Bài tập vòng lặp for trong php bàn cờ vua năm 2024

Bài tập vòng lặp for trong php bàn cờ vua năm 2024

PHP căn bản

Danh sách các bài viết trong chuyên mục PHP căn bản, đây là những bài viết

mới nhất được cập nhật trong mục PHP căn bản.

Chào mừng bạn đến với chuyên đề học lập trình PHP căn bản, đây là một

chuyên đề dành cho những bạn mới bắt đầu học lập trình php căn bản và

muốn theo lĩnh vực lập trình Web PHP.

Trong chuyên đề này nội dung chủ yếu trình bày kiến thức liên quan đến kỹ

thuật lập trình. Nếu bạn đã từng học qua một ngôn ngữ lập trình nào đó như

Pascal, C, C++ thì rất dễ học PHP. Nhưng nếu bạn là người mới bắt đầu tìm

hiểu lập trình thì hãy cố gắng gấp đôi nhé. Để học PHP tốt thì bạn phải có một

nền tảng tốt, để có một nền tảng tốt thì bạn phải chịu khó học hỏi thì mới

thành công. Và trong series này sẽ tổng hợp các bài viết về lập trình PHP căn

bản được biên soạn bài bản step by step nên rất dễ học.

Ngoài PHP cơ bản ra thì bạn phải học thêm về MySQL, CSS, HTML và một số

ngôn ngữ lập trình khác thì mới có thể đi làm được. Nhưng đừng lo lắng quá vì

bạn là người mới bắt đầu nên cứ từ từ mà tiến, vội quá té đau. Cố gắng hiểu rõ

bản chất của vấn đề thì bạn mới có khả năng mở rộng vấn đề đó được.

Ngoài nguồn học lập trình PHP căn bản này thì bạn có thể tham khảo thêm

các nguồn học khác, đặc biệt là các video hoặc các khóa học online trên mạng,

nó rất hữu ích với các bạn đấy. Nhưng mình tin chắc rằng nếu mình hoàn thành

series này thì bạn sẽ không cần phải xem ở nơi khác nữa, vấn đề còn lại là thời

gian.

+PHP CĂN BẢN

» Lý thuyết

1Bài 01: Hướng dẫn cài đặt vertrigo server

2Bài 02: Khai báo biến và hằng số trong php

3Bài 03: Các kiểu dữ liệu trong php

4Bài 04: Toán tử và biểu thức trong php

5Bài 05: Câu lệnh if else trong php

6Bài 06: Câu lệnh switch case trong php

7Bài 07: Vòng lặp for trong php

- Qua ví dụ trên, ta thấy "vòng lặp" giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian trong việc viết những đoạn mã cần thực thi nhiều lần liên tiếp.

- Trong PHP, vòng lặp được chia làm bốn loại:

  • (1) Vòng lặp for
  • (2) Vòng lặp foreach
  • (3) Vòng lặp while
  • (4) Vòng lặp do while

- Ở bài hướng dẫn này, bạn sẽ được tìm hiểu hai loại vòng lặp là for và foreach

2) Vòng lặp for trong PHP

- Vòng lặp for dùng để lặp lại việc thực thi đoạn mã nào đó một số lần.

2.1) Cú pháp

for(biểu thức 1; biểu thức 2; biểu thức 3){
    //Đoạn mã mà bạn muốn được thực thi
}

- Trong đó:

  • Biểu thức 1 thường là một câu lệnh khai báo biến

(biến này dùng để tham gia vào biểu thức 2)

  • Biểu thức 2 là một biểu thức điều kiện

(nếu điều kiện đúng thì đoạn mã sẽ được thực thi, còn nếu điều kiện sai thì vòng lặp kết thúc)

  • Biểu thức 3 thường là một biểu thức làm thay đổi giá trị của biến được khai báo trong biểu thức 1

(mục đích là để cho biểu thức điều kiện dần trở nên bị SAI, giúp vòng lặp được kết thúc)

- Dưới đây là sơ đồ minh họa cho nguyên lý hoạt động của vòng lặp for:

Bắt đầu

Kiểm tra

Khai báo một biến dùng để tham gia vào biểu thức điều kiện (Biểu thức 1)

Đoạn mã mà bạn muốn thực thi được thực thi

Thay đổi giá trị biến điều kiện (Biểu thức 3)

ĐÚNG

SAI

Tiếp tục quay lại kiểm tra điều kiện

2.2) Ví dụ thứ nhất

- Sử dụng vòng lặp for để hiển thị ba câu "Lập Trình Web" lên màn hình.

