Vì sao mắt giật liên tục

Mắt giật, nháy liên tục được xem là tác dụng phụ của sự kiệt sức. Và tác dụng phụ khác nữa ít người biết đến là do trong lúc dùng mascara đã vô tình chạm phải dây thần kinh ở chân lông mi hoặc do nhổ răng…

Theo tiến sĩ Tony Bartone, Phó chủ tịch của Hiệp hội Y khoa Úc, giật, nháy mắt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường nó là sự kết hợp của sự thiếu nghỉ ngơi hoặc xáo trộn giấc ngủ và mệt mỏi. Ngoài ra, cà phê cũng ảnh hưởng việc mắt giật vì caffeine làm bạn thiếu ngủ, hoặc thời gian dài trên máy tính cũng có thể gây co giật mắt.

Vì sao mắt giật liên tục
Cách ngừa khô mắt khi ngồi máy tính

Tuy nhiên, nếu giật, nháy mắt liên tục dù đã ngủ đủ giấc và nó còn liên quan đến các bộ phận khác của khuôn mặt hoặc đầu, hoặc mí mắt thì cần được kiểm tra sức khỏe vì có thể giác mạc bị trầy xước, hoặc liên quan đến thần kinh.

Nếu giật mắt là do thiếu nghỉ ngơi thì bạn cần nghỉ ngơi, kèm nhỏ mắt nếu dùng máy tính quá nhiều. Ngoài ra, cần có giấc ngủ ngon, tránh caffeine và dinh dưỡng hợp lý, theo tiến sĩ Bartone.

Tin liên quan

Trang chủCác tình trạng mắtTình trạng mắt từ A-Z

Vì sao mắt giật liên tục

Giật mắt là gì?

Giật mắt — thực chất là giật ở mí mắt —- là hiện tượng phổ biến và vô hại.

Hầu hết giật mắt chỉ kéo dài vài phút, nhưng đôi khi một lần giật mí mắt có thể kéo dài vài ngày hoặc lâu hơn. Nếu quý vị bị giật mắt không hết tương đối nhanh, hãy gặp chuyên gia chăm sóc mắt.

Thuật ngữ y học cho giật mắt là giật rung cơ cục bộ.

Nếu quý vị cảm thấy giật mắt mà không hết, điều này có thể báo hiệu một tình trạng thần kinh nghiêm trọng ảnh hưởng đến mí mắt — chẳng hạn như chứng co thắt mi hoặc co giật nửa mặt. Những tình trạng tương đối hiếm gặp này rõ ràng và nặng hơn giật mắt thông thường và cần được chuyên gia chăm sóc mắt đánh giá ngay lập tức.

Nguyên nhân nào gây ra giật mắt?

Các yếu tố gây khởi phát giật mắt bao gồm:

  • Căng thẳng

  • Mệt mỏi

  • Mỏi mắt

  • Caffeine

  • Rượu/bia

  • Khô mắt

  • Các vấn đề dinh dưỡng

  • Dị ứng

Nếu quý vị thường xuyên bị giật mắt, hãy xem kỹ danh sách này và lưu ý những yếu tố gây khởi phát tiềm ẩn nào có thể phù hợp với quý vị. Đôi khi, thực hiện những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống và lối sống của quý vị có thể làm giảm đáng kể nguy cơ bị giật mắt hoặc giúp làm mất tình trạng giật mí mắt.

Nguyên nhân gây giật mắt

1. Căng thẳng

Căng thẳng có lẽ là nguyên nhân phổ biến nhất gây giật mắt. Tập yoga, tập thở, dành thời gian với bạn bè hoặc thú cưng và dành nhiều thời gian hơn cho công việc thường làm hàng ngày của quý vị là những cách để làm giảm căng thẳng mà có thể gây giật mí mắt.

2. Mệt mỏi

Thiếu ngủ, cho dù là do căng thẳng hoặc một số lý do khác, có thể gây khởi phát giật mắt. Theo kịp giấc ngủ của quý vị và có một lịch trình ngủ nhất quán có thể tránh được.

3. Mỏi mắt

Mỏi mắt — đặc biệt là mỏi mắt kỹ thuật số do lạm dụng máy tính, máy tính bảng và điện thoại thông minh — cũng là một nguyên nhân phổ biến gây giật mí mắt.

