Thai nhi tuần thứ 30 phát triển như thế nào

Thai nhi 30 tuần tuổi bé đã có thể quay đầu và cử động nhiều. Bạn đã có thể có sữa non và xuất hiện các cơn co thắt âm đạo. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bị nhiều hơn 4 cơn co thắt trong 1 giờ hoặc có bất kỳ dấu hiệu khác của sinh non.

Sự phát triển của thai nhi Ở tuần thai thứ 30, bé dài hơn 40,6cm, nặng khoảng 1,5kg cỡ bằng trái bí lớnvà đang chuẩn bị tăng tốc phát triển. Bé đã có thể quay đầu từ bên này sang bên kia. Tay, chân và thân mình bắt đầu trở nên đầy đặn hơn do chất béo cần thiết đang bắt đầu tích tụ dưới da.

Bé có thể cũng ngọ nguậy nhiều, đạp và lộn nhào khiến bạn khó ngủ. Hãy tự nhủ: tất cả những hoạt động này cho thấy con bạn khỏe mạnh và lanh lợi.

Thai nhi tuần thứ 30 phát triển như thế nào

Thai 30 tuần tuổi đã dài bằng một trái bí ngòi lớn, với chiều dài khoảng 40 cm

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao ở tuần thai thứ 30? Nhiều phụ nữ thỉnh thoảng cảm thấy sự co bóp của tử cung trong giai đoạn sau của thai kỳ, gọi là các cơn co thắt Braxton Hicks.Thường những cơn co thắt kéo dài khoảng 30 giây, không đều đặn và không gây đau. Tuy vậy, cần lưu ý phân biệt với những cơn co thắt thường xuyên, kể cả không đau, có thể là dấu hiệu của sinh non.

Liên hệ ngay với bác sĩ nếu mẹ bị nhiều hơn 4 cơn co thắt trong 1 giờ hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào khác của sinh non như: tiết nhiều dịch âm đạo hoặc thay đổi dạng dịch; dịch trở nên loãng, giống nhầy hay có máu, kể cả nếu dịch có màu hồng hay chỉ thoáng có chút máu; đau bụng hoặc đau thắt như khi hành kinh, áp lực gia tăng ở vùng xương chậu hoặc đau lưng dưới, nhất là khi mẹ chưa từng bao giờ bị như vậy.

Nếu gần đây có sữa non rỉ ra, mẹ hãy cho vài miếng đệm vào trong áo ngực để giữ quần áo sạch. Nếu áo ngực hiện tại của mẹ quá chật, hãy chọn một chiếc áo ngực mới, loại dành cho con bú, lớn hơn 1 cỡ so với cúp ngực mẹ bây giờ. Khi bắt đầu có sữa, mẹ sẽ thấy lựa chọn này thật sáng suốt!

Nếu đang mang thai bé trai, ở tuần thai thứ 30 này, bố mẹ nên dành thời gian để nghĩ xem có nên cắt bao quy đầu cho con không. Hãy tìm hiểu thiệt hơn của việc này cũng như những thủ tục cần thiết từ bác sĩ.

Xin chào mừng bạn và bé yêu đã bước tới tuần thứ 30 của thai kỳ. Như vậy, là theo dự sinh, chỉ còn 2 tháng nữa thôi là đến ngày sinh rồi. Cảm xúc của bạn lúc này thế nào? Hào hứng? E ngại? hay lo sợ? Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu thường xuyên bị co thắt âm đạo vì đây có thể là dấu hiệu của sinh non đấy nhé!

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 30

Tuần thai thứ 30, em bé của bạn đã dài chừng 40,6 cm và có cân nặng tầm 1,5 kg tương đương với một trái bí.

Thai nhi tuần thứ 30 phát triển như thế nào

Em bé tuần thai thứ 30 đã khá bụ bẫm và hồng hào rồi mẹ ạ.

Giờ đây, cơ thể của bé đã khá lớn và chiến đầy diện tích tử cung của bạn.Ở giai đoạn này bé phát triển khá nhanh, đầy đặn và hiếu động hơn rất nhiều. Đây là lý do vì sao ở tuần thai thứ 30 bạn sẽ thường xuyên bị khó ngủ bởi các hoạt động vui đùa của bé trong cơ thể mẹ như đạp, lộn nhào,…Nếu có dấu hiệu này thì xin chúc mừng bạn, bé yêu của bạn hiện đang rất khỏe mạnh và thông minh đó ạ. Hơn nữa, mặc dù khá tinh nