Soạn ngữ văn lớp 7 bài sài gòn tôi yêu năm 2024

Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 7, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.

Soạn ngữ văn lớp 7 bài sài gòn tôi yêu năm 2024

Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Sài Gòn tôi yêu”.

Nội dung chính

1. SOẠN VĂN SÀI GÒN TÔI YÊU SIÊU NGẮN

Bố cục

– Phần 1 (từ đầu đến “tông chi họ hàng”): những ấn tượng chung và tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn

– Phần 2 (từ “ở trên đất này” đến “leo lên hơn năm triệu”): cảm nhận về phong cách con người Sài Gòn

– Phần 3 (còn lại): tình yêu của tác giả với thành phố Sài Gòn

Tóm tắt

Sài Gòn tôi yêu là văn bản có bố cục rõ ràng, mạch lạc. Tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình với thành phố Sài Gòn ở phần đầu tiên. Tiếp đó, tác giả đưa ra những dẫn chứng về sự chân thành, giản dị, con người vô cùng thân thiện dễ mến của người Sài Gòn. Cuối cùng, tác giả chốt lại bằng tình yêu của mình với mảnh đất này và kêu gọi nhắn nhủ mọi người cũng yêu thương nó như tác giả.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về những phương diện nào? Dựa vào mạch cảm xúc và suy nghĩ của tác giả hãy tìm bố cục của bài văn.

Trả lời:

– Tác giả cảm nhận Sài Gòn về các phương diện: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của cư dân và phong tục của con người nơi đây

– Bố cục của bài viết:

+ Đoạn 1 (từ đầu đến “tông chi họ hàng”): những ấn tượng chung của tác giả về Sài Gòn và tình cảm đối với nơi đây

+ Đoạn 2 (từ “ở trên đất này” đến “leo lên hơn năm triệu”): cảm nhận và bàn bạc đánh giá về phong cách con người Sài Gòn

+ Đoạn 3 (phần còn lại): nhấn mạnh thêm tình yêu với Sài Gòn

Câu 2: Trong phần đầu bài (từ đầu đến “hàng triệu người khác”) tác giả đã bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống ở nơi ấy. Em hãy nêu lên:

  1. Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn qua sự cảm nhận khá tinh tế của tác giả.
  1. Tình cảm của tác giả với Sài Gòn đã được thể hiện như thế nào? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả?

Trả lời:

  1. Nét riêng biệt của thiên nhiên khí hậu Sài Gòn qua cảm nhận tinh tế của tác giả

– Các hiện tượng thời tiết với những nét riêng: nắng sớm gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ạt và mau dứt

– Sự thay đổi đột ngột nhanh chóng của thời tiết: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh

– Cảm nhận về không khí nhịp điệu cuộc sống đa dạng của thành phố trong những thời khắc khác nhau: đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm, cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương, làn không khí mát dịu thanh sạch.

  1. Tình cảm của tác giả được thể hiện

+ Tác giả yêu Sài Gòn bằng một tình yêu da diết nồng nhiệt mọi đặc điểm cuộc sống ồn ào hay sự trái trứng của thời tiết cũng thật đáng yêu đáng nhớ

+ Tình yêu ấy đã khiến tác giả có những cảm nhận sâu sắc tinh tế về thành phố

– Biện pháp nghệ thuật được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả: điệp từ ở đầu câu, điệp cấu trúc câu để nhấn mạnh khẳng định tình cảm của mình cũng là để biểu hiện sự phong phú của thiên nhiên đất trời khí hậu Sài Gòn

Câu 3: Trong đoạn 2 (từ “ở trên đất này” đến “leo lên hơn năm triệu”), tác giả tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn. Nét đặc trưng của phong cách ấy là gì? Thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

– Nét đặc trưng trong phong cách của người Sài Gòn là: chân thành, bộc trực, dễ cởi mở, mạnh bạo mà vẫn ý nhị

– Thái độ tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn: đó là tình cảm chân thành yêu mến nồng nhiệt

Câu 4: Hãy nêu lên vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn

Trả lời:

– Vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn

+ Nhấn mạnh và khẳng định lại mối tình dai dẳng bền chặt với con người mảnh đất đã gắn bó gần hết đời người

+ Gửi gắm thông điệp ước mong tình yêu đối với Sài Gòn sẽ được lan tỏa đi nhiều trái tim khác nữa

Câu 5: Hãy nêu lên những đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn.

Trả lời:

– Đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn

+ Biểu cảm gián tiếp qua miêu tả thiên nhiên, khí hậu , con người Sài Gòn, hồi tưởng kỉ niệm

+ Biểu cảm trực tiếp qua các câu văn cảm thán: Tôi yêu Sài Gòn yêu cả con người nơi đây, Thương mến bao nhiêu….

Luyện tập

Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm của mình với quê hương hay một vùng đất mà mình đã từng gắn bó.

Trả lời:

Quê hương là nơi đã sinh thành, nuôi dưỡng và xây dựng biết bao tổ ấm gia đình, bao thế hệ con người. Đối với tôi, quê hương không chỉ là người cha, người mẹ đã và đang dạy dỗ con cái mà còn là nơi làm cho ai đi xa cũng phải nhớ về. Quê hương tôi rất thanh bình và yên tĩnh khác hẳn với những đô thị ồn ào, náo nhiệt. Tôi yêu mảnh đất Sơn Tây yên bình , đơn sơ mà giản dị – nơi chôn nhau cắt rốn của tôi. Dù đi đâu xa tôi vẫn luôn luôn nhớ mãi mảnh đất thân yêu này.

2. SOẠN VĂN SÀI GÒN TÔI YÊU CHI TIẾT

3. SOẠN VĂN SÀI GÒN TÔI YÊU HAY NHẤT

Soạn văn: Sài Gòn tôi yêu (chi tiết)

Học sinh xem câu hỏi bên trên.

Lời giải

Trả lời câu 1 (trang 172 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về những phương diện nào? Dựa vào mạch cảm xúc và suy nghĩ của tác giả hãy tìm bố cục của bài văn.

Lời giải chi tiết:

* Sài gòn tôi yêu là một bài tùy bút của Minh Hương. Bài này thể hiện tình cảm yêu mến và những ấn tượng của tác giả về Sài Gòn trên các phương diện chính: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoat của cư dân nơi đây và phong tục của con người nơi đây.

* Bài tùy bút có ba đoạn:

– Đoạn 1: Từ đầu đến “tông chi họ hàng”: Những ấn tượng chung của tác giả về Sài Gòn và tình cảm của ông đối với nơi đây.

– Đoạn 2: Từ “ờ trên đất địa này đến leo lên hơn năm triệu”: Cảm nhận và bàn bạc” đánh giá về phong cách con người Sài Gòn.

– Đoạn 3: Phần còn lại: Nhấn mạnh thêm tình yêu của mình đối với Sài Gòn, thành phố ấy.

Trả lời câu 2 (trang 172 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trong phần đầu bài (từ đầu đến “hàng triệu người khác”) tác giả đã bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống ở nơi ấy. Em hãy nêu lên:

  1. Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn qua sự cảm nhận khá tinh tế của tác giả.
  1. Tình cảm của tác giả với Sài Gòn đã được thể hiện như thế nào? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả?

Lời giải chi tiết:

Trong phần đầu bài (từ đầu đến: hàng triệu người khác), Minh Hương bày tỏ lòng yêu mến của mình đối với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống nơi đây.

a)

– Sự cảm nhận chính xác và tinh tế của nhà văn cho thấy mặt riêng biệt của thiên nhiên khí hậu Sài Gòn là nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đái ào ào và mau dứt.

– Ngoài ra thời tiết Sài Gòn cũng thay đổi nhanh chóng đột ngột “trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt là như thủy tinh”.

– Minh Hương cũng cảm nhận được về không khí, nhịp điệu cuộc sống đa dạng của Sài Gòn trong những thời khắc khác nhau: “đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, phổ phường náo động dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm, cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương, làm không khí mát dịu thanh sạch”

  1. Tôi yêu Sài Gon da diết .. ”Đúng như lời thú nhận tác giả yêu Sài Gòn bằng một tình yêu nồng nhiệt thiết tha. Từ tình yêu ấy ông đã cảm nhận được nét đặc sắc của thành phố trẻ này. Đối với tác giả, cả sự “trái chứng” thay đổi đột ngột của thời tiết, những cơn mưa nhiệt đới ào ạt, sự ồn ào đông đúc trong những giờ của Sài Gòn cũng trở thành những cái đáng yêu, đáng nhớ. ông đã biện minh điều này bằng câu ca dao quen thuộc nói về quy luật tâm lí phổ biến của con người “Têu nhau yêu cả đường đi…”

Để biểu hiện tính cách của mình, Minh Hương đã sử dụng biện pháp điệp từ ở đầu câu, điệp cấu trúc câu để nhấn mạnh, khẳng định tình cảm của mình và cũng để biểu hiện sự phong phú của thiên nhiên, đất trời và khí hậu của Sài Gòn.

