Ổ dịch sốt xuất huyết là gì năm 2024

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Khoa lưu ý các cơ sở y tế tuân thủ báo cáo ca bệnh sốt xuất huyết Dengue cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật địa phương; đảm bảo vệ sinh, xử lý môi trường bệnh viện không để muỗi sốt xuất huyết Dengue lưu hành…

Trên 130 cán bộ y tế là bác sĩ Khoa Khám bệnh, Truyền nhiễm (Bệnh nhiệt đới), Nội, Nhi, Hồi sức cấp cứu hoặc Hồi sức tích cực của Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, thành phố, Bệnh viện thuộc các bộ, ngành đóng trên địa bàn tỉnh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản - Nhi, Bệnh viện ngoài công lập đã tham dự lớp tập huấn, trong bối cảnh dịch sốt xuất huyết đang có xu hướng tăng cao tại một số địa phương.

Hai giảng viên lớp tập huấn là Tiến sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; Tiến sĩ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương đã trình bày hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em và người lớn, những lưu ý trong theo dõi, điều trị nội trú sốt xuất huyết Dengue. Đồng thời, các giảng viên chia sẻ những kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị những ca biến chứng nặng, thậm chí dẫn đến tử vong do sốt xuất huyết Dengue.

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Virus Dengue có 4 typ huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu.

Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Phát hiện sớm bệnh và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh giúp chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh.

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, Hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết Dengue của Việt Nam luôn được cập nhật. Mới đây nhất, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 2760/QĐ-BYT “Hướng dẫn chẩn đoán điều trị sốt xuất huyết Dengue”, các nhân viên y tế không chỉ chuyên ngành truyền nhiễm, mà các chuyên khoa khác như nội, hồi sức cấp cứu, nhi khoa,... đều phải cập nhật theo đúng hướng dẫn mới này.

Vì vậy, việc tăng cường tập huấn cho cán bộ tham gia điều trị sốt xuất huyết Dengue rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh nhân lực y tế có sự thay đổi, cần tiếp tục bổ sung hướng dẫn cho cán bộ mới nhằm nâng cao chất lượng điều trị sốt xuất huyết Dengue tại cơ sở.

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Khoa đề nghị các cơ sở y tế cần chuẩn bị sẵn, đầy đủ cơ sở vật chất, thuốc men, dịch truyền cũng như các chế phẩm máu,.. để có thể sẵn sàng tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong.

Bên cạnh đó, các đơn vị rà soát quy trình tiếp nhận, phân loại bệnh nhân; chú trọng việc theo dõi điều trị bệnh nhân, đặc biệt thời điểm nghỉ lễ, giao ca. Các bệnh viện củng cố duy trì nhóm điều trị sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện, thiết lập đường dây nóng...

Các cơ sở y tế tuân thủ báo cáo ca bệnh sốt xuất huyết Dengue cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật địa phương; đảm bảo vệ sinh, xử lý môi trường bệnh viện không để muỗi sốt xuất huyết Dengue lưu hành, không để bệnh viện cũng là ổ dịch sốt xuất huyết Dengue…

Đến đầu tháng 10/2023, cả nước đã ghi nhận trên93.800 ca mắc sốt xuất huyết, 26 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2022, số mắc giảm 58,9%, tử vong giảm 91 trường hợp.

Tại Hà Nội, từ đầu năm 2023 đến nay, có 17.974 ca mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022); trong đó có 3 ca tử vong. Tổng số ổ dịch từ đầu năm đến nay là 1.143; hiện còn 264 ổ dịch đang hoạt động tại 28 quận, huyện, thị xã. Một số ổ dịch diễn biến phức tạp kéo dài như: Xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất có 506 bệnh nhân; xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất có 365 bệnh nhân; thôn Đống, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai có 81 bệnh nhân…

Hiện nay bệnh sốt xuất huyết đang vào mùa, các địa phương thường hay có bệnh lưu hành cần chủ động phát hiện sớm ổ dịch để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả nhằm ngăn chặn bệnh bùng phát thành dịch trên diện rộng, gây nên những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe kể cả tính mạng của cộng đồng người dân.

