Thị trường sơ cấp làm tăng lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế

Căn cứ vào thời hạn luân chuyển của vốn người ta đã chia TTCK ra làm 2 loại :A, Thị trường sơ cấp: - Là thị trường mua bán các CK lần đầu được phát hành qua đó huy động vốn để đưa và đầu tư- Thị trường này cung cấp hàng hóa cho TTCK , có khả năng thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm lớn nhỏ của từng hộ dân cư vừa có khả năng thu hút nguồn vốn to lớn từ nước ngoài, các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các dn, các tổ chức tài chính, chính phủ tạo thành một nguồn vốn khổng lồ tài trợ cho nền kinh tế một cách có hiệu quả, hđ of TTCK cũng làm tăng vốn cho nhà phát hành thông qua việc bán CK cho nhà đầu tư- Nó cũng trực tiếp cải thiện mức sống của người tiêu dung bằng cách giúp họ chọn thời điểm cho việc mua sắm của mình tốt hơn- Việc mua bán CK trên TT sơ cấp thường được tiến hành thông qua trung gian đó là NH - Phương thức phát hành chứng khoán : phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng- Thị trường này hđ không liên tục B, Thị trường thứ cấp:- Là thị trường mua đi bán lại các loại CK đã được phát hành lần đầu ở thị trường sơ cấp- Thị trường thứ cấp tạo đk dễ dàng để bán những CK đã phát hành ở thị trường sơ cấp TT thứ cấp này làm cho các CK có tính lỏng hơn, tính lỏng này làm cho CK được ưa chuộng và sẽ làm cho các tổ chức dễ dàng hơn cho các tổ chức phát hành bán chúng ở thị trường sơ cấp- TT thứ cấp xđ giá bán of mỗi loại CK mà tổ chức phát hành bán ở thị trường sơ cấp → Mặc dù TT thứ cấp không làm tăng them vốn đầu tư cho nền kt nhưng chính nhờ 2 chức năng này mà thị trường thứ cấp có vị trí quan trọng trong tổng thể thị trường tài chính - Việc mua bán trên TT thứ cấp được tiến hành thông qua các công ty môi giới - Thị trường thứ cấp được tổ chức theo 2 cách: Thị trường tập trung, TT phi tập trung, TT thứ 3 là thị trường trong đó hđ giao dịch mua bán được thực hiện thông qua hệ thống đấu giá của Sở giao dịch và hệ thống máy tính của thị trường OTC- Thị trường này hđ liên tục,các CK được mua đi bán lại làm tăng khả năng thanh khoản cho CK .

 2 thị trường này có mối quan hệ mật thiết với nhau, thị trường sơ cấp tạo cơ sở hàng hóa cho TT thứ cấp....,2 thị trường này bổ sung cho nhau thúc đẩy nhau cùng phát triển.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠNKHOA TCNH-QTKD BÀI TIỂU LUẬNĐề tài : Đặc điểm thị trường sơ cấp,thị trường thứ cấp.Phân tích mối liênhệ giữa hai thị trường này .Liên hệ thị trường chứng khoáng Việt Nam.1DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4 LỚP : TCNH34B1. ( Nhóm trưởng)2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10.2LỜI MỞ ĐẦUự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN ) là mộttrong những sự khiện quan trọng nhất trong năm 2000 của nền kinh tế Việt Nam, đây cũng là bước phát triển quan trọng trong quá trình xây dựng đồng bộ và hoàn thiện tài chính, một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển nền kinh tế, mở ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn mới bên cạnh hệ thống ngân hàng, khẳng địnhquyết tâm của đảng, nhà nước trong việc thực hiện chủ trương “ xây dựng nền kinh tế thị trường (KTTT)theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN)”. Việc đầu tư kinh doanh chứng khoán đã và đang trở thành một lĩnh vực hoạt động chủ yếu của nhiều doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp nhà nước đã và sẽ thực hiện cổ phần hóa. Tuy nhiên, TTCKVN vẫn chưa thực sự trở thành một trong những phương thức điều tiết huy động vốn của nền kinhtế, chưa thực sự thúc đẩy quá trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước. Việc húc đẩy TTCKVN phát triển để có thể sánh vai với các TTCK trong khu vực và thế giới là ước mơ không chỉ riêng các chủ thể hiện nay trên TTCK mà còn là của mọi người dân Việt Nam. Từ năm 2000 đến nay là một khoảng thời gian không dài nhưng cũng đủ giúp chúng ta chứng kiến nhiều sự kiện thăng trầm trong từng bước phát triểnthị trường và ghi nhận những nỗ lực vượt bậc. Đó là khả năng duy trì và vận hành tương đối ổn định của thị trường thứ cấp, sự gia tăng đáng kể về số lượng và chủng loại chứng khoán niêm yết, sự tăng trưởng khá rõ về tổng khối lượng và giá trị giao dịch của thị trường, sự tham gia của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nướcSThị trường chứng khoán được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế hiện đại. Người ta có thể đo lường và dự tính sự phát triển kinh tế qua diễn biến của TTCK. Là một bộ phận của thị trường tài chính. TTCK được hiểu một cách chung nhất, là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán, các hàng hóa và các dịch vụ tài chính giữa các chủthể tham gia. Việc trao đổi mua bán này đựơc thực hiện theo những quy tắc ấn định trước. Và trong những năm gần đây, sự phát triển thị trường ngày 3càng mạnh về cả lượng và chất với số thành viên tham gia đông đảo và nhiềunội dung khác, vì vậy theo tính chất tự nhiên nó lại được phân ra thành nhiềuthị trường khác nhau như: thị trường giao dịch hàng hoá, thị trường hối đoái,thị trường chứng khoán… với đặc tính riêng của từng thị trường thuận lợi cho giao dịch của người tham gia trong đó. Tuy nhiên, nói đến thị trường chứng khoán, người ta thường nghĩ ngay đến thị trường thứ cấp - sở giao dịch chứng khoán mà rất ít khi đả động đến thị trường sơ cấp. Thế nhưng trên thực tế, thị trường sơ cấp lại là một bộ phận không thể tách rời của thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, để phát triển thị trường chứng khoán, công việc đầu tiên chúng ta cần làm là phải hiểu biết rõ về thị trường sơ cấp - thị trường thứ cấp…. Vì vậy, nhóm chúng tối xin thuyết trình về đề tài “ đặc điểm, phân tích mối liên hệ và tình hình của hai loại thị trường sơ cấp vàthứ cấp tại Việt Nam”.4Bài thuyết trình được phân chia thành ba phần như sau : Phần 1: Đặc điểm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.Phần 2: Phân tích môi liên hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấpPhần 3: Liên hệ thị trường Việt Nam5PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP VÀ THỊ TRƯỜNG THỨ CẤP :Theo quá trình luân chuyển vốn, TTCK được phân chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.Phân chia và nghiên cứu TTCK theo tiêu thức này có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích quan hệ cung cầu vốn trong nền kinh tế, đồng thời tạo cơ sở để đánh giá hiện trạng nền kinh tế cũng như vị trí và uy tíncủa các tổ chức phát hành thông qua sự biến động giá chứng khoán trên thị trường thứ cấp.Theo quá trình luân chuyển vốn, TTCK được phân chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.