Dịch vụ khai giá đối với chuyển phát là gì năm 2024

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giá.

Dự thảo đề xuất rõ các loại hàng hóa, dịch vụ kê khai giá. Theo đó, hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá thực hiện trên phạm vi cả nước bao gồm:

  1. Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá;
  1. Hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu để các tổ chức, cá nhân định mức giá cụ thể bán cho người tiêu dùng;
  1. Hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp quyết định theo giá tham chiếu;
  1. Xi măng, thép xây dựng;

đ) Than;

  1. Thuốc thú y để tiêu độc, sát trùng, tẩy trùng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  1. Đường ăn bao gồm đường trắng và đường tinh luyện;
  1. Muối ăn;
  1. Dịch vụ tại cảng biển khác ngoài hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá;
  1. Dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng, ghế ngồi mềm;
  1. Thực phẩm chức năng cho trẻ em dưới 06 tuổi, trang thiết bị y tế;
  1. Etanol nhiên liệu không biến tính;
  1. Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG); khí thiên nhiên nén (CNG).
  1. Dịch vụ viễn thông;

Theo dự thảo, hàng hóa, dịch vụ đặc thù thực hiện kê khai giá tại địa phương (nếu cần thiết) gồm:

  1. Dịch vụ lưu trú;
  1. Dịch vụ trông giữ xe được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước;
  1. Dịch vụ tham quan tại khu du lịch trên địa bàn (vé vào cổng);
  1. Vật liệu xây dựng (trừ xi măng, thép).

đ)….

[Đối với nội dung này, Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đánh giá, rà soát, đề xuất các hàng hóa, dịch vụ cần thiết thực hiện kê khai giá tại địa bàn để làm cơ sở cho Ban soạn thảo tổng hợp. Nội dung đề xuất đề nghị kèm theo đánh giá cụ thể về tình hình thực hiện và đề nghị cụ thể].

Điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ kê khai giá

Căn cứ vào tình hình thực tế, trên cơ sở đề xuất của các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trường hợp cần điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ kê khai giá thuộc thẩm quyền của Chính phủ ban hành tại điểm d khoản 2 Điều 28 Luật Giá, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập hồ sơ gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ kê khai giá theo trình tự, thủ tục như sau:

Trường hợp cần bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ kê khai giá, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng kết, đánh giá cơ chế hiện hành đối với hàng hóa, dịch vụ; đánh giá sự cần thiết và tác động của việc đưa hàng hóa, dịch vụ vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; lấy ý kiến các đơn vị chịu tác động; triển khai các hoạt động hội nghị, hội thảo, đánh giá kinh nghiệm nước ngoài (nếu có); sau đó gửi hồ sơ đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ kê khai giá cho Bộ Tài chính tổng hợp.

Trường hợp cần đưa hàng hóa, dịch vụ ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ kê khai giá, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng kết, đánh giá việc thực hiện biện pháp kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ; đánh giá về thị trường của hàng hóa, dịch vụ; dự kiến cơ chế quản lý (nếu có) đối với hàng hóa, dịch vụ đó sau khi đưa ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ kê khai giá; đánh giá tác động của việc đưa hàng hóa, dịch vụ ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ kê khai giá; lấy ý kiến các đơn vị chịu tác động; triển khai các hoạt động hội nghị, hội thảo, đánh giá kinh nghiệm nước ngoài (nếu có); sau đó gửi hồ sơ đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ kê khai giá cho Bộ Tài chính tổng hợp.

Bưu phẩm bảo đảm là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu phẩm đến địa chỉ nhận trong nước và quốc tế; bưu phẩm được gắn số hiệu để theo dõi, định vị trong quá trình chuyển phát.

Phạm vi cung cấp dịch vụ

Toàn quốc

Quy định về khối lượng / kích thước

  1. Giới hạn kích thước của bưu thiếp: - Kích thước tối đa: 165 mm x 245 mm, với sai số 2 mm. - Kích thước tối thiểu: 90 mm x 140 mm, với sai số 2 mm. - Tỷ lệ tối thiểu giữa chiều dài và chiều rộng: dài = rộng x (≈ 1,4).
  2. Giới hạn kích thước của gói nhỏ: - Kích thước tối thiểu: 210 x 148 mm. - Kích thước tối đa: Tổng chiều dài, chiều rộng và chiều cao là 900 mm, nhưng kích thước chiều lớn nhất không vượt quá 600 mm, với sai số 2 mm. Nếu cuộn tròn, chiều dài cộng hai lần đường kính là 1040 mm, nhưng kích thước lớn nhất không vượt quá 900 mm.
  3. Giới hạn kích thước của các loại bưu phẩm khác: - Kích thước tối đa: Tổng chiều dài, chiều rộng và chiều cao là 900 mm, nhưng kích thước chiều lớn nhất không vượt quá 600 mm, với sai số 2 mm. Nếu cuộn tròn, chiều dài cộng hai lần đường kính là 1040 mm, nhưng kích thước lớn nhất không vượt quá 900 mm, với sai số 2 mm. - Kích thước tối thiểu: Một mặt kích thước không nhỏ hơn 90 mm x 140 mm với sai số 2 mm. Nếu cuộn tròn: chiều dài cộng hai lần đường kính là 170 mm, nhưng kích thước chiều lớn nhất không nhỏ hơn 100 mm

