 kJ/mol

  1. 2794 kJ/mol
  1. –2389 kJ/mol
  1. 2145 kJ/mol
  1. –2025 kJ/mol

Câu 31: Chọn phương án đúng:

Máy đo pH hoạt động dựa vào việc đo hiệu điện thế giữa điện cực calomen bão hoà KCl: Pt, Hg | Hg2Cl2 | KCl bão hòa (có thế điện cực ổn định j \= + 0,268V) và điện cực hydro: Pt | H2 1 atm | H+ (dung dịch cần đo pH). Hãy tính pH của dung dịch ở 250C nếu hiệu điện thế của hai điện cực này là 0,327V.

  1. 5,0
  1. 1,0
  1. 4,0
  1. 3,0

Câu 32: Chọn phương án đúng: Cho biết:

  1. jo (
    ,H2O/S) = – 0,75V 2) jo (Sn2+/Sn) = – 0,140V
  1. jo (HClO/Cl-) = +1,64V 4) jo (Fe3+/Fe2+) = + 0,771V

Các chất được sắp xếp theo thứ tự tính oxy hóa tăng dần như sau:

  1. HClO < Fe3+ < Sn2+ <
  1. < Sn2+ < Fe3+ < HClO
  1. S < Sn < Fe2+ < Cl–
  1. Cl– < Fe2+ < Sn < S

Câu 33: Chọn phương án đúng:

  1. Ở cùng áp suất ngoài, chất lỏng nguyên chất nào có áp suất hơi bão hòa càng lớn thì nhiệt độ sôi càng thấp.
  1. Khi áp suất ngoài tăng thì nhiệt độ sôi của chất lỏng nguyên chất sẽ tăng
  1. Khi áp suất ngoài không đổi, nhiệt độ sôi của chất lỏng nguyên chất là hằng số.
  1. Nhiệt độ sôi của chất lỏng nguyên chất là nhiệt độ tại đó áp suất hơi bão hòa của chất lỏng bằng với áp suất ngoài.
  1. 1,2
  1. 3,4
  1. 1,2,3,4
  1. 1,2,4

Câu 34: Chọn phương án đúng:

Một lít dung dịch chứa 5g muối ăn NaCl và 1 lít dung dịch chứa 20g đường C6H12O6. Cho biết khối lượng nguyên tử của Na, Cl, C, O, H lần lượt là 23; 35,5; 12; 16; 1. Giả sử độ điện ly của dung dịch muối là 1. Ở cùng nhiệt độ:

  1. Dung dịch muối có nhiệt độ bắt đầu đông đặc cao hơn
  1. Không thể so sánh được vì khác nhau về nồng độ và bản chất chất tan.
  1. Dung dịch đường có nhiệt độ bắt đầu sôi cao hơn.
  1. Dung dịch muối có áp suất thẩm thấu lớn hơn

Câu 35: Chọn quá trình đúng: Xét phản ứng: NO(k) + ½O2(k) = NO2(k)

Phản ứng được thực hiện trong xilanh với pistong chịu một áp suất không đổi, sau đó phản ứng được đưa về nhiệt độ ban đầu. Quá trình như thế là quá trình:

  1. Đẳng tích, đẳng nhiệt
  1. Đẳng tích, thể tích giảm
  1. Đẳng áp, đẳng nhiệt
  1. Đẳng áp, thể tích tăng

Câu 36: Chọn phương án đúng:

Tính độ biến thiên entropi của sự hình thành 1 mol hỗn hợp khí lý tưởng gồm 20% N2, 50% H2 và 30% NH3 theo thể tích. Hỗn hợp này được hình thành do sự khuyếch tán ba khí vào nhau ở cùng nhiệt độ và áp suất. Hệ được xem là cô lập. Cho R = 8,314 J/molK.

  1. 4,81 J/K
  1. 10,31 J/K
  1. 6,15 J/K
  1. 8,56 J/K

Câu 37: Chọn phương án sai:

  1. Phản ứng tỏa nhiệt nhiều thường có khả năng xảy ra ở nhiệt độ thường.
  1. Phản ứng có DGo < 0 có thể xảy ra tự phát.
  1. Phản ứng có DGo > 0 không thể xảy ra tự phát ở mọi điều kiện.
  1. Phản ứng có các biến thiên entanpi và entropi đều dương có khả năng xảy ra ở nhiệt độ cao.

Câu 38: Chọn phương án đúng:

Sơ đồ các pin hoạt động trên cơ sở các phản ứng oxy hóa khử:

3Cl2 +I– + 6OH– = 6Cl– +

+ 3H2O

+ 3MnO2 + 6OH– ® 3
+ Cl– (dd) + 3H2O

Câu 39: Chọn trường hợp đúng: Xét cân bằng:

Màu hồng màu xanh

Trong trường hợp nào dung dịch có màu hồng?

  1. Làm lạnh dd bằng nước đá.
  1. Đun nóng hệ.
  1. Ở nhiệt độ phòng.
  1. Cho thêm NaCl vào hệ.

Câu 40: Chọn câu sai:

  1. Nồng độ của ion trong dung dịch thường lớn hơn hoạt độ của nó.
  1. Chỉ áp dụng khái niệm hoạt độ cho dung dịch chất điện li mạnh.
  1. Hoạt độ của ion phụ thuộc vào lực ion của dung dịch.
  1. Hoạt độ của chất là nồng độ biểu kiến của chất đó trong dung dịch

Câu 41: Chọn trường hợp đúng.

Tính pH của dung dịch bão hòa Mg(OH)2 ở 250C. Biết

  1. 10,13
  1. 10,63
  1. 10,43
  1. 10,33

Câu 42: Chọn phương án đúng:

Trong dung dịch HA 0,1M ở 250C có 10% HA bị ion hóa. Hỏi hằng số điện li của HA ở nhiệt độ này bằng bao nhiêu?

  1. 1,0 .10-3
  1. 1,1 .10-3
  1. 1,1 .10-4
  1. 1,0 .10-4

Câu 43: Chọn phương án đúng:

Ở nhiệt độ cao, các quá trình có khả năng dễ xảy ra hơn cả là:

  1. Có biến thiên entropi tăng
  1. Có biến thiên entanpi tăng
  1. Có biến thiên entanpi giảm
  1. Có biến thiên entropi giảm

Câu 44: Chọn phương án đúng:

Cho

. Tính hằng số cân bằng ở 25oC của phản ứng 2Fe3+(dd) + Sn2+(dd) ⇄ 2Fe2+(dd) + Sn4+(dd)

  1. 1027
  1. 1014
  1. 1018
  1. 1021

Câu 45: Chọn phương án đúng:

Cho 1 mol chất điện ly AB2 vào nước thì có 0,2 mol bị điện ly ra ion, vậy hệ số đẳng trương i bằng:

  1. 1,4
  1. 1,6
  1. Không tính được.
  1. 1,9

Câu 46: Chọn phương án đúng:

Tính hiệu ứng nhiệt ở 250C của phản ứng: CO(k) + H2O(k) = CO2(k) + H2(k) khi có 1g CO tham gia phản ứng. Cho biết

(kJ/mol) của CO(k), H­2O(k), CO2(k), lần lượt là: -110,52; -241,82; -393,51.

  1. – 41,17 kJ
  1. – 1,47 kJ
  1. +1,47 kJ
  1. không tính được vì không có giá trị
    của H2

Câu 47: Chọn phương án đúng:

Cho quá trình điện cực:

+ 14H+ + 6e ® 2Cr3+ + 7H2O

Phương trình Nerst đối với quá trình đã cho ở 250C có dạng:

Câu 48: Chọn phát biểu sai.

  1. Tất cả các quá trình sinh công có ích là quá trình tự xảy ra.
  1. Ở điều kiện bình thường, các quá trình toả nhiều nhiệt là quá trình có khả năng tự xảy ra
  1. Tất cả các quá trình bất thuận nghịch trong tự nhiên là quá trình tự xảy ra.
  1. Tất cả các quá trình kèm theo sự tăng độ hỗn loạn của hệ là quá trình tự xảy ra.

Câu 49: Chọn phương án đúng:

Hãy sắp xếp các dung dịch sau theo thứ tự pH tăng dần: HCl 0,2M (1); HCl 0,1M (2); H2SO4 0,1M (3); HF 0,1M (4); NaOH 10-9M (5); NH4OH 0,1M (6); NaOH 0,1M (7).

  1. 1 < 3 < 2 < 4 < 5 < 6 < 7
  1. 1 < 3 = 2 < 4 < 7 < 5 < 6
  1. 2 < 3 < 1 < 4 < 6 < 5 < 7
  1. 1 = 3 < 2 < 4 < 6 < 5 < 7

Câu 50: Chọn phương án sai: Hằng số tốc độ phản ứng:

  1. không phụ thuộc chất xúc tác.
  1. phụ thuộc năng lượng hoạt hóa của phản ứng
  1. không phụ thuộc nồng độ chất phản ứng.
  1. phụ thuộc nhiệt độ.

Câu 51: Chọn phương án đúng:

Thêm thuốc thử nào dưới đây vào dung dịch CuCl2 sẽ làm tăng hoặc hạn chế sự thủy phân của muối:

  1. Na2CO3 2) HClO4 3) NH4NO3 4) CaSO3 5) KCl 6) MgCl2
  1. Làm tăng: Na2CO3; MgCl2 Hạn chế: NH4NO3; HClO4
  1. Làm tăng: Na2CO3; CaSO3 Hạn chế: NH4NO3; HClO4
  1. Làm tăng: Na2CO3; CaSO3 Hạn chế: NH4NO3; MgCl2
  1. Làm tăng: CaSO3; KCl Hạn chế: HClO4; MgCl2

Câu 52: Chọn phương án đúng:

Ở cùng các điều kiện, dung dịch điện ly so với dung dịch phân tử (chất tan không bay hơi) có:

  1. Áp suất hơi bão hòa cao hơn, nhiệt độ sôi cao hơn.
  1. Nhiệt độ đông đặc cao hơn, áp suất hơi bão hòa cao hơn.
  1. Áp suất hơi bão hòa thấp hơn, nhiệt độ đông đặc cao hơn.
  1. Áp suất hơi bão hòa thấp hơn, nhiệt độ sôi cao hơn.

Câu 53: Chọn phương án đúng:

Tính

của phản ứng: 2Mg(r) + CO2(k) = 2MgO(r) + C(gr).

Biết

(J/mol.K) của các chất: Mg(r), CO2(k), MgO(r) và C(gr) lần lượt bằng: 33; 214; 27 và 6.

  1. 208 J/K
  1. -187 J/K
  1. -220 J/K
  1. -214 J/K

Câu 54: Chọn phương án sai: Chất xúc tác:

  1. Không làm thay đổi các đặc trưng nhiệt động của phản ứng.
  1. Làm thay đổi hằng số cân bằng của phản ứng.
  1. Chỉ có tác dụng xúc tác với một phản ứng nhất định.
  1. Làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.

Câu 55: Chọn trường hợp đúng:

Tính thế khử chuẩn

ở 250C trong môi trường acid. Cho biết thế khử chuẩn ở 250C trong môi trường acid:

  1. 0,627V
  1. 0,667V
  1. 1,33V
  1. 0,771V

Câu 56: Chọn câu đúng:

  1. Công thức tính công dãn nở A = DnRT chỉ đúng cho hệ khí lý tưởng.
  1. Trong trường hợp tổng quát, khi cung cấp cho hệ đẳng tích một lượng nhiệt Q thì toàn bộ lượng nhiệt Q sẽ chỉ làm tăng nội năng của hệ
  1. Biến thiên nội năng của phản ứng hóa học chính là hiệu ứng nhiệt của phản ứng đó trong điều kiện đẳng tích.
  1. 1,3
  1. 1,2
  1. Không có câu đúng
  1. Tất cả cùng đúng

Câu 57: Chọn phương án đúng:

Phản ứng giữa bột MnO2 và dung dịch NaCl trong môi trường acid không xảy ra. Muốn phản ứng xảy ra phải dùng biện pháp nào?

Cho:

\= 1,2V;
\=1,358V

  1. Thêm HCl đậm đặc.
  1. Thêm NaOH.
  1. Tăng nồng độ NaCl.
  1. Không có cách nào ngoại trừ thay thế MnO2 bằng chất oxi hóa khác.

Câu 58: Chọn câu đúng:

  1. Entanpi là một hàm trạng thái và là một thông số cường độ.
  1. Áp suất là một hàm trạng thái và là một thông số cường độ.
  1. Nhiệt độ, khối lượng, thành phần là các thông số dung độ.
  1. 2
  1. 1 và2
  1. 2 và 3
  1. 1

Câu 59: Chọn phương án đúng:

Lập công thức tính hiệu ứng nhiệt (DH0 ) của phản ứng 2A ® B, thông qua hiệu ứng nhiệt của các phản ứng sau:

A ® C , DH1 A ® D , DH2

D + C® E , DH3 E ® B , DH4

  1. DH0 \= DH1 + DH2 + DH3­ + DH4
  1. DH0 \= DH3 + DH2 - DH1 + DH4
  1. DH0 \= -DH1 + DH2 - DH3­ + DH4
  1. DH0 \= -DH1 - DH2 + DH3­ + DH4

Câu 60: Chọn phương án đúng:

Hãy chỉ rõ chất nào trong các chất dưới đây có giá trị entropi tiêu chuẩn cao hơn:

  1. 20Ca(r) và 12Mg(r) 2) H2O(k) và H2S(k) 3) PCl3(k) và PCl5(k)
  1. Cl2(k) và F2(k) 5) Br2(l) và I2(r)
  1. Ca, H2S, PCl5, Cl2, I­2
  1. Mg, H2O, PCl3, F2, I­2
  1. Mg, H2O, PCl3, F2, Br2
  1. Ca, H2S, PCl5, Cl2, Br2

- Hết -

ĐỀ 8:

Đề thi có 60 câu. Thời gian làm bài thi: 80 phút

Thí sinh chỉ được chọn 1 trong 4 đáp án, trong trường hợp có nhiều đáp án phù hợp với yêu cầu thì chỉ chọn đáp án đúng và đầy đủ nhất.

Thí sinh không được sử dụng tài liệu kể cả bảng hệ thống tuần hoàn.

Câu 1: Chọn đáp án đúng.

Cho biết pT của BaSO4 và SrSO4 lần lượt bằng 9,97 và 6,49. Nhỏ từng giọt dung dịch (NH4)2SO4 0,1M vào 1 lít dung dịch chứa 0,001 ion gam Ba2+ và 1 ion gam Sr2+ thì:

  1. Kết tủa BaSO4 xuất hiện trước.
  1. Cả 2 kết tủa xuất hiện đồng thời.
  1. Kết tủa SrSO4 xuất hiện trước.
  1. Không tạo thành kết tủa.

Câu 2: Chọn phương án đúng:

Lập công thức tính hiệu ứng nhiệt (DH0) của phản ứng B ® A, thông qua hiệu ứng nhiệt của các phản ứng sau:

A ® C , DH1 ; D ® C , DH2 ; B ® D , DH3

  1. DH0 \= DH1 + DH2 + DH3­
  1. DH0 \= DH3 + DH2 - DH1
  1. DH0 \= DH1 - DH2 + DH3­
  1. DH0 \= DH2 - DH1 - DH3­

Câu 3: Chọn phương án đúng: Những quá trình có DS > 0:

  1. O2 (k, 250C, 1atm) ® O2 (k, 250C, 0,1atm)
  1. NH4Cl(r) ®NH3(k) + HCl(k)
  1. CH4(k) +2O2(k) ® CO2(k) + 2H2O(l)
  1. N2 (k, 250C, 1atm) ® N2 (k, 00C, 1atm)
  1. 2H2(k) + O2(k) ® 2H2O(k)
  1. 4,5 b) 1,2 c) 3,4,5 d) 2,4

Câu 4: Chọn câu đúng.

Những dung dịch muối nào sau đây bị thuỷ phân tạo môi trường base.

  1. NaCN 2) NH4NO3 3) FeCl3 4) (NH4)2S 5)CH3COONH4

Cho biết: KHCN = 10-9,3;

;
;

  1. 1,4 đúng
  1. 1,4,5 đúng
  1. 2,3,5 đúng
  1. 1,2,5 đúng

Câu 5

Trong dung dịch HNO2 0,1N có 6,5% HNO2 bị ion hóa. Hằng số điện li của HNO2 bằng:

  1. 4,52 ×10-4
  1. 4,52 ×10-2
  1. 4,23 ×10-4
  1. 4,23 ×10-2

Câu 6: Chọn phương án đúng:

  1. Hệ đoạn nhiệt là hệ không trao đổi chất và công, song có thể trao đổi nhiệt với môi trường.
  1. Hệ đoạn nhiệt là hệ không trao đổi chất và nhiệt, song có thể trao đổi công với môi trường.
  1. Hệ kín là hệ không trao đổi chất và công, song có thể trao đổi nhiệt với môi trường.
  1. Hệ kín là hệ không trao đổi chất và nhiệt, song có thể trao đổi công với môi trường.

Câu 7: Chọn phương án sai:

  1. Một phản ứng thu nhiệt mạnh chỉ có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ cao nếu biến thiên entropi của phản ứng dương.
  1. Một phản ứng thu nhiệt mạnh nhưng làm tăng entropi có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ thường.
  1. Một phản ứng hầu như không thu hay phát nhiệt nhưng làm tăng entropi có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ thường.
  1. Một phản ứng tỏa nhiệt mạnh có thể xảy ra tự phát ở nhiệt độ thường.

Câu 8: Theo thuyết proton (thuyết Bronsted) trong các chất sau:

, các chất

  1. Lưỡng tính:
    .

Trung tính:

  1. Lưỡng tính:
    .

Trung tính:

  1. Lưỡng tính:
    .

Trung tính:

  1. Lưỡng tính:
    .

Trung tính:

Câu 9: Cho phản ứng: CO2(k) + H2(k) ⇄ CO(k) + H2O(k).

Khi phản ứng này đạt đến trạng thái cân bằng, lượng các chất là: 0,4 mol CO2; 0,4 mol H2; 0,8 mol CO và 0,8 mol H2O trong bình kín có dung tích là 1 lít. Kc của phản ứng trên có giá trị:

  1. 8 b) 6 c) 2 d) 4

Câu 10: Chọn phương án đúng: Cho pin nồng độ ở 250C:

. Tính nồng độ Cu2+ ở các điện cực khi pin ngừng hoạt động.

  1. [Cu2+] = 0,055M ở cả hai điện cực
  1. Ở catod [Cu2+] = 0,065M, ở anod [Cu2+] = 0,045M
  1. Ở catod [Cu2+] = 0,045M, ở anod [Cu2+] = 0,065M
  1. [Cu2+] = 0,030M ở cả hai điện cực

Câu 11: Chọn phát biểu sai:

  1. Entropi của các chất tăng khi áp suất tăng
  1. Entropi của các chất tăng khi nhiệt độ tăng
  1. Phân tử càng phức tạp thì entropi càng lớn
  1. Entropi là thước đo xác suất trạng thái của hệ

Câu 12: Chọn trường hợp đúng: Cho quá trình điện cực:

Phương trình Nernst đối với quá trình đã cho ở 250C có dạng:

Câu 13:

Hoà tan 0,585 gam NaCl vào trong nước thành 1l dung dịch. Áp suất thẩm thấu của dung dịch này ở 25oC có giá trị là: (Cho biết MNaCl = 58,5; R = 0,082 lit.atm/mol.K; NaCl trong dung dịch có a \= 1)

  1. 0,0205 atm
  1. 0,041 atm
  1. 0,488 atm
  1. 0,244 atm

Câu 14:

Hòa tan 1 mol KNO3 vào 1 lít nước, nhiệt độ đông đặc của dung dịch thấp hơn nhiệt độ đông đặc của nước là 3,01oC ở cùng áp suất. Hằng số nghiệm đông của nước là 1,86 độ/mol. Vậy độ điện ly biểu kiến của KNO3 trong dung dịch trên là:

  1. 5,2%
  1. 61,8%
  1. 52,0%
  1. 6,2%

Câu 15: Chọn phương án sai: Ở nhiệt độ xác định, đối với 1mol chất:

  1. Nhiệt tạo thành của mọi đơn chất luôn bằng 0.
  1. Nhiệt cháy của một chất là một đại lượng không đổi.
  1. Nhiệt hòa tan của một chất là một đại lượng không đổi.
  1. Nhiệt chuyển pha của một chất là một đại lượng không đổi.
  1. 1,3,4
  1. Chỉ 1,3
  1. 2,3,4
  1. 1,2,4

Câu 16: Chọn câu đúng.

Quá trình hoà tan NaCl(r) trong nước xảy ra kèm theo sự thay đổi entropy chuyển pha (DScp) và entropy solvat hóa (DSs) như sau:

  1. DScp > 0 , DSs > 0
  1. DScp < 0 , DSs < 0
  1. DScp > 0 , DSs < 0
  1. DScp < 0 , DSs > 0

Câu 17:

Để tăng tốc độ của phản ứng dị pha có sự tham gia của chất rắn ta có thể dùng những biện:

  1. Tăng nhiệt độ. 2) Dùng xúc tác.
  1. Tăng nồng độ các chất phản ứng.
  1. Giảm nồng độ sản phẩm phản ứng trên bề mặt chất phản ứng rắn.
  1. Nghiền nhỏ các chất phản ứng rắn.
  1. Tất cả các biện pháp trên.
  1. Chỉ các biện pháp 1, 2, 3, 5.
  1. Chỉ các biện pháp 1, 2, 3, 4.
  1. Chỉ các biện pháp 1, 2, 3.

Câu 18: Chọn phương án đúng:

Tính năng lượng mạng lưới tinh thể CaCl2 ở điều kiện chuẩn, 250C. Cho biết:

Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của CaCl2 tinh thể:

\= –795 kJ/mol

Nhiệt thăng hoa của Ca (tinh thể)

\= 192 kJ/mol

Năng lượng liên kết của Cl­2 (k)

\= 243kJ/mol

Năng lượng ion hóa thứ nhất và thứ hai của Ca (k) (I1)Ca + (I2)Ca \= 1745kJ/mol

Ái lực electron của Cl(k) (F)Cl = –364 kJ/mol

  1. 2617 kJ/mol
  1. 2468 kJ/mol
  1. 3011 kJ/mol
  1. 2247 kJ/mol

Câu 19: Chọn phương án đúng: Cho phản ứng sau ở 250C:

Fe2+(dd) + Ag+(dd) ⇌ Fe3+(dd) + Ag(r)

Biết: số Faraday F = 96484(C); j0(Fe3+/Fe2+) = +0,771V; j0(Ag+/Ag) = 0,7991V. Với [Fe3+] = 0,1M; [Fe2+] = 0,01M; [Ag+] = 0,01M và Ag kim loại dư.

  1. j(Fe3+/Fe2+) = +0,830V 2) j(Ag+/Ag) = 0,681V
  1. (DG298)phản ứng = +14,376kJ
  1. Tại thời điểm đang xét, phản ứng đang diễn ra theo chiều thuận
  1. Tại thời điểm đang xét, phản ứng đang diễn ra theo chiều nghịch
  1. Chỉ 5 đúng
  1. Chỉ 4 đúng
  1. 1,2,3,5 đúng
  1. 1,2,4 đúng

Câu 20: Chọn phương án đúng:

Tính thế điện cực tiêu chuẩn của

ở 250C. Cho biết ở 250C thế điện cực tiêu chuẩn của
lần lượt bằng 1,51V và 1,23V.

  1. 0,28V b) 2,41V c) 2,74V d) 1,70V

Câu 21: Chọn phát biểu sai:

  1. Hiệu ứng nhiệt của một phản ứng là một đại lượng không đổi, không phụ thuộc vào cách viết phản ứng.
  1. Hiệu ứng nhiệt của một phản ứng phụ thuộc vào điều kiện (t0, áp suất), trạng thái các chất tham gia phản ứng cũng như các sản phẩm của phản ứng.
  1. Không thể xác định được giá trị tuyệt đối của entanpi của hệ.
  1. Hiệu ứng nhiệt của một phản ứng đo ở điều kiện đẳng áp bằng biến thiên của entanpi (DH), hiệu ứng nhiệt của phản ứng đo ở điều kiện đẳng tích bằng biến thiên nội năng (DU) của hệ.

Câu 22:

Tính nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của C4H6O4 tinh thể, biết nhiệt đốt cháy tiêu chuẩn

(kJ/mol) của C(gr), H2(k) và C4H6O4 (tinh thể) lần lượt là

–393,51; –285,84 và –1487,00

  1. 944,56 kJ/mol
  1. -807,65 kJ/mol
  1. -944,56 kJ/mol
  1. 807,65 kJ/mol

Câu 23:

Xác định độ thay đổi entropi trong quá trình nén đẳng nhiệt thuận nghịch 10 mol khí metal từ 0,1atm đến 1atm.

  1. –83,1 J/K
  1. +191,4 J/K
  1. –191,4 J/K
  1. +83,1 J/K

Câu 24: Chọn phương án đúng: Phản ứng:

2NO2(k) ⇌ N2O4(k) có

\= –4,835kJ.

Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng NO2(k) ⇌ ½ N2O4(k) ở 298K. (R = 8,314J/mol.K = 1,987cal/mol.K = 0,082l.atm/mol.K)

  1. KC = 7,04
  1. KC = 17442,11
  1. KC = 172,03
  1. KC = 13,11

Câu 25: Chọn câu sai:

  1. Hoạt độ của một chất là nồng độ biểu kiến của chất đó trong dung dịch.
  1. Hệ số hoạt độ phụ thuộc vào bản chất dung môi, nhiệt độ và lực ion của dung dịch.
  1. Hoạt độ của ion phụ thuộc vào lực ion của dung dịch.
  1. Hằng số điện li thay đổi khi hoạt độ của chất điện li thay đổi.

Câu 26: Chọn phương án sai:

  1. Khả năng điện ly của chất điện ly càng yếu khi tính có cực của dung môi càng lớn.
  1. Độ điện ly a của mọi dung dịch chất điện ly mạnh luôn bằng 1 ở mọi nồng độ.
  1. Độ điện ly a của các hợp chất cộng hóa trị có cực yếu và không phân cực gần bằng không.
  1. Độ điện ly a không phụ thuộc vào nhiệt độ và nồng độ của chất điện ly.
  1. Chỉ 2,4
  1. Chỉ 1,2,4
  1. Tất cả
  1. Chỉ 1,3

Câu 27:

Cho biết độ tan trong nước của Pb(IO3)2 là 4 ×10–5 mol/l ở 250C. Hãy tính tích số tan của Pb(IO3)2 ở nhiệt độ trên:

  1. 2,56 ×10–13
  1. 3,2 ×10–9
  1. 1,6 ×10–9
  1. 6,4 ×10–14

Câu 28: Chọn phương án đúng: Phản ứng 2A + 2B + C ® D + E có các đặc điểm:

* [A], [B] không đổi, [C] tăng gấp đôi, vận tốc v không đổi.

* [A], [C] không đổi, [B] tăng gấp đôi, vận tốc v tăng gấp đôi.

* [A], [B] tăng gấp đôi, vận tốc v tăng gấp 8 lần.

Cả ba thí nghiệm đều ở cùng một nhiệt độ

Biểu thức của vận tốc theo các nồng độ A, B, C là:

  1. v = k[A]2[B][C]
  1. v = k[A][B][C]
  1. v = k[A][B]2
  1. v = k[A]2[B]

Câu 29: Chọn phương án đúng: Cho 4 dung dịch sau:

  1. CH3COOH + CH3COONa pha theo tỉ lệ mol 1:1
  1. NH4Cl + NH3 pha theo tỉ lệ mol 1:1
  1. NH3 + HCl pha theo tỉ lệ mol 2:1
  1. CH3COOH + NaOH pha theo tỉ lệ mol 1:1

Trong 4 dung dịch này, dung dịch nào có thể được dùng làm dung dịch đệm?

  1. Chỉ dung dịch 1.
  1. Cả 4 dung dịch.
  1. Các dung dịch 1 và 2.
  1. Các dung dịch 1, 2, và 3.

Câu 30: Chọn phương án đúng: Cho các số liệu sau:

  1. jo (Ca2+/Ca) \= – 2,79 V 2) jo (Zn2+/Zn) \= – 0,764 V
  1. jo (Fe2+/Fe) \= – 0,437 V 4) jo (Fe3+/Fe2+) \= + 0,771 V

Các chất được sắp xếp theo thứ tự tính oxy hóa giảm dần như sau:

  1. Fe2+ < Fe < Zn < Ca
  1. Ca2+ < Zn2+ < Fe2+ < Fe3+
  1. Fe3+ < Fe2+ < Zn2+ < Ca2+
  1. Ca < Zn < Fe < Fe2+

Câu 31: Chọn phương án đúng:

Cho phản ứng oxy hóa khử: Cl2 + KOH = KCl + KClO3 + H2O

Cân bằng phản ứng trên. Nếu hệ số trước KClO3 là 1 thì hệ số đứng trước Cl2 và KOH lần lượt là:

  1. 1,2 b) 2,4 c) 3,5 d) 3,6

Câu 32: Chọn phương án đúng.

Acid CH3COOH có pKa = 4,75. Muốn có được hệ đệm acetat có pH = 4,75 cần phải:

  1. Trộn
    cm3 CH3COOH 0,1M + V cm3 CH3COONa 0,05M
  1. Trộn V cm3 CH3COOH 0,1M + V cm3 CH3COONa 0,1M
  1. Trộn 2V cm3 CH3COOH 0,1M + V cm3 CH3COONa 0,2M
  1. Chỉ 1,2
  1. 1,2, 3
  1. Chỉ 1, 3
  1. Chỉ 2

Câu 33: Chọn phương án đúng:

1 lít dung dịch chứa 6g NaCl và 1 lít dung dịch chứa 20gđđường C6H12O6. Cho khối lượng phân tử của muối và đường lần lượt là 58,5 và 180; độ điện ly của muối =1.

  1. Dung dịch đường có nhiệt độ bắt đầu sôi cao hơn.
  1. Dung dịch muối có nhiệt độ bắt đầu đông đặc cao hơn
  1. Dung dịch đường có áp suất hơi bão hòa cao hơn.
  1. Dung dịch muối có áp suất thẩm thấu lớn hơn

Câu 34:

Trong quá trình sôi của dung dịch loãng chứa chất tan không bay hơi, nhiệt độ sôi của dung dịch:

  1. Tăng hoặc giảm tuỳ bản chất từng chất tan
  1. Tăng dần
  1. Giảm xuống
  1. Không đổi

Câu 35: Chọn phương án đúng:

Sơ đồ các pin hoạt động trên cơ sở các phản ứng oxy hóa khử:

3Ag+(dd) + Cr (r) \= Cr3+(dd) + 3Ag(r)

2Fe2+(dd) + Cl2(k) \= 2Fe3+(dd) + 2Cl–(dd) là:

  1. (-) Cr½ Cr3+(dd) ‖ Ag+(dd)½Ag (+)

(-) Pt | Cl2(k)½Cl–(dd) ‖ Fe2+(dd), Fe3+(dd)½Pt (+)

  1. (-) Ag½Ag+(dd) ‖ Cr3+(dd)½Cr (+)

(-) Pt | Cl2(k)½Cl–(dd) ‖ Fe2+(dd), Fe3+(dd)½Pt (+)

  1. (-) Cr½Cr3+(dd) ‖ Ag+(dd)½Ag (+)

(-) Pt½Fe2+(dd), Fe3+(dd) ‖ Cl–(dd)½Cl2 | Pt (+)

  1. (-) Ag½Ag+(dd) ‖ Cr3+(dd)½Cr (+)

(-) Pt½Fe2+(dd), Fe3+(dd) ‖ Cl–(dd)½Cl2 | Pt (+)

Câu 36: Cho các phản ứng xảy ra ở điều kiện tiêu chuẩn:

  1. 3O2 (k) ® 2O3 (k), DHo > 0, phản ứng không xảy ra tự phát ở mọi nhiệt độ.
  1. C4H8(k) + 6O2(k) ® 4CO2(k) + 4H2O(k) , DH0 < 0, phản ứng xảy ra tự phát ở mọi nhiệt độ.
  1. CaCO3(r) ® CaO(r) + CO2(k), DH0 > 0, phản ứng xảy ra tự phát ở nhiệt độ cao.
  1. SO2(k) + ½ O2(k) ® SO3(k), DH0 < 0, phản ứng xảy ra tự phát ở nhiệt độ thấp.
  1. Chỉ 1,3 đúng
  1. Tất cả cùng đúng
  1. Chỉ 1,3,4 đúng
  1. Chỉ 2,4 đúng

Câu 37:

Tính nồng độ Pb2+ bão hòa trong dung dịch KI 0,1M. Biết tích số tan của PbI2 bằng 1,4 ×10-8

  1. 1,4 ×10-6 M
  1. 1,4 ×10-5 M
  1. 1,2 ×10-4 M
  1. 2,4 ×10-3 M

Câu 38: Chọn phương án đúng:

  1. Nồng độ phần trăm cho biết tỷ số giữa số gam của một chất trên tổng số gam của các chất tạo thành dung dịch.
  1. Nồng độ đương lượng gam được biểu diễn bằng số mol chất tan trong 1 lít dung dịch.
  1. Nồng độ mol cho biết số mol chất tan trong 1000g dung môi nguyên chất.
  1. Cần biết khối lượng riêng của dung dịch khi chuyển nồng độ molan thành nồng độ phân tử gam hoặc nồng độ đương lượng gam.
  1. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng (tính bằng gam) của 1 cm3 chất đó.
  1. 1, 4, 5 đúng
  1. 1, 2, 3 đúng
  1. 3, 5 đúng
  1. 4, 5 đúng

Câu 39: Chọn phương án đúng:

Trong số các chất dưới đây, các chất hạn chế sự thủy phân của Cr2(SO4)3:

  1. HCl 2) NaHCO3 3) Na2HPO4 4) Na2CO3 5) NH4Cl 6) Al2(SO4)3
  1. Chỉ 1, 5 và 6
  1. 1, 2,3,5 và 6
  1. Chỉ 1, 2 và 6
  1. Chỉ 2, 3 và 4

Câu 40:

Ở 100oC, một phản ứng kết thúc sau 3 giờ. Hệ số nhiệt độ của phản ứng là 2. Khi tăng nhiệt độ phản ứng lên 120oC thì thời gian phản ứng sẽ là:

  1. 20 phút.
  1. 45 phút.
  1. 1 giờ 30 phút.
  1. 6 giờ.