• Thị trường chứng khoán sơ cấp: là bộ phận cấu thành hữu cơ vàkhông thể tách rời của thị trường chứng khoán. Thị trường sơ cấp là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán. Thị trường sơ cấp(primary market) còn là nơi mà các chứng khoán được cơ quan phát hành chứng khoán bán cho các nhà đầu tư, chứ không phải là hoạt động mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư với nhau như ở thị trường thứcấp. Nói cách khác thị trường sơ cấp thực hiện chức năng quan trọng nhất của TTCK: chức năng kinh tế của thị trường chứng khoán là mang nguồn tiền nhàn rỗi đến cho người cần tiền sử dụng, đưa nguồn tiết kiệmvào công cuộc đầu tư. Trong thị trường sơ cấp hệ thống ngân hàng đầu tư và các cơ quan môi giới chứng khoán lớn giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Họ là những người trung gian giúp những người có tiền nhàn rỗi và những người cần tiền đến với nhau. Các tổ chức này tư vấn cho các cơ quan phát hành chứng khoán nên phát hành các loại chứng khoán nào, thời hạn là bao lâu và chọn thời điểm nào để phát hành có lợi nhất. Sau khi những chỉ tiêu trên được xác định, họ thường nhận luôn trách nhiệm bảo hiểm chứng khoán. Bảo hiểm chứng khoán nghĩa là hệ thống ngân hàng đầu tư hoặc các công ty môi giới chứng khoán đứng ra chịu mọi rủi ro và tổn thất trong việc bán số chứng khoán đã được bảo hiểm. Họ mua chứng khoán này với giá đã định và lập tức bán lại cho công chúng với giá cao hơn. Như vậy người bảo hiểm chứng khoán là người đảm bảo chịu rủi ro, nếu không bán được chứng khoán và người được bảo hiểm chứng khoán là người nhận được đầy đủ số tiền của mình dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Người được bảo hiểm sẽ nhận được một tờ hoá đơn xác nhận sẽ được nhận một số tiền nhất định vào một ngày đã định 6trước.Tuỳ theo tình hình cung cầu, giá chứng khoán ở thị trường sơ cấp có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá danh nghĩa.• Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường phát hành chứng khoán mới hay còn được gọi là thị trường phát hành.• Hoạt động của thị trường sơ cấp tạo ra một kênh huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. Ở thị trường sơ cấp, người phát hành nhận được tiền từ việc bán chứng khoán. Qua hoạt động này ở thị trường sơ cấp, các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, trong các tổ chức kinh tế, xã hội được chuyển thành vốn đầu tư dài hạn cho người phát hành chứng khoán. Thị trường sơ cấp là một kênh phân bổ vốn có hiệu quả. Chính vì vậy, thị trường sơ cấp không những đóng vai trò tập hợp các nguồn vốn mà còn là công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.• Ngoài ra, thị trường mua bán các CK lần đầu được phát hành qua đó huy động vốn để đưa và đầu tư- Thị trường này cung cấp hàng hóa cho TTCK , có khả năng thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm lớn nhỏ của từng hộ dân cư vừa có khả năng thu hút nguồn vốn to lớn từ nước ngoài, các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗitừ các dn, các tổ chức tài chính, chính phủ tạo thành một nguồn vốn khổng lồ tài trợ cho nền kinh tế một cách có hiệu quả, hđ of TTCK cũng làm tăng vốn cho nhà phát hành thông qua việc bán CK cho nhà đầu tư- Nó cũng trực tiếp cải thiện mức sống của người tiêu dung bằng cách giúp họ chọn thời điểm cho việc mua sắm của mình tốt hơn- Việc mua bán CK trên TT sơ cấp thường được tiến hành thông qua trung gian đó là NH - Phương thức phát hành chứng khoán : phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng- Thị trường này hoạt động không liên tục, nó chỉ hoạt động khi có đợt phát hành chứng khoán mới.• Tham gia vào thị trường chứng khoán sơ cấp chủ yếu là các nhà phát hành, các nhà đầu tư và các nhà bảo lãnh (trường hợp phát hành chứng khoán theo phương thức bảo lãnh phát hành).• Tiền bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp thuộc về các nhà phát hành, do đó hoạt động ở thị trường này đã làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế• Khối lượng và nhịp độ giao dịch ở thị trường sơ cấp thấp hơn nhiều so với thị trường thứ cấp7• Thị trường chứng khoán thứ cấp: là thị trường giao dịchcác chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trườngthứ cấp ( Secondary market) còn là nơi diễn ra những hoạt động mua bánchứng khoán đã được phát hành một lần thông qua thị trường sơ cấp.Những loại chứng khoán này có thể mua đi bán lại rất nhiều lần trên thịtrường thứ cấp với những giá cả cao thấp khác nhau tạo cho công chúngdễ nhận biết về thị trường này. Điều cần chú ý là khi một người nào đómua một chứng khoán ở thị trường thứ cấp, thì người bán chứng khoánnày nhận được tiền mà không có liên quan gì về mặt tài chính với ngườiđã phát hành nó. ở thị trường thứ cấp, bên bán, bên mua đều hành động vìlợi ích riêng của họ (chứ không phải của CTNY). Họ là những nhà đầu tư“trí tuệ” làm ăn trong TTCK: người bán không có nhã ý chuyển giao cơhội mà vẫn đang tìm cơ hội, còn người mua luôn luôn muốn mua cơ hội.Thị trường thứ cấp không phải là nơi trực tiếp cung cấp vốn cho doanhnghiệp, tuy nhiên khi nhà đầu tư càng hào hứng mua bán ở thị trường thứcấp thì chính lúc đó nền kinh tế nói chung sẽ nhận được luợng tiền bơmvào càng lớn. Thị trường thứ cấp không ảnh hưởng tới nguồn vốn của tổchức đã phát hành ra chứng khoán đó, nhưng nó giúp tạo ra một yếu tốquan trọng cơ bản của việc mua bán chứng khoán: tính thanh khoản(liquidity). Tính thanh khoản của chứng khoán giúp chứng khoán có thểchuyển đổi ra tiền mặt. Như vậy, sự có mặt của thị trường thứ cấp trênnguyên tắc, có thể giúp người có chứng khoán chuyển đổi các chứngkhoán thành tiền một cách dễ dàng. Điều này làm tăng tính hấp dẫn củachứng khoán. Có thể nói, thị trường thứ cấp tạo điều kiện cho thị trườngsơ cấp phát triển, tăng tiềm năng huy động vốn của cơ quan phát hànhchứng khoán. Các nhà đầu tư có thể mua bán chứng khoán vào bất cứ lúcnào để lấy lại tiền mặt và với hình thức này, thị trường thứ cấp có nhiều8ưu điểm hơn hình thức tín dụng vì nó mềm dẻo, linh hoạt và nhanh chónghơn nhiều.• Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường thị sơ cấp. Thị trường đảm bảo tính thanh khoản chocác chứng khoán đã phát hành. Đây là nơi trao đổi, mua bán các chứng khoán đã được phát hành. Nhà đầu tư mua đi bán lại chứng khoán nhằm vào một trong các mục đích: cất giữ tài sản tài chính, nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm, hưởng chênh lệch giá.• Thị trường thứ cấp: tạo ra khả năng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện; Tiền thu được ở đây không thuộc về nhà phát hành mà thuộc về nhà đầu tư bán chứng khoán, nhượng lại quyền sở hữu chứng khoán cho nhà đầu tư khác.• Thị trường có tính chất cạnh tranh hoàn hảo.• Thị trường có tính liên tục.• Khối lượng và nhịp độ giao dịch lớn gấp nhiều lần so với thị trường chứng khoán sơ cấp.