Ý nghĩa của luật học so sánh đối với bản thân

Luật so sánh hay Luật học so sánh là một môn khoa học, một phương pháp tiếp cận nghiên cứu so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt, giải thích nguồn gốc, đánh giá cách giải quyết trong các hệ thống pháp luật. Luật học so sánh còn là lý luận, hay là môn khoa học trong các ngành khoa học pháp lý nhằm nghiên cứu và so sánh các văn bản pháp luật và hệ thống pháp luật khác nhau với nhau và với các quy phạm của luật quốc tế để làm sáng rõ sự giống nhau và khác nhau, xác định khuynh hướng phát triển chung của pháp luật.

Cho tới nay nhiều học giả đã cố gắng đi tìm một cách định nghĩa chung về luật so sánh, nhưng chưa hoàn toàn trọn vẹn vì đối tượng của nó còn bị quan niệm khác nhau.

Konrad Zweigert và Hein Koetz cho rằng, luật so sánh là sự so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới. Qua đó cho thấy đặc điểm nổi trội của luật so sánh là việc sử dụng phương pháp so sánh, và đối tượng của nó là pháp luật và bản thân phương pháp so sánh.

Theo Michael Bogdan thì Luật so sánh bao gồm:

  • So sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt;
  • Sử dụng những sự tương đồng và khác biệt đã tìm ra nhằm giải thích nguồn gốc, đánh giá cách giải quyết trong các hệ thống pháp luật, phân nhóm các hệ thống pháp luật hoặc tìm ra những vấn đề cốt lõi, cơ bản của các hệ thống pháp luật
  • Xử lý những vấn đề mang tính chất phương pháp nảy sinh trong quá trình so sánh luật, bao gồm cả những vấn đề khi nghiên cứu luật nước ngoài

Theo Michael Bogdan thì bộ môn luật so sánh chỉ nghiên cứu những vấn đề chung có ảnh hưởng tới toàn thể hoặc gần như toàn thể hệ thống pháp luật giống như lịch sử pháp luật, xã hội học pháp luật; và thuật ngữ luật so sánh có thể gây ra sự hiểu lầm về một ngành luật mới, nhưng thuật ngữ "luật so sánh" đã được hình thành từ lâu.

Việc nghiên cứu luật so sánh không chỉ nhằm xác định khuynh hướng phát triển chung của pháp luật.

Chức năng đầu tiên của luật so sánh là hỗ trợ cho các cơ quan lập pháp xây dựng pháp luật. Luật so sánh tìm ra những vấn đề cụ thể nào cần thống nhất, những đặc điểm chung, sự giống nhau và sự khác nhau của các hệ thống pháp luật của các nước, căn nguyên của sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật, và phải xây dựng các giải pháp cho tiến trình nhất thể hoá và hội nhập pháp luật.

Luật so sánh có tác dụng trong việc xây dựng nhiều điều ước quốc tế thống nhất một số lĩnh vực pháp luật từ trước đến nay.

Luật so sánh còn góp phần quan trọng vào việc cải cách pháp luật quốc gia. Nó cung cấp cho các nhà làm luật, các nhà lý luận, các thẩm phán và những người hoạt động thực tiễn pháp lý khác những giải pháp để giải quyết các vấn đề xã hội. Các giải pháp này đôi khi hữu ích hơn những tư tưởng đang bị vây hãm chặt bởi hệthống pháp luật quốc gia đang cần cải cách.

Luật so sánh còn giúp cho những người tham gia các giao dịch quốc tế tránh khỏi những sai lầm và biết được thực chất các công việc của mình.

Các nhà luật học so sánh thường dựa vào những tiêu chí khác nhau để phân loại các họ pháp luật trên thế giới và từ đó nghiên cứu chúng hay trình bày chúng theo các tiêu chí đó. Do vậy trước khi đi vào phần trình bày các họ (truyền thống) pháp luật lớn trên thế giới, họ thường phân tích các tiêu chí của mình.

