Bạch cầu đa nhân trung tính bình thường năm 2024

Công thức máu WBC (thuật ngữ đúng chuyên môn là công thức bạch cầu) là một xét nghiệm để khảo sát các tế bào bạch cầu trong cơ thể. Các tế bào bạch cầu này giữ một vai trò quan trọng giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh, từ đó đưa ra chẩn đoán về những bệnh lý liên quan.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TS.BS Nguyễn Quốc Thành – Trưởng Đơn vị huyết học lâm sàng, Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Vậy công thức máu WBC là gì hay công thức bạch cầu là gì? Bạch cầu trong máu là gì? Xét nghiệm công thức bạch cầu để nhằm mục tiêu gì?

Công thức máu WBC là gì?

Công thức máu WBC hay công thức bạch cầu là chỉ số được dùng để đếm số lượng tế bào bạch cầu (bạch cầu – White Blood Cell) hiện có trong máu. Bạch cầu là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại virus, vi khuẩn, các chất gây ra tình trạng viêm nhiễm. Thông thường, công thức bạch cầu được xác định khi tiến hành xét nghiệm máu. WBC trong máu được biểu thị dưới dạng số lượng tuyệt đối hoặc tỉ lệ phần trăm của những loại tế bào bạch cầu khác nhau trong máu.

Công thức máu WBC có thể cung cấp những thông tin quan trọng về tình trạng miễn dịch cũng như sự xuất hiện của bất kỳ vấn đề bất lợi nào liên quan đến bạch cầu. Lúc bình thường, những thành phần WBC trong công thức máu có tỷ lệ phân bố nhất định. Các sự thay đổi trong công thức bạch cầu có thể chỉ ra những vấn đề sức khỏe, ví dụ như bệnh máu ác tính, tình trạng viêm nhiễm…

Công thức máu WBC dùng để đo cái gì?

Công thức bạch cầu được dùng để đo số lượng tế bào bạch cầu (bạch cầu) trong máu. Công thức máu WBC mang đến thông tin về số lượng cũng như cấu trúc của những tế bào bạch cầu trong mẫu máu được xét nghiệm. Thông qua việc thực hiện phân tích WBC trong máu, bác sĩ có thể đánh giá được sự hiện diện của các loại tế bào bạch cầu thông thường cũng như tế bào bạch cầu không thông thường.

Công thức máu WBC được sử dụng để đo số lượng từng loại tế bào bạch cầu có trong máu

Các loại bạch cầu thường gặp

Một số loại bạch cầu thường gặp bao gồm:

1. Neutrophils

Neutrophils (bạch cầu đa nhân trung tính) chiếm gần một nửa trong tổng lượng bạch cầu. Đây là các tế bào đầu tiên của hệ miễn dịch phản ứng lại với “kẻ xâm nhập” chẳng hạn như vi khuẩn, virus. Với vai trò là loại tế bào phản ứng đầu tiên với “kẻ xâm nhập”, Neutrophils cũng gửi tín hiệu để cảnh báo, huy động những loại tế bào khác trong hệ miễn dịch đến giúp đỡ. Neutrophils chỉ sống trong khoảng 8 giờ kể từ lúc được phóng thích từ tủy xương.

Trong cơ thể có khoảng 100 tỷ tế bào bạch cầu đa nhân trung tính được tạo ra mỗi ngày.

2. Lymphocytes

Lymphocytes (tế bào lympho) có hai dạng là lympho T và lympho B. Không giống như các bạch cầu khác cung cấp khả năng miễn dịch chung (không đặc hiệu), tế bào B và tế bào T đảm nhận những vai trò cụ thể khác nhau.

Lympho B giữ vai trò chính trong miễn dịch dịch thể thông qua cách sản xuất kháng thể để “ghi nhớ” những tác nhân gây bệnh. Những kháng thể này luôn ở trong tư thế sẵn sàng khi cơ thể tái tiếp xúc với mầm bệnh những lần sau đó.