• Hoạt động chủ yếu của thị trường chứng khoán thứ cấp là các nhà đầu tư thực hiện chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán và tiền cho nhau.• Ngoài ra, đây còn là thị trường mua đi bán lại các loại CK đã được pháthành lần đầu ở thị trường sơ cấp.- Thị trường thứ cấp tạo điều kiện dễ dàng để bán những CK đã phát hành ở thị trường sơ cấp TT thứ cấp này làm cho các CK có tính lỏng hơn, tính lỏng này làm cho CK được ưa chuộng và sẽ làm cho các tổ chức dễ dàng hơn cho các tổ chức phát hành bán chúng ở thị trường sơ cấp.- TT thứ cấp xác định giá bán của mỗi loại CK mà tổ chức phát hành bánở thị trường sơ cấp. Mặc dù TT thứ cấp không làm tăng thêm vốn đầu tưcho nền kinh tế nhưng chính nhờ 2 chức năng này mà thị trường thứ cấp có vị trí quan trọng trong tổng thể thị trường tài chính. - Việc mua bán trên TT thứ cấp được tiến hành thông qua các công ty môi giới.- Thị trường thứ cấp được tổ chức theo 2 cách: Thị trường tập trung, TT phi tập trung, TT thứ 3 là thị trường trong đó hđ giao dịch mua bán đượcthực hiện thông qua hệ thống đấu giá của Sở giao dịch và hệ thống máy tính của thị trường OTC.- Thị trường này hđ liên tục,các CK được mua đi bán lại làm tăng khả năng thanh khoản cho CK .9Việc phân chia và nghiên cứu TTCK theo tiêu thức này có ý nghĩaquan trọng trong việc phân tích quan hệ cung cầu vốn trong nền kinh tế, đồng thời tạo cơ sở để đánh giá hiện trạng nền kinh tế cũng như vị trí và uy tín của các tổ chức phát hành thông qua sự biến động giá chứng khoán trên thị trường thứ cấp10Phần 2 :MỐI LIÊN HỆ GIỮA THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP VÀ THỨ CẤP:Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp gộp lại được gọi là thị trường chứngkhoán. Cùng sử dụng các công cụ là các loại chứng khoán. Cùng có đốitượng mua bán,đều là quyền sở hữu các nguồn tài chính. Thông qua cuộcphát hành mua bán chứng khoán,cả hai thị trường có vai trò cung cấp vốndài hạn cho nền kinh tế. Đều là cung cấp vốn từ nơi tạm thời thừa đến nơitạm thời thiếu và được đặc trưng bởi hình thức trực tiếp. Hai thị trường nàytồn tại quan hệ mật thiết với nhau được ví dụ như hai bánh xe của một chiếcxe. Trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề cho sự hình thành và pháttriển của thị trường thứ cấp,vì đó là nơi cung cấp hàng hóa chứng khoán trênthị trường thứ cấp,còn thị trường thứ cấp là động lực. Mối liên hệ căn bảngiữa thị trường thứ cấp và thị trường sơ cấp không phải là sự khác nhau vềhình thức, mà là sự khác nhau về nội dung, về mục đích của TTCK. Bởi lẽviệc phát hành cổ phiếu hay trái phiếu ở thị trường sơ cấp là nhằm thu hútmọi nguồn vốn đầu tư và tiết kiệm vào công cuộc phát triển kinh tế. Ở thịtrường thứ cấp, dù việc giao dịch rất nhộn nhịp, có hàng chục hàng trămthậm chí hàng nghìn tỷ USD chứng khoán được mua đi bán lại, nhưngkhông có một đồng vốn nào được huy động vào đầu tư cả. Ở đây chỉ cónhững khoản lời từ chênh lệch giá của những người mua bán chứng khoán.Quan hệ giữa thị trường so cấp và thị trường thứ cấp là quan hệ nội tại, trongđó thị trường sơ cấp là cơ sở là tiền đề của thị trường thứ cấp, thị trường thứcấp là động lực. Hai thị trường này được ví như hai bánh xe của chiếc xe haibánh trong đó thị trường sơ cấp là bánh sau, thị trường thứ cấp là bánh trước.Nếu không có thị trường sơ cấp thì chẳng có chứng khoán để lưu thông trênthị trường thứ cấp; và ngược lại, nếu không có thị trường thứ cấp thì thị11trường sơ cấp khó hoạt động trôi