Giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá so sánh 2010

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNN, dự kiến tốc độ tăng trưởng cả năm khoảng 1,6-1,8%; giá trị sản phẩm thu hoạch trên ha đất trồng trọt dự kiến 101,5 triệu đồng/ha; sản lượng lương thực có hạt đạt 48 triệu tấn.

Cụ thể:

- Cây thực phẩm:

+ Diện tích rau các loại đạt 991 ngàn ha, tăng 19,5 ngàn ha; sản lượng đạt 18,2 triệu tấn, tăng 458 ngàn tấn so với năm 2019.

+ Diện tích đậu các loại đạt 142 ngàn ha, tăng 1,7 ngàn ha; sản lượng đạt 170 ngàn tấn, tăng 2,7 ngàn tấn so với năm 2019.

- Cây công nghiệp ngắn ngày:

+ Diện tích lạc ước đạt 168,2 ngàn ha, giảm 8,8 ngàn ha; sản lượng ước đạt 415,7 ngàn tấn, giảm 23,2 ngàn tấn so với năm 2019.

+ Diện tích đậu tương đạt 44,6 ngàn ha, giảm 5,1 ngàn ha; sản lượng đạt 69,2 ngàn tấn, giảm 6,8 ngàn tấn so với năm 2019.

+ Diện tích mía đạt 230 ngàn ha, giảm 3,4 ngàn ha; sản lượng đạt 15,2 triệu tấn, giảm 69,7 ngàn tấn so với năm 2019.

- Cây lương thực có hạt:

+ Diện tích lúa cả năm ước đạt 7,42 triệu ha, giảm 45 ngàn ha; sản lượng ước đạt 43,37 triệu tấn, giảm 77,5 ngàn tấn so với năm 2019.

+ Diện tích ngô đạt 954,1 ngàn ha, giảm 37 ngàn ha; sản lượng đạt 4,62 triệu tấn, giảm 139 ngàn tấn so với năm 2019.

- Cây có củ:

+ Diện tích khoai lang đạt 106,8 ngàn ha, giảm 10 ngàn ha so với năm 2019; sản lượng đạt 1,3 triệu tấn, giảm 97 ngàn tấn.

+ Diện tích trồng sắn đạt 516,4 ngàn ha, giảm 3 ngàn ha so với năm 2019; sản lượng đạt 10,4 triệu tấn, tăng 295 ngàn tấn.

- Cây công nghiệp lâu năm:

+ Cà phê: Tổng diện tích đạt khoảng 686 ngàn ha, giảm 2,7 ngàn ha; diện tích kinh doanh 623 ngàn ha, tăng 1,0 ngàn ha; sản lượng cà phê nhân đạt 1,72 triệu tấn, tăng 36 ngàn tấn so với năm 2019.

+ Cao su: Tổng diện tích đạt 940 ngàn ha, giảm 1,3 ngàn ha so với năm 2019; diện tích kinh doanh 730 ngàn ha, tăng 19,3 ngàn ha; sản lượng mủ khô đạt 1,29 triệu tấn, tăng 109,5 ngàn tấn.

+ Chè: Tổng diện tích ước đạt 124 ngàn ha, diện tích kinh doanh đạt 108 ngàn ha, tương đương so với năm 2019; sản lượng búp đạt 1,04 triệu tấn, tăng 24,4 ngàn tấn.

+ Hồ tiêu: Tổng diện tích đạt 136 ngàn ha, giảm 4,2 ngàn ha so với năm 2019; diện tích kinh doanh đạt 113 ngàn ha, tăng 2 ngàn ha; sản lượng khoảng 272 ngàn tấn, tăng 7,2 ngàn tấn.

+ Điều: Tổng diện tích đạt khoảng 272 ngàn ha, tăng 7,2 ngàn ha so với 2019; diện tích kinh doanh 296 ngàn ha, tăng 1,0 ngàn ha; sản lượng điều thô đạt 325,5 ngàn tấn, tăng 42,2 ngàn tấn.

- Cây ăn quả: 

Tổng diện tích cây ăn quả khoảng 1,1 triệu ha, tăng 40 ngàn ha so với năm 2019.

+ Xoài: Diện tích 106 ngàn ha, tăng 1,2 ngàn ha; sản lượng đạt 875,9 ngàn tấn, tăng 36,9 ngàn tấn so với năm 2019.

+ Chuối: Diện tích 150 ngàn ha, tương đương năm 2019; sản lượng đạt 2,3 triệu tấn, tăng 99 ngàn tấn so với năm 2019.

+ Thanh long: Diện tích 60,6 ngàn ha, tương đương năm 2019; sản lượng đạt 1,35 triệu tấn, tăng 96,2 ngàn tấn so với năm 2019.

+ Cam: Diện tích 98,5 ngàn ha, tăng 0,4 ngàn ha; sản lượng đạt 1,08 triệu tấn, tăng 69,2 ngàn tấn so với năm 2019.5

+ Bưởi: Diện tích 98 ngàn ha, tăng 0,1 ngàn ha; sản lượng đạt 887,7 ngàn tấn, tăng 68,8 ngàn tấn so với năm 2019.