Tuân theo "quy tắc 20-20-20" khi sử dụng thiết bị kỹ thuật số: Mỗi 20 phút một lần, hãy nhìn ra khỏi màn hình và để mắt tập trung vào một vật thể ở xa (cách ít nhất 20 feet) trong 20 giây hoặc lâu hơn. Điều này làm giảm mệt mỏi có thể gây khởi phát giật mắt.

Ngoài ra, hãy hỏi chuyên gia chăm sóc mắt của quý vị về kính máy tính để làm giảm mỏi mắt kỹ thuật số.

4. Caffeine

Quá nhiều caffeine có thể gây giật mắt. Hãy thử cắt giảm cà phê, trà và nước ngọt (hoặc chuyển sang các dạng đồ uống không chứa caffein) trong một hoặc hai tuần và xem liệu giật mắt có hết hay không.

5. Rượu/bia

Nếu quý vị bị giật mắt sau khi uống bia, rượu hoặc rượu mạnh, hãy cố gắng kiêng uống một thời gian, vì uống rượu/bia có thể khiến mí mắt bị giật.

6. Khô mắt

Nhiều người lớn bị khô mắt, đặc biệt là sau 50 tuổi. Khô mắt cũng rất phổ biến ở những người sử dụng máy vi tính, dùng một số loại thuốc nhất định (đặc biệt là thuốc kháng histamine và một số loại thuốc chống trầm cảm), đeo kính áp tròng và uống caffeine và/hoặc rượu/bia.

Nếu quý vị có mí mắt giật và mắt có cảm giác cộm hoặc khô, hãy đến gặp chuyên gia chăm sóc mắt của quý vị để được đánh giá tình trạng khô mắt. Việc phục hồi độ ẩm cho bề mặt mắt của quý vị có thể làm mắt ngừng giật mắt và làm giảm nguy cơ giật mắt trong tương lai.

7. Dinh dưỡng kém

Một số báo cáo cho thấy thiếu một số yếu tố dinh dưỡng nhất định, chẳng hạn như magiê, có thể gây khởi phát co thắt mí mắt. Mặc dù những báo cáo này không phải để kết luận, nhưng đây có thể là một nguyên nhân khác có thể gây giật mắt.

Nếu quý vị e rằng chế độ ăn uống của quý vị có thể không cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho thị lực khỏe mạnh, hãy thảo luận vấn đề này với chuyên gia chăm sóc mắt của quý vị trước khi mua các loại thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng không kê đơn.

8. Dị ứng

Những người bị dị ứng mắt có thể bị ngứa, sưng và chảy nước mắt. Dụi mắt vì các triệu chứng dị ứng sẽ giải phóng histamine vào các mô mí mắt và màng nước mắt, có thể gây giật mắt.

Đôi khi, thuốc nhỏ mắt không kê đơn có công thức bào chế làm giảm các triệu chứng dị ứng có thể có ích. Nhưng các loại thuốc kháng histamine trong những loại thuốc nhỏ mắt này có thể gây khô mắt. Tốt nhất là quý vị nên tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc mắt để đảm bảo rằng quý vị đang làm đúng cách cho đôi mắt của mình nếu quý vị có các triệu chứng dị ứng và giật mắt.

Một cách khác để ngừng giật mắt: Botox

Trong một số trường hợp hiếm gặp, một số loại giật mắt không hết mặc dù đã áp dụng các biện pháp khắc phục ở trên.

Giật mí mắt dai dẳng có thể được điều trị bằng cách tiêm Botox để ngăn chặn các cơn co thắt cơ không tự chủ ở mí mắt gây ra hiện tượng giật mắt.

Khi nào nên đến gặp chuyên gia chăm sóc mắt

Hãy gặp chuyên gia chăm sóc mắt ngay lập tức nếu quý vị bị giật mắt liên tục, thay đổi đột ngột về ngoại hình hoặc cử động của nửa khuôn mặt (bao gồm cả mí mắt) hoặc nếu cả hai mí mắt bị nhắm chặt đến mức không thể mở mắt được. Đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng.

Nhiều người vẫn tin rằng, nếu xảy ra hiện tượng co giật mí mắt thường có liên hệ đến một điều gì đó bất thường mang tính tâm linh. Tuy nhiên, theo y học thì đó lại là dấu hiệu bị tổn thương của dây thần kinh.

