Thiện cảm trong giao tiếp là gì

Được mọi người yêu quý hoàn toàn là việc bạn có thể kiểm soát được. Tất cả những gì bạn cần là sử dụng một vài kỹ năng xã hội cốt yếu để gây dựng trí thông minh cảm xúc.

Dưới đây là 11 cách đơn giản để bắt đầu tạo nên “tính cách triệu đô” và trở thành người nhận được nhiều thiện cảm nhất trong buổi tiệc:

1. Giao tiếp bằng mắt



“Đây là điều đơn giản đến mức ngu ngốc, nhưng nó vẫn là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhất” – Brad Porter – một người dùng Quora, một trang web dịch vụ hỏi đáp, nhận định.

Hãy bắt đầu thói quen này ngay lập tức – Porter nói. Nó chẳng đòi hỏi kỹ năng gì đặc biệt, mà chỉ cần bạn nhìn thẳng vào mắt người khác khi giao tiếp.

2. Cất điện thoại đi



Hãy giữ điện thoại trong túi cho tới khi cuộc trò chuyện kết thúc. Hãy tâp trung nhìn vào người đối diện. Hãy ngừng mọi việc mà bạn đang làm và đừng làm gì gián đoạn.

Đây là một thói quen rất hiệu quả nhưng lại vô cùng đơn giản và bạn có thể thực hiện ngay lập tức. Nó không đòi hỏi bất kỳ nỗ lực hay kỹ năng nào.

3. Gọi mọi người bằng tên



Hãy nhớ lại cảm giác bạn được ai đó gọi tên khi nói chuyện, chắc hẳn rất tuyệt vời.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nhớ tên, hãy thử nhiều cách khác như viết tên họ ra hoặc liên tưởng tên với một hình ảnh hoặc giai điệu nào đó. Người dùng Howard Lee của Quora khuyên rằng nên nhắc lại tên của một người bằng miệng trong lần đầu tiên bạn được giới thiệu, sau đó nhắc lại 2 lần trong đầu bạn.

4. Mỉm cười



Đừng đánh giá thấp sức mạnh của nụ cười. Ngoài ra bạn cũng nên kể truyện cười. Con người thường vô thức lặp lại ngôn ngữ cơ thể của người mà họ đang nói chuyện cùng. Nếu bạn muốn được yêu quý, hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể tích cực, mọi người sẽ đáp trả lại bạn như vậy.

5. Một cái bắt tay chắc chắn



“Không quá chặt nhưng cũng không quá lỏng lẻo và không chơi trò thống trị” – nhạc sĩ, diễn viên Tony Vincent viết.

Nghiên cứu cho thấy người ta quyết định có thích bạn hay không chỉ qua vài giây đầu tiên khi gặp mặt. Một cái bắt tay chắc chắn góp phần lớn trong ấn tượng lần đầu tiên.

6. Lắng nghe

Hãy lắng nghe nhiều hơn nói – người dùng Quora, Mark Bridgeman nói. “Bạn có 2 tai nhưng chỉ có 1 miệng. Đó là tỷ lệ mà bạn nên sử dụng chúng”.

7. Đừng chỉ lắng nghe – Hãy lắng nghe tích cực



Đơn giản là hãy chăm chú lắng nghe mà không ngắt lời người đối diện. Những người được yêu quý thực sự lắng nghe người mà họ đang nói chuyện cùng.

Lắng nghe tích cực đòi hỏi 4 bước: nghe, giải thích, đánh giá và phản hồi.

Bước 1 đòi hỏi bạn dừng mọi việc và chú ý. Tiếp theo, diễn giải những gì bạn đã nghe và đưa ra những câu hỏi làm rõ nếu cần. Đảm bảo rằng bạn có tất cả thông tin thích hợp trước khi đưa ra quan điểm. Cuối cùng, đưa phản hồi để người nói biết rằng bạn có lắng nghe.

8. Khen ngợi



Bạn nên mở đầu cuộc đối thoại bằng cách làm người khác cảm thấy họ giống như một chuyên gia. Ví dụ như: “Bạn biết nhiều về truyền thông xã hội phải không?” hoặc “Bạn có biết tại sao tôi luôn nhận được tin nhắn lỗi không?”

Bằng cách này, bạn vừa học được kiến thức mới, người khác lại cảm thấy mình có ích. Nó tốt cho cả hai và mang lại kết quả 100%.

9. Biết cách nhận một lời khen

Nhận lời khen có thể là một việc khó khăn, bởi vì bạn không muốn mình trông có vẻ tự cao tự đại. Nhưng bạn cũng không muốn lí nhí câu “cảm ơn, bạn cũng thế”, bởi vì điều đó làm cho bạn trông có vẻ bất tài.

Vì thế, thay vì nói “Bạn còn giỏi gấp 10 lần tôi” hay “tất cả là nhờ bạn”, hãy chấp nhận lời khen bằng sự tự tin và nói “Cảm ơn! Được nghe điều đó thực sự tuyệt!” hay “Cảm ơn! Thật là một trải nghiệm tuyệt vời”.

10. Nếu ai đó bị ngắt lời, hãy đề nghị họ tiếp tục



Ai cũng từng có lúc gặp phải trường hợp đang kể một câu chuyện, bị ngắt lời, sau đó lúng túng đứng dậy rồi tự hỏi không biết có ai đang nghe mình nói không.

Bạn hoàn toàn có thể trở thành người hùng của người đó bằng cách nói những câu đại loại như: “Này, kể tiếp câu chuyện về chuyến đạp xe đi! Bạn vừa kể đến đoạn mấy con chó bắt đầu đuổi theo bạn. Tôi rất muốn nghe phần còn lại”.

Ngay lập tức bạn sẽ giúp người nói cảm thấy thoải mái hơn và làm họ cảm thấy mình có giá trị.

11. Đừng than vãn

Nếu bạn đang than vãn mà nhận thấy mọi người bắt đầu xao nhãng câu chuyện của mình, hãy chọn chủ đề mới ngay lập tức.

  • Nguyễn Thảo (Theo Business Insider)

Xem thêm:

20 kỹ năng để trở thành triệu phú trong 5 năm

Trẻ em Nhật học những kỹ năng sống nào?

7 thói quen giao tiếp hiệu quả của người quyền lực

10 cách giao tiếp hiệu quả của người thành công


Tạo thiện cảm trong giao tiếp, nhất là lúc sơ giao, là điều không phải ai cũng dễ dàng làm được. Nhỏ thôi, có khi đó là quần áo bạn mặc, khi đó là nụ cười, nhưng bạn có thể nhận được bao điều tốt đẹp, hoặc có thể mất cả một hợp đồng làm ăn!  Bạn có luôn chuẩn bị chu đáo trước khi gặp ai đó? Bạn có để ý đến trang phục, trang sức hay nước hoa của mình? "Trang phục là thông điệp không lời, cách bạn mặc cũng là cách để bạn chuyển tải thông tin", hoa hậu Ngọc Khánh chia sẻ. Quả thật, một bộ trang phục có giá trị không hẳn lúc nào cũng thích hợp và tôn lên bạn là ai!

Click vào hình để khám phá khoá học Kỹ năng giao tiếp & nghệ thuật tạo thiện cảm khi giao tiếp

Đến một buổi phỏng vấn xin việc trong vị trí tuyển dụng là nhân viên văn phòng, bạn lại mặc quần jeans đánh bạc, áo pull; hay đến gặp đối tác là một chuyên gia thời trang trong một quán cà phê trẻ trung, bạn lại "kín cổng cao tường" trong bộ sơ mi tuềnh toàng và cổ điển..., thì có thể bạn đã mất điểm từ cái nhìn đầu tiên của những người mà bạn sắp giao tiếp. Hay trang sức quá cồng kềnh, hoặc không hợp tuổi? Nước hoa thì quá nặng mùi, mà bạn không biết chắc người gặp mình có bị chứng dị ứng với những loại mùi hương hay không!...