Quan điểm xã hội chủ nghĩa

Các luật gia xã hội chủ nghĩa thường căn cứ vào chế độ chính trị, phân loại các hệ thống pháp luật thành Hệ thống Pháp luật xã hội chủ nghĩa và một hệ thống đối lập với nó là Hệ thống Pháp luật Tư sản. Trong lĩnh vực luật so sánh, Eoersi dựa vào học thuyết Marx về quan hệ sản xuất và sở hữu tư liệu sản xuất, cũng như việc sắp xếp quyền lực trong xã hội, phân loại các hệ thống pháp luật thành:

  • Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa (Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa)
  • Kiểu pháp luật tư bản chủ nghĩa. (Hệ thống pháp luật tư sản)

Trong đó ông phân kiểu pháp luật tư bản chủ nghĩa thành 04 tiểu nhóm gồm:

    • Pháp luật Anh và các nước Phương Bắc,
    • Pháp luật Pháp
    • Pháp luật các nước nói tiếng Đức ở Trung Âu, Hungary và một phần Đông Âu
    • Pháp luật các nước ở Đông- Nam châu Âu.

Quan điểm của Lévy-Ullmann

Căn cứ vào vai trò của các nguồn của pháp luật, xem xét đến sự khác nhau về nguồn của pháp luật, Lévy và Ullmann phân biệt ba họ pháp luật khác nhau:

  • Họ Pháp luật Lục địa (Dân Luật),
  • Họ Pháp luật của các nước nói tiếng Anh (Thông Luật)
  • Họ Pháp luật Hồi giáo

Quan điểm của David René

Theo quan điểm của René David và John E.C. Brierley căn cứ vào tiêu chí kỹ thuật (như thuật ngữ, nguồn và phương pháp của pháp luật) và tiêu chí chính trị, xã hội (bổ sung cho tiêu chí thứ nhất, là điều kiện đủ với sự xem xét tới các nguyên tắc triết học, chính trị, kinh tế và mục tiêu xây dựng kiểu loại xã hội), sắp xếp các hệ thống pháp luật trên thế giới thành các truyền thống pháp luật/hệ thống pháp luật/họ luật như sau:

  • Họ Pháp luật La Mã - Đức
  • Pháp luật Xã hội chủ nghĩa
  • Thông luật
  • Pháp luật Đạo Hồi
  • Pháp luật Ấn Độ
  • Pháp luật Viễn Đông
  • Pháp luật châu Phi và Madagascar

Konrad Zweigert và Hein Koetz

Theo quan điểm của Konrad Zweigert và Hein Koetz cho rằng phải dựa vào phong cách pháp lý để phân loại các hệ thống pháp luật trên thế giới, ông đã phân loại các hệ thống pháp luật trên thế giới thành các họ như:

  • Họ Pháp luật La Mã,
  • Họ Pháp luật Đức
  • Họ Pháp luật Anh–Mỹ
  • Họ Pháp luật Bắc Âu
  • Họ Pháp luật xã hội chủ nghĩa
  • Họ Pháp luật Viễn Đông
  • Họ Pháp luật Đạo Hồi
  • Họ Pháp luật Hindu

Quan điểm khác

Một số quan điểm khác dựa vào những yếu tố căn bản ảnh hưởng tới pháp luật như: tôn giáo, luân lý và công lý, có quan niệm phân loại các hệ thống pháp luật trên thế giới thành ba loại:

  • Hệ thống Pháp luật Hồi giáo và Ấn Độ (bị ảnh hưởng của tôn giáo)
  • Hệ thống Pháp luật Trung Hoa (bị ảnh hưởng của luân lý)
  • và Hệ thống Pháp luật Pháp-La tinh, Hệ thống Pháp luật Anh–Mỹ, cũng như Hệ thống Pháp luật Xã hội Chủ nghĩa (bị ảnh hưởng của công lý).

  • Hein Koetz, Comparative Law in Germany Today - Rerue Internationale de Droit Comparé - No0 4- 1999.
  • Konrad Zweigert & Hein Koetz, An Introduction to Comparative Law Clarendon, Press- Oxford, 1992.
  • Michael Bogdan, Luật so sánh, Kluwer Law and Taxation, PGS.TS.Lê Hồng Hạnh và Th.S. Dương Thị Hiền (dịch) dưói sự tài trợ của SIDA.
  • Peter Mair, Comparative Politics: An Overview- A New Handbook of Political Science - Edited by Robert E. Goodin and Hans - Dieter Klingemann-Oxford University Press, 2000.
  • Võ Khánh Vinh, Giáo trình luật học so sánh, Đại học Huế, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2002.
  • René David & John E.C. Brierley, Major Legal System in the World Today (Một số hệ thống pháp luật chính trong thế giới ngày nay), Second Edition, Free Press, 1978.
  • Robert A. Carp & Ronald Stidham, Judicial Process in America, CQ Press, 1983.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Luật_so_sánh&oldid=20528689”

