Trẻ em bao nhiêu tuổi thì được làm hộ chiếu

Trẻ em bao nhiêu tuổi thì được làm hộ chiếu

Đăng ký Đăng nhập

  • Giới thiệu
  • * Công dân
    • Doanh nghiệp
    • Dịch vụ công trực tuyến
    • Dịch vụ công nổi bật
    • Tra cứu hồ sơ
    • Tòa án nhân dân
    • Câu hỏi thường gặp
  • Thanh toán trực tuyến
  • * Gửi PAKN
    • Tra cứu kết quả trả lời
  • * Tra cứu TTHC
    • Thủ tục hành chính
    • Thủ tục hành chính liên thông
    • Quyết định công bố
    • Cơ quan
  • * Điều khoản sử dụng
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Thông báo

Đăng nhập Đăng ký

Con gái tôi năm nay 8 tuổi. Gia đình tôi có kế hoạch đi du lịch, vì vậy cần phải làm hộ chiếu cho con, hiện tôi và chồng đã có hộ chiếu. Xin hỏi, với độ tuổi này, con gái tôi có được cấp hộ chiếu phổ thông riêng hay không? Thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em ra sao?

Bạn đọc Trần Ngọc Dung (ngocdung… @gmail.com)

Luật sư Lê Dũng, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Theo 5 Nghị định 146/2007 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 94/2015) và Điều 2 Thông tư 29/2016 của Bộ Công an, hộ chiếu phổ thông cấp cho công dân từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm.

Hộ chiếu phổ thông cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi có giá trị không quá năm năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.

Trẻ em dưới chín tuổi được cấp chung vào hộ chiếu phổ thông của cha hoặc mẹ nếu có đề nghị của cha hoặc mẹ trẻ em đó. Trong trường hợp này, hộ chiếu có thời hạn năm năm và không được gia hạn.

Trẻ em từ chín tuổi đến dưới 14 tuổi không cấp chung vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ; hộ chiếu được cấp riêng, có thời hạn năm năm.

Như vậy con gái chị Dung mới tám tuổi nên không được cấp hộ chiếu riêng mà phải được cấp chung vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ.

Chị Dung và chồng đã được cấp hộ chiếu, vì vậy chị Dung hoặc chồng cần đến cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đã cấp hộ chiếu để đề nghị, bổ sung các thông tin cá nhân của con vào hộ chiếu.

Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 29/2016, hồ sơ đề nghị bổ sung trẻ em dưới chín tuổi vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ gồm:

- Tờ khai theo mẫu do Bộ Công an ban hành. Tờ khai do cha hoặc mẹ ký thay, được trưởng công an phường, xã, thị trấn nơi trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận, đóng dấu giáp lai ảnh.

- Hai ảnh mới chụp của cha hoặc mẹ, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng. Trẻ em dưới chín tuổi cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ thì nộp hai ảnh cỡ 3cm x 4cm.

Tất tần tật thông tin về làm hộ chiếu cho trẻ em mà bố mẹ cần biết, từ hồ sơ, thủ tục đến mẫu tờ khai hộ chiếu trẻ em 2023.

Được đưa con đi du lịch, du học nước ngoài hẳn là một trải nghiệm tuyệt vời với những đứa trẻ và cả gia đình của bạn. Gần đây, nhiều phụ huynh đã cho con được đi du lịch nước ngoài cùng gia đình; hoặc cho con tham gia những khóa du học hè, du học Tết với bạn bè để con có những chuyến đi đáng nhớ và thực sự có ích. Nếu bạn đang có một kế hoạch như vậy, thì nhất định phải nghĩ đến việc làm hộ chiếu cho con.

Vậy các bố mẹ có biết hộ chiếu của trẻ em khác với hộ chiếu của người lớn thế nào không? Hộ chiếu trẻ em được làm như thế nào? Chi phí làm hộ chiếu cho trẻ em là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết dưới đây cùng Visana ngay!

1. Có bắt buộc phải làm hộ chiếu cho trẻ em khi đi nước ngoài không?

Trẻ em bao nhiêu tuổi thì được làm hộ chiếu

Có. Theo điều 33 Luật xuất nhập cảnh 2019, công dân Việt Nam muốn xuất cảnh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:

  • Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn và còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên;
  • Có thị thực (visa) hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;
  • Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.

Những điều kiện này được áp dụng cho cả người lớn và trẻ em. Nghĩa là khi xuất cảnh ra nước ngoài, bạn buộc phải làm hộ chiếu, kể cả trẻ em.

2. Sự khác biệt giữa hộ chiếu trẻ em và hộ chiếu người lớn

Hộ chiếu cho trẻ em cũng giống như hộ chiếu cho người lớn, là giấy tờ được cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp cho trẻ em, xác định rằng chúng được phép xuất cảnh và nhập cảnh.

Tuy nhiên, hộ chiếu trẻ em và người lớn vẫn có sự khác biệt chủ yếu là ở thời hạn và đối tượng đi làm hộ chiếu. Dưới đây là bảng so sánh sự khác biệt cơ bản giữa hộ chiếu trẻ em và hộ chiếu người lớn cho bạn tham khảo:

Hạng mụcHộ chiếu trẻ emHộ chiếu người lớnThời hạn5 năm10 nămNgười làm hộ chiếuKhông cần có mặt, cha mẹ, người đỡ đầu hoặc người giám hộ hợp pháp có thể đi làm thay. Người đi làm thay cũng là người ký tên trên đơn xin cấp hộ chiếu. Cần có mặtCách làm hộ chiếuCó thể làm chung với bố mẹ hoặc làm hộ chiếu riêngLàm hộ chiếu riêng cho mỗi người

*Lưu ý:

  • Khi con của bạn chưa đủ 14 tuổi tức là con chưa có chứng minh thư và không đủ năng lực hành vi dân sự để tự mình đi làm hộ chiếu. Vậy lúc này, hộ chiếu cho trẻ em cần được cha mẹ ruột, hoặc người giám hộ hợp pháp đại diện làm hồ sơ, hoàn thiện hồ sơ và nộp hồ sơ, nhận kết quả.
  • Trẻ em dưới 14 tuổi có thể làm chung hộ chiếu với cha mẹ, hoặc cũng có thể làm một quyển riêng để có thể xuất cảnh đi du lịch cùng với người nhà, hoặc tham gia một khóa học ngắn nào đó tại nước ngoài. Lúc này cha mẹ cần ký giấy cam kết để trẻ có thể đi mà không có cha mẹ.

►Cập nhật mới nhất: Trẻ em dưới 14 tuổi đã CÓ THỂ làm hộ chiếu online, quy trình làm tương tự người lớn chỉ khác ở danh mục hồ sơ cần chuẩn bị

3. Hồ sơ thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông phổ thông cho trẻ em

Hồ sơ thủ tục cho trẻ em (từ 14 – dưới 18 tuổi)

Với độ tuổi này, hồ sơ thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông giống hệt với hồ sơ thủ tục cấp hộ chiếu cho người lớn. Vì vậy bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây!

Lưu ý, từ ngày 01/7/2020, người từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền lựa chọn làm hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc hộ chiếu không gắn chíp điện tử.

Hồ sơ cấp hộ chiếu riêng cho trẻ em (10 tuổi – dưới 14 tuổi)

  • 01 tờ khai Mẫu TK01;
  • 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng
  • 01 bản sao hoặc bản chụp có chứng thực giấy khai sinh, nếu không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu
  • Sổ hộ khẩu (sổ tạm trú)
  • Nếu cha, mẹ đẻ không thể trực tiếp nộp hồ sơ thì cha mẹ nuôi, người đỡ đầu, người nuôi dưỡng (có quyết định công nhận con nuôi hoặc giấy tờ chứng minh là người đỡ đầu, nuôi dưỡng hợp pháp, người giám hộ) ký tờ khai và nộp thay trẻ em.