Dịch vụ giá trị gia tăng

  1. Chấp nhận tại địa chỉ: Bưu điện đến địa chỉ khách hàng để nhận bưu gửi theo yêu cầu hoặc theo hợp đồng đã kí kết.
  2. Đóng gói: Bưu điện cung cấp bao bì, đóng gói bưu gửi theo yêu cầu của khách hàng.
  3. Phát hàng thu tiền COD: Khi phát bưu gửi, Bưu điện thu hộ một khoản tiền từ người nhận và thanh toán khoản tiền đó cho người gửi bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
  4. Khai giá (V): Bưu điện bồi thường cho khách hàng theo trị giá bưu gửi kê khai vào thời điểm chấp nhận bưu gửi trong trường hợp bưu gửi bị mất, hỏng do lỗi của Bưu điện Việt Nam.
  5. Rút lại bưu gửi: Bưu điện dừng việc chuyển phát bưu gửi để chuyển lại cho người gửi. Dịch vụ này chỉ áp dụng cho bưu phẩm bảo đảm chưa hết thời gian toàn trình và không bị tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
  6. Thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận bưu gửi: Bưu điện chuyển phát bưu gửi đến người nhận và/hoặc địa chỉ nhận khác với người nhận/địa chỉ nhận trên bưu gửi. Dịch vụ này chỉ áp dụng cho bưu phẩm bảo đảm chưa hết thời gian toàn trình và không bị tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
  7. Thu cước nơi người nhận (C): Bưu điện thực hiện chuyển phát bưu gửi và thu ở người nhận các khoản cước phát sinh theo hợp đồng đã ký kết với người nhận/người gửi.
  8. Phát tận tay (PTT): Bưu điện phát bưu gửi đến đúng người nhận. Dịch vụ Phát tận tay không được áp dụng khi người nhận là lãnh đạo các cơ quan Đảng, chính quyền trung ương và địa phương.
  9. Báo phát (AR): Bưu điện lấy kí nhận của người nhận bưu gửi trên Phiếu báo phát hoặc trên mẫu biên nhận của khách hàng để chuyển lại cho người gửi.
  10. Báo phát SMS/Email (AR SMS/AR Email): Bưu điện gửi tin nhắn SMS/Email đến số điện thoại/địa chỉ email mà người gửi cung cấp khi gửi bưu gửi để thông báo kết quả phát.
  11. Phát đồng kiểm (PĐK): Bưu điện kiểm đếm số lượng bưu gửi hoặc kiểm đếm chi tiết nội dung bưu gửi khi chấp nhận và phát bưu gửi; lấy dấu xác nhận của cơ quan, tổ chức nhận lên Biên bản giao nhận hoặc mẫu chứng từ giao nhận của khách hàng rồi chuyển lại cho người gửi.
  12. Phát theo yêu cầu người nhận: Bưu điện thay đổi địa điểm, phương thức, thời gian phát bưu gửi theo yêu cầu của người nhận.
  13. Lưu ký: Bưu điện giữ bưu phẩm tại điểm phục vụ bưu chính và thông báo để người nhận trực tiếp đến nhận.
  14. Hộp thư thuê bao: Bưu điện cho khách hàng thuê hộp thư tại điểm phục vụ bưu chính để nhận bưu phẩm. Mỗi hộp thư được đánh số riêng và chỉ dành cho một khách hàng.
  15. Chuyển hoàn: Bưu điện chuyển lại bưu phẩm bảo đảm không phát được theo yêu cầu của người gửi trên Vận đơn. Khách hàng có thể lựa chọn thời gian và phương thức thực hiện việc chuyển hoàn bưu phẩm bảo đảm như sau: - Ngay sau khi phát bưu gửi tại địa chỉ khách hàng lần thứ hai (02) không thành công; hoặc hai (02) ngày sau khi phát giấy mời lần thứ hai (02) mà khách hàng không đến bưu cục để nhận bưu gửi; - Khi hết thời gian lưu giữ theo quy định của Bưu điện Việt Nam; - Sau thời gian Khách hàng yêu cầu.