Mục lục bài viết

  • 1. Khái quát về lịch sử phát triển của luật so sánh
  • 2. Khái niệm và đối tượng củaLuật so sánh
  • 3.Phân biệt và chỉ ra mối liên hệ giữa so sánh vĩ mô và so sánh vi mô.
  • 4. Mục tiêu nghề nghiệp, mục tiêu văn hóa, mục tiêu khoa học và mục tiêu cải cách của luật so sánh.
  • 5.Phân tích sự hình thành và các giai đoạn phát triển của hệ thống pháp luật La Mã – Đức.

1. Khái quát về lịch sử phát triển của luật so sánh

Khái quát về lịch sử phát triển của luật so sánh trên thế giới.

a, Trước thế kỉ 19

- Ngay từ thời cổ đại, nhiều nhà nước đã viện dẫn PL nước ngoài để xây dựng HTPL của mình, điển hình là Hy Lạp và La Mã

- Hy Lạp:

+Nhiều thành phố đã chấp nhận toàn bộ hoặc 1 phần luật lệ của các thành ban khác

+Ngoài ra, cũng có các nghiên cứ so sánh: Aristotle đã nghiên cứu so sánh 153 tổ chức của người Hi Lạp và các thành bang; Plota đã so sánh luật lệ các thành bang vs nhau

- La Mã:

+Khi mới được hình thành, luật lệ của LM đc xây dựng trên cơ sở tìm hiểu luật lệ của Hy Lạp. Ví dụ: Bộ luật 12 bảng của người La Mã cổ đại

+ Qua các thời kì hưng thịnh của đế chế LM, Trung cổ, LSS đều không phát triển

- Đến TK 16, ở 1 số quốc gia châu Âu lục địa mới xuất hiện 1 số công trình nghiên cứu: so sánh giữa luật La Mã vs luật của ng Giécmanh

- TK 17-18 hầu như không phát triển. Có nổi bật là Montesquieu sử dụng phương pháp so sánh rất nhiều trong “Tinh thần pháp luật” và “Những bức thư Ba Tư” → sau này đc coi là ng đi tiên phong trong lĩnh vực LSS

- Với việc so sánh luật tập quán ở Châu Âu lục đã đã hình thành nên thường luật tập quán (Droit Commun Coutumier) ở Pháp

b, Từ TK 19 – nay

- LSS phát triển mạnh mẽ với 2 hình thức:

+ Luật so sánh lập pháp: quá trình theo đó pháp luật của nước ngoài được viện dẫn để soạn thảo các VBPL quốc gia

+ Luật so sánh học thuật: so sánh các HTPL khác nhau để nâng cao hiểu biết về PL

- Đức là 1 quốc gia rất phát triển LSS lập pháp, họ xây dựng các VBPL dựa trên việc so sanh vs luật của Pháp, Hà Lan và các nước châu Âu,...

- LSS lập pháp phát triển sớm hơn LSS học thuật. Đến giữa TK 19 LSS mới dường như được thừa nhập như ngành nghiên cứu PL

- Cuối TK19, LSS sự phát triển được đánh dấu bằng các thiết chế như hiệp hội, các tạp chí, trưởng các chuyên ngành so sánh

Cơ sở thúc đẩy sự ra đời của LSS:

- Cuối thế kỷ 19, kinh tế và giao thương phát triển

- Đòi hỏi sự hiểu biết pháp luật nước ngoài trong giao thương

- Sự lớn mạnh của các tập đoàn kinh tế, đòi hỏi hài hòa pháp luật trong một số lĩnh vực (sở hữu trí tuệ, vận tải hàng hóa)

Sự hình thành và phát triển của luật học so sánh ở Việt Nam.

- Trước 1986, Luật so sánh VN hầu hết là LSS lập pháp

- Thời kì phong kiến, các nhà làm luật Việt hầu hết học hỏi từ PL Trung Quốc cả về tư tưởng, hình thức, nội dung

- Sau Cách mạng tháng 8, pháp luật hầu hết được xây dựng từ các nước XHCN, ví dụ như HP 1959 đã được chủ tịch HCM chỉ đạo về việc tham khảo HP các nước bạn, nên nó được coi như sp của so sánh PL

- Từ 1954 - 1975, các nhà làm luật miền Nam đã tham khảo PL nước ngoài để xây dựng luật, ví dụ luật tư như HNGĐ, thương mại, dân sự...