Hồ sơ cấp hộ chiếu cho trẻ em chung cùng bố mẹ (0 – dưới 9 tuổi)

  • 01 tờ khai Mẫu TK01
  • 02 ảnh cha, mẹ cỡ 4×6 cm; 02 ảnh trẻ em cỡ 3cm x 4cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng
  • 01 bản sao hoặc bản chụp có chứng thực giấy khai sinh, nếu không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu
  • Sổ tạm trú nếu hộ khẩu ngoại tỉnh, không cần mang hộ khẩu
  • Nếu cha mẹ đã có hộ chiếu thì nộp hộ chiếu của cha hoặc mẹ – người ghép chung hộ chiếu với con (hộ chiếu có thời hạn ít nhất 1 năm)
  • Không cấp chung vào hộ chiếu của người giám hộ đối với trẻ em dưới 9 tuổi

4. Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông cho trẻ em

Trẻ em bao nhiêu tuổi thì được làm hộ chiếu

Thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em áp dụng cho cả trường hợp hộ chiếu cấp riêng và cấp chung với bố mẹ. Cụ thể thủ tục này gồm 5 bước như sau:

  • Bước 1: Điền thông tin vào tờ khai hộ chiếu dành cho trẻ em
  • Bước 2: Xin xác nhận của Cơ quan Công an

Xin xác nhận tại Công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú (hộ khẩu ngoại tỉnh) vào tờ khai hộ chiếu dành cho trẻ em ở trên. Phải có dấu giáp lai ở ảnh.

  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ cấp hộ chiếu như hướng dẫn bên trên
  • Bước 4: Nộp hồ sơ

Người đề nghị cấp hộ chiếu mới (cấp lần đầu, cấp lại khi hộ chiếu hết hạn) nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú.

Người đề nghị cấp lại, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an (trụ sở: số 44-46 phố Trần Phú, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Tp. Hà Nội hoặc số 333-335-337 Nguyễn Trãi, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh) hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thuận lợi.

Bạn có thể nộp hồ sơ từ thứ 2 đến thứ 6, thứ 7 nộp được vào buổi sáng. Nghỉ chủ nhật và các ngày lễ theo quy định.

  • Bước 5: Nhận hộ chiếu

Người đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu nộp hồ sơ tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh nào thì nhận kết quả tại nơi đó.

Người đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu có thể nhận kết quả tại địa chỉ đã đăng ký với doanh nghiệp bưu chính.

*Lưu ý trong trường hợp cấp lại hoặc bổ sung hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi:

  • Nếu đề nghị sửa đổi chi tiết trang nhân thân trong hộ chiếu (điều chỉnh họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; giới tính; số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân) thì nộp kèm theo hộ chiếu của trẻ em còn thời hạn ít nhất 01 năm và giấy tờ pháp lý chứng minh sự điều chỉnh đó;
  • Nếu đề nghị cấp lại hộ chiếu thì nộp kèm hộ chiếu của trẻ em đó;
  • Nếu đề nghị cấp lại hộ chiếu do hộ chiếu bị mất thì nộp kèm đơn trình báo hoặc giấy xác nhận của cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh về việc đã trình báo mất hộ chiếu;

5. Hồ sơ thủ tục cấp hộ chiếu ngoại giao, công vụ cho trẻ em

5.1. Đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao, công vụ cho con cái

*Hộ chiếu ngoại giao được cấp cho trẻ em dưới 18 tuổi, những đối tượng được cấp là:

  • Con dưới 18 tuổi của những người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.
  • Con dưới 18 tuổi của những người đang giữ các chức vụ từ Phó Tùy viên quốc phòng trở lên tại cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ và từ chức vụ Tùy viên lãnh sự trở lên tại cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.