Xác định ổ dịch sốt xuất huyết

Ở một nơi bao gồm tổ dân phố, khu phố, xóm, thôn, bản, ấp, cụm dân cư hoặc cơ sở tương đương được xác định là có ổ dịch sốt xuất huyết khi tại nơi đó có các ca bệnh lâm sàng xảy ra trong vòng 7 ngày hoặc một ca bệnh sốt xuất huyết được chẩn đoán xác định bằng kỹ thuật chuyên môn ở phòng xét nghiệm; đồng thời phát hiện có bọ gậy và lăng quăng muỗi hoặc muỗi trưởng thành truyền bệnh sốt xuất huyết trong phạm vi bán kính 200 mét. Sau khi phát hiện có ổ dịch sốt xuất huyết xảy ra tại địa phương, cơ sở phải tập trung xử lý ngay ổ dịch bằng các biện pháp can thiệp theo quy định. Ổ dịch sốt xuất huyết chỉ được xác định chấm dứt, không còn lưu hành khi không phát hiện được ca bệnh mắc mới trong vòng 14 ngày kể từ ngày khởi phát của ca bệnh cuối cùng.

Theo quy định, ca bệnh sốt xuất huyết được thống kê gồm ca bệnh lâm sàng và ca bệnh xác định. Ca bệnh lâm sàng ghi nhận ở những người sống hay đến từ vùng có ổ dịch hoặc lưu hành sốt xuất huyết trong vòng 14 ngày với biểu hiện lâm sàng sốt cao đột ngột, sốt liên tục từ 2 đến 7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau đây: Có biểu hiện xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau như nghiệm pháp dây thắt dương tính, có chấm hoặc mảng xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam. Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn. Da sung huyết, phát ban. Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. Vật vã, li bì. Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan. Ca bệnh xác định là ca bệnh được chẩn đoán xác định bằng kỹ thuật xét nghiệm Elisa (enzyme linked immunosorbent assay) để phát hiện IgM hoặc NS1, phân lập vi-rút gây bệnh hay kỹ thuật xét nghiệm PCR (polymerase chain reaction)

Xử lý ổ dịch sốt xuất huyết

Xử lý ổ dịch sốt xuất huyết phải được triển khai đồng thời cùng một lúc biện pháp điều trị bệnh nhân và can thiệp biện pháp chuyên môn kỹ thuật tùy theo quy mô của ổ dịch. Việc điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết thực hiện đúng theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt xuất huyết của Bộ Y tế ban hành. Can thiệp biện pháp chuyên môn kỹ thuật tùy theo quy mô ổ dịch với cách xử lý khác nhau như: Khi chỉ có 1 ổ dịch sốt xuất huyết thì xử lý biện pháp ở khu vực trong phạm vi bán kính 200 mét kể từ nhà bệnh nhân. Trường hợp có từ 3 ổ dịch sốt xuất huyết trở lên tại một tổ dân phố, thôn, bản, ấp hoặc cơ sở tương đương trong vòng 14 ngày thì xử lý theo quy mô tổ dân phố, thôn, bản, ấp hoặc cơ sở tương đương và có thể mở rộng ra khi có nguy cơ dịch bệnh lan rộng. Các biện pháp xử lý ổ dịch cần phải được triển khai ngay trong vòng 48 giờ kể từ khi ổ dịch được phát hiện và xác định bao gồm biện pháp phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh, giám sát bệnh nhân và trung gian truyền bệnh với muỗi trưởng thành, bọ gậy, lăng quăng muỗi; tuyên truyền và huy động cộng đồng cùng hưởng ứng, tham gia các biện pháp; tổ chức chiến dịch diệt bọ gậy và lăng quăng muỗi truyền bệnh...

Chiến dịch diệt bọ gậy, lăng quăng muỗi truyền bệnh

Chiến dịch diệt bọ gậy, lăng quăng muỗi truyền bệnh là một biện pháp chuyên môn kỹ thuật khá quan trọng trong xử lý ổ dịch sốt xuất huyết vì nếu chỉ chú trọng đến việc điều trị bệnh nhân, phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành thì không có hiệu quả do bọ gậy và lăng quăng hiện diện trong khu vực ổ dịch sẽ tiếp tục phát triển thành muỗi trưởng thành để đảm nhận vai trò truyền bệnh tại chỗ với mầm bệnh vi-rút có sẵn. Thời gian tiến hành chiến dịch diệt bọ gậy và lăng quăng muỗi truyền bệnh phải được thực hiện đến từng hộ gia đình trước khi phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành. Đơn vị y tế dự phòng phải tham mưu cho chính quyền các cấp chỉ đạo ban, ngành, đoàn thể mà nòng cốt là mặt trận tổ quốc, cựu chiến binh, thanh niên, phụ nữ, giáo dục, công an... xây dựng kế hoạch với sự tham mưu của ngành y tế để tổ chức triển khai chiến dịch diệt bọ gậy và lăng quăng muỗi truyền bệnh tại cộng đồng. Cần thành lập các đội xung kích diệt bọ gậy và lăng quăng muỗi ở tuyến thôn, bản, ấp hoặc cơ sở tương đương với thành phần gồm trưởng thôn, bản, ấp hoặc cơ sở tương đương, dân phòng, cộng tác viên y tế, cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên, học sinh cấp 2... hoạt động dưới sự điều hành của ban chỉ đạo chống dịch cấp xã, phường, thị trấn để triển khai các hoạt động diệt bọ gậy và lăng quăng muỗi truyền bệnh có hiệu quả.

Ổ dịch sốt xuất huyết là gì năm 2024

Cần quan tâm chiến dịch diệt bọ gậy, lăng quăng muỗi trong xử lý ổ dịch sốt xuất huyết (ảnh minh họa)

Nội dung hoạt động được thực hiện trong chiến dịch này là tiến hành các biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe đến cộng đồng, hướng dẫn để người dân nâng cao nhận thức và cùng phối hợp trong việc phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành, diệt bọ gậy và lăng quăng muỗi truyền bệnh. Lưu ý đậy kín các loại dụng cụ chứa nước bằng nắp đậy, vải màn ngăn không cho muỗi bay vào đẻ trứng; thả cá, loài giáp xác mesocyclop hoặc các tác nhân sinh học khác trong những dụng cụ chứa nước. Đồng thời lật úp các dụng cụ chứa nước nhỏ như xô, chậu, bát, máng nước gia cầm...; thu dọn rác kể cả các loại dụng cụ chứa nước tự nhiên và nhân tạo như chai, lọ, lu, vò bị vỡ; vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa... cho vào túi rồi chuyển tới nơi thu gom rác phế thải của địa phương hoặc tiêu hủy bằng cách đốt và chôn lấp; cần lọc nước trong các dụng cụ chứa nước để loại bỏ bọ gậy và lăng quăng muỗi. Đối với các bẫy kiến, lọ hoa, chậu cây cảnh, khay chứa nước thải của tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ... nên cho dầu hoặc muối vào để ngăn ngừa bọ gậy và lăng quăng phát triển; cần cọ rửa bằng bàn chải thành các loại dụng cụ chứa nước sử dụng một cách thường xuyên để diệt trứng muỗi bám trên bề mặt ít nhất mỗi tuần một lần. Ngoài ra, có thể xử lý bằng hóa chất diệt ấu trùng muỗi ở những nơi đọng nước như hố ga thoát nước, hốc cây, kẽ lá cây, bể cây cảnh và các ổ nước đọng khác...

Điều cần quan tâm

Ở những địa phương thường xuyên có nguy cơ bệnh sốt xuất huyết lưu hành với khả năng bùng phát thành dịch trên diện rộng có thể gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe kể cả tính mạng của người dân cần phải tăng cường việc giám sát dịch tễ để chủ động phát hiện ổ dịch sớm ngay từ đầu nhằm có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả. Việc xử lý ổ dịch sốt xuất huyết sau khi phát hiện nên triển khai sớm bằng những biện pháp chuyên môn kỹ thuật quy ước phối hợp với nhau, trong đó cần quan tâm đến chiến dịch diệt bọ gậy và lăng quăng muỗi trong phạm vi quy định nhằm ngăn ngừa sự phát tán mầm bệnh tiếp tục trước khi phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành và quản lý điều trị bệnh nhân. Khẩu hiệu hành động “không có bọ gậy, không có lăng quăng, không có sốt xuất huyết” phải thực sự đi vào cuộc sống của cộng đồng và cần được xem là trách nhiệm của tất cả mọi người trong việc xã hội hóa vấn đề này khi sốt xuất huyết chưa có vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.

Ổ dịch sốt xuất huyết được xác định chấm dứt khi não?

Xác định ổ dịch sốt xuất huyết Ổ dịch sốt xuất huyết chỉ được xác định chấm dứt, không còn lưu hành khi không phát hiện được ca bệnh mắc mới trong vòng 14 ngày kể từ ngày khởi phát của ca bệnh cuối cùng.

Truyền dịch gì khi bị sốt xuất huyết?

Dịch truyền sử dụng bao gồm dung dịch Ringer lactat, dung dịch mặn đẳng trương NaCl 0,9%. Đối với người bệnh sốt xuất huyết từ 15 tuổi trở lên có thể xem xét việc ngưng truyền dịch khi đã hết nôn, ăn uống trở lại bình thường được.

Khi não thì biết đã khỏi sốt xuất huyết?

Khi người bệnh đã trải qua tất cả các giai đoạn của sốt xuất huyết, kết thúc giai đoạn hồi phục, cảm thấy không còn các triệu chứng của bệnh như sốt, chóng mặt, đau đầu và chảy máu nhiều, bạn sẽ biết mình đã khỏi bệnh và có thể trở lại hoạt động bình thường.

Sốt xuất huyết có nghĩa là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.