-LSS học thuật có 1 số nghiên cứu, các tác giả như Ngô Bá Thành, Vũ Văn Mẫu

-Sau 1975, hđ xây dựng PL phát triển, vẫn tiếp tục học tập các nước XHCN (đặc biệt là Liên Xô)

-Từ 1986 đến nay: LSS phát triển cả 2 linh vực lập pháp và học thuật

+ LSS lập pháp: học hỏi các nước đã phát triển nền kinh tế thị trường

+ LSS học thuật: xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu hơn; các tổ chức chuyên về LSS cũng đc thành lập

2. Khái niệm và đối tượng củaLuật so sánh

Luật so sánh( LSS)là một ngành khoa học. Xung quanh định nghĩa về LSS dưới góc đọ là một môn khoa họcthì cũng có nhiều quan điểm khác nhau

Theo Zweigert và Kortz, LSS là hoạt động trítuệ mà pháp luậtlà đối tượng và so sánh là quá trình hoạt động

Theo Peter de Cruz, LSS nghiên cứu có hệ thống các truyền thống pháp luật và QPPL, dựa trên cơ sở so sánh. VậyLSS có đối tượng nghiên cứu là pháp luật nước ngoài và phương pháp nghiên cứu chủ yếu là so sánh.

- Theo quan điểm của PGS.TS Ngô Huy Cương: LSS là một môn khoa học pháp lý sử dụng tổng quát các phương pháp so sánh làm trọng yếu để nghiên cứu các vấn đề pháp luật thuộc các hệ thống pháp luật (HTPL) khác nhau, nghiên cứu HTPL các nước một cách riêng biệt và nghiên cứu việc sử dụng, cũng như hiệu quả của phương pháp so sánh pháp luật.

=> Luật so sánh hay Luật học so sánh là một môn khoa học, một phương pháp tiếp cận nghiên cứu so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt, giải thích nguồn gốc, đánh giá cách giải quyết trong các hệ thống pháp luật. Luật học so sánh còn là lý luận, hay là môn khoa học trong các ngành khoa học pháp lý nhằm nghiên cứu và so sánh các văn bản pháp luật và hệ thống pháp luật khác nhau với nhau và với các quy phạm của luật quốc tế để làm sáng rõ sự giống nhau và khác nhau, xác định khuynh hướng phát triển chung của pháp luật.

3.Phân biệt và chỉ ra mối liên hệ giữa so sánh vĩ mô và so sánh vi mô.

- So sánh vĩ mô: so sánh các hệ thống pháp luật về tinh thần, phong cách, phương pháp tư duy pháp lý, thủ tục,trình tự

Cụ thể, phương pháp xử lý các tư liệu pháp lý, thủ tục giải quyết các tranh chấp như: kỹ thuật lập pháp, kiểu pháp điển hóa, giải thích pháp luật, xem xét tiền lệ, việc đóng góp của nhà trường vào việc phát triển pháp luật, quan điểm tư pháp, các thức khác nhau trong việc giải quyết xung đột, vai trò của luật sư và thẩm phán trong việc chứng minh sự kiện và thiết lập pháp luật.

- So sánh vi mô: so sánh các vấn đề pháp lý cụ thể và các giải pháp giải quyết chúng

- Bình luận: 2 mức độ so sánh này không có ranh giới rõ ràng, thực tế khi so sánh người ta phải thực hiện đồng thời cả 2 mức độ nghiên cứu; bản thân 2 mức độ này cũng được xem là phương pháp quan trọng của LSS

4. Mục tiêu nghề nghiệp, mục tiêu văn hóa, mục tiêu khoa học và mục tiêu cải cách của luật so sánh.

- Mục tiêu nghề nghiệp: định hướng cho những người theo nghề luật (có cần luật so sánh ko)

+ Thẩm phán: công nhận những phán quyết của tòa án, trọng tài nước ngoài thì cần biết để xem xét sự xung đột

+ Nhà làm luật: tham khảo luật nước ngoài để xây dựngpháp luậtquốc gia

- Mục tiêu văn hóa: mở rộng hiểu biết về 1 nền luật học khác

- Mục tiêu khoa học:

+ Cung cấp tri thức pháp luật: có cái nhìn toàn diện về các dòng họ pháp luật trên thế giới; phân nhóm các hệ thống pháp luật; cung cấp kiến thức cụ thể về hệ thống pháp luật nước ngoài

+ Hiểu hơn về pháp luậtnước mình, bổ sung nâng cao kiến thức sẵn có. Đưa ra hướng tiếp cận pháp luật mới.

+ Cung cấp tri thức nhiều lĩnh vực khác: để tiến hành so sánh, đánh giá cần tìm hiểu nhiều lĩnh vực khác như lịch sử, địa lí, ngôn gnữ, kinh tế, chính trị,... (những nguyên nhân dẫn tới sự giống và khác)

-Mục tiêu cải cách pháp luật quốc gia:

+ Để có thể áp dụng những sáng tạo vào luật thì các nhà làm luật phải dự báo được khả năng tác động của đạo luật ấy tới đời sống xã hội trước khi thử nghiệm. So sánh những sáng tạo này ở các quốc gia khác là 1 phương pháp dự báo hiệu quả. Hoặc vay mượn miễn phí các giải pháp pháp luật sẽ hữu ích hơn việc trải qua những thử nghiệm.

+ Việc học hỏi được thể hiện qua 2 hình thức:

Dựa vào khái niệm và giải pháp của nước ngoài để xây dựng giải pháp phù hợp với hoàn cảnh của QG

Cấy ghép: Tiếp nhận các khái niệm và giải pháp của nước ngoài

- LSS mở rộng nguồn các giải pháp pháp luật về vấn đề cụ thể mà PL của các nước đã và đang phải đối mặt

- Tăng khả năng thành công của việc cải cách hệ thống pháp luật thế giới

5.Phân tích sự hình thành và các giai đoạn phát triển của hệ thống pháp luật La Mã – Đức.

Gốm 3 giai đoạn:

1. Giai đoạn pháp luật tập quán – trước thế kỉ XIII

- Thời kỳ pháp luật hình thanh từ các tập quán địa phương, mang tính biệt lập, phân tán, thiếu thóng nhất.

- Luật tập quán của Pháp, Đức dân tộc Slavian, luật La Mã. (hầu hết các bộ tộc ở Tây Âu bị người La Mã đô hộ trong suoots thế kỉ nên Luật La Mã có ảnh hưởng lớn ở đây)

- Năm 528, Hoàng đế Justinian (Đông La Mã) ra lệnh hệ thống hóa và củng cố luật La Mã tạo ra Corpus Juris Civilis (tập hợp các chế định dân sự) gồm 4 phần:

+ Code (tất cả các luật của các hoàng đế LM đã ban hành)

+ Digest (các luận thuyết về pháp luật có giá trị nhất)

+ Institutes (cuốn sách giáo khoa về pháp luật được viết bởi các cố vấn PL LM)

+ Novels (các luật mới ban hành bởi hoàng đế Justinian)

=> Là tập hợp luật thành văn vĩ đại nhất trong lịch sử chiếm hữu nô lệ, đánh dấu Luật La Mã đã phát triển đến thời đại huy hoàng, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của pháp luật và các học thuyết pháp lý ở các nước Châu Âu lục địa.

Nhận xét:

- Pháp luật còn đơn giản, còn lẫn lộn giữa quy phạm đạo đức, tôn giáo và pháp luật.

- Pháp luật đã tồn tại nhưng chưa phải thực sự là công cụ chủ yếu để đảm bảo công lí trong xã hội. (Phương pháp giải quyết tranh chấp có thể là đấu súng, đấu gươm, đấu vật, chịu thử thách trước lửa nước,... hoặc bằng sức mạnh của cơ bằng hoặc sức mạnh quyền uy của các tộc trưởng)

- Luật pháp chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng tôn giáo, nhiều quốc gia lấy luật lệ nhà thờ làm luật lệ nhà nước.

2. Giai đoạn pháp luật thành văn (XIII – XVIII)

- Cuối thế kỉ XII, sự gia tăng các hoạt động thương mại và giao lưu giữa các dân tộc Châu Âu lục địa, sự phát triển dân cư thành thị tạo ra nhu cầu phân biệt tôn giao, đạo đức và pháp luật.