Câu 41: Tác động nào sẽ làm tăng hiệu suất phản ứng:

CaCO3(r) ⇄ CaO(r) + CO2(k), DH \> 0

  1. Giảm nhiệt độ
  1. Tăng áp suất
  1. Tăng nhiệt độ
  1. Tăng nồng độ CO2

Câu 42: Thông số nào sau đây có thuộc tính cường độ:

  1. Áp suất (P)
  1. Entanpy (H)
  1. Nội năng (U)
  1. Thế đẳng áp (G)

Câu 43: Chọn phương án đúng: Cho phản ứng:

2NaBiO3 + 2Na2SO3 + 4H2SO4 = Bi2(SO4)3 + 3Na2SO4 + 4H2­O

Cho phân tử gam của NaBiO3 là 303; Na2SO3 là 166. Đương lượng gam của chúng lần lượt là:

  1. 151,5 và 166
  1. 151,5 và 83
  1. 603 và 332
  1. 303 và 83

Câu 44: Chọn phát biểu đúng:

  1. Acid yếu và base yếu không thể cùng tồn tại trong một dung dịch.
  1. Phản ứng trao đổi ion chỉ xảy ra khi tạo thành chất ít điện li hoặc chất ít tan.
  1. Phản ứng thủy phân là phản ứng thu nhiệt.
  1. Phản ứng trao đổi ion thường xảy ra với tốc độ lớn.
  1. Chỉ 3, 4 đúng
  1. Tất cả cùng đúng
  1. Chỉ 1, 2 đúng
  1. Chỉ 2,3 đúng

Câu 45: Chọn phương án đúng:

Các phản ứng nào dưới đây có thể xảy ra ở điều kiện tiêu chuẩn:

  1. 2MnCl2(dd) + 2Cl2(k) + 8H2O = 2HMnO4(dd) + 14HCl(dd)
  1. 3Cl2(k) + 2CrCl3(dd) + 2KCl(dd) + 7H2O = K2Cr2O7(dd) + 14HCl(dd)
  1. MnO2(r) + 4HCl(dd) = MnCl2(dd) + Cl2(k) + 2H2O

Cho các thế khử tiêu chuẩn:

+ 8H+ + 5e- = Mn2+ + 4H2O j0 \= 1,51 V

Cl2(k) + 2e- = 2Cl– j0 \= 1,359 V

+ 14H+ + 6e- \= 2Cr3+ + 7H2O j0 \= 1,33 V

MnO2(r) + 4H+ + 2e- \= Mn2+ + 2H2O j0 \= 1,23 V

  1. Cả 3 phản ứng đều xảy ra
  1. Chỉ phản ứng 2 xảy ra
  1. Không phản ứng nào xảy ra được
  1. Chỉ 2, 3 xảy ra

Câu 46: Chọn phương án đúng:

Tính DSo (J/K) ở 25oC của phản ứng: SO2 (k) + ½ O2 (k) = SO3 (k)

Cho entropi tiêu chuẩn ở 25oC của SO2(k); O2(k) và SO3(k) lần lượt bằng: 248; 205 và 257 (J/mol.K)

  1. –93,5
  1. 93,5
  1. 196
  1. –196

Câu 47:

Hãy dự đoán trật tự sắp xếp theo chiều pH tăng dần của các dung dịch acid: HCl 0,2M (1); HCl 0,1M (2); H2SO4 0,1M (3); H3PO4 0,1M (4)

  1. (1) < (2) = (3) < (4)
  1. (4) < (1) < (3) < (2)
  1. (4) < (1) = (3) < (2)
  1. (1) < (3) < (2) < (4)

Câu 48:

Biết các hằng số acid trong dung dịch nước Ka(HCN) = 6,2×10-10 ; Ka(CH3COOH) = 1,76×10-5,

(H2SO3) = 1,02×10-7. So sánh cường độ các base Bronsted trong dung dịch nước?

  1. C­H3COO- <
    < CN- < OH-
  1. C­H3COO- <
    » OH- < CN-
  1. Không so sánh được
  1. OH- < CN- <
    < C­H3COO-

Câu 49: Chọn phương án đúng: Cho các phản ứng sau:

CaSiO3(r) = CaO(r) + SiO2(r) DH0 \> 0 (1)

MgCO3(r) = CO2(k) + MgO(r) DH0 \> 0 (2)

I2(k) + H2(k) = 2HI(k) DH0 < 0 (3)

Phản ứng có thể xảy ra với hiệu suất cao ở nhiệt độ cao:

  1. Chỉ 2 b) Chỉ 1 c) 1,2 d) Chỉ 3

Câu 50: Cho

.

Tính hằng số cân bằng ở 25oC của phản ứng

2Fe3+(dd) + Sn2+(dd) ⇄ 2Fe2+(dd) + Sn4+(dd)

  1. 1018 b) 1027 c) 1021 d) 1014

Câu 51: Đối với phản ứng một chiều, tốc độ phản ứng sẽ:

  1. Giảm dần theo thời gian cho đến khi bằng không.
  1. Giảm dần theo thời gian cho đến khi bằng một hằng số khác không.
  1. Tăng dần theo thời gian.
  1. Không đổi theo thời gian.

Câu 52: Chọn câu đúng: Trong phản ứng 3Br2 + I– + 6OH– = 6Br– +

+ 3H2O

  1. Chất oxy hóa là Br2, chất bị oxy hóa là I–
  1. Chất bị oxy hóa là Br2, chất bị khử là I–
  1. Br2 bị khử, I– là chất oxy hóa.
  1. Chất khử là Br2, chất oxy hóa là I– .

Câu 53: Chọn phương án đúng:

Thế của điện cực kẽm thay đổi như thế nào khi pha loãng dung dịch muối Zn2+ của điện cực xuống 10 lần:

  1. giảm 59 mV
  1. Tăng 29,5 mV
  1. giảm 29,5 mV
  1. tăng 59 mV

Câu 54: Khi có mặt chất xúc tác, DHo của phản ứng:

  1. Thay đổi vì chất xúc tác tham gia vào quá trình phản ứng.
  1. Thay đổi vì chất xúc tác làm giảm nhiệt độ cần có để phản ứng xảy ra.
  1. Thay đổi vì chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
  1. Không thay đổi vì chất xúc tác chỉ tham gia vào giai đoạn trung gian của phản ứng và được phục hồi sau phản ứng. Sản phẩm và tác chất vẫn giống như khi không có chất xúc tác.

Câu 55:

Trong cùng điều kiện đẳng áp, đẳng nhiệt, các phản ứng nào dưới đây sinh công dãn nở:

  1. H2SO4(dd) + Na2CO3(r) → Na2SO4(dd) + CO2(k) + H2O(l)
  1. H2O(k) +C(r) → H2(k) + CO(k) 3) N2(k) + 3H2(k) → 2NH3(k)

4)Fe2O3(r) +3CO(k) → 2Fe(r) + 3CO2(k) 5) 2SO2(k) + O2(k) → 2SO3(k)

  1. Tất cả cùng đúng
  1. Chỉ 1,2 đúng
  1. Chỉ 4 đúng
  1. Chỉ 3,5 đúng

Câu 56: Chọn phương án đúng:

Ba dung dịch của cùng một chất tan CH3COONH4 có nồng độ C1 < C2 < C3. Dung dịch có độ thủy phân h lớn nhất là:

  1. Cả ba dd có cùng độ thủy phân.
  1. Dung dịch nồng độ C1.
  1. Dung dịch nồng độ C2.
  1. Dung dịch nồng độ C3.

Câu 57: Chọn phương án đúng:

Một phản ứng tự xảy ra có DG0 < 0. Giả thiết rằng biến thiên entanpi và biến thiên entropi không phụ thuộc nhiệt độ, khi tăng nhiệt độ thì hằng số cân bằng Kp sẽ:

  1. không đổi
  1. chưa thể kết luận được
  1. giảm
  1. tăng

Câu 58: Chọn phương án đúng:

  1. Áp suất thẩm thấu của dung dịch lỏng loãng phân tử có độ lớn bằng áp suất gây ra bởi chất tan nếu chất này ở thể khí lý tưởng, chiếm thể tích bằng thể tích của dung dịch và ở cùng nhiệt độ với nhiệt độ của dung dịch.
  1. Áp suất thẩm thấu tỷ lệ thuận với nhiệt độ của dung dịch.
  1. Áp suất thẩm thấu của mọi dung dịch có cùng nồng độ mol và ở cùng nhiệt độ là bằng nhau.
  1. Định luật Vant’ Hoff (về áp suất thẩm thấu) đúng cho mọi dung dịch.
  1. Áp suất thẩm thấu tính theo nồng độ đương lượng gam của dung dịch.
  1. Chỉ 4, 5 đúng
  1. Chỉ 1, 2 đúng
  1. Chỉ 1, 3, 5 đúng
  1. Tất cả cùng đúng

Câu 59: Chọn phương án sai:

  1. Phản ứng tỏa nhiều nhiệt thường có khả năng xảy ra ở nhiệt độ thường.
  1. Phản ứng có DGo < 0 có thể xảy ra tự phát.
  1. Phản ứng có các biến thiên entanpi và entropi đều dương có khả năng xảy ra ở nhiệt độ cao.
  1. Phản ứng có DGo > 0 không thể xảy ra tự phát ở bất kỳ điều kiện nào.

Câu 60: Chọn phương án đúng:

Nguyên nhân chính làm cho tốc độ phản ứng tăng lên khi tăng nhiệt độ là:

  1. Làm tăng entropi của hệ.
  1. Tần suất va chạm giữa các tiểu phân tăng.
  1. Làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
  1. Làm tăng số va chạm của các tiểu phân có năng lượng lớn hơn năng lượng hoạt hóa.