chảy. Các loại chứng khoán sẽ rất khó khăntrong việc phát hành, không ai giám mua cổ phiếu hoặc trái phiếu, vì vốncủa họ bị bất động, chứng khoán không thể chuyển hoá thành tiền tệ khingười đầu tư có nhu cầu (khó có khả năng thanh toán). Như vậy có thể nóirằng, giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ mật thiết,hỗ trợ lẫn nhau. Về bản chất, mối quan hệ giữa TTCK sơ cấp và TTCK thứ cấp là mối quanhệ nội tại, biên chứng. Nếu không có thị trưòng sơ cấp thì sẽ không có thịtrường thứ cấp, đồng thời thị trường thị trường thứ cấp tạo điều kiện cho thịtrường sơ cấp phát triển, mối quan hệ giữa hai thị trường này thể hiện qua 3giác độ: • Thứ nhất: Thị trường thứ cấp làm tăng tính lỏng của các chứngkhoán đã phát hành. Việc này làm tăng sự ưa chuộng của cácchứng khoán và làm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư. Các nhà đầutư sẽ dễ dàng hơn trong việc sàng lọc, lựa chọn, thay đổi kết cấudanh mục đầu tư, trên cơ sở đó làm giảm chi phí cho các nhà pháthành trong việc huy động vốn và sử dụng vốn, việc tăng tính lỏngcủa tài sản sẽ tạo điều kiện tách biệt giữa sở hữu và quản lý, làm cơsở cho việc tăng hiệu quả việc quản lý doanh nghiệp. Việc tăngtính lỏng cho các chứng khoán tạo điều kiện cho việc chuyển đổithời hạn của vốn, từ vốn ngắn hạn sang trung hạn và dài hạn, đồngthời tạo điều kiện cho việc phân phối vồn một cách hiệu quả, sự dichuyển vốn từ đầu tư trong nền kinh tế được thể hiện thông qua cơchế “ Bàn tay vô hình “ cơ chÕ xác định giá chứng khoán vàthông qua hoạt động thâu tóm, sát nhập doanh nghiệp trên thịtrường thứ cấp. 12• Thứ hai: thị trường thứ cấp xác định giá của chứng khoán đã đượcphát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp được xem làthị trường định giá các công ty. Vì khi các chứng khoán được muabán mạnh mẽ trên thị trường thứ cấp sẽ chứng tỏ chứng khoán đórất có triển vọng, Ýt rủi ro và tính lỏng của chứng khoán sẽ tăng.Chứng khoán càng được mua bán nhiều trên thị trường sẽ kíchthích việc phát hành chứng khoán hay việc nâng giá các chứngkhoán phát hành. Chứng khoán ở thị trường sơ cấp làm tăng lượngvốn để huy động cho các công ty phát hành .• Thứ ba: thông qua việc xác định giá, thị trường thứ cấp cung cấpmột danh mục chi phí vốn tương ứng với các mức độ rủi ro khácnhau của từng phương án đầu tư, tạo cơ sở tham chiếu cho cácnhà phát hành cũng như các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp.Thông qua cơ chÕ bàn tay vô hình, vốn sẽ được chuyển tới côngty làm ăn có hiệu quả cao nhất, qua đó làm tăng hiệu quả kinh tếxã hội. Phân biệt thị trường sơ cấp và thứ cấp chỉ có ý nghĩa về mặt lýthuyết. Trong thực tế tổ chức TTCK không có sự phân biệt đâu là thịtrường sơ cấp và đâu là thị trường thứ cấp, nghĩa là trong mét TTCK vừacó giao dịch của thị trường sơ cấp vừa có giao dịch của thị trường thứ cấp.Đó là lý do để gọi hai thị trường này là cơ cấu của thị trường chứng khoán. Mục tiêu cuối cùng của nhà quản lý là phải tăng cường hoạt động huyđộng vốn trên thị trường sơ cấp vì chỉ có tại thị trường này vốn mới thực sựvận động từ người tiết kiệm sang người đầu tư, còn sự vận động của vốn trênthị trường thứ cấp chỉ là Tư Bản Giả , không tác động trực tiếp tới việc tíchtụ và tập chung vốn. Tuy nhiên, điểm cần chú ý là phải coi trọng thị trường13sơ cấp, vì đây là thị trường phát hành là hoạt động tạo vốn cho đơn vị pháthành đồng thời phải giám sát chặt