- Thế kỉ XIII – XIV, giai đoạn văn hóa Phục hưng, các nhà tư tưởng muốn những giá trị đích thực của Luật La Mã được chấn hứng và phát triển. Qua niệm của các giáo sư đại học là luật pháp là công cụ, mô hình tổ chức xã hội, phải hướng con người tới Sollen (cái cần phải làm) chứ không phải Sein (cái đang xảy ra trong thực tiên) => muốn các mối quan hệ xã hội cơ bản phải được điều chỉnh bằng quy định của pháp luật => chấm dứt tình trạng hỗn mang => Các trường đại học có vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống pháp luật lục địa châu Âu.

- Khác với Anh, civil law hình thành gắn liền với sự hình thành nên văn hóa cộng đồng châu Âu, gần như độc lập với các khuynh hướng chính trị của những người nắm quyền lực nhà nước.

- Thế kỉ XIII – XVIII, xuất hiện các trường phái:

+ Trường phái Glossators – pháp luật chú giải (XIII) (Italia): giải thích chế định pháp luật LM theo nghĩa gốc nguyên thủy,

· Trong giai đoạn này:

+ Một số văn bản luật LM bị bãi bỏ (chế định về chế độ nô lệ)

+ Một số lĩnh vực quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng luật của giáo hội (hôn nhân và thừa kế)

· Thành tựu: tác phẩm Accurcius (1182-1236) (96000 lời chú giải về luật LM cổ đại)

+ Trường phái Commentator – các nhà bình luận (XIV) (Italia): giải thích các quy định luật LM phù hợp với điều kiện mới.

Đặc điểm:

  1. · Tìm cách giải thích các quy định của luật LM phù hợp với những điều kiện mới.
  2. · Nghiên cứu cả luật giáo hội
  3. · Quan tâm cả lí thuyết và phương diện áp dụng pháp luật (đặc biệt thương mại và xung đột pháp luật)
  4. · Nhiều ảnh hưởng trong việc phát triển khoa học pháp lý châu Âu

+ Trường phái Humanists – nhân văn (XV) (Italia): khôi phục khái niệm nguyên thủy LM (giống Glossator)

(chỉ trích gay gắt cách tiếp cận của các nhà Glossator và Commentator làm ý nghĩa nguyên thủy của luật LM bị biến dạng => ủng hộ xây dựng lại các văn bản nguyên thủy và ý nghĩa thông qua lịch sử và văn hóa LM. Phương pháp nghiên cứu lịch sử, tư duy hiện dại trong quá trình ghi chú thích luật)

🡪 không đóng góp cho sự hình thành và phát triển của Jus Commune (lịch sử nhiều hơn thực tiễn)

+ Trường phái Pandectists – nhà pháp điển hiện đại (Đức XVI): cải cách hiện đại hóa luật LM phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện mới.

(Là kết quả của quá trình nghiên cứu và giảng dạy luật La Mã (XIV – XV), tìm ra những nhược điểm để hoàn thiện và áp dụng những tiên tiến vào hoàn cảnh nước Đức thời điểm đó)

=> chủ yếu phục vụ cho nước Đức tại thời điểm đó

+ Trường phái The natural law school – pháp luật tự nhiên (XVII – XVIII): đề cao quyền tự nhiên, thiên liêng và bất khả xâm phạm con người.

- Thế kỉ XIII – XVIII, giai đoạn hình thành hệ thống pháp luật thống nhất của Châu Âu được gọi là Jus Commune. Nó được thể hiện đa dạng ở các nước châu Âu:

+ Ở Pháp chỉ chấp nhận có sự ảnh hưởng (vì cho rằng luật nhà vua cao hơn),

+ Đức chấp nhận dễ dàng hơn (quan niệm thừa kế luật La Mã).

+ Italia, luật La Mã được phục sinh, nghiên cứu, giảng dạy và truyền bá rộng rãi…

- Bản tuyên ngôn nhân quyền và công dân quyền năm 1789 của Pháp đã trở thành nguyên tắc cơ bản của quá trình đấu tranh vì chế độ dân chủ trong lịch sử lập hiến các nước lục địa châu Âu => đánh dấu giai đoạn phát triển rực rỡ của khoa học pháp lý => có trinh độ hệ thống hóa, pháp điển hóa cao nhất trong các hệ thông pháp luật lớn trên thế giới

- Do có các nước có nhiều thuộc địa ở châu lục khác nên dòng họ pháp luật civil law đã có điều kiện thuận lợi để phát triển sang các châu lục khác.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.