Một "nghệ thuật" rất quan trọng để đem đến thiện cảm trong giao tiếp chính là ngôn ngữ của bạn. Câu nói của ông bà ta "Chim khôn hót tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe"... xem chừng không bao giờ sai. Một giọng nói nhẹ nhàng, thanh tao; lên giọng, xuống giọng đúng lúc sẽ luôn dễ dàng đi vào lòng người hơn đó là những nói oang oang một cách không ý thức. Cải thiện ngay kỹ năng giao tiếp và khám phá bí quyết tạo thiện cảm khi giao tiếp cùng GV Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu ( Trường đại học Sư Phạm TPHCM) tại khoá học Kỹ năng giao tiếp ứng xử:

Click để tham gia khóa học kỹ năng giao tiếp - GV Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu

Một cán bộ nhân sự ngân hàng Vietcombank bộc bạch: "Tôi rất bức xúc khi thấy không ít bạn SV thực tập, hoặc SV mới ra trường, dù đã được huấn luyện trước, nhưng hình như không có ý thức mở một nụ cười và lời chào thân thiện khi gặp những đồng nghiệp đi trước trong cơ quan. Tôi nghĩ nhà trường phổ thông hoặc giảng đường đại học cần có hình thức giáo dục những kỹ năng sống này cho các bạn trẻ ấy, bởi đó là những điều quan trọng trong cuộc sống và làm người khác có thể yêu hay ghét bạn dù chưa nói với nhau lời nào"...

Để ghi điểm, bạn còn phải ghi nhớ những chuyện tưởng chừng như nhỏ mà không nhỏ: tên gọi của người đang trò chuyện với bạn. Lần sau khi gặp lại, bạn có thể quên nhưng hãy khéo léo xin lỗi họ là bạn quên, thay vì gọi họ bằng những danh xưng "cô ấy ơi", "chị ấy ơi"... trong khi tuổi tác và vai vế của bạn không cho phép.  Ngoài ra, nếu ghi nhớ về sở thích của họ thì càng tốt cho bạn, sẽ giúp bạn dễ chiếm cảm tình của họ hơn. Và cả lời khen, bạn có "tiết kiệm" lời khen không? Một lời khen cho vợ, cho chồng, cho con và rộng hơn đó là đồng nghiệp... - bạn có thường xuyên gửi đến họ đúng cách, đúng lúc, hay bạn cho đó không là chuyện quan trọng.

Lắng nghe cũng là một nghệ thuật, từ ánh mắt đến tư thế của bạn. Bạn hãy tập cho mình một cách lắng nghe đúng mực, đôi mắt không quá "dán sát" vào người đang nói, hoặc lại không có sự tập trung; những cái gật đầu nhè nhẹ khi đang nghe người khác nói cũng sẽ giúp mọi người đánh giá cao bạn. Quan trọng, bạn cũng nên ghi nhớ: Nói thật ít và lắng nghe thật nhiều...

Giao tiếp là một hoạt động mà bạn phải đối mặt thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi, từ đơn giản đến phức tạp, từ với một người đến đám đông. Để hoàn thiện, bạn cần cả một quá trình và đôi lúc cần được học bài bản. Bởi có được sự thiện cảm trong giao tiếp, bạn sẽ dễ dàng thực hiện được nhiều điều bạn mong muốn...

Trong giao tiếp, mức độ cảm tính nhận được giữa người với người gọi là: “Sức lôi cuốn ”. Người có sức lôi cuốn mạnh sẽ được người khác đặc biệt thích thú khi giao tiếp. Vậy sự lôi cuốn trong giao tiếp bao gồm những yếu tố khác biệt nào? Và đâu là bí quyết? Trong xã hội, hàng ngày chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều người, già trẻ, lớn bé, đàn ông, đàn bà, đủ mọi thành phần, đủ mọi nghề nghiệp, không kể hết được. Bạn có nhận thấy không, trong số những người ấy có một số người luôn được mọi người yêumến, dù là người lớn hay trẻ em, ai cũng rất thích tiếp xúc, chuyện trò với người đó. Vậy ở đây bí quyết là gì?

2 yếu tố tạo nên sức lôi cuốn trong giao tiếp

Trong giao tiếp, mức độ cảm tính giữa người với người, tâm lý học gọi là: “Sức lôi cuốn con người”. Một người được những người tiếp xúc đặc biệt thích thú chứng tỏ sức lôi cuốn của người đó rất mạnh. Vậy thì, sức lôi cuốn của con người trong giao tiếp bao gồm những yếu tố gì?

Các nhà tâm lý học chia các yếu tố đó ra làm hai phần: Sự lôi cuốn từ bên trong và sự lôi cuốn từ bên ngoài.

Sự lôi cuốn từ bên ngoài: Những yếu tố tạo nên sức lôi cuốn bên ngoài có thể kể như: Nét mặt, thân hình, giọng nói, cử chỉ, phong cách trang phục, ngôn ngữ cơ thể…. Yêu cái đẹp là bản tính của con người. Khuôn mặt xinh đẹp, thanh tú, ngoại hình cân đối, hấp dẫn, trang phục thanh nhã, lịch sự, làm cho mọi người dễ chịu, nhẹ nhàng, vui vẻ, tức là dễ làm cho người ta vui thích có cảm tình. Nhưng hình thức không phải là tất cả, cần phải biết đánh giá bản thân để hiểu rõ giá tri cơ thể bạn, tránh sai lầm dẫn đến việc tự đánh giá thấp bản thân.

Sự lôi cuốn tự bên trong: Tuy nhiên, càng tiếp xúc lâu, sự lôi cuốn tự bên trong càng lúc càng đóng vai trò quan trọng. Nó chủ yếu do từ năng lực, nhân cách, nhiệt tình, tâm hồn lạc quan, thái độ vui sôns, biết lắng nghe, biết thông cảm, tinh tế, khéo léo… tạo nên. Sức lôi cuốn bên trong có thể bù lại chổ khiếm khuyết của sự lôi cuốn bên ngoài. Đặc biệt, sự lôi cuốn tự bên trong có sức cuốn hút sâu sắc và lâu dài.

Các nhà tâm lý học nhận định rằng, con người ai cũng thích những người thưởng cho mình và ghét những người trừng phạt mình. Bởi lẽ những kích thích mang tính chất ban thưởng như tươi cười, tôn trọng, tán đồng, thông cảm, khôi hài, chân thật…đưa lại cảm giác vui vẻ, phấn khởi. Còn những điều mang tính chất trừng phạt như cáu gắt, lạnh nhạt, ca cẩm, kiêu căng, xỉa xói…làm cho con người chán ghét, buồn phiền, cuối cùng dẫn tới tình trạng căm ghét, xa lánh.

Tóm lại, vấn đề thật rõ ràng và đơn giản, hầu như ai cũng biết: Để trở thành người được yêu mến, có sức cuốn hút trong kỹ năng ngiao tiếp xã hội, điều cần thiết phải là người luôn cố gắng đem lại niềm vui cho người khác một cách tự nhiên, chân thành và nhân ái. Đó chính là người được người khác yêu mến nhất! Điểm mấu chốt cuối cùng không thể thiếu là: HÃY THỰC HIỆN! Không chỉ là hiểu biết lý thuyết suông, bạn hãy triển khai thực hành thật sự: Vui vẻ một cách tự nhiên và chân thành với mọi người.

Theo Vietnamwwork

TAGS: ky nang song ky nang giao tiep giao tiếp ứng xử thiện cảm nghệ thuật tạo thiện cảm kỹ năng giao tiếp xã hội thiện cảm trong giao tiếp

Video liên quan

Chủ đề