Có thể nói, mí mắt bị co giật là tình trạng các cơ ở mí mắt chuyển động hoặc co thắt không tự nhiên. Hầu hết ai cũng đã từng trải qua cảm giác mắt bị co giật xảy ra đột ngột và biến mất sau một vài giây. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, nếu hiện tượng co giật mí mắt xảy ra thường xuyên và trong thời gian dài, bạn cần hết sức chú ý.

Co giật mí mắt là gì?

Co giật mí mắt là hoạt động co thắt lặp đi lặp lại, không tự chủ của cơ mí mắt. Co giật thường xảy ra với mí mắt trên, nhưng cũng có thể xảy ra cả với mí mắt dưới hoặc 2 mắt.

Với đa số mọi người, sự co thắt này rất nhẹ và thường chỉ giống như sự co kéo nhẹ vào mí mắt. Tuy nhiên, một số người khác thì co giật mí mắt có thể mạnh đến nỗi khiến bạn phải nhắm mắt lại ngay lập tức.

Triệu chứng của co giật mí mắt

Co giật mí mắt thường xảy ra trong vài giây, trong một đến hai phút. Các đợt co giật mí mắt thường không dự đoán trước được. Sự co giật có thể biến mất và sau đó lại xuất hiện trong vòng nhiều ngày. Sau đó, có thể sẽ không nhận thấy bất kỳ sự co giật nào trong vòng vài tuần, thậm chí vài tháng.

Co giật mí mắt không gây đau nhưng có thể gây ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày của bạn. Đa số các cơn co giật thường sẽ tự biến mất mà không cần phải điều trị. Trong những trường hợp hiếm gặp, co giật mí mắt có thể là một dấu hiệu sớm của rối loạn vận động mãn tính, đặc biệt là nếu co giật đi kèm với việc co giật ở các phần khác trên mặt hoặc các chuyển động không thể kiểm soát được.

Co giật mí mắt thường gặp ở phụ nữ sau 50 – 60 tuổi. Khi có triệu chứng co giật mí mắt liên tục, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tìm ra cách chữa trị, khắc phục kịp thời.

Nguyên nhân của co giật mí mắt

Rất nhiều người đã từng gặp tình trạng co giật mí mắt nhưng thường không quá để ý đến. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên, rất có thể bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Bởi theo y học, co giật mí mắt có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó.

Một số trường hợp có thể do hậu quả của chấn thương vùng mặt hoặc bị liệt dây thần kinh số 3, 7. Dù không đau nhưng co giật mí mắt có thể gây phiền toái trong cuộc sống, công việc. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người bệnh.

Co giật mí mắt có thể xảy ra mà không có bất kỳ nguyên nhân gì, hoặc có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hiếm gặp. Nếu không được điều trị khắc phục kịp thời, co giật mí mắt có thể dẫn đến hoặc diễn biến tệ hơn nếu xảy ra kèm các hiện tượng như:

  • Chóng mặt
  • Mắt bị kích thích
  • Căng mí mắt
  • Mệt mỏi
  • Thiếu ngủ
  • Luyện thể thao quá nhiều
  • Phản ứng phụ của thuốc
  • Căng thẳng
  • Uống rượu, hút thuốc lá hoặc sử dụng caffein.

Trong một số trường hợp, co giật mí mắt có thể là triệu chứng rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson, tê liệt thần kinh mặt, co giật nửa mặt…

Co giật mí mắt lành tính thường sẽ diễn biến nặng hơn theo thời gian, thậm chí gây nhìn mờ, tăng sự nhạy cảm với ánh sáng và co giật cơ mặt.

Đa số tình trạng co giật mí mắt sẽ biến mất không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng không tự biến mất cần cố gắng làm giảm các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này. Nguyên nhân phổ biến nhất là do căng thẳng, mệt mỏi, sử dụng caffein. Để làm giảm co giật mí mắt, bạn có thể thử những cách như:

  • Uống ít các thức uống có chứa caffein hơn.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Giữ bề mặt và niêm mạc mắt luon ẩm bằng các loại nước mắt nhân tạo không cần kê đơn hoặc thuốc nhỏ mắt.
  • Chườm ấm lên mắt khi bị co giật mí mắt.