Lympho T có khả năng nhận diện “kẻ xâm nhập” cũng như tiến hành tiêu diệt chúng. Các tế bào lympho T “nhớ” lại có khả năng ghi nhớ những “kẻ xâm nhập” sau khi cơ thể bị nhiễm trùng và nhanh chóng phản ứng nếu “kẻ xâm nhập” quay trở lại.

3. Monocytes

Monocytes (bạch cầu mono/bạch cầu đơn nhân) chiếm 5 – 12% trong tổng lượng bạch cầu. Các tế bào monocyte có vai trò thực bào để dọn dẹp những tế bào chết trong cơ thể.

4. Eosinophils

Eosinophils (bạch cầu ái toan) tham gia vào hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng (chẳng hạn như giun sán).

Eosinophils được biết đến nhiều hơn trong việc gây ra các phản ứng dị ứng. Bạch cầu ái toan có thể hoạt động quá mức trong việc tạo ra phản ứng miễn dịch nhằm chống lại các thứ vô hại. Chẳng hạn như Eosinophils có thể nhầm phấn hoa với tác nhân lạ, gây ra các triệu chứng dị ứng theo mùa. Tình trạng gia tăng bạch cầu ái toan có thể dẫn đến những triệu chứng như sốt, đổ mồ hôi ban đêm, mệt mỏi, sụt cân.

Eosinophils chiếm khoảng 5% trong tổng số lượng bạch cầu.

5. Basophils

Basophils (bạch cầu ái kiềm) chiếm khoảng 1% trong tổng số lượng bạch cầu. Những tế bào bạch cầu ái kiềm là một phần trong phản ứng miễn dịch cơ bản, phản ứng lại với các sinh vật có thể gây bệnh, đồng thời có liên quan đến căn bệnh hen suyễn. Basophils khi bị kích thích sẽ phóng thích histamin cùng các hóa chất trung gian khác, dẫn đến phản ứng viêm, có thể làm co thắt đường thở.

Yếu tố ảnh hưởng đến số lượng bạch cầu

Những yếu tố có thể tác động đến số lượng bạch cầu trong công thức máu WBC bao gồm:

  • Khi có tình trạng nhiễm trùng do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm hoặc tình trạng viêm xảy ra, hệ thống miễn dịch sản xuất thêm tế bào bạch cầu làm số lượng bạch cầu cao hơn mức bình thường.
  • Những căn bệnh về máu như suy tủy, bạch cầu cấp, bệnh Hodgkin Lymphoma… có thể làm thay đổi số lượng bạch cầu trong máu.
  • Các bệnh tự miễn như lupus, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn có thể tác động đến số lượng bạch cầu.
  • Một vài loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS), thuốc chống ung thư, thuốc chống dị ứng… hoặc những liệu pháp chữa trị bằng hóa chất có thể tác động đến số lượng bạch cầu.
  • Những vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu… có thể tác động đến hệ miễn dịch, khiến mức độ sản sinh bạch cầu thay đổi.
  • Độ tuổi càng cao thì số lượng bạch cầu sẽ giảm và trở nên thấp dần.
    Thông thường, độ tuổi càng cao thì bạch cầu càng giảm

Xét nghiệm công thức máu WBC

Xét nghiệm công thức bạch cầu (đếm số lượng bạch cầu) thường là một phần của xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC). Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh làm xét nghiệm công thức máu WBC để chẩn đoán những tình trạng như: viêm, nhiễm trùng, dị ứng, ung thư máu (ung thư hạch, bệnh bạch cầu…). Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm số lượng bạch cầu khi gặp những dấu hiệu bất thường như:

  • Chóng mặt buồn nôn, cơ thể mệt mỏi kéo dài.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Xuất hiện dấu bầm tím trên tay, chân, toàn thân chưa rõ nguyên nhân.
  • Biếng ăn, ăn không ngon miệng…

Để thực hiện xét nghiệm công thức máu WBC, bác sĩ/điều dưỡng sẽ tiến hành lấy mẫu máu của người bệnh. Kết quả xét nghiệm thường được thông báo ngay trong ngày, vì đây là kỹ thuật xét nghiệm không quá phức tạp. Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán, tư vấn cho người bệnh thông qua kết quả xét nghiệm.