chẽ thị trường thứ cấp, không để tìnhtrạng đầu cơ lũng đoạn thị trường để đảm bảo thị trường chứng khoán trởthành công cụ hữu dụng của nền kinh tế.14Phần 3:Liên hệ thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp ở Việt Nam:TT sơ cấp hoạt động lặng lẽ, hầu như không mấy ai biết đến, người thamgia chủ yếu là các nhà quản lý. Khối lượng chứng khoán giao dịch ít, chưa xứng với khả năng tạo vốn của thị trường này. Thông tin trên thị trường còn thiếu và chưa chính xác để các nhà đầu tư có thể đánh giá mức đọ rủi ro của doanh nghiệp để ra quyết định đầu tư.Thị trường thứ cấp tuy rất sôi nổi nhưng những năm gần đây đã trở nên ảm đạm. Hơn nữa, tttc phát triển chủ yếu là SGDCK, thị trường OTC chưa phát triển rộng rãi. Trên TTTC còn tồn tại nhiều giao dịch và tài khoản ảo, xảy ra hiện tượng đầu cơ gây bất ổn thị trường. Số mã chứng khoán còn ít, chủ yếu là cổ phiếu, còn trái phiếu, tín phiếu kho bạc … thìrất ít hoặc không có.Vì vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chỉ được biết đến như thị trường cổ phiếu mà thôi.Đối với thị trường cổ phiếu,kể từ khi chính thức ra đời cho tới hết năm 2001 đã có 9 công ty niêm yết trên thị trường giao dịch chứng khoán,nhưng tuyệt nhiên không có một công ty nào trong số này đã từngmột lần phát hành cổ phiếu để huy động vốn.Thị trường sơ cấp chỉ được khởi động khá “ì ạch” vào đầu năm 2002 khi mà HAPACO chuẩn bị kế hoạch phát hành một đợt chứng khoán với số lượng một triệu cổ phiếu mới.Tuy nhiên,đợt phát hành này gặp khá nhiều khó khăn và phải trì hoãn một lần.Cho tới tháng 8 năm 2002 mới chỉ có 19 công ty niêm yết,ngoài HAPACO ,mới chỉ có REE là công ty thứ hai được phép phát hành đợt cổ phiếu bổ sung với số lượng 7,5 triệu cổ phiếu.Đối với thị trường trái phiếu sơ cấp,mặc dùcó 2 loại trái phiếu niêm yết trên thị trường giao dịch chứng khoán(trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Ngân hàng Đầu tư và phát triển).Nhưng nhìn chung thì trái phiếu Chính phủ vẫn chưa đến được công chúng đầu tư,bởi lẽ các tổ chứ tróng thầu chỉ bán lại giỏ giọt trên thị trường thứ cấp,mặt khác công chúng đầu tư cũng không mặn mà với mặt hình này vì lãi suất thấp.Do đó,có thể nói rằng,thị trường sơ cấp cả về cổ phiếu và trái phiếu hoạt động còn khá mờnhạt,chưa phát huy được vai trò và chức năng của mình,chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn dài hạn quan trọng trong nền kinh tế.15Bảy tháng đầu của năm 2013.Thị trường sơ cấp sôi động hơn. Lãi suất trúng thầu TPCP kì hạn ngắn tăng mạnh.Trong tháng 8, thị trường sơ cấp ghi nhận sự phục hồi từ nhịp chững của tháng 7 khi có tới 6,775 tỷ đồng trái phiếu được đấu thầu thành công, tăng 127%, bao gồm TPCP, trái phiếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam và trái phiếu Ngân hàng Chính sách Xã hội.Cụ thể, trái phiếu Kho bạc chiếm tỷ trọng lớn nhất, tương đương 84% trong khi trái phiếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam và ngân hàng Chính sách Xã hội đóng góp tương ứng 10% và 6%. Tỷ lệ trúng thầu trái phiếu Kho bạc tăng khá, từ mức 11% của tháng 7 lên 47% trong tháng 8. Nhà đầu tư tiếp tục hướng sự quan tâm đến trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 2 năm và 3 năm, thể hiện qua khối lượng dự thầu cao, đạt 24,660 tỷ, tương đương tỷ lệ đặt thầu ở mức 2.46 và số lượng thành viên dự thầu lớn, dao động trong khoảng 7-25 tổ chức mỗi phiên đấu thầu.