Chủ nguồn thải chất thải nguy hại là gì năm 2024

Chất thải nguy hại thường chứa các chất, vật liệu có khả năng gây hại cho sức khỏe con người và môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Bởi vì chúng có thể chứa các yếu tố mang độc tính cao, dễ lây nhiễm, gây mòn, gây ngộ độc hoặc tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Đây cũng chính là nguyên nhân mà nhà nước bắt buộc chủ doanh nghiệp đăng ký SCNT nhằm kiểm tra và giám sát chặt chẽ lượng chất thải nguy hại.

Chủ nguồn thải chất thải nguy hại là gì năm 2024
Chất thải nguy hại tác động và ảnh hưởng xấu đến môi trường

Sổ chủ nguồn thải là gì

Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại còn được gọi tắt là SCNT. Đây là loại hồ sơ về môi trường mà các cá nhân hay tổ chức điều hành kinh doanh, dịch vụ có phát sinh nguồn chất thải nguy hại bắt buộc phải đăng ký để được cấp phép kinh doanh. Theo đó, các doanh nghiệp, tổ chức sau khi có sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại mới có thể thực hiện xử lý, vận chuyển chất gây hại theo quy định từ Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.

Đối tượng phải đăng ký sổ chủ nguồn thải?

Khi nào cần lập sổ chủ nguồn thải? Theo đó, tất cả các cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ nếu phát sinh chất thải nguy hại đều phải có sổ đăng ký chủ nguồn thải, trừ những đối tượng thuộc các trường hợp sau theo quy định tại Điều 12 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT:

  • Doanh nghiệp phát sinh chất thải nguy hại có thời gian hoạt động dưới 01 năm.
  • Cơ sở có phát sinh chất thải với tổng số lượng không vượt quá 600kg/năm, trừ trường hợp chất thải nguy hại thuộc danh mục POPS (các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy) theo quy định tại Công ước Stockholm.
  • Cơ sở dầu khí hoạt động ngoài biển.

Tuy nhiên, những đối tượng không thuộc nhóm này cần phải có SCNT thì phải đăng ký báo cáo quản lý chủ thải nguy hại lần đầu theo Khoản 3 Điều 12 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.

.jpg)Khi nào làm sổ chủ nguồn thải?

Khi nào cần đăng ký lại sổ chủ nguồn thải?

Việc lập sổ là một hồ sơ bắt buộc với các cơ sở có hoạt động phát sinh ra nguồn thải rắn và gây hại cho môi trường xung quanh. Việc đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải được thực hiện lại nếu các cá nhân/doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có sự bổ sung, thay đổi về từng loại chất thải nguy hại hoặc tăng số lượng chất thải đã đăng ký từ 15% trở lên.
  • Có sự thay đổi về địa điểm cơ sở phát sinh chất thải trong phạm vi cấp tỉnh nhưng không thay đổi chủ nguồn thải.
  • Thay đổi chủ nguồn thải nhưng không thay đổi về địa điểm nơi phát sinh chất thải nguy hại.
  • Bổ sung hoặc giảm bớt cơ sở phát sinh chất thải nguy hại đã đăng ký.
  • Bổ sung, thay đổi phương án tái chế, tái sử dụng, xử lý và thu hồi chất thải nguy hại tại cơ sở.
  • Nguồn chất thải phát sinh hoặc kê khai không chính xác báo cáo sổ chủ nguồn thải so với khi hoạt động thực tế.

Chủ nguồn thải chất thải nguy hại là gì năm 2024
Đăng ký SCNT là một biện pháp bảo vệ môi trường

Tại sao các doanh nghiệp phải đăng ký sổ chủ nguồn thải?

Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp có phát sinh nguồn thải phải đăng ký SCNT với cơ quan quản lý nhà nước. Việc này tạo cơ sở cho chính phủ dựa vào báo cáo SCNT để có thể nắm bắt, giám sát hiệu quả các quy trình xử lý nguồn thải ra môi trường.

Nắm bắt, giám sát hiệu quả việc xử lý nguồn thải

Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu tất cả cơ sở, tổ chức và doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, nếu có phát sinh ra nguồn thải nguy hại thì phải thực hiện đăng ký sổ chủ nguồn chất thải nguy hại theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.

Bộ hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn thải

Theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại, mẫu đăng ký sổ chủ nguồn thải sẽ bao gồm:

  • Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục 6(A) ban hành kèm theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Hồ sơ, giấy tờ đối với trường hợp đăng ký tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, đồng xử lý, xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại.

Chủ nguồn thải chất thải nguy hại là gì năm 2024
Đăng ký SCNT theo mẫu

Chủ nguồn thải cần nộp hồ sơ trên tại Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh chất thải nguy hại. Thêm vào đó, khi chấm dứt các hoạt động phát sinh chất thải, chủ nguồn thải phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh chất thải nguy hại trong phạm vi 06 tháng theo Khoản 7 Điều 7 Nghị định 38/2015/NĐ-CP.

Các bước đăng ký sổ chủ nguồn thải

Việc lập SCNT là để cung cấp thông tin về khối lượng, loại, tính chất, nguồn gốc, địa điểm và phương thức xử lý các loại chất thải nguy hại. Theo đó, chủ nguồn thải phải nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan nhà nước nơi có hoạt động sinh ra nguồn thải. Dưới đây là hướng dẫn đăng ký sổ chủ nguồn thải chi tiết nhất:

Trình tự các bước đăng ký

  • Bước 1: Trừ các đối tượng được quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT, chủ nguồn thải cần lập một hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải tại Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh chất thải nguy hại (nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện).
  • Bước 2:
  • * Sau khi nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ chưa đạt thì Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ thông báo cho chủ nguồn thải để hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc.
  • * Bằng việc nộp đơn đăng ký theo quy định, doanh nghiệp, cơ sở được coi là đã hoàn thành trách nhiệm đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường. Khi đó, chủ nguồn thải sẽ có văn bản tiếp nhận từ Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc giấy xác nhận của đơn vị chức năng trừ trường hợp có thông báo về việc hoàn thiện hồ sơ từ cơ quan thẩm quyền. Như vậy, trong thời gian thực hiện cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải, văn bản tiếp nhận hoặc giấy xác nhận sẽ có giá trị pháp lý tạm thời.
  • Bước 3:
  • * Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ xem xét và cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải.
  • * Thời hạn sẽ là 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ trong trường hợp đăng ký chủ nguồn thải thuộc đối tượng tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng tại cơ sở nơi phát sinh chất thải. Trong đó, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành kiểm tra các cơ sở trong thời hạn 15 ngày làm việc (thời hạn kiểm tra không quá 02 ngày). Kết thúc kiểm tra, Chi cục Bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải cùng với mã số QLCTNH theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT trong 15 ngày làm việc.

Chủ nguồn thải chất thải nguy hại là gì năm 2024
Đăng ký sổ chủ nguồn chất thải nguy hại như thế nào?

Công tác cần thực hiện sau khi đăng ký giấy phép sổ chủ nguồn thải

Sau khi đã có SCNT, các doanh nghiệp có thể tiến hành ký hợp đồng với đơn vị vận chuyển, thu gom và xử lý chất thải theo đúng quy định. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần lập báo cáo quản lý chất thải tại Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ từ ngày 01/01 đến 31/12 hằng năm.