Trả lời câu 3 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trong đoạn 2 (từ “ở trên đất này” đến “leo lên hơn năm triệu”), tác giả tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn. Nét đặc trưng của phong cách ấy là gì? Thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn được biểu hiện như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Trong phần thứ hai của bài (từ “ở trên đất địa này… “đến…. “từ 1945 đến 1975”, Minh Hương tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn.

Theo ông, Sài Gòn là tụ hội của người bốn phương tứ xứ nhưng đã hòa hợp, không phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là cư dân Sài Gòn, người Sài Gòn.

Phong cách nổi bật của những con người này là chân thành bộc trực, cởi mở. Thiếu nữ Sài Gòn với vẻ đẹp tự nhiên dễ gần mà ý nhị với dáng vẻ tự nhiên khỏe khoắn vừa ý tứ vừa mạnh dạn tuy có vẻ cổ xưa nhưng mang tinh thần dân chủ.

Trả lời câu 4 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Hãy nêu lên vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn

Lời giải chi tiết:

Đoạn cuối của bài, một lần nữa tác giả khẳng định lại tình cảm của mình với mảnh đất và con người nơi đây. Đó như một “tuyên ngôn” của tác giả đồng thời mong muốn thế hệ trẻ cũng đều dành tình cảm yêu mến cho mảnh đất này.

Trả lời câu 5 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Hãy nêu lên những đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn:

– Biểu cảm gián tiếp qua miêu tả thiên nhiên, khí hậu, con người Sài Gòn, hồi tưởng kỉ niệm.

– Biểu cảm trực tiếp qua các câu văn cảm thán: Tôi yêu Sài Gòn yêu cả con người nơi đây, Thương mến bao nhiêu….

Luyện tập

Trả lời câu 1 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Hãy tìm những bài viết về vẻ đẹp và những đặt sắc của quê hương em.

Trả lời:

Bài viết về vẻ đẹp Hà Nội: Hà Nội Phố ( Phan Vũ), Một góc chiều của Hà Nội (Nguyễn Duy), Mùa thu Hà Nội ( Hoàng Thy)

Trả lời câu 2 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm của mình với quê hương hay một vùng đất mà mình đã từng gắn bó.

Trả lời:

Gợi ý: HS có thế tham khảo đoạn văn sau:

Nhà thơ Đỗ Trung Quân trong bài thơ Quê hương đã từng viết:

Quê hương là gì hả mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu?

Quê hương là gì hả mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều?

Vâng, quê hương! Hai tiếng thiêng liêng ấy mãi ngân vang trong tâm khảm của mỗi con người. Quê hương tôi nằm bên dòng sông Hoạt thân thương. Con đê ngoằn nghèo, uốn khúc ôm lấy xóm làng như người mẹ hiền ôm ấp, che chở cho đứa con yêu vào lòng. Tôi yêu quê hương buổi sáng mùa xuân với những làn gió nhẹ làm cho sóng lúa nhấp nhô, dập dờn; những cánh cò trắng dang rộng đôi cánh trên bầu trời xanh thẳm; yêu tuổi thơ hồn nhiên, vui tươi với những buổi mò cua, bắt tép; yêu những buổi chăn trâu thả diều trên cánh đồng bao la bát ngát; yêu những trưa hè được thả hồn mình trên dòng sông quê mát dịu. Ôi! Những kỉ niệm, những hình ảnh thân thuộc của quê hương mãi là hành trang vô giá theo tôi suốt cuộc đời!

Soạn văn: Sài Gòn tôi yêu (hay nhất)

Học sinh xem câu hỏi bên trên.

Lời giải

* Bố cục

– Phần 1 (từ đầu đến “tông chi họ hàng”): những ấn tượng chung và tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn.

– Phần 2 (từ “ở trên đất này” đến “leo lên hơn năm triệu”): cảm nhận về phong cách con người Sài Gòn.

– Phần 3 (còn lại): tình yêu của tác giả với thành phố Sài Gòn.