Đọc kết quả xét nghiệm công thức máu WBC

Cách đọc kết quả xét nghiệm số lượng bạch cầu như sau:

1. Chỉ số xét nghiệm công thức máu WBC bình thường

Chỉ số xét nghiệm công thức máu WBC bình thường là kết quả nằm trong phạm vi được thiết lập thông qua việc thực hiện xét nghiệm cho nam giới, nữ giới, trẻ em ở các độ tuổi. Mặc dù có thể trích dẫn những giá trị chung nhưng phạm vi chính xác có xu hướng khác nhau giữa các quốc gia, phòng thí nghiệm.

Với nam giới, số lượng bạch cầu bình thường ở mức từ 5,000 – 10,000 tế bào bạch cầu trên mỗi μl máu (1). Với phụ nữ, chỉ số WBC trong máu nằm trong khoảng 4,500 – 11,000 tế bào bạch cầu trên mỗi μl máu và trẻ em là từ 5,000 – 10,000 tế bào bạch cầu trên mỗi μl máu.

Thế nhưng, không phải tất cả các nguồn thông tin đều phân biệt giá trị giữa nam và nữ. Trong những nguồn thông tin này, giá trị cho cả hai giới có xu hướng nằm trong khoảng 4,000 – 4,500 đến 10,000 – 11,000 tế bào bạch cầu trên mỗi μl máu.

2. Chỉ số xét nghiệm số lượng bạch cầu giảm

Ngưỡng bạch cầu thấp (giảm bạch cầu) khác nhau giữa các cá nhân và trường hợp cụ thể. Nhưng số lượng bạch cầu thường được coi là thấp khi < 4,000 tế bào bạch cầu trên mỗi μl máu (ở người trưởng thành) (3). Số lượng bạch cầu thấp có thể là do những vấn đề sau đây:

  • Nhiễm vi khuẩn/virus.
  • Chức năng tủy xương sụt giảm.
  • Ung thư.
  • Rối loạn tự miễn dịch bao gồm HIV/AIDS và viêm khớp dạng thấp.
  • Lupus.
  • Bệnh bạch cầu.
  • Bệnh lao.
  • Chữa trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị cũng như những loại thuốc khác.
  • Suy tuỷ xương…

Số lượng bạch cầu thấp có thể dẫn đến những triệu chứng như nhức đầu, ớn lạnh, sốt, đau nhức cơ thể.

Bệnh lao có thể khiến số lượng bạch cầu trong máu giảm

3. Tăng bạch cầu

Mặc dù có sự khác nhau giữa các cá nhân, nhưng số lượng bạch cầu được coi là cao (tăng bạch cầu) khi nằm trong ngưỡng > 11,000 tế bào bạch cầu trên mỗi μl máu (ở người trưởng thành). Bạch cầu tăng có thể liên quan đến những vấn đề như:

  • Nhiễm trùng.
  • Do thuốc.
  • Do viêm, do rối loạn tự miễn, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp.
  • Bệnh bạch cầu.
  • Bệnh lao.
  • Dị ứng.
  • Bệnh ho gà.
  • Bệnh xơ tủy.
  • Hút thuốc lá…

Trong hầu hết các trường hợp, không có triệu chứng cụ thể nào liên quan đến sự tăng cao của số lượng bạch cầu, dù những triệu chứng liên quan đến bệnh lý tiềm ẩn có thể xuất hiện. Thế nhưng trong các trường hợp đặc biệt, ví dụ như tăng bạch cầu do một vấn đề tác động đến tủy xương, những triệu chứng liên quan trực tiếp với sự tăng cao của số lượng bạch cầu có thể xảy ra.

Lưu ý thêm, số lượng bạch cầu thường tăng cao khi mang thai, với giới hạn dưới của phạm vi tham chiếu là khoảng 6,000 tế bào bạch cầu trên mỗi μl máu và giới hạn trên là khoảng 17,000 tế bào bạch cầu trên mỗi μl máu. Trong quá trình sinh nở và ở những giờ tiếp theo, chỉ số WBC trong công thức máu có thể dao động từ 9,000 – 25,000 tế bào bạch cầu trên mỗi μl máu. Thông thường, số lượng bạch cầu sẽ quay về mức bình thường trong khoảng 4 tuần sau sinh.