- Hết -

ĐÁP ÁN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Chương I

Câu

1.1

1.2

1.3

1.4

1.5

1.6

1.7

1.8

1.9

1.10

Đáp án

a

c

b

d

b

a

a

c

d

c

Câu

1.11

1.12

1.13

1.14

1.15

1.16

1.17

1.18

1.19

1.20

Đáp án

a

a

d

b

b

c

a

d

c

b

Câu

1.21

1.22

1.23

1.24

1.25

1.26

1.27

1.28

1.29

1.30

Đáp án

a

c

a

b

d

c

b

c

b

a

Chương II

Câu

2.1

2.2

2.3

2.4

2.5

2.6

2.7

2.8

2.9

2.10

Đáp án

b

a

c

a

d

c

b

d

a

b

Câu

2.11

2.12

2.13

2.14

2.15

2.16

2.17

2.18

2.19

2.20

Đáp án

a

d

c

b

c

a

d

a

b

c

Câu

2.21

2.22

2.23

2.24

2.25

2.26

2.27

2.28

2.29

2.30

Đáp án

b

a

d

b

c

a

c

a

c

d

Câu

2.31

2.32

2.33

2.34

2.35

2.36

2.37

2.38

2.39

2.40

Đáp án

b

b

c

a

d

b

a

c

b

a

Chương III

Câu

3.1

3.2

3.3

3.4

3.5

3.6

3.7

3.8

3.9

3.10

Đáp án

c

a

a

d

c

b

d

a

c

a

Câu

3.11

3.12

3.13

3.14

3.15

3.16

3.17

3.18

3.19

3.20

Đáp án

b

a

b

d

c

d

b

d

c

b

Câu

3.21

3.22

3.23

3.24

3.25

3.26

3.27

3.28

3.29

3.30

Đáp án

a

d

b

a

c

a

d

b

d

a

Câu

3.31

3.32

3.33

3.34

3.35

3.36

3.37

3.38

3.39

3.40

Đáp án

c

d

c

a

b

a

c

d

b

a

Chương IV

Câu

4.1

4.2

4.3

4.4

4.5

4.6

4.7

4.8

4.9

4.10

Đáp án

d

b

a

b

c

a

c

a

b

d

Câu

4.11

4.12

4.13

4.14

4.15

4.16

4.17

4.18

4.19

4.20

Đáp án

c

d

a

c

b

c

d

a

b

d

Câu

4.21

4.22

4.23

4.24

4.25

4.26

4.27

4.28

4.29

4.30

Đáp án

a

d

b

c

c

b

a

d

b

c

Câu

4.31

4.32

4.33

4.34

4.35

4.36

4.37

4.38

4.39

4.40

Đáp án

a

d

c

a

c

b

d

c

a

d

Câu

4.41

4.42

4.43

4.44

4.45

4.46

4.47

4.48

4.49

4.50

Đáp án

c

b

a

d

b

c

a

a

b

d

Câu

4.51

4.52

4.53

4.54

4.55

4.56

4.57

4.58

4.59

4.60

Đáp án

c

a

b

c

d

d

b

d

b

a

Chương V

Câu

5.1

5.2

5.3

5.4

5.5

5.6

5.7

5.8

5.9

5.10

Đáp án

a

d

b

c

d

b

c

a

b

c

Câu

5.11

5.12

5.13

5.14

5.15

Đáp án

d

d

a

b

c

Chương VI

Câu

6.1

6.2

6.3

6.4

6.5

6.6

6.7

6.8

6.9

6.10

Đáp án

c

a

b

d

c

d

a

b

c

d

Câu

6.11

6.12

6.13

6.14

6.15

6.16

6.17

6.18

6.19

6.20

Đáp án

c

b

a

d

c

b

d

b

a

c

Câu

6.21

6.22

6.23

6.24

6.25

6.26

6.27

6.28

6.29

6.30

Đáp án

d

a

b

c

d

a

c

b

a

d

Câu

6.31

6.32

6.33

6.34

6.35

6.36

6.37

6.38

6.39

6.40

Đáp án

c

c

a

a

b

a

c

b

a

a

Chương VII

Câu

7.1

7.2

7.3

7.4

7.5

7.6

7.7

7.8

7.9

7.10

Đáp án

b

d

a

d

b

a

b

a

b

b

Câu

7.11

7.12

7.13

7.14

7.15

7.16

7.17

7.18

7.19

7.20

Đáp án

c

d

a

d

c

a

b

c

a

d

Câu

7.21

7.22

7.23

7.24

7.25

7.26

7.27

7.28

7.29

7.30

Đáp án

a

c

b

c

d

b

a

c

b

c

Chương VIII

Câu

8.1

8.2

8.3

8.4

8.5

8.6

8.7

8.8

8.9

8.10

Đáp án

a

b

b

c

d

b

c

c

d

c

Câu

8.11

8.12

8.13

8.14

8.15

8.16

8.17

8.18

8.19

8.20

Đáp án

c

a

b

d

c

a

c

b

d

a

Câu

8.21

8.22

8.23

8.24

8.25

8.26

8.27

8.28

8.29

8.30

Đáp án

d

c

d

b

a

c

d

b

a

b

Câu

8.31

8.32

8.33

8.34

8.35

8.36

8.37

8.38

8.39

8.40

Đáp án

d

b

c

b

a

d

a

b

d

b

Câu

8.41

8.42

8.43

8.44

8.45

Đáp án

a

a

c

d

b

Chương IX

Câu

9.1

9.2

9.3

9.4

9.5

9.6

9.7

9.8

9.9

9.10

Đáp án

c

b

d

a

b

a

c

d

b

a

Câu

9.11

9.12

9.13

9.14

9.15

9.16

9.17

Đáp án

c

d

a

b

c

c

a

Chương X

Câu

10.1

10.2

10.3

10.4

10.5

10.6

10.7

10.8

10.9

10.10

Đáp án

b

a

a

c

d

a

d

c

b

a

Câu

10.11

10.12

10.13

10.14

10.15

10.16

10.17

10.18

10.19

10.20

Đáp án

b

c

d

d

b

c

a

d

b

c

Câu

10.21

10.22

10.23

10.24

10.25

10.26

10.27

10.28

10.29

10.30

Đáp án

a

c

b

d

a

b

c

b

d

a

Chương XI

Câu

11.1

11.2

11.3

11.4

11.5

11.6

11.7

11.8

11.9

11.10

Đáp án

d

c

b

a

b

b

c

a

b

a

Câu

11.11

11.12

11.13

11.14

11.15

11.16

11.17

11.18

11.19

11.20

Đáp án

d

b

c

a

d

a

b

d

a

b

Câu

11.21

11.22

11.23

11.24

11.25

11.26

11.27

11.28

11.29

11.30

Đáp án

c

c

d

b

a

c

d

b

a

d

Câu

11.31

11.32

11.33

11.34

11.35

11.36

11.37

11.38

11.39

11.40

Đáp án

c

c

a

c

d

a

a

d

c

a

Chương XII

Câu

12.1

12.2

12.3

12.4

12.5

12.6

12.7

12.8

12.9

12.10

Đáp án

c

a

d

b

c

a

b

a

c

b

Câu

12.11

12.12

12.13

12.14

12.15

12.16

12.17

12.18

12.19

12.20

Đáp án

c

a

d

c

b

b

c

d

a

b

Câu

12.21

12.22

12.23

12.24

12.25

Đáp án

a

c

d

b

c

Chương XIII

Câu

13.1

13.2

13.3

13.4

13.5

13.6

13.7

13.8

13.9

13.10

Đáp án

c

b

a

b

d

c

d

c

b

a

Câu

13.11

13.12

13.13

13.14

13.15

13.16

13.17

13.18

13.19

13.20

Đáp án

d

c

b

a

d

b

a

c

d

c

Câu

13.21

13.22

13.23

13.24

13.25

13.26

13.27

13.28

13.29

13.30

Đáp án

a

b

b

c

d

b

a

a

c

d

Chương XIV

Câu

14.1

14.2

14.3

14.4

14.5

14.6

14.7

14.8

14.9

14.10

Đáp án

c

b

a

d

a

b

c

d

d

b

Câu

14.11

14.12

14.13

14.14

14.15

Đáp án

a

b

a

c

d

Chương XV

Câu

15.1

15.2

15.3

15.4

15.5

15.6

15.7

15.8

15.9

15.10

Đáp án

c

d

a

d

b

c

d

a

c

b

Câu

15.11

15.12

15.13

15.14

15.15

Đáp án

c

a

d

c

a

Chương XVI

Câu

16.1

16.2

16.3

16.4

16.5

16.6

16.7

16.8

16.9

16.10

Đáp án

a

c

d

c

a

d

c

a

d

c

Câu

16.11

16.12

16.13

16.14

16.15

16.16

16.17

16.18

16.19

16.20