+ Dứa: Diện tích 47 ngàn ha, tương đương năm 2019; sản lượng đạt 613,7 ngàn tấn, giảm 94,2 ngàn tấn so với năm 2019.

+ Nhãn: Diện tích 81 ngàn ha, tương đương 2019; sản lượng đạt 570 ngàn tấn, tăng 42,4 ngàn tấn so với năm 2019.

+ Vải: Diện tích 55 ngàn ha, tương đương 2019; sản lượng đạt 323,5 ngàn tấn, tăng 54 ngàn tấn so với năm 2019.

+ Chôm chôm: Diện tích 24 ngàn ha, tương đương 2019; sản lượng đạt 330 ngàn tấn, giảm 22,5 ngàn tấn so với năm 2019.

+ Sầu riêng: Diện tích 60 ngàn ha, tương đương 2019; sản lượng đạt 630 ngàn tấn, tăng 65,5 ngàn tấn so với năm 2019.

+ Mít: Diện tích 44 ngàn ha, tăng 1,4 ngàn ha so với năm 2019; sản lượng đạt 420 ngàn tấn, tăng 20,3 ngàn tấn so với năm 2019.

Như vậy, giá trị sản xuất ngành trồng trọt 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt (theo giá so sánh 2010) 218,63 ngàn tỷ đồng, tăng 0,74% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả thực hiện một số chính sách, chương trình, đề án lớn đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng năm 2020

+ Chính sách khuyến khích thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và truy xuất nguồn gốc hàng hóa: Theo thống kê chưa đầy đủ từ các tổ chức chứng nhận, diện tích được chứng nhận VietGAP đến thời điểm hiện tại đạt 39,22 ngàn ha; trong đó, quả 22,66 ngàn ha, rau 5,99 ngàn ha, lúa 5,14 ngàn ha, chè 5,12 ngàn ha, cà phê 101 ha, cây khác 105 ha... Tỷ lệ diện tích gieo trồng được chứng nhận VietGAP tăng so với năm 2019; trong đó, rau đạt 2,5%, chè 5,3%, quả 2,5%, cà phê 9,2%, lúa 0,13%...

6 tháng đầu năm 2020, đã cấp mới 422 mã số vùng trồng với với diện tích 20.988 ha cho các loại cây trồng: thanh long, xoài, nhãn, chôm chôm, vú sữa, chanh không hạt, bưởi, vải, dưa hấu, mít, chuối và măng cụt. Trong đó, tăng 178 mã số vùng trồng, với diện tích vùng trồng 9.293,9 ha so với cùng kỳ năm trước. Tính đến tháng 6/2020, tổng số cơ sở đóng gói các mặt hàng quả tươi xuất khẩu sang Trung Quốc được cấp là 1.727 cơ sở và sang các thị trường khó tính là 36 cơ sở chấp nhận, 10 cơ sở kiểm tra và đánh giá lại.

+ Tỷ lệ sử dụng giống đúng tiêu chuẩn chất lượng: Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận và tương đương đối với sản xuất lúa đạt 65%; đối với cây công nghiệp, cây ăn quả đạt 85%.

+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Cơ cấu giá trị sản xuất trồng trọt thay đổi theo hướng tăng mạnh đối với những sản phẩm có lợi thế, giảm đối với sản phẩm có hiệu quả thấp: So với năm 2019, giá trị sản xuất nhóm cây lượng thực 40% (giảm 2,7%), nhóm cây công nghiệp hàng năm 3,5% (giảm 4%), rau đậu các loại 14% (tăng 3,17%), nhóm cây ăn quả 14,5% (tăng 4%), nhóm cây công nghiệp lâu năm 18,9 (giảm 0,2%). Tỷ lệ giá trị sản phẩm trồng trọt được sản xuất dưới hình thức liên kết đạt 13,5%. Tỷ lệ giá trị sản phẩm trồng trọt được sản xuất theo quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương là 7,5%. Tỷ lệ diện tích sản xuất được áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm 16%...

Nam Nguyễn

BÀI SỐ 1

Cho bảng số liệu sau :

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT ( GIÁ SO SÁNH NĂM 2010) THEO TỪNG NHÓM CÂY TRỒNG CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

( Đơn vi: nghìn tỉ đồng)

Năm Tổng số Lương thực Rau đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác
2005 331,4 194,8 30,9 79.0 20,4 6,3
2010 396,6 218,8 41,2 105,3 26,0 5,3
2013 443,0 242,9 45,6 120,8 28,1 5,6

Căn cứ vào bảng số liệu và các kiến thức đã học , trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: tốc độ tăng trương giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng( theo giá so sánh 2010 – lấy năm 2005 là 100%) giai đoạn 2005-2013 lần lượt là

A. 233,7%, 144,7%,148,6%, 337,7%,88,9%

B. 113,7%; 124,7%; 152,9%; 137,7%;88,9%

C. 113,7%; 124,7%; 152,9%; 137,7%;98,8%

D. 113,7%;624,7%; 247,6%; 152,9%; 137,7%; 78,9%

Câu 2: ý nào sau đây là đúng khi nói về tốc độ tăng trưởng của các nhóm cây trồng trong giai đoạn 2005-2013?

