Xây dựng và quản lý hạ tầng đô thị là gì

Trong những năm gần đây, sự phát triển của hệ thống đô thị cũng như quá trình đô thị hoá ở nước ta đã diễn ra vô cùng nhanh chóng. Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị đã được đầu tư, nâng cấp hoặc xây mới nhằm nâng cao chất lượng đô thị, cải thiện đời sống của người dân. Vậy hệ thống kỹ thuật hạ tầng là gì? Cùng Xây dựng Hoà Bình tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. Kỹ thuật hạ tầng đô thị là gì? 

Xây dựng và quản lý hạ tầng đô thị là gì

Hệ thống thiết bị kỹ thuật hạ tầng đô thị đảm bảo tiện nghi trong sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng dân cư đô thị. 

ky-thuat-ha-tang-do-thi-2

Kỹ thuật hạ tầng đô thị là tập hợp các công tác thiết kế, thi công các công trình, thiết bị kỹ thuật của đô thị - các hệ thống giao thông đô thị, cung cấp nước sinh hoạt, thoát nước mặt, thoát nước bẩn, cung cấp điện, đường dây thông tin, cung cấp hơi đốt, xử lý phân, rác,.v.v. Những hệ thống thiết bị kỹ thuật này nhằm đảm bảo tiện nghi trong sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng dân cư đô thị. 

Các hệ thống hạ tầng đô thị này thường được đặt ngầm dưới mặt đất và được kết hợp với nhau theo những nguyên tắc kỹ thuật có liên quan. Việc xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đòi hỏi những chi phí rất lớn, do vậy luôn có mâu thuẫn rất lớn giữa việc phát triển đô thị nói chung và sự đáp ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. 

2. Hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị bao gồm những gì? 

Mạng lưới các công trình kỹ thuật

Mạng lưới các công trình kỹ thuật là yếu tố then chốt của kỹ thuật hạ tầng đô thị. Mạng lưới này bao gồm tất cả các công trình phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ hạ tầng kỹ thuật. Chẳng hạn như hệ thống cấp điện có đường dây, trạm biến áp, nhà máy thủy điện... Hệ thống cấp nước có đường ống, trạm bơm... hệ thống giao thông các tuyến đường, bến bãi, nhà ga…

Nhu cầu sử dụng hạ tầng kỹ thuật đô thị

Các đối tượng hạ tầng luôn phản ánh nhu cầu sử dụng của đô thị đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng hạ tầng là yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc thiết lập và quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.

3. Vai trò của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đối với đô thị

Hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị giúp định hình, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị. Từ đó, đóng vai trò khá lớn trong phát triển kinh tế và văn hoá - xã hội.

Xây dựng và quản lý hạ tầng đô thị là gì

Kỹ thuật hạ tầng đô thị giúp tạo ra hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị - tài sản quốc gia

ky-thuat-ha-tang-do-thi-3

Trong phát triển kinh tế

Đối với kinh tế, hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị giúp tạo ra hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị - tài sản quốc gia và được tính trong tổng giá trị sản phẩm quốc gia.

Bên cạnh đó hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị còn có những ý nghĩa lớn về mặt sản xuất, vận chuyển hàng hóa và quan trọng hệ thống này còn được xem là một trong thành phần cấu thành nên giá thành sản phẩm.

Có thể nói hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị có vai trò tác động rất lớn đến tăng trưởng kinh tế của một đô thị nói riêng và cả quốc gia nói chung.

Với ý nghĩa là một loại hình dịch vụ, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị là một trong những mũi nhọn kinh tế mà tất cả đô thị đều tập trung đầu tư. Lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật tạo ra rất nhiều công việc lao động, mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư.

Trong phát triển văn hóa - xã hội

Hạ tầng kỹ thuật đô thị giúp phát triển mọi mặt của đời sống đô thị, tạo điều kiện cho các hoạt động đô thị vận hành một cách hiệu quả và ngày càng phát triển. Nâng cao văn minh và tăng chất lượng sống đô thị, bởi hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đô thị.

Bên cạnh đó, hạ tầng kỹ thuật đô thị còn có ý nghĩa rất lớn về bảo vệ an ninh quốc phòng. Hạ tầng kỹ thuật đô thị phát triển cũng kéo gần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Những thông tin về hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị trên đây hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức về lĩnh vực này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng quên liên hệ với Xây dựng Hoà Bình để được giải đáp cũng như tư vấn các dịch vụ xây dựng tốt nhất:

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG HÒA BÌNH

Trụ sở chính tại TP.HCM

Tòa nhà Pax Sky, 123 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

Hotline: 028. 3932 5030 hoặc 028. 393

Xây dựng và quản lý hạ tầng đô thị là gì

Ngành Quản lý đô thị và công trình được mở tại Trường Đại học Tài nguyên & Môi trường TP.HCM theo quyết định số 153/QĐ-TĐHTPHCM ngày 22/02/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tài nguyên & Môi trường TP.HCM.

1. Giới thiệu chung về ngành Quản lý đô thị và công trình

Ngành Quản lý đô thị và công trình (Mã ngành: 7580106) thuộc Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học (Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Quản lý đô thị và công trình là việc lập và xây dựng các chính sách, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan đô thị và vùng ven đô, quản lý hạ tầng và môi trường đô thị, chính sách phát triển kinh tế đô thị và quản lý dự án xây dựng công trình đô thị. Ngành học cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng nền tảng về quản lý quy hoạch đô thị, công trình kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị.