Đáp án

b

a

b

a

c

b

c

d

a

c

Câu

16.21

16.22

16.23

16.24

16.25

16.26

16.27

16.28

16.29

16.30

Đáp án

d

d

c

b

b

d

a

b

c

c

Câu

16.31

16.32

16.33

16.34

16.35

Đáp án

b

a

d

d

b

ĐÁP ÁN ĐỀ THAM KHẢO

Đề 1

Câu

Đáp án

d

d

a

b

b

b

c

a

a

d

Câu

Đáp án

a

c

a

d

a

b

b

c

a

a

Câu

Đáp án

d

c

d

d

b

c

a

c

c

c

Câu

Đáp án

a

b

a

b

c

b

b

b

c

b

Đề 2

Câu

Đáp án

b

c

b

d

b

d

a

a

b

d

Câu

Đáp án

c

c

b

c

b

c

a

d

c

c

Câu

Đáp án

c

c

a

c

b

a

c

c

a

c

Câu

Đáp án

c

a

b

d

b

d

c

b

c

c

Đề 3

Câu

Đáp án

c

d

c

c

d

b

a

a

c

b

Câu

Đáp án

d

d

b

d

b

b

c

a

c

d

Câu

Đáp án

a

b

d

d

d

a

d

b

a

a

Câu

Đáp án

a

d

a

d

a

b

b

b

d

b

Câu

Đáp án

a

c

c

b

d

d

b

b

b

d

Câu

Đáp án

d

d

d

b

b

Đề 4

Câu

Đáp án

b

d

a

d

b

b

a

c

b

a

Câu

Đáp án

a

d

c

c

d

a

b

a

a

d

Câu

Đáp án

a

c

d

d

c

c

a

a

a

c

Câu

Đáp án

b

d

c

d

b

d

b

d

b

c

Câu

Đáp án

b

c

d

a

b

a

d

b

c

d

Câu

Đáp án

a

a

a

c

a

Đề 5

Câu

Đáp án

b

c

c

b

d

a

d

c

c

b

Câu

Đáp án

d

b

d

c

b

c

c

a

d

b

Câu

Đáp án

c

d

d

b

b

c

b

b

a

c

Câu

Đáp án

d

d

b

d

b

b

d

c

d

c

Câu

Đáp án

c

a

d

a

c

b

c

c

c

c

Đề 6

Câu

Đáp án

d

d

a

c

b

c

a

d

a

d

Câu

Đáp án

a

d

c

c

c

a

a

a

c

d

Câu

Đáp án

d

b

d

d

c

a

a

d

b

c

Câu

Đáp án

a

c

b

d

c

b

d

b

c

c

Câu

Đáp án

a

d

b

c

d

b

b

d

c

a

Đề 7

Câu

Đáp án

c

a

d

a

c

c

d

d

c

a

Câu

Đáp án

b

c

c

c

a

a

b

b

d

a

Câu

Đáp án

a

b

d

d

c

b

b

c

c

d

Câu

Đáp án

b

a

c

d

b

d

c

c

a

b

Câu

Đáp án

c

b

a

d

a

b

c

d

a

a

Câu

Đáp án

b

d

c

b

d

a

a

a

a

d

Đề 8

Câu

Đáp án

a

b

b

a

a

b

b

d

d

a

Câu

Đáp án

a

a

c

b

b

c

a

d

c

d

Câu

Đáp án

a

c

c

d

d

b

a

d

d

c

Câu

Đáp án

d

b

d

b

c

b

a

a

a

b

Câu

Đáp án

c

a

b

a

b

a

d

a

c

c

Câu

Đáp án

a

a

c

d

b

a

b

b

d

d

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Cấu hình electron của nguyên tử trong bảng HTTH

Z

Nguyên tố

Cấu hình e

Z

Nguyên tố

Cấu hình e

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

H

He

Li

Be

B

C

N

O

F

Ne

Na

Mg

Al

Si

P

S

Cl

Ar

K

Ca

Sc

Ti

V

Cr

Mn

Fe

Co

Ni

Cu

Zn

Ga

Ge

As

Se

Br

Kr

Rb

Sr

Y

Zr

Nb

Mo

Tc

1s1

1s2

[He]2s1

[He]2s2

[He]2s22p1

[He]2s22p2

[He]2s22p3

[He]2s22p4

[He]2s22p5

[He]2s22p6

[Ne]3s1

[Ne]3s2

[Ne]3s23p1

[Ne]3s23p2

[Ne]3s23p3

[Ne]3s23p4

[Ne]3s23p5

[Ne]3s23p6

[Ar]4s1

[Ar]4s2

[Ar]3d14s2

[Ar]3d24s2

[Ar]3d34s2

[Ar]3d54s1

[Ar]3d54s2

[Ar]3d64s2

[Ar]3d74s2

[Ar]3d84s2

[Ar]3d104s1

[Ar]3d104s2

[Ar]3d104s24p1

[Ar]3d104s24p2

[Ar]3d104s24p3

[Ar]3d104s24p4

[Ar]3d104s24p5

[Ar]3d104s24p6

[Kr]5s1

[Kr]5s2

[Kr]4d15s2

[Kr]4d25s2

[Kr]4d45s1

[Kr]4d55s1

[Kr]4d55s2

44

45

46

47

48

49

50

51

52

53

54

55

56

57

58

59

60

61

62

63

64

65

66

67

68

69

70

71

72

73

74

75

76

77

78

79

80

81

82

83

84

85

86

Ru

Rh

Pd

Ag

Cd

In

Sn

Sb

Te

I

Xe

Cs

Ba

La

Ce

Pr

Nd

Pm

Sm

Eu

Gd

Tb

Dy

Ho

Er

Tm

Yb

Lu

Hf

Ta

W

Re

Os

Ir

Pt

Au

Hg

Tl

Pb

Bi

Po

At

Rn

[Kr]4d75s1

[Kr]4d85s1

[Kr]4d10

[Kr]4d105s1

[Kr]4d105s2

[Kr]4d105s25p1

[Kr]4d105s25p2

[Kr]4d105s25p3

[Kr]4d105s25p4

[Kr]4d105s25p5

[Kr]4d105s25p6

[Xe]6s1

[Xe]6s2

[Xe]5d16s2

[Xe]4f15d16s2

[Xe]4f36s2

[Xe]4f46s2

[Xe]4f56s2

[Xe]4f66s2

[Xe]4f76s2

[Xe]4f86s2

[Xe]4f96s2

[Xe]4f106s2

[Xe]4f116s2

[Xe]4f126s2

[Xe]4f136s2

[Xe]4f146s2

[Xe]4f145d16s2

[Xe]4f145d26s2

[Xe]4f145d36s2

[Xe]4f145d46s2

[Xe]4f145d56s2

[Xe]4f145d66s2

[Xe]4f145d76s2

[Xe]4f145d96s1

[Xe]4f145d106s1

[Xe]4f145d106s2

[Xe]4f145d106s26p1

[Xe]4f145d106s26p2

[Xe]4f145d106s26p3

[Xe]4f145d106s26p4

[Xe]4f145d106s26p5

[Xe]4f145d106s26p6

Z

Nguyên tố

Cấu hình e

Z

Nguyên tố

Cấu hình e

87

88

89

90

91

92

93

94

95

96

97

98

99

100

101

102

Fr

Ra

Ac

Th

Pa

U

Np

Pu

Am

Cm

Bk

Cf

Es

Fm

Md

No

[Rn]7s1

[Rn]7s2

[Rn]6d17s2

[Rn]6d27s2

[Rn]5f26d17s2

[Rn]5f36d17s2

[Rn]5f46d17s2

[Rn]5f67s2

[Rn]5f77s2

[Rn]5f76d17s2

[Rn]5f97s2

[Rn]5f107s2

[Rn]5f117s2

[Rn]5f127s2

[Rn]5f137s2

[Rn]5f147s2

103

104

105

106

107

108

109

110

111

112

113

114

115

116

118

Lr

Rf

Dd

Sg

Bh

Hs

Mt

Ds

Rg

Uub

Uut

Uuq

Uup

Uuh

Uuo

[Rn]5f146d17s2

[Rn]5f146d27s2

[Rn]5f146d37s2

[Rn]5f146d47s2

[Rn]5f146d57s2

[Rn]5f146d67s2

[Rn]5f146d77s2

[Rn]5f146d87s2

[Rn]5f146d97s2

[Rn]5f146d107s2

[Rn]5f146d107s27p1

[Rn]5f146d107s27p2

[Rn]5f146d107s27p3

[Rn]5f146d107s27p4

[Rn]5f146d107s27p6

Phụ lục 2. Hằng số điện ly của một số acid ở 25oC

Tên gọi

Công thức phân tử

Ka

Acid acetic

Acid arsenic

Acid benzoic

Acid boric

Acid carbonic

Acid cromic

Acid cyanic

Acid formic

Acid hydrocyanic

Acid flohydric

Ion hydro sulfat

Hydro sulfua

Acid sulfurous

CH3COOH

H3AsO4

C6H5COOH

H3BO3

H2CO3

H2CrO4

HOCN

HCOOH

HCN

HF

HSO4-

H2S

H2SO3

1,7 × 10-5

6,5 × 10-3 (Ka1)

1,2 × 10-7 (Ka2)

3,2 × 10-12 (Ka3)

6,3 × 10-5

5,9 × 10-10

4,3 × 10-7 (Ka1)

4,8 × 10-11 (Ka2)

1,5 × 10-1 (Ka1)

3,2 × 10-7 (Ka2)

3,5 × 10-4

1,7 × 10-4

4,9 × 10-10

6,8 × 10-4

1,1 × 10-2

8,9 × 10-8 (Ka1)

1,2 × 10-13 (Ka2)

1,3 × 10-2 (Ka1)

6,3 × 10-8 (Ka2)

