Giám đốc công an thanh hóa bị điều tra năm 2024

Vũ Huy Hải, người trực tiếp điều hành đường dây sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng giả. Ảnh: Công an Thanh Hóa cung cấp

Show

Công an đã bắt giữ Lê Quý Đôn (SN 1987, ngụ phường Đông Cương, TP Thanh Hóa), là Giám đốc Công ty cổ phần dược phẩm Quốc tế Goldwin có địa chỉ tại KCN Tiên Sơn, phường Đồng Nguyên, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; Hoàng Thị Nga (SN 1981, ngụ quận Thanh Xuân, TP Hà Nội), là người trực tiếp chỉ đạo sản xuất tại nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty CP dược phẩm Quốc tế Goldwin.

Vũ Huy Hải (SN 1989, ngụ TP Hà Nội) là Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu Haloka (đóng ở huyện Gia Lâm, Hà Nội); Lương Trọng Phúc (SN 1987; ngụ phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa), là Giám đốc Công ty CP sản xuất thương mại bao bì Đại Thắng (ngụ quận Long Biên, TP Hà Nội).

Theo Công an TP Thanh Hóa, qua công tác nắm tình hình, lực lượng công an phát hiện trên địa bàn có một số người trao đổi, mua bán hàng hóa là các loại thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe của một số công ty có thương hiệu.

Đến ngày 16-10, Công an TP Thanh Hóa đã tiến hành phá án, tổ chức khám xét đồng loạt tại 10 địa điểm là nhà máy sản xuất, kho hàng hóa và nhà xưởng in bao bì sản phẩm trên các địa bàn: TP Thanh Hóa, TP Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh) và huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.

Qua khám xét đã thu giữ hơn 4.000 thùng hàng thuốc là thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe giả với hơn 100 mã hàng, hơn 60.000 sản phẩm và hàng ngàn vỏ bao bì giả với tổng tiền hàng hóa ước tính hơn 10 tỉ đồng.

Giám đốc công an thanh hóa bị điều tra năm 2024

4 giám đốc và các mặt hàng thực phẩm chức năng giả. Ảnh Công an Thanh Hóa

Tại cơ quan công an, 4 giám đốc bị bắt khai nhận do nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng tìm mua các thực phẩm bảo vệ sức khỏe như: Thực phẩm giảm cân, thực phẩm bổ não, thực phẩm làm đẹp dành cho phụ nữ… nên ổ nhóm trên đã đứng ra thành lập các nhà máy sản xuất gia công các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả để bán ra thị trường nhằm trục lợi.

Trong đó, Vũ Huy Hải trực tiếp xây dựng kế hoạch làm giả sản phẩm "Trà táo Adela", đây là sản phẩm đã được Công ty TNHH Hoàng Châu Pharma, có địa chỉ tại số 24 ngõ 08/11 đường Lê Quang Đạo, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đăng ký bảo hộ độc quyền sản phẩm.

Sau đó Hải đã liên hệ trực tiếp với Lê Quý Đôn và Hoàng Thị Nga để cung cấp bảng công thức thành phần hàng chính hãng, thuê 2 người này gia công ruột và màng của sản phẩm trà táo Adela. Hải thuê Lương Trọng Phúc in bao bì sản phẩm trà táo Adela giả rồi bán ra thị trường.

Tiếp đó, ổ nhóm này xây dựng một hệ thống đội ngũ nhân viên thị trường đông đảo tiếp cận các nhà thuốc, phòng khám và một số đại lý thuốc tân dược để bán các sản phẩm hàng giả đến tay người tiêu dùng và trên các nền tảng mạng xã hội.

Công an thành phố Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ và bắt 3 đối tượng có hành vi "Sản xuất, buôn bán hàng giả" là dung dịch vệ sinh phụ nữ gồm: Trần Thị Phương, sinh năm 1995 ở phường Đông Hải, TP.Thanh Hóa; Phạm Thùy Dung, sinh năm 1994 ở xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội và Nguyễn Thị Nguyện, sinh năm 1991, ở xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh…

Trước đó, qua công tác nắm tình hình Công an thành phố Thanh Hóa phát hiện Trần Thị Phương là chủ cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm "Phương Trần" có địa chỉ tại 260-262 Quang Trung, phường Ngọc Trạo, TP.Thanh Hóa có kinh doanh sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ Femfresh nghi là hàng giả, thường xuyên live stream bán hàng trên các trang mạng xã hội.

Quá trình xác minh, Công an TP.Thanh Hóa xác định: Sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ Femfresh có xuất xứ tại Anh của thương hiệu Chuch & Dwight CO. Inc sản xuất. Sản phẩm được phân phối độc quyên tại thị trường Việt Nam bởi Công ty TNHH phát triển và thương mại Trần Gia, địa chỉ số 149 Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.

Giám đốc công an thanh hóa bị điều tra năm 2024

3 đối tượng (từ trái qua phải): Phương, Dung, Nguyện và tang vật thu giữ

Tiến hành triệu tập Trần Thị Phương đã làm việc để làm rõ nguồn gốc sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ Femfresh mà Phương đang bán tại cửa hàng, Trần Thị Phương đã khai nhận: Từ đầu năm 2024 đến nay, Phương có mua sản phẩm dụng dịch vệ sinh phụ nữ Femfresh là hàng giả để bày ở cửa hàng để bán kiếm lời. Theo đó, Phương đã tự nguyện giao nộp số hàng giả gồm 235 chai với tổng giá trị gần 40 triệu đồng.

Điều tra mở rộng, Công an TP. Thanh Hóa đã triệu tập và tạm giữ hình sự đối với 2 đối tượng cung cấp hàng giả ra thị trường là Phạm Thùy Dung và Nguyễn Thị Nguyện.

Qua làm việc và khám xét nơi ở của các đối tượng liên quan, Công an TP.Thanh Hóa đã thu giữ 794 chai dung dịch vệ sinh phụ nữ Femfresh và hơn 15.000 sản phẩm mà các đối tượng giao nộp hiện chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ.

Theo lời khai ban đầu của các đối tượng, số sản phẩm Femfresh đều là hàng giả, không phải do đơn vị độc quyền phân phối sản phẩm trên thị trường Việt