A. Cây lương thực tăng 124,7%      B. Cây rau đậu tăng 147,6%

C. Cây công nghiệp tăng 152,9%      D. Cây ăn quả tăng 37,7 %

Câu 3: biêu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các nhóm cây trồng trên

A. Biểu đồ tròn      B. Biểu đồ đường

C. Biểu đồ cột      D. Biểu đồ miền

Câu 4: ý nào sau đây là đúng

Dựa vào tốc độ tăng trưởng có thể nhận thấy sự thay đổi trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng theo hướng

A. Tỉ trọng nhóm cây rau đậu và cây công nghiệp tăng, tỉ trọng các nhóm cây còn lại lại giảm

B. Tỉ trọng cây công nghiệp giảm, tỉ trọng nhóm cây khác sẽ tăng

C. Tỉ trọng cây lương thực tăng, tỉ trọng nhóm cây khác sẽ giảm

D. Tỉ trọng cây rau đậu giảm, tỉ trọng nhóm cây khác sẽ tăng

Câu 5: Sự thay đổi cơ cấu giá trị snar xuất ngành trrongf trọt phân theo nhóm cây trồng phản ánh thực trạng

A. Các vùng chuyên canh cây lương thực được mở rộng

B. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp được mở rộng

C. Các vùng chuyên canh cây ăn quả được mở rộng

D. Các nhóm cây khác đnag được mở rộng quy mô

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án B D B A B

Comments

comments

Năm 2010: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,7%

Ông Đỗ Thức - Tổng Cục trưởng TCTK. Ảnh: KD
(ĐCSVN)-Theo ông Đỗ Thức, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2010 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 232,7 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2009, bao gồm nông nghiệp đạt 168,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2%; lâm nghiệp đạt 7,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6%; thủy sản đạt 56,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6,1%.

Cụ thể, theo báo cáosản lượng lúa cả năm 2010 ước tính đạt gần 40 triệu tấn, tăng 1,04 triệu tấn so với năm 2009, chủ yếu do diện tích gieo trồng ước tính đạt 7513,7 nghìn ha, tăng 76,5 nghìn ha so với năm trước và năng suất đạt 53,2 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha.

Sản lượng lúa đông xuân năm nay ước tính đạt 19,2 triệu tấn, tăng 522,3 nghìn tấn so với vụ đông xuân trước (Diện tích tăng 25,2 nghìn ha, năng suất tăng 1,2 tạ/ha). Lúa hè thu đạt 11,6 triệu tấn, tăng 383,5 nghìn tấn (Diện tích tăng 77,6 nghìn ha, năng suất tăng nhẹ 0,1 tạ/ha). Lúa mùa đạt 9,2 triệu tấn, tăng 132,9 nghìn tấn. Nếu tính cả sản lượng ngô là 4,6 triệu tấn thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2010 ước tính đạt 44,6 triệu tấn, tăng 1,27 triệu tấn so với năm 2009.

Cây công nghiệp lâu năm có xu hướng tăng mạnh do nhiều diện tích đang trong thời kỳ thu hoạch sản phẩm và đạt năng suất cao. Diện tích chè cả năm ước tính tăng 2,3 nghìn ha so với năm trước; cà phê tăng 9,7 nghìn ha; cao su tăng 22,3 nghìn ha; hồ tiêu tăng 0,7 nghìn ha. Sản lượng chè búp cả năm 2010 ước tính tăng 6,8% so với năm 2009; cà phê tăng 4,6%; cao su tăng 6,1%; hồ tiêu tăng 3%; dừa tăng 3,1%.

Theo kết quả điều tra chăn nuôi, tại thời điểm 01/10/2010 đàn lợn cả nước có 27,37 triệu con, giảm 0,9 so với cùng thời điểm năm 2009; đàn gia cầm có 300,5 triệu con, tăng 7,3%; đàn trâu có 2913,4 nghìn con, tăng 0,9%; đàn bò có 5916,3 nghìn con, giảm 3,1%. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng năm 2010 ước tính tăng 6,5% so với năm 2009; thịt bò tăng 5,9%; thịt lợn tăng 0,2%; thịt gia cầm tăng 17,5%; trứng gia cầm tăng 16,5%.

Diện tích rừng trồng tập trung năm 2010 ước tính đạt 252,5 nghìn ha, tăng 3,9% so với năm 2009. Sản lượng gỗ khai thác ước tính đạt 4042,6 nghìn m3, tăng 7,3% so với năm trước. Tổng diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá năm 2010 là 7781 ha, trong đó diện tích rừng bị cháy 6723 ha; diện tích rừng bị chặt phá 1058 ha.

Sản lượng thuỷ sản năm 2010 ước tính đạt 5127,6 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2009, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 2706,8 nghìn tấn, tăng 4,5% (Sản lượng cá nuôi tăng 4,9%); sản lượng khai thác đạt 2420,8 nghìn tấn, tăng 6,2% (khai thác biển đạt 2226,6 nghìn tấn, tăng 6,4%).

Video liên quan

Chủ đề