Với thế mạnh của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh nói chung và Khoa Trắc địa bản đồ & GIS nói riêng (về mặt nhân lực, công nghệ, trang thiết bị đào tạo cũng như các mối quan hệ với Bộ - Ngành – Địa phương về đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực), người học sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng, môi trường, kinh tế đô thị, và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị.

2. Mục tiêu của CTĐT Quản lý đô thị và công trình

Quản lý đô thị và công trình hướng đến chức năng đào tạo đội ngũ nhân lực có năng lực và trình độ thực thi công vụ và nghiệp vụ có tính chuyên nghiệp, bao gồm năng lực tư duy và năng lực triển khai công việc về quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng, môi trường, kinh tế đô thị, và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị.

Kỹ sư chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình có trình độ ngoại ngữ tốt, có kiến thức chuyên môn vững vàng, nắm bắt và giải quyết được các vấn đề khoa học công nghệ do thực tiễn đặt ra; Có tiềm năng để nắm bắt những tiến bộ khoa học hiện đại của thế giới, áp dụng vào các điều kiện thực tế của đất nước, góp phần đưa khoa học công nghệ quản lý đô thị đạt được trình độ ngang bằng hoặc hơn các trường Đại học trong nước và trong khu vực.

3. Chuẩn đầu ra của CTĐT Quản lý đô thị và công trình

3.1. Kiến thức

Kỹ sư Quản lý đô thị và công trình phải đạt được các chuẩn sau:

- Vận dụng kiến thức cơ bản của các môn lý luận chính trị để giải thích bản chất của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội; kiến thức pháp luật để giải quyết những vấn đề liên quan trong công tác chuyên môn và đời sống.

- Ứng dụng được các kiến thức cơ bản về toán, vật lý, tin học vào nghiên cứu các học phần tiếp theo về kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành, đồng thời vận dụng vào trong thực tiễn chuyên môn.

- Có kiến thức nền tảng vững chắc về hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị; Kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị, công cụ để thực hiện công tác quản lý kỹ thuật hạ tầng đô thị và công trình đô thị.

- Có kiến thức đầy đủ về đô thị, công trình đô thị, các hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị. 

- Có khả năng quản lý chuyên môn về Quản lý đồ án quy hoạch chung đô thị, Quản lý cấp thoát nước đô thị; Quản lý giao thông đô thị; Quản lý môi trường đô thị; Quản lý công trình ngầm đô thị …

- Có đủ kiến thức và kỹ năng để hiểu và ứng dụng các thiết bị mới, các công nghệ tiên tiến, các phần mềm ứng dụng mới trong lĩnh vực Quản lý hạ tầng đô thị và công trình đô thị.

3.2. Kỹ năng

- Kỹ năng ngoại ngữ: Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh và trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, hoặc tương đương và có khả năng đọc hiểu, giao tiếp, tra cứu các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành. 

- Kỹ năng Tin học: có khả năng sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản và sử dụng các phần mềm tin học ứng dụng trong thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đô thị và công trình. 

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Có kỹ năng và phương pháp tư duy độc lập, phân tích, tổng hợp để giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo. 

- Kỹ năng bản thân: Có kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp về chuyên môn, kỹ năng làm việc nhóm.

- Kỹ năng chuyên môn: Vận dụng được các kỹ năng trong hoạt động chuyên môn như truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải kiến thức; thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp và đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành. 

- Thực hiện được các kỹ năng: dẫn dắt, khởi nghiệp và điều hành để tạo việc làm cho mình và cho người khác.

3.3.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Nhận thức được và tôn trọng tiêu chuẩn đạo đức chuyên môn, trung thực, có trách nhiệm, cầu tiến trong công việc.

- Thể hiện sự chủ động trong việc xây dựng và phát triển lĩnh vực quản lý đô thị và công trình; am hiểu vai trò, tác động của ngành nghề đến xã hội và các yêu cầu của xã hội đối với ngành nghề trong bối cảnh hiện tại, tương lai, ở trong nước và quốc tế. 

- Thực hiện tốt việc tự định hướng, đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực điều phối, phát huy trí tuệ tập thể. 

- Đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn về kỹ   thuật quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị và công trình đô thị nói chung.

4. Cơ hội nghề nghiệp 

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo kỹ sư ngành Quản lý đô thị và công trình có khả năng tiếp cận nhanh với thực tiễn, thích nghi với nền kinh tế của nước ta và có đủ khả năng vươn lên trong nhiều lĩnh vực trong nước cũng như ngoài nước. Cụ thể: 

- Làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, tổ chức chính trị xã hội và tổ chức nghề nghiệp liên quan đến Quản lý đô thị và công trình, Quản lý quy hoạch đô thị; 

- Làm việc trong các tổ chức, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật với các vị trí quản lý dự án, vận hành và khai thác công trình; 

- Làm việc trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học liên quan đến xây dựng chính sách đô thị và quản lý đô thị.

5. Điều kiện tuyển sinh và thời gian đào tạo

- Mã trường: DTM

- Mã ngành đào tạo: 7580106

- Bậc đào tạo: Đại học Chính quy

- Thời gian đào tạo: 4,5 năm (9 học kỳ)

- Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT trở lên

6. Thông tin liên hệ

- Khoa Trắc địa bản đồ & GIS – Đại học Tài nguyên & Môi trường TP.HCM

  [A]: 236B Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

  [T] 028 39914215 (Văn phòng khoa)

- Trưởng Bộ môn: TS.KS. Đặng Xuân Trường

  [E]:   -  [T]: 0283 991 4215 (Văn phòng Khoa)