Những lưu ý trước khi xét nghiệm công thức máu WBC

Người bệnh cần lưu ý những vấn đề dưới đây trước khi làm xét nghiệm công thức máu WBC để nhận được kết quả chính xác:

  • Không dùng thuốc. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào để chữa bệnh thì không nên uống thuốc trước khi làm xét nghiệm công thức máu WBC. Nếu đã dùng thuốc, tốt hơn hết người bệnh nên thông báo cho bác sĩ biết để có hướng xử trí phù hợp. Vì một số loại thuốc chứa thành phần tác động đến máu, khiến kết quả xét nghiệm bị sai lệch.
  • Không nên ăn trong 8 – 12 tiếng trước lúc lấy mẫu máu. Tốt hơn hết, người bệnh nên đi khám, làm xét nghiệm số lượng bạch cầu vào buổi sáng (thời điểm chưa ăn gì sau một đêm ngủ). Điều này giúp kết quả xét nghiệm thể hiện rõ rệt, chính xác về chỉ số bạch cầu cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh.
  • Không dùng chất kích thích. Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng chất kích thích, rượu bia, cà phê, thuốc lá trước khi lấy mẫu xét nghiệm công thức máu WBC. Tất cả các chất này đều có thể khiến kết quả xét nghiệm bị sai lệch.
    Tránh dùng rượu bia trước khi làm xét nghiệm công thức máu WBC

Cách hỗ trợ duy trì chỉ số bạch cầu bình thường

Mỗi người có thể áp dụng những phương pháp dưới đây để duy trì chỉ số WBC trong xét nghiệm máu trong khoảng bình thường:

  • Áp dụng chế độ ăn uống cân đối, đủ lượng protein, tiêu thụ các loại trái cây, rau xanh tươi, dung nạp kẽm, sắt, vitamin… để hỗ trợ nâng cao sức khỏe miễn dịch.
  • Tránh tiếp xúc với thuốc lá, rượu bia, hóa chất độc hại, chất gây nghiện, chất kích thích…
  • Rèn luyện thể chất đều đặn để giúp duy trì, nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ thống miễn dịch.
  • Hạn chế stress kéo dài để tránh làm tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch. Mỗi người có thể chủ động thực hiện giảm stress bằng cách tham gia những hoạt động thư giãn, ví dụ như thiền, yoga, nghe nhạc…
  • Tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc để tránh làm chỉ số bạch cầu thay đổi.
  • Làm xét nghiệm máu định kỳ để kiểm tra số lượng bạch cầu nhằm kịp thời phát hiện, chữa trị những bệnh lý, vấn đề bất thường (nếu có).

Nên xét nghiệm số lượng bạch cầu ở đâu uy tín?

Hiện có nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ xét nghiệm số lượng bạch cầu. Để nhận kết quả xét nghiệm chính xác, nhanh chóng, người bệnh nên thực hiện hình thức xét nghiệm công thức máu WBC ở cơ sở y tế uy tín.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh trang bị nhiều máy móc xét nghiệm hiện đại, tân tiến phục vụ tốt cho quá trình làm xét nghiệm đếm số lượng bạch cầu. Quy trình xét nghiệm diễn ra chuyên nghiệp, an toàn, mang đến cho người bệnh trải nghiệm dịch vụ tốt, hiệu quả.

Đơn vị Huyết học lâm sàng, Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chuyên khám và điều trị hiệu quả các bệnh về máu từ đơn giản đến nguy hiểm. Người bệnh có thể đặt lịch hẹn khám trước thông qua hotline: 024 7106 6858 – 024 3872 3872 (Hà Nội) hoặc 028 7102 6789 – 093 180 6858 (TP.HCM).

Câu hỏi thường gặp

Một số câu hỏi thường gặp về bạch cầu gồm có:

1. Số lượng bạch cầu cao có nguy hiểm không?

Bạch cầu tăng cao có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh như bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính, bệnh bạch cầu cấp… Các bệnh lý này có thể gây ra những vấn đề bất lợi về máu, tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

2. Tại sao bạch cầu trong máu quan trọng trong chẩn đoán bệnh?

Xét nghiệm số lượng bạch cầu là một trong những hình thức xét nghiệm quan trọng hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh lý. Kết quả xét nghiệm số lượng bạch cầu giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của người bệnh, từ đó đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.