Khiếu nại, bồi thường

1. Thời hiệu khiếu nại

  1. Sáu (06) tháng kể từ ngày kết thúc thời gian toàn trình của bưu gửi đối với khiếu nại về việc mất bưu gửi, chuyển phát bưu gửi chậm so với thời gian toàn trình đã công bố; trường hợp thời gian toàn trình của dịch vụ chưa được công bố thì thời hiệu này được tính từ ngày bưu gửi được chấp nhận.
  2. Một (01) tháng kể từ ngày bưu gửi được phát cho người nhận đối với khiếu nại về việc bưu gửi bị suy suyển, hư hỏng, về giá cước và các nội dung khác có liên quan trực tiếp đến bưu gửi. 2. Thời hạn giải quyết khiếu nại
  3. Thời hạn giải quyết khiếu nại tối đa đối với dịch vụ trong nước là hai (02) tháng kể từ ngày khiếu nại được tiếp nhận.
  4. Thời hạn giải quyết khiếu nại tối đa đối với dịch vụ quốc tế là ba (03) tháng kể từ ngày khiếu nại được tiếp nhận. 3. Nguyên tắc bồi thường - Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp bưu gửi bị mất, hư hỏng hoặc bị tráo đổi toàn bộ được xác định theo mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại toàn bộ đối với dịch vụ mà khách hàng sử dụng. - Việc bồi thường trong trường hợp bưu gửi bị mất, hư hỏng hoặc tráo đổi một phần được xác định trên cơ sở thiệt hại thực tế, nhưng không cao hơn mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại toàn bộ đối với dịch vụ mà khách hàng sử dụng, trừ trường hợp Bưu điện và khách hàng có thỏa thuận khác. - Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường do Bưu điện ban hành trên cơ sở mức bồi thường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. - Tiền bồi thường được thanh toán bằng đồng Việt Nam, việc chi trả được thực hiện một lần trừ trường hợp Bưu điện Việt Nam và khách hàng có thỏa thuận khác. - Tiền bồi thường được trả cho người gửi, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; trường hợp bưu gửi bị hư hỏng, mất một phần mà người nhận đồng ý nhận phần còn lại thì tiền bồi thường được trả cho người nhận. - Việc bồi thường thiệt hại trực tiếp được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính. Không bồi thường thiệt hại gián tiếp ngoài hợp đồng hoặc các nguồn lợi không thu được do việc cung ứng dịch vụ bưu chính không bảo đảm chất lượng mà hai bên đã thỏa thuận. 4. Mức bồi thường - Trường hợp bưu phẩm bị mất hoặc hư hại hoàn toàn: Mức bồi thường bằng bốn (04) lần cước dịch vụ khách hàng đã thanh toán (có bao gồm thuế GTGT). - Trường hợp bưu phẩm bị mất hoặc hư hại một phần: Mức bồi thường tối đa như sau: Số tiền bồi thường = (tỷ lệ % khối lượng bưu phẩm bị mất hoặc hư hại) x (mức bồi thường trong trường hợp bị mất hoặc hư hại hoàn toàn). Ghi chú: Tỷ lệ % khối lượng bưu gửi bị mất hoặc hư hại được xác định căn cứ vào biên bản lập có xác nhận của người gửi. - Trường hợp bưu phẩm bị chuyển hoàn sai do lỗi của Bưu điện: Miễn cước chuyển hoàn và bồi thường bằng cước dịch vụ khách hàng đã thanh toán (có bao gồm thuế GTGT).

Dịch vụ vận chuyển chuyển tuyến là gì?

Dịch vụ EMS Hàng hoá chuyên tuyến là dịch vụ chuyển phát bưu gửi/lô bưu gửi theo phương thức vận chuyển thẳng từ điểm nhận hàng tới điểm phát hàng theo yêu cầu của người gửi. Theo đó, bưu gửi/lô bưu gửi được đóng chuyển trực tiếp từ địa chỉ nhận tới địa chỉ phát mà không cần thông qua các công đoạn trung gian.

Dịch vụ khai giá là gì?

Dịch vụ khai giá là dịch vụ bưu chính cộng thêm mà người sử dụng dịch vụ (người gửi) có thể sử dụng thêm khi gửi các loại thư, tài liệu, vật phẩm, hàng hóa (dưới đây gọi tắt là bưu gửi) qua chuyển phát Bảo Việt bằng cách kê khai giá trị nội dung hàng gửi.

Dịch vụ chuyển phát nhanh EMS mất bao lâu?

Với dịch vụ chuyển phát EMS Hỏa tốc, bưu gửi của quý khách sẽ đến tận tay người nhận chỉ trong khoảng 2-3 giờ tại các quận nội thành của Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và có thể kéo dài lên 7- 8 tiếng đối với các tỉnh thành có điều kiện địa lý khó khăn.

Dịch vụ chuyển phát là gì?

1. Dịch vụ chuyển phát là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn thu gom, chia chọn, vận chuyển và phát, bằng các phương tiện vật lý, thông tin dưới dạng văn bản và kiện, gói hàng hóa.