*Hộ chiếu công vụ được cấp cho trẻ em dưới 18 tuổi, những đối tượng được cấp là:

  • Con dưới 18 tuổi của nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.

5.2. Thời hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cấp cho trẻ em

Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cấp cho trẻ em dưới 18 tuổi có giá trị ít nhất 01 năm kể từ ngày cấp cho đến khi người con đó đủ 18 tuổi và không quá 05 năm.

5.3. Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cho trẻ em

  • 01 Tờ khai; (Trường hợp trẻ em dưới 18 tuổi đi thăm, đi theo thành viên Cơ quan đại diện, phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài mà không thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức nào thì Tờ khai phải có xác nhận của Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý nhân sự của người được cử đi công tác nước ngoài);
  • 03 ảnh giống nhau, cỡ 4 x 6 cm, chụp trên nền màu sáng, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, mặc thường phục, chụp không quá 01 năm, trong đó 01 ảnh dán vào Tờ khai và 02 ảnh đính kèm.
  • 01 bản chính văn bản cử đi nước ngoài: là văn bản đồng ý của Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ Ngoại giao. Trường hợp vợ, chồng là cán bộ, công chức, viên chức thì Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ Ngoại giao giải quyết trên cơ sở công văn cho phép đi nước ngoài của Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý nhân sự.
  • 01 bản chụp Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi đối với con dưới 18 tuổi đi thăm, đi theo (xuất trình bản chính để đối chiếu).
  • 01 bản chụp Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy chứng minh của các lực lượng vũ trang (đối với lực lượng vũ trang);

5.4. Hồ sơ cấp hộ chiếu ngoại giao, công vụ cho trẻ em được nộp ở đâu?

  • Cơ quan cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm ở trong nước bao gồm Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Cơ quan cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm ở nước ngoài bao gồm các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Thủ tục cấp hộ chiếu ngoại giao, công vụ cho trẻ em có trình tự giống với thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông cho trẻ em ở trên.

6. Thời gian xin hộ chiếu trẻ em và lệ phí

Thời gian xin hộ chiếu cho trẻ em:

  • Đối với hồ sơ nộp tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh: thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Đối với hồ sơ nộp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh: thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lệ phí xin hộ chiếu cho trẻ em:

STTTên lệ phíMức thu (Đồng)1Làm hộ chiếu riêng cho trẻ160.0002Làm hộ chiếu kèm theo trẻ50.000/trẻ3Cấp lại hộ chiếu cho trẻ do bị mất, hư hỏng320.0004Chuyển phát nhanh (nếu đăng ký)20.000 – 30.0005Bìa đựng passport (bán ở quầy trả hộ chiếu)30.000 – 50.000Bảng giá được cập nhật mới nhất theo Mục 21 Khoản 1 Điều 1 Thông tư 44/2023/TT-BTC

Như đã đề cập, nhu cầu làm hộ chiếu cho trẻ em hiện nay ngày càng lớn. Có nhiều em bé ngay từ khi sinh ra đã được bố mẹ làm cho hộ chiếu, có người làm hộ chiếu riêng cho em bé cũng có người lại làm hộ chiếu chung với bố mẹ.

Tuy nhiên với kinh nghiệm xử lý visa trong nhiều năm thì Visana khuyên bạn nên làm hộ chiếu riêng cho con và không nên gộp chung với bố mẹ để tránh những rắc rối sau này trong việc làm visa. Vì nhiều nước họ không cấp visa khi con chung hộ chiếu với bố mẹ.

Một lưu ý khác là quy trình thủ tục hộ chiếu trẻ em trên cả nước là giống nhau nhưng có địa phương đồng ý làm hộ chiếu cho trẻ em có sổ tạm trú (hộ khẩu ngoại tỉnh), có địa phương không. Vì vậy bạn cần kiểm tra quy định này ở địa phương mình trước khi làm thủ tục cho bé nhé!

8. Hỏi đáp

Có thể làm hộ chiếu cho trẻ em online được không?

Theo thông mới báo nhất, hiện tại trẻ em đã có thể làm hộ chiếu online. Mọi hướng dẫn chi tiết vui lòng tham khảo tại đây.

Mất hộ chiếu trẻ em cần phải làm gì?

Trong thời gian mất hộ chiếu, kẻ gian có thể sử dụng hộ chiếu của con bạn. Do vậy, trong vòng 48 giờ kể từ khi mất hộ chiếu, công dân phải có trách nhiệm làm đơn trình báo mất hộ chiếu gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Nếu không trình báo sẽ bị xử phạt hành chính.

Nếu muốn tách trẻ em ra khỏi hộ chiếu thì làm thế nào?

Trong trường hợp bạn muốn tách trẻ em ra khỏi hộ chiếu của bố mẹ, bạn vui lòng nộp lại hộ chiếu cũ và làm thủ tục xin cấp hộ chiếu riêng cho trẻ đồng thời làm thủ tục cấp lại hộ chiếu cho bố/mẹ. Với thủ tục cấp hộ chiếu riêng cho trẻ bạn vui lòng cập nhật những hướng dẫn chi tiết bên trên.

Trẻ em có được tự xuất cảnh không?

Trẻ em dưới 2 tuổi đi máy bay bắt buộc phải có bố hoặc mẹ đi cùng – Trẻ em từ 2 – 4 tuổi có thể đi một mình, nhưng phải đặt và trả tiền dịch vụ để tiếp viên đi cùng (1 trẻ em đi cùng 1 tiếp viên) – Trẻ em từ 4 – 6 tuổi có thể đi một mình, nhưng phải đặt và trả tiền dịch vụ để tiếp viên đi cùng (1 tiếp viên đi cùng với tối đa 2 trẻ em)

Trường hợp trẻ em đi 1 mình có cần làm thủ tục gì không?

Khi trẻ em xuất cảnh 1 mình cần có: – Hộ chiếu gốc, giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh, Giấy xác nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em, do tổ chức xã hội đang nuôi dưỡng đối với trẻ em được nuôi bởi tổ chức xã hội đó. – Giấy cam kết của người đại diện theo pháp luật (là một loại giấy cam kết vận chuyển giữa hãng hàng không và người giám hộ) và người này sẽ đứng ra làm thủ tục tại quầy check-in cho trẻ.

Hi vọng với thông tin về việc làm hộ chiếu cho trẻ em trên đây, bố mẹ đã nắm tất cả những thông tin để chuẩn bị cho con trẻ một hành trình đầy thú vị trước mắt. Và đừng quên liên hệ Visana qua Hotline 1900 0284 nếu bố mẹ cần bất kì sự trợ giúp nào về việc xin visa đi nước ngoài cũng như kinh nghiệm du lịch nước ngoài nhé!

Làm hộ chiếu cho trẻ dưới 14 tuổi mất bao lâu?

Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định thời gian làm hộ chiếu online cho trẻ em là 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trẻ em bao nhiêu tuổi thì cần làm hộ chiếu?

Trả lời: Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu của trẻ em dưới 14 tuổi do cha, mẹ hoặc người giám hộ khai, ký thay và nộp thay. Do đó, trẻ em dưới 14 tuổi khi làm thủ tục cấp hộ chiếu không cần đến cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh để nộp hồ sơ.

Trẻ em bao nhiêu tuổi được làm hộ chiếu online?

Vì vậy bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây! Lưu ý, từ ngày 01/7/2020, người từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền lựa chọn làm hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc hộ chiếu không gắn chíp điện tử.

Làm hộ chiếu cho trẻ dưới 14 tuổi cần những gì?

Hồ sơ cấp hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi bao gồm: - Tờ khai dùng cho công dân Việt Nam đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước (mẫu TK01 ban hành kèm theo Thông tư số 68/2022/TT-BCA ngày 31/12/2022 của Bộ Công an). - Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục giấy khai sinh.