Chức năng nhiệm vụ của kế toán chi tiết năm 2024

Chức năng nhiệm vụ của kế toán chi tiết năm 2024

3. Chức năng nhiệm vụ của kế toán

Quan sát, thu nhận và ghi chép một cách có hệ thống hoạt động kinh doanh hàng ngày

các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các sự kiện kinh tế khác.

Phân loại các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế thành các nhóm và các loại khác nhau, việc

phân loại này có tác dụng giảm được khối lượng lớn các chi tiết thành dạng cô đọng và

hữu dụng.

Tổng hợp các thông tin đã phân loại thành các báo cáo kế toán đáp ứng yêu cầu của

người ra các quyết định.

Ngoài ra, quá trình kế toán còn bao gồm các thao tác như việc truyền đạt thông tin đến

những đối tượng quan tâm và giải thích các thông tin kế toán cần thiết cho việc ra các

quyết định kinh doanh riêng biệt.

Lưu ý: Thuật ngữ "nghiệp vụ" chỉ một hành động đã hoàn thành chứ không phải một

hành động dự kiến hoặc có thể xảy ra trong tương lai.

4. Yêu cầu đối với kế toán

Yêu cầu đối với công tác kế toán:

a, Kế toán phải chính xác, trung thực, khách quan, thể hiện ở các mặt:

- Chứng từ phải chính xác: chứng từ là khâu khởi điểm của kế toán, nội dung và số liệu

ghi trên chứng từ đúng với thực tế của các hoạt động kinh tế. Toàn bộ công tác kế toán

có chính xác hay không phần lớn phụ thuộc vào khâu lập chứng từ ghi chép ban đầu.

- Vào sổ phải chính xác: phải ghi chép, kiểm tra, tính toán đảm bảo sự chính xác số

liệu, sau đó xếp đặt, lưu trữ chứng từ đầy đủ, gọn gàng ngăn nắp.

- Báo cáo phải chính xác: lập báo cáo phải cẩn thận, kiểm tra số liệu thật chính xác

trước khi nộp cho các nơi nhận theo quy định và theo yêu cầu quản lý.

b, Kế toán phải kịp thời

– Kế toán phải kịp thời: Kế toán chính xác nhưng phải kịp thời mới có tác dụng thiết

thực đến công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc cung cấp

kịp thời các thông tin phục vụ yêu cấu quản lý.

c, Kế toán phải đầy đủ: phải phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ

sở các chứng từ gốc hợp lệ, hợp pháp không thêm bớt, không bỏ sót và phải phản ánh

tất cả các hoạt động kinh tế tài chính, thuộc các loại tài sản của doanh nghiệp.

d, Kế toán phải rõ ràng dễ hiểu, dễ so sánh, đối chiếu: Các công việc của kế toán từ

khâu ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên các chứng từ gốc đến việc phân loại và

hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế trên các sổ sách kế toán và tổng hợp lại thành các

chỉ tiêu kinh tế trên các báo cáo kế toán đều phải được trình bày một cách rõ ràng dễ

hiểu.

Chức năng nhiệm vụ của kế toán là gì?

Chức năng nhiệm vụ của kế toán, bao gồm việc ghi chép, phân tích và báo cáo các hoạt động tài chính. Kế toán là một bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định kinh doanh dựa trên các con số và thông tin tài chính chính xác.

Chức năng của phòng Tài chính kế toán là gì?

Phòng tài chính – kế toán là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Bộ phận này có vai trò tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc hạch toán kế toán, quản lý nguồn vốn hiệu quả nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả tốt nhất.

Bộ phận kế toán là gì?

Phòng kế toán là bộ phận có trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến kế toán & tài chính trong doanh nghiệp, như lập các báo cáo tài chính, bảng lương, hóa đơn, thanh toán của khách hàng,... Phòng kế toán thường được tổ chức và điều hành bởi một nhóm kế toán viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao.

Kế toán cung cấp thông tin gì cho người sử dụng?

Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Theo định nghĩa: Thu thập là ghi nhận những nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ kế toán.