Con ngoài giá thú có được mang họ cha không

Con sinh ra trong trường hợp cha mẹ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng được xác định là con ngoài giá thú.

Tuy nhiên, khi đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú cũng giống như đăng ký cho con trong giá thú. Nếu cha đứa trẻ nhận con thì họ tên cha sẽ được ghi trong giấy khai sinh.

Theo quy định, họ và quê quán của con sẽ được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ, theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha mẹ.

Trong trường hợp con ngoài giá thú không xác định được cha hoặc cha không nhận con thì phần họ tên cha trong giấy khai sinh sẽ để trống. Khi đó họ và quê quán của đứa trẻ sẽ được xác định theo họ và quê quán của người mẹ.

Nếu người cha nhận con, để trong giấy khai sinh, họ của con được xác định theo họ của người cha thì phải tiến hành thủ tục nhận cha cho con, trước hoặc cùng với việc đăng ký khai sinh.

Đọc thêm:

Thủ tục nhập khẩu cho con mới sinh

Thẩm quyền xác định cha, mẹ, con của Tòa án

Điều kiện để việc nuôi con nuôi hợp pháp (P1)

Thủ tục kết hợp đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ cho con:

Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:

1. Hồ sơ gồm:

a) Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;

c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.

2. Các giấy tờ khác, trình tự giải quyết được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 của Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 của Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP. Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu.

Trên đây là tổng hợp của Luật Bạch Long. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  để được giải đáp:

Công ty Luật TNHH Bạch Long

Địa chỉ: Số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0975.866.929

Email: 

Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929  để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!

 - Hiện tại tôi vừa sinh con cho một người đã có vợ, đang ly thân. Người vợ đó không chịu ly hôn. Tôi cần làm giấy khai sinh cho con nhưng không có giấy đăng ký kết hôn, cũng không biết con mình có thể mang họ của cha được không? Nhờ luật sư tư vấn giúp trường hợp này tôi phải khai sinh cho con thế nào mới hợp lý?

Tôi có thể cho con mang theo họ cha 

Việc bạn chung sống và có con với người đã có gia đình là hành vi vi phạm pháp luật và bạn và người đó không được pháp luật công nhận quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên việc đăng ký khai sinh là quyền của đứa trẻ và cũng là nghĩa vụ của cha mẹ. Trong trường hợp này, để đứa bé được ghi tên cha và mang họ cha trong giấy khai sinh bạn có thể kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha cho con theo hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP, cụ thể:

"Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:

1. Hồ sơ gồm:

a) Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;

c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này."

Chứng cứ chứng minh quan hệ cha mẹ con được quy định tại Điều 11 của Thông tư 15/2015/TT-BTP bao gồm những tài liệu sau:

"1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.

Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật."

Tư vấn bởi Luật sư Hoàng Tuấn Anh; Công ty Luật Themis; SDT:0986663459.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Con ngoài giá thú có được mang họ bố? Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, muốn tên con theo họ của bố thì làm thế nào?

Con ngoài giá thú có được mang họ bố? Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, muốn tên con theo họ của bố thì làm thế nào?

 Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư tôi có một cháu gái ngoài giá thú với anh A (Anh A là người đã lập gia đình) khi làm giấy khai sinh cho bé tại nơi thường trú của người mẹ. Anh A đến làm thủ tục nhận con để giấy khai sinh của bé được mang họ bố thì vợ anh A phát hiện đã ngăn cản cán bộ tư pháp không cho mang họ bố. Luật sư cho tôi hỏi  trong trường hợp này con tôi có được mang họ của bố nó là anh A không?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Đối với trường hợp đăng kí giấy khai sinh cho con bạn mặc dù giữa chị và anh A không có quan hệ vợ chồng, đây chính là trường hợp đăng kí giấy khai sinh cho con ngoài giá thú. Tuy nhiên vì con giữa chị và anh A muốn con của mình là con ngoài giá thú muốn bé được có họ bố trong phần giấy khai sinh thì phải chứng minh được việc đứa bé đấy là con ruột của anh A và tiến hành thủ tục nhận cha và con theo Nghị định 06/2012 NĐ-CP quy định :

1. Việc nhận cha, mẹ, con theo quy định tại Mục này được thực hiện, nếu bên nhận, bên được nhận là cha, mẹ, con còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha, mẹ, con và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ, con.

2. Người con đã thành niên hoặc người giám hộ của người con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cũng được làm thủ tục nhận cha, mẹ theo quy định tại Mục này, trong trường hợp cha, mẹ đã chết; nếu việc nhận cha, mẹ là tự nguyện và không có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ.”

9. Khoản 2 Điều 34 được sửa đổi như sau:

“2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

Xem thêm: Thủ tục cha nhận con mới nhất? Cách chứng minh để nhận con ngoài giá thú?

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày.”

 Do đó sau khi đủ điều kiện về thủ tục nhận cha và con thì anh A tiến hành xác nhận quan hệ cha và con có quy định điều kiện về nhận cha và con thì cán bộ tư pháp xã mới có thể  đứng tên phần ghi người cha và con. Sau đó chị có thể tiến hành các thủ tục đi đăng kí giấy khai sinh cho cháu theo khoản 4 Nghị định 06/2012/NĐ-CP  về sửa đổi , bổ sung một số điều của các Nghị định hôn nhân, gia đình và chứng thực

 “1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Tờ khai, Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).

Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.”

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Như vậy chị có thể ra Uỷ ban nhân dân xã nơi chị thường trú để tiến hành làm thủ tục đăng kí khai sinh cho con chị sau khi đã làm thủ tục nhận cha và con, và đương nhiên con chị hoàn toàn có thể mang họ bố và vợ của anh A không có quyền ngăn cấm trong trường hợp này

Xem thêm: Con riêng của chồng có được quyền hưởng thừa kế không?

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:

– Đổi họ cho con ngoài giá thú theo họ bố khi bố đã mất

– Hỏi về thủ tục làm giấy khai sinh cho con của người nước ngoài tại Việt Nam

– Xác định cha cho con ngoài giá thú khi cha không nhận con

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:

– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

Xem thêm: Có con với người đã có gia đình bị xử lý như thế nào?

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại

Video liên quan

Chủ đề