Câu 1 (trang 172 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài tùy bút của thể hiện tình cảm yêu mến và những hình ảnh ấn tượng bao quát chung của tác giả về Sài Gòn trên các phương diện:

+ Thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách con người

– Có thể chia làm ba đoạn:

+ Phần 1 (từ đầu… tông chi họ hàng): Nêu ấn tượng của tác giả về Sài Gòn và tình yêu của tác giả

+ Phần 2 (tiếp… leo lên hơn trăm triệu): Cảm nhận và bình luận về phong cách của người Sài Gòn

+ Phần 3 (còn lại): Khẳng định tình yêu của tác giả với Sài Gòn

Câu 2 (trang 172 sgk ngữ văn 7 tập 1)

– Thời tiết Sài Gòn đa dạng, dễ thay đổi:

+ Nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt

+ Sự thay đổi đột ngột của thời tiết: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh

→ Những nét đặc trưng, riêng biệt độc đáo, hấp dẫn của Sài Gòn

– Nhịp sống của thành phố trẻ Sài Gòn đa dạng, nhộn nhịp

+ Ban ngày thành phố náo động, dập dìu xe cộ

+ Buổi sáng tĩnh lặng với không khí mát dịu, thanh sạch, đêm khuya thưa thớt tiếng ồn

– Tác giả bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha với thành phố Sài Gòn:

+ Tình yêu sâu sắc, nồng nhiệt, tác giả khẳng định “tôi yêu Sài Gòn da diết” mọi không gian, thời điểm, từ thiên nhiên tới con người.

+ Thể hiện tình yêu trực tiếp và gián tiếp, điệp từ yêu được lặp 6 lần mở ra không gian, cảnh vật, nét riêng của phố phường.

+ Niềm yêu thương dành cho thành phố trẻ đang trên đà phát triển.

Câu 3 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Ở phần thứ hai, tác giả tập trung nói về con người Sài Gòn với những điểm chung về cư dân, phong cách nổi bật với những nét độc đáo riêng:

+ Sài Gòn là nơi tụ hội của con người khắp bốn phương hòa hợp, không phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là người Sài Gòn

+ Phong cách nổi bật của người Sài Gòn: tự nhiên, chân thành, cởi mở, táo bạo mà vẫn ý nhị

+ Tác giả khẳng định những nét đẹp của người Sài Gòn qua gần năm mươi năm thực tế hiểu biết

+ Tính cách của người Sài Gòn biểu hiện mạnh mẽ nhất trong đời sống hằng ngày, đặc biệt trải qua thử thách hoàn cảnh của lịch sử.

Vẻ đẹp của con người Sài Gòn được minh họa qua hình ảnh các cô gái Sài Gòn với trang phục, cử chỉ, dáng điệu ngây thơ, nhiệt tình, tươi vui.

Câu 4 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm tác giả đối với Sài Gòn:

– Tác giả khẳng định chắc chắn tình cảm của mình đối với Sài Gòn

– Niềm khao khát cháy bỏng của tác giả rằng các bạn trẻ yêu lấy Sài Gòn

→ Tình yêu với thành phố trẻ Sài Gòn tồn tại, xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Tác giả mong muốn thế hệ trẻ yêu Sài Gòn như tình yêu mà tác giả dành cho thành phố này.

Câu 5 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Nghệ thuật tiêu biểu của bài tùy bút Sài Gòn tôi yêu

+ Điệp từ “tôi yêu” ở vị trí nhiều câu văn, điệp cấu trúc nhấn mạnh tình cảm của tác giả với Sài Gòn

+ Bài tùy bút dùng nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, thuyết minh, biểu cảm, lập luận với phương thức biểu cảm trực tiếp và gián tiếp

Luyện tập

Bài 1 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài viết về vẻ đẹp Hà Nội: Hà Nội Phố ( Phan Vũ), Một góc chiều của Hà Nội (Nguyễn Duy), Mùa thu Hà Nội ( Hoàng Thy)

Bài 2 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Trong tâm trí mọi người quê hương luôn là nơi đẹp đẽ, nâng đỡ con người khôn lớn. Quê hương in sâu vào trái tim mỗi người từ lời hát ru của mẹ của bà, từ những ngày cắp sách tới trường trên con đường nhỏ… Quê hương là nơi che chở, nuôi dưỡng, cho ta, vì thế hai tiếng “quê hương” thật tự hào, xúc động. Quê hương ghi dấu biết bao điều tốt đẹp, làm hành trang nâng đỡ cho con người vươn cao, vươn xa tới những chân trời mới.