<?php
    for($i = 1; $i <= 3; $i++){
        echo "<p>Lập Trình Web</p>";
    }
?>

Xem ví dụ

- Dưới đây là phần mô tả các bước thực thi của vòng lặp trên:

  • Lần thứ nhất
    • Khai báo biến i với giá trị là 1.
    • Kiểm tra xem điều kiện i <= 3 có đúng hay không.

(Kết quả đúng nên đoạn mã nằm trong cặp dấu {} được thực thi)

  • Giá trị của biến i được tăng thêm một (tức bây giờ giá trị của biến i sẽ là 2)
    • Lần thứ hai
  • Kiểm tra xem điều kiện i <= 3 có đúng hay không.

(Kết quả đúng nên đoạn mã nằm trong cặp dấu {} được thực thi)

  • Giá trị của biến i được tăng thêm một (tức bây giờ giá trị của biến i sẽ là 3)
    • Lần thứ ba
  • Kiểm tra xem điều kiện i <= 3 có đúng hay không.

(Kết quả đúng nên đoạn mã nằm trong cặp dấu {} được thực thi)

  • Giá trị của biến i được tăng thêm một (tức bây giờ giá trị của biến i sẽ là 4)
    • Lần thứ tư
  • Kiểm tra xem điều kiện i <= 3 có đúng hay không.

(Kết quả là SAI vì 4 không nhỏ hơn hoặc bằng 3)

\==> VÒNG LẶP KẾT THÚC

2.3) Ví dụ thứ hai

- Sử dụng vòng lặp for để hiển thị một dãy số tăng dần từ 1 đến 10.

<?php
    for($i = 0; $i < 10; $i++){
        echo "Số: " . ($i+1) . "<br>";
    }
?>

Xem ví dụ

- Dưới đây là phần mô tả các bước thực thi của vòng lặp trên:

  • Lần thứ nhất
    • Khai báo biến i với giá trị là 0.
    • Kiểm tra xem điều kiện i < 10 có đúng hay không.

(Kết quả đúng nên đoạn mã nằm trong cặp dấu {} được thực thi)

  • Giá trị của biến i được tăng thêm một (tức bây giờ giá trị của biến i sẽ là 1)
    • Lần thứ hai
  • Kiểm tra xem điều kiện i < 10 có đúng hay không.

(Kết quả đúng nên đoạn mã nằm trong cặp dấu {} được thực thi)

  • Giá trị của biến i được tăng thêm một (tức bây giờ giá trị của biến i sẽ là 2)
    • ....
    • ....
    • ....
    • ....
    • ....
    • ....
    • ....
    • Lần thứ mười
  • Kiểm tra xem điều kiện i < 10 có đúng hay không.

(Kết quả đúng nên đoạn mã nằm trong cặp dấu {} được thực thi)

  • Giá trị của biến i được tăng thêm một (tức bây giờ giá trị của biến i sẽ là 10)
    • Lần thứ mười một
  • Kiểm tra xem điều kiện i < 10 có đúng hay không.

(Kết quả là SAI vì 10 không nhỏ hơn 10)

\==> VÒNG LẶP KẾT THÚC

2.4) Ví dụ thứ ba

- Sử dụng vòng lặp for để hiển thị một dãy số giảm dần từ 9 xuống 2.

<?php
    for($i = 9; $i > 1; $i--){
        echo "Số: " . ($i) . "<br>";
    }
?>

Xem ví dụ

- Dưới đây là phần mô tả các bước thực thi của vòng lặp trên:

  • Lần thứ nhất
    • Khai báo biến i với giá trị là 9.
    • Kiểm tra xem điều kiện i > 1 có đúng hay không.