Xét nghiệm công thức máu WBC là hình thức xét nghiệm quan trọng, hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán một số bệnh lý

Tế bào bạch cầu đảm nhận vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể được bảo vệ khỏi những tác nhân gây bệnh, chẳng hạn như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm (2). Khi một người bị nhiễm trùng, cơ thể sẽ phản ứng thông qua cách sản sinh nhiều tế bào bạch cầu hơn.

Thế nên, một trong những vai trò quan trọng của hình thức xét nghiệm công thức máu WBC là đếm số lượng bạch cầu hiện có trong máu. Số lượng bạch cầu cao hơn định mức bình thường có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như bệnh máu ác tính, viêm nhiễm… Số lượng bạch cầu thấp hơn định mức bình thường có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng suy thận, suy giảm miễn dịch…

3. Những bệnh nào có thể dẫn đến giảm bạch cầu?

Dưới đây là một số bệnh lý và tình trạng thường gặp có thể làm giảm bạch cầu trong xét nghiệm công thức máu WBC:

  • Nhiễm trùng: Những bệnh lý nhiễm trùng là một trong các nguyên nhân chính yếu gây ra tình trạng giảm bạch cầu, bao gồm cả nhiễm trùng virus, nhiễm trùng vi khuẩn, nhiễm trùng nấm.
  • Bệnh tự miễn: Những căn bệnh tự miễn như bệnh lupus, viêm khớp, bệnh Lymphoma Hodgkin có thể làm giảm lượng bạch cầu. Trong những trường hợp này, hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào bạch cầu, khiến số lượng bạch cầu sụt giảm.
  • Bệnh xương mềm: Bệnh xương mềm (co thắt cơ) liên quan đến hệ thống cơ, thần kinh, có thể dẫn đến tình trạng giảm bạch cầu.
  • Một số loại bệnh về máu: Các bệnh lý về hệ thống bạch huyết, suy tuỷ, bệnh giảm tiểu cầu… có thể khiến bạch cầu sụt giảm.
  • Hóa trị và thuốc chống virus: Một vài loại thuốc giúp chống virus hoặc hóa trị được dùng trong việc chữa trị ung thư có thể tác động đến quá trình tạo ra và duy trì bạch cầu, làm giảm số lượng bạch cầu.

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Tóm lại, số lượng bạch cầu là chỉ số quan trọng, góp phần giúp bác sĩ chẩn đoán nhiều bệnh lý, từ đó có thể đề ra phương hướng chữa trị hiệu quả. Người bệnh nên thực hiện xét nghiệm công thức máu WBC ở cơ sở y tế uy tín để nhận được kết quả chính xác, nhanh chóng.

Bạch cầu trung tính bao nhiêu là bình thường?

Nhưng nhìn chung, mức bạch cầu trung tính bình thường là từ 1500 đến 8000 bạch cầu trung tính trên mỗi microlit.

Chỉ số WBC bao nhiêu là nguy hiểm?

Bạch cầu tăng cao: Khi chỉ số bạch cầu vượt quá mức bình thường và đạt đến dưới ngưỡng 20.000/ml. Đây là dấu hiệu cảnh báo các tình trạng viêm nhiễm nặng như viêm phổi, viêm gan, viêm ruột thừa,… Bạch cầu tăng quá cao: Khi chỉ số bạch cầu vượt mức trên 100.000/ml.

Bạch cầu giảm bao nhiêu là nguy hiểm?

Nếu bạch cầu trung tính giảm đến mốc 1000 tế bào/ microlit máu thì có thể gây nguy hiểm.

Bạch cầu bình thường là bao nhiêu G l?

Ở người bình thường, số lượng tế bào bạch cầu trong máu WBC từ 4.0 – 10.0 G/L đến 11.000 WBC/microliter.

Chủ đề