Co giật mí mắt là biểu hiện của nhiều bệnh lý

Hầu hết các trường hợp co giật mí mắt là lành tính. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp mí mắt bị giật là biểu hiện đầu tiên của một vài chứng bệnh như:

  • Khối u ở mắt: Xác suất xảy ra thấp nhưng bạn không nên coi thường hiện tượng này vì đây là căn bệnh nguy hiểm có thể khiến mắt bị hỏng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Uống quá nhiều caffein: Trong caffe chứa chất caffein khiến nhịp tim bị tăng, kích thích quá trình trao đổi chất và hoạt động của các cơ, bao gồm cả cơ mắt.
  • Cơ thể bị dị ứng: Những lúc cơ thể cảm thấy ngạt, khó thở, ngứa mũi… chính là biểu hiện của dị ứng, trong đó bao gồm cả ngứa và co giật mí mắt.
  • Cơ thể đang căng thẳng: Một trong những biểu hiện phản ánh cơ thể đang mệt mỏi, căng thẳng là co giật mi mắt biểu hiện rõ nhất. Mắt sẽ có những xung động từ nhẹ đến mạnh mà đôi khi chính bản thân bạn không thể nhận ra. Kéo dài tình trạng này sẽ khiến mắt bị lão hóa hoặc mù lòa.
  • Thiếu ngủ: Tình trạng thiếu ngủ được xem như một căn bệnh nguy hiểm và hệ lụy ngầm là dễ bị căng thẳng, suy giảm hệ miễn dịch và tác động đến các dây thần kinh, đôi mắt co giật liên hồi chính là cảnh báo gần của tình trạng này.

Các tật về mắt: Co giật mí mắt chính là biểu hiện rõ nhất cho các chứng bệnh có liên quan trực tiếp đến đôi mắt như cận thị, viễn thị hoặc loạn thị. Nếu thường xuyên cảm thấy mắt co giật khi đang đọc sách, làm việc trên máy tính hoặc xem ti vi thì cần đi đo khúc xạ và khám mắt.

Điều trị co giật mí mắt

Nếu không nghiêm trọng, tình trạng co giật mí mắt sẽ tự biến mất. Nhưng để cảm thấy dễ chịu hơn, người bệnh có thể dùng miếng gạc ấm đắp vào mắt hoặc xoa bóp nhẹ nhàng.

Tùy vào mỗi nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị cụ thể.

Khô mắt có thể được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt và nước mắt nhân tạo.

Co giật mí mắt do nhạy cảm với ánh sáng có thể đeo kính râm bảo vệ mắt khỏi các tia cực tím của mặt trời hoặc đeo kính chống chói khi làm việc trên máy tính.

Co giật mí mắt do thiếu ngủ sẽ được thay đổi thói quen ngủ của mình và ngủ đủ giấc.

Các thuốc kháng histamine có thể giúp làm giảm phản ứng dị ứng có thể gây co giật mắt.

Co giật mí mắt do căng thẳng và mệt mỏi cần giải tỏa tâm trạng để giảm bớt căng thẳng bằng cách nghỉ giải lao khi làm việc hoặc có kế hoạch tập luyện sức khỏe.

Nếu do uống quá nhiều chất kích thích thì cần hạn chế tiêu thụ.

Nếu được chẩn đoán là thiếu hụt magie thì có thể bổ sung chất này từ các thực phẩm như khoai tây, bí đỏ, củ cải, rau củ quả…

Nếu tình trạng co giật mí mắt kèm theo một số triệu chứng như mắt đỏ, sưng, chảy dịch, mí mắt rũ xuống, sụp xuống, co giật kéo dài nhiều tuần hay ảnh hưởng đến các phần khác của mặt… cần được cấp cứu y tế.

Điều trị co giật mí mắt có thể cần sử dụng đến giải pháp phẫu thuật loại bỏ mọt vài cơ và dây thần kinh ở mí mắt. Vật lý trị liệu cũng có thể hữu ích trong việc tập thư giãn cho các cơ mặt.

Ngoài ra còn có các phương pháp điều trị khác như Coenzyme Q10, châm cứu, thôi miên, liệu pháp massage, liệu pháp dinh dưỡng, tâm lý trị liệu, thái cực quyền, yoga…

Tài liệu tham khảo