(Kết quả đúng nên đoạn mã nằm trong cặp dấu {} được thực thi)

  • Giá trị của biến i bị giảm đi một (tức bây giờ giá trị của biến i sẽ là 8)
    • Lần thứ hai
  • Kiểm tra xem điều kiện i > 1 có đúng hay không.

(Kết quả đúng nên đoạn mã nằm trong cặp dấu {} được thực thi)

  • Giá trị của biến i bị giảm đi một (tức bây giờ giá trị của biến i sẽ là 7)
    • ....
    • ....
    • ....
    • ....
    • ....
    • Lần thứ tám
  • Kiểm tra xem điều kiện i > 1 có đúng hay không.

(Kết quả đúng nên đoạn mã nằm trong cặp dấu {} được thực thi)

  • Giá trị của biến i bị giảm đi một (tức bây giờ giá trị của biến i sẽ là 1)
    • Lần thứ chín
  • Kiểm tra xem điều kiện i > 1 có đúng hay không.

(Kết quả là SAI vì 1 không lớn hơn 1)

\==> VÒNG LẶP KẾT THÚC

2.5) Một số điều cần lưu ý

LƯU Ý THỨ NHẤT

- Trong biểu thức 1 của ví dụ thứ nhất, biến i được khai báo với giá trị là 1 nhưng còn ở ví dụ thứ hai thì biến i được khai báo với giá trị là 0.

- Trong biểu thức 2 của ví dụ thứ nhất, biểu thức điều kiện ta dùng phép so sánh <= nhưng còn ở ví dụ thứ hai thì ta dùng phép so sánh <

- Trong biểu thức 3 của ví dụ thứ nhất và thứ hai thì ta tăng giá trị của biến thêm một, còn ở ví dụ thứ ba thì ta giảm giá trị của biến đi một.

\==> Bạn đừng gò bó vào khuôn khổ việc biến được khai báo là mấy, biểu thức điều kiện là gì, ....

\==> Cái mà bạn cần quan tâm chính là thiết kế ra một mô hình giúp cho vòng lặp có thể hoạt động đúng theo số lần mong muốn.

- Ví dụ, năm đoạn mã bên dưới có cách viết khác nhau, tuy nhiên chúng có cùng một chức năng là hiển thị bảy câu "Lập Trình Web" lên màn hình

for($i = 0; $i < 7; $i++){
    echo "<p>Lập Trình Web</p>";
}
for($i = 1; $i <= 7; $i++){
    echo "<p>Lập Trình Web</p>";
}
for($i = 5; $i < 12; $i++){
    echo "<p>Lập Trình Web</p>";
}
for($i = 9; $i > 2; $i--){
    echo "<p>Lập Trình Web</p>";
}
for($i = 0; $i < 13; $i = $i + 2){
    echo "<p>Lập Trình Web</p>";
}

LƯU Ý THỨ HAI

- Biểu thức 1 thường là câu lệnh khai báo biến để tham gia vào biểu thức điều kiện.

- Tuy nhiên, nếu biến dùng để tham gia vào biểu thức điều kiện đã được khai báo và gán giá trị trước đó rồi thì biểu thức 1 có thể bỏ trống.

- Ví dụ:

for(biểu thức 1; biểu thức 2; biểu thức 3){
    //Đoạn mã mà bạn muốn được thực thi
}

0

LƯU Ý THỨ BA

- Biểu thức 3 trong vòng lặp for rất quan trọng, nó khiến điều kiện của vòng lặp dần dần trở thành bị SAI để giúp cho vòng lặp được kết thúc (Nếu một vòng lặp mà điều kiện luôn luôn đúng thì vòng lặp đó sẽ không bao giờ kết thúc và dẫn đến trường hợp chương trình bị lỗi)

- Tuy nhiên, nếu trong đoạn mã được thực thi có chứa câu lệnh làm thay đổi giá trị của biến điều kiện thì biểu thức 3 ta có thể bỏ trống.

- Ví dụ:

for(biểu thức 1; biểu thức 2; biểu thức 3){
    //Đoạn mã mà bạn muốn được thực thi
}

1

LƯU Ý THỨ TƯ

- Trong phần LƯU Ý THỨ HAI & LƯU Ý THỨ BA tôi đã giới thiệu về trường hợp mà biểu thức 1 và biểu thức 3 có thể bỏ trống, tuy nhiên đó là một số trường hợp đặc biệt. Về mặt viết mã lệnh tốt thì bạn không nên bỏ trống biểu thức như thế, bạn cần phải xây dựng đoạn mã như thế nào để cho cả ba biểu thức đều phải có mặt đầy đủ.

2.6) Vòng lặp for lồng nhau

- Thực chất vòng lặp for lồng nhau chỉ là cách sử dụng nâng cao của vòng lặp for thông thường để giúp cho số lần lặp được tăng theo cấp số nhân.

- Vòng lặp con được đặt vào bên trong vòng lặp cha. Khi điều kiện của vòng lặp cha đúng thì vòng lặp con sẽ được thực thi.

- Dưới đây là cú pháp cơ bản của một vòng lặp for lồng nhau:

for(biểu thức 1; biểu thức 2; biểu thức 3){
    //Đoạn mã mà bạn muốn được thực thi
}

2

- Lưu ý: Bên trong vòng lặp cha, ngoài vòng lặp con thì nó còn có thể chứa thêm các mã lệnh khác.

- Hiển thị dãy số từ 1 đến 50 (bằng cách sử dụng vòng lặp for lồng nhau)


for(biểu thức 1; biểu thức 2; biểu thức 3){
    //Đoạn mã mà bạn muốn được thực thi
}

3

Xem ví dụ

- Hiển thị ba dòng dãy số 1 2 3 4 5 6 7 8 9


for(biểu thức 1; biểu thức 2; biểu thức 3){
    //Đoạn mã mà bạn muốn được thực thi
}

4

Xem ví dụ

- Hiển thị một ma trận ô vuông giống hình bên dưới:


for(biểu thức 1; biểu thức 2; biểu thức 3){
    //Đoạn mã mà bạn muốn được thực thi
}

5

Xem ví dụ

2.7) Lệnh break

- Lệnh break thường được đặt vào bên trong vòng lặp for.

- Khi lệnh break được thực thi, vòng lặp sẽ kết thúc mặc cho điều kiện của vòng lặp có còn đúng hay không.

- Lặp lại 10 lần việc hiển thị giá trị của biến number.

- Sau mỗi lần hiển thị cho giá trị của biến number tăng thêm một.

- Tuy nhiên, đến khi giá trị của biến number được tăng lên thành 5 thì kết thúc vòng lặp.


for(biểu thức 1; biểu thức 2; biểu thức 3){
    //Đoạn mã mà bạn muốn được thực thi
}

6

Xem ví dụ

2.8) Lệnh continue

- Lệnh continue thường được đặt vào bên trong vòng lặp for.

- Khi lệnh continue được thực thi, những câu lệnh còn lại của lần lặp hiện tại sẽ bị bỏ qua.

- Hiển thị dãy số từ một đến mười (ngoại trừ các số 2, 5, 9)


for(biểu thức 1; biểu thức 2; biểu thức 3){
    //Đoạn mã mà bạn muốn được thực thi
}

7

Xem ví dụ

2.9) Lặp qua một lần các phần tử của mảng

- Ta có thể sử dụng vòng lặp for để lặp qua một lần các phần tử trong mảng.


for(biểu thức 1; biểu thức 2; biểu thức 3){
    //Đoạn mã mà bạn muốn được thực thi
}

8

Xem ví dụ

3) Vòng lặp foreach trong PHP

- Vòng lặp foreach chỉ làm việc với mảng (Array)

- Vòng lặp foreach dùng để lặp lại việc thực thi một đoạn mã nào đó với số lần lặp lại bằng với số phần tử của mảng (Ví dụ: nếu mảng có 5 phần tử thì đoạn mã sẽ được thực thi lặp lại 5 lần)