Phụ lục 3. Hằng số điện ly của một số base ở 25oC

Tên gọi

Công thức phân tử

Ka

Amoniac

Anilin

Dimetylamin

Etylamin

Hydroxylamin

Metylamin

Pyridin

Trimetylamin

Ure

NH3

C6H5NH2

(CH3)2NH2

C2H5NH2

NH2OH

CH3NH2

C5H5N

(CH3)3N

NH2CONH­2

1,8 × 10-5

4,2 × 10-10

5,1 × 10-4

4,7 × 10-4

1,1 × 10-8

4,4 × 10-4

1,4 × 10-9

6,5 × 10-5

1,5 × 10-14

Phụ lục 4. Tích số tan của một số chất ở 25oC

Hợp chất

Tích số tan

Hợp chất

Tích số tan

Hợp chất

Tích số tan

Florua

BaF2

CaF2

MgF2

PbF2

SrF2

Clorua

AgCl

CuCl

Hg2Cl2

Bromua

AgBr

CuBr

Hg2Br2

Iodua

AgI

CuI

PbI2

Hg2I2

1,7 × 10-6

3,9 × 10-11

6,6 × 10-9

3,6 × 10-8

2,8 × 10-9

1,6 × 10-10

1,0 × 10-6

2,0 × 10-18

7,7 × 10-13

4,2 × 10-8

1,3 × 10-21

1,5 × 10-16

5,1 × 10-12

1,4 × 10-8

1,2 × 10-28

Hydroxyt

AgOH

Al(OH)3

Fe(OH)3

Fe(OH)2

Mg(OH)2

Mn(OH)2

Zn(OH)2

Iodat

AgIO3

CuIO3

Pb(IO3)2

Carbonat

Ag2CO3

BaCO3

CaCO3

PbCO3

MgCO3

SrCO3

1,5 × 10-8

3,7 × 10-15

1,1 × 10-36

1,6 × 10-14

1,2 × 10-11

2,0 × 10-13

4,5 × 10-17

3,1 × 10-8

1,4 × 10-7

2,6× 10-13

6,2 × 10-12

8,1 × 10-9

8,7 × 10-9

3,3 × 10-14

4,0 × 10-5

1,6 × 10-9

Cromat

Ag2CrO4

BaCrO4

PbCrO4

Oxalat

CuC2O4

FeC2O4

MgC2O4

PbC2O4

SrC2O4

Sulfat

BaSO4

CaSO4

PbSO4

1,9 × 10-12

2,1 × 10-10

1,8 × 10-14

2,9 × 10-8

2,1 × 10-7

8,6 × 10-5

2,7 × 10-11

5,6 × 10-8

1,1 × 10-27

2,4 × 10-5

1,1 × 10-8

Phụ lục 5. Thế điện cực tiêu chuẩn của một số quá trình điện cực trong dung dịch nước ở 25oC

Quá trình điện cực φo (V)

Li+ (dd) + e ⇌ Li (r) - 3,04

K+ (dd) + e ⇌ K (r) - 2,92

Ca2+ (dd) + 2e ⇌ Ca (r) - 2,76

Na2+ (dd) + e ⇌ Na (r) - 2,71

Mg2+ (dd) + 2e ⇌ Mg (r) - 2,38

Al3+ (dd) + 3e ⇌ Al (r) - 1,66

2H2O (l) + 2e ⇌ H2 (k) + 2OH- (dd) - 0,83

Zn2+ (dd) + 2e ⇌ Zn (r) - 0,76

Cr3+ (dd) + 3e ⇌ Cr (r) - 0,74

Fe2+ (dd) + 2e ⇌ Fe (r) - 0,41

Cd2+ (dd) + 2e ⇌ Cd (r) - 0,40

Ni2+ (dd) + 2e ⇌ Ni (r) - 0,23

Sn2+ (dd) + 2e ⇌ Sn (r) - 0,14

Pb2+ (dd) + 2e ⇌ Pb (r) - 0,13

Fe3+ (dd) + 2e ⇌ Fe (r) - 0,04

2H+ (dd) + 2e ⇌ H2 (k) 0,00

Sn4+ (dd) + 2e ⇌ Sn2+ (dd) 0,15

Cu2+ (dd) + e ⇌ Cu+ (dd) 0,16

ClO4- (dd) + H2O (l) + 2e ⇌ ClO3- (dd) + 2OH- (dd) 0,17

AgCl (r) + e ⇌ Ag (r) + Cl- (dd) 0,22

Cu2+ (dd) + 2e ⇌ Cu (r) 0,34

ClO3- (dd) + H2O (l) + 2e ⇌ ClO2- (dd) + 2OH- (dd) 0,35

IO- (dd) + H2O (l) + 2e ⇌ I- (dd) + 2OH- (dd) 0,49

Cu+ (dd) + e ⇌ Cu (r) 0,52

I2 (r) + 2e ⇌ 2I- (dd) 0,54

ClO2- (dd) + H2O (l) + 2e ⇌ ClO- (dd) + 2OH- (dd) 0,59

Fe3+ (dd) + e ⇌ Fe2+ (dd) 0,77

Hg2 2+ (dd) + 2e ⇌ 2Hg (l) 0,80

Ag+ (dd) + e ⇌ Ag (r) 0,80

Hg 2+ (dd) + 2e ⇌ Hg (l) 0,85

ClO- (dd) + H2O (l) + 2e ⇌ Cl- (dd) + 2OH- (dd) 0,90

2Hg 2+ (dd) + 2e ⇌ Hg22+ (dd) 0,90

NO3- (dd) + 4H+ (dd) + 3e ⇌ NO (k) + 2H2O (l) 0,96

Br2 (l) + 2e ⇌ 2Br- (dd) 1,07

O2 (k) + 4H+ (dd) + 4e ⇌ 2H2O (l) 1,23

Cr2O72- (dd) + 14H+ (dd) + 6e ⇌ 2Cr3+ (dd) + 7H2O (l) 1,33

Cl2 (l) + 2e ⇌ 2Cl- (dd) 1,36

Ce3+ (dd) + e ⇌ Ce3+ (dd) 1,44

MnO4- (dd) + 8H+ (dd) + 5e ⇌ Mn2+ (dd) + 4H2O (l) 1,49

H2O2 (dd) + 2H+ (dd) + 2e ⇌ 2H2O (l) 1,78

Co3+ (dd) + e ⇌ Co2+ (dd) 1,82

S2O82- (dd) + 2e ⇌ 2SO42- (dd) 2,01

O3 (k) + 2H+ (dd) + 2e ⇌ O2 (k) + H2O (l) 2,07

F2 (k) + 2e ⇌ F- (dd) 2,87

Phụ lục 6. Một số hằng số vật lý cơ bản

Đại lượng

Giá trị

Gia tốc trọng lực

Số Avogadro

Bán kính Bohr

Điện tích electron

Hằng số Faraday

Hằng số điện môi của chân không

Hằng số Planck

Tốc độ ánh sáng

Hằng số khí lý tưởng

Khối lượng các hạt sơ cấp:

Electron

Proton

Neutron

g = 9,80655 m.s-1

NA = 6,022137 × 1023

ao = 0,52917725 Å = 5,2917725 × 10-11 m

e = 1,6021773 × 10-19 C

F = 96485,31 C.mol-1

ɛo = 8,8541878 × 10‑12 C2.J-1.m-1

h = 6,626076 × 10-34 J.s

c = 2,99792458 × 108 m.s-1

R = 8,31451 J.mol-1.K-1 = 0,0820578 l.atm. mol-1.K-1

me = 9,109390 × 10-31 kg

mp = 1,672623 × 10-27 kg

mn = 1,764929 × 10-27 kg

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Đình Soa, Hóa đại cương, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2004.
  1. Hoàng Nhâm, Hóa học vô cơ, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1994.
  1. Darrell D. Ebbing, Steven D. Gammon, General Chemistry, 9th edition, Houghton Mifflin Company, New York, 2009.
  1. David W.Oxtoby, H.P.Gillis, Norman H.Nachtrieb, Principles of Modern Chemistry, 4th edition, Harcourt College Publishers, 1998.
  1. David W. Oxtoby, H.P. Gillis, Alan Campion, Principles of Modern Chemistry, 6th edition, Thomson Brooks/Cole, 2008.
  1. Martin S. Silberberg, Principles of General Chemistry, Mc Graw – Hill Companies, Inc., 2007.
  1. Steven S. Zumdahl, Susan A. Zumdahl, Chemistry, Eighth Edition, Brooks Cole, 2010.
  1. N.L.Glinka, Problems and Exercises in General Chemistry, Mir Publishers Moscow, 1981.
  1. David E.Goldberg, Schaum’s 3000 solved problems in Chemistry, McGraw-Hill Book Company, 1988.
  1. Raymond Chang, Jason Overby, General Chemistry - the essential concepts, 6th edition, McGraw Hill Book Company, 2010.
  1. Martin S.Silberberg, Principles of General Chemistry, McGraw Hill. Higher Education, 2007.
  1. Lucy T.Eubanks, Preparing for your ACS examination in General Chemistry, ACS Chem Ed Exams, 1998.

Chủ đề