Ở chiều ngược lại, trái phiếu 5 năm không được chú ý nhiều, các phiên đấu thầu cho kỳ hạn này đều thất bại. Đáng chú ý, 1,000 tỷ đồng trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm đã được huy động thành công trong tuần cuối tháng 8.Về lãi suất trúng thầu, lãi suất tiếp tục đà đi lên. Cụ thể, lãi suất trúng thầu kỳ hạn 2 năm và 3 năm tăng lên các mức tương ứng 7.3% và 7.7% từ mức 7.28% và 7% trong tháng 7. Trong khi lãi suất trúng thầu kỳ hạn 10 năm đứng ở mức 8.9%.Lợi suất trái phiếu ngắn hạn tăng lên trong khi lợi suất trái phiếu của các kỳ hạn dài hơn giảm xuống dẫn đến đường cong lợi suất có xu hướng thoải hơn16Đà tăng, theo quan điểm của VCBS, phù hợp với sự gia tốc của CPI khi chỉ số này tăng 0.83% trong tháng 8, mức cao nhất kể từ tháng 2 năm 2013. VCBS cho rằng rất khó có khả năng đảo chiều giảm xuống của lãi suất theo như tương quan cung-cầu ở thời điểm hiện tại.Thị trường thứ cấp tiếp tục ảm đạm. Lợi suất trái phiếu ngắn hạn tăng.Diễn biến ảm đạm tiếp tục được duy trì trên thị trường thứ cấp với tổng giá trị giao dịch giảm xuống còn 34,927 tỷ đồng do giao dịch tín phiếu tăng nhẹ trong khi giao dịch trái phiếu sụt giảm mạnh. Cụ thể, khối lượng trái phiếu được giao dịch giảm 7.02% xuống 32,951 tỷ đồng trong khi khối lượng tín phiếu tăng lên 1,976 tỷ đồng trong tháng 8, gấp 3 lần con số này của tháng 7 là 445 tỷ đồng.Ở giao dịch trái phiếu, giá trị giao dịch giao ngay giảm xuống còn 21,689 tỷ đồng trong tháng 8, trong khi giá trị giao dịch repo tăng lên 11,262 tỷ đồng. Trái phiếu Kho bạc Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 87% trong giao dịch giao ngay và 13% còn lại thuộc về trái phiếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Ngoài ra, 75.5% trong tổng giá trịgiao dịch giao ngay là của trái phiếu kỳ hạn 3 năm, 18.5% là của trái phiếu kỳ hạn 3-5 năm và 6% còn lại là các kỳ hạn trên 7 năm.Theo quan điểm của VCBS diễn biến giao dịch ảm đạm trên thị trường thứ cấp sẽ tiếp tục diễn ra trong tháng tới do nguồn cung bị ảnh hưởng bởi khối lượng trái phiếu và tín phiếu đáo hạn không đáng kể trong tháng 9, các tổ chức tín dụng không có nhiều động lực để bán ra trái 17phiếu trong thời điểm này khi mà tăng trưởng tín dụng đang có dấu hiệu giảm tốc trong tháng 8.Lợi suất trái phiếu ngắn hạn tăng lên trong khi lợi suất trái phiếu của các kỳ hạn dài hơn giảm xuống dẫn đến đường cong lợi suất có xu hướng thoải hơnTheo dữ liệu từ Bloomberg, tính đến cuối tháng 8, lợi suất trái phiếu tăng giảm trái chiều đối với trái phiếu kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài. Còn theo VCBS, mức lợi suất cho kỳ hạn ngắn sẽ tăng nhẹ trong thời gian tới trong bối cảnh CPI tháng 9 có thể tiếp tục tăng, nhưng mức tăng không cao hơn cùng kỳ năm 2012 và thanh khoản của hệ thống ngân hàng ổn định. Bên cạnh đó, độ dốc của đường cong lợi suất sẽ tiếp tục được duy trì.Sau khi mở vị thế mua trong tuần thứ 3 của tháng 8, nhà đầu tư nước ngoài quay lại vị thế bán trong tuần cuối tháng khiến tổng giá trị mua ròng đạt 1,269.91 tỷ đồng, giảm 71.5% so với tháng trước. Trong tháng 8, VCBS cho rằng: động thái bán trở lại của khối ngoại không khó để lý giải, xuất phát từ động lực hiện thực hóa lợi nhuận sau khi đã mua vào đáng kể trong những tháng đầu năm. Tóm lại, hoạt động bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài đang có xu hướng giảm từ tháng 6 đến nay.1819

Video liên quan

Chủ đề