Tại sao bình nước có lỗ

Hình minh họa: Tại sao trên nắp ấm trà lại có một lỗ nhỏ?. Bách Khoa Tri Thức

(Nguồn ảnh: Internet)


Rất nhiều người sẽ thắc mắc có những bộ ấm trà được chế tạo rất tinh xảo và bằng những chất liệu quí nhưng trên nắp ấm vẫn có một lỗ nhỏ, trông rất mất mĩ quan. Tuy lỗ nhỏ này làm mất mỹ quan của ấm trà, nhưng nó lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Chúng ta có thể làm một thí nghiệm nhỏ sau: lấy một ấm trà, bên trong chứa nửa ấm nước, sau đó đậy nắp lại, dùng ngón tay bịt kín lỗ trên nắp ấm, giữ chặt nắp rồi rót nước ra cốc. Lúc đầu chưa xảy ra hiện tượng gì, nước vẫn chảy ra cốc nhưng một lúc sau nước trong ấm trà sẽ chảy ngắt quãng, và cuối cùng nước trà không chảy ra nữa, chuyện gì đã xảy ra? Nguyên nhân không phải là nước trong ấm cạn, cũng không phải do vòi ấm bị tắc, mà là do lỗ trên nắp ấm trà đã bị bịt kín, nếu bỏ ngón tay bịt nắp ấm trà ra nước sẽ ngay lập tức chảy ra cốc.

Lỗ nhỏ trên nắp ấm trà có tác dụng lấy không khí vào trong ấm. Bởi vì dung tích của ấm trà là cố định, trong ấm một nửa là nước và trà, chỉ còn một nửa là không khí, muốn rót nước trà từ trong ấm ra cốc cần phải có một lượng không khí nhất định trong ấm. Thông thường không khí vào trong ấm trà qua đường vòi ấm nhưng do vòi ấm đang có nước chảy nên không khí chỉ có thể vào bình qua lỗ ở trên nắp. Khi ta dùng tay bịt lỗ trên nắp ấm lại và nghiêng ấm trà, dưới tác dụng của trọng lực, nước trà vẫn chảy ra ngoài và lượng không khí trong ấm cũng mất dần, trong ấm không được bổ sung lượng không khí mới, thể tích không khí trong ấm giãn nở, không khí trở nên loãng, khí áp tụt xuống. Bình thường áp suất khí quyển bên trong ấm bằng áp suất khí quyển ngoài ấm nên khi ta rót nước trà sẽ chảy ra ngoài. Nhưng khi khí áp trong ấm tụt xuống nên có sự chênh lệch khí áp rất lớn giữa trong và ngoài ấm trà. Do áp suất của không khí bên ngoài ấm cao hơn nên nước trong ấm trà bị khí áp bên ngoài “cản” lại không thể chảy ra được. Khi bạn bỏ ngón tay ra khỏi lỗ nhỏ trên nắp ấm, không khí bên ngoài ấm sẽ vào trong ấm tạo ra sự cân bằng khí áp trong và ngoài ấm, nước trong ấm sẽ không còn bị sự cản trở bới khí áp bên ngoài ấm, do đó nước lại tiếp tục chảy ra cho đến hết. Chúng ta lại chỉ rót nửa ấm nước khi làm thí nghiệm là bởi vì nó giúp chúng ta quan sát khá rõ quá trình từ lúc nước chảy cho đến lúc nước ngừng chảy. Nước trong ấm càng đầy, sau khi bịt kín lỗ trên nắp ấm, nước chảy ra từ vòi ấm càng nhỏ, bởi vì không khí trong ấm càng ít, chênh lệch khí áp trong và ngoài ấm càng lớn. Từ đó chúng ta thấy lỗ nhỏ trên nắp ấm trà có tác dụng vô cùng quan trọng.

Từ Khóa:

Tại sao trên nắp ấm trà lại có một lỗ nhỏ? || Bách Khoa Tri Thức || Khám phá thế giới

Giải thích: Con người có đuôi không?

Giải thích: Vì sao lại phải nhai thức ăn?

Giải thích: Vì sao khi nằm, thức ăn vẫn có thể được đưa đến dạ dày?

Giải thích: Vì sao trên bụng lại có lỗ rốn?

Giải thích: Vì sao khi đi, tay chân lại theo nhịp chéo nhau?

Giải thích: Vì sao đàn ông có râu còn phụ nữ thì không?

Giải thích: Có phải hai bên trái - phải của cơ thể đều giống nhau?

Giải thích: Vì sao chúng ta cử động được?

Giải thích: Vì sao cắt móng tay không cảm thấy đau?

Giải thích: Da có tác dụng như thế nào?

Giải thích: Bộ não ghi nhớ sự việc bằng cách nào?

Giải thích: Vì sao bộ não được gọi là chỉ huy của cơ thể?

Giải thích: Vì sao vân tay của mỗi người khác nhau?

Giải thích: Vì sao lại nói mớ?

Giải thích: Vì sao chú ý rèn luyện tay trái lại giúp trí tuệ phát triển?

Giải thích: Vì sao con người có huyết áp?

Giải thích: Vì sao các tế bào bạch cầu được gọi là vệ sĩ của cơ thể?

Giải thích: Vì sao đứng lâu có cảm giác bị tê chân?

Giải thích: Vì sao lại bị nấc?

Giải thích: Vì sao dạ dày không tự tiêu hóa chính mình?

Giải thích: Cơ thể đã chiến thắng vi trùng gây bệnh bằng cách nào?

Giải thích: Vì sao người ta lại say tàu xe?

Giải thích: Vì sao không nên xem tivi lâu?

Giải thích: Vì sao không nên uống nhiều nước giải khát?

Giải thích: Vì sao móng tay cứ dài ra không ngừng?

Giải thích: Vì sao khuôn mặt của mỗi người lại không giống nhau?

Giải thích: Não thích ăn gì?

Giải thích: Vì sao chúng ta có thể nhớ được những sự việc đã qua?

Giải thích: Giác quan thứ 6 của con người nằm ở đâu và có tác dụng gì?

Giải thích: Vì sao người béo bụng thường phệ và ưỡn ra?

Giải thích: Thức ăn được tiêu hóa như thế nào?

Giải thích: Da xanh có phải là do thiếu máu?

Giải thích: Tại sao con người lại đi bằng hai chân?

Giải thích: Máu có vai trò gì?

Giải thích: Vì sao mùa đông tay khô ráp?

Để rót nước dễ dàng. Vì có lỗ thủng trên nắp nên khí trong ấm thông với khí quyển, áp suất khí trong ấm cộng với áp suất nước trong ấm lớn hơn.

Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nắp có mùi giống nhau không? Vì sao?

Dựa vào sự phân bố phân tử khí chất ở trạng thái khác nhau hãy giải thích vì sao:

a) Nước lỏng tự chảy loang ra trên khay đựng.

b) Một mililít nước lỏng khi chuyển sang thể hơi lại chiếm một thể tích khoảng 1300ml (ở nhiệt độ thường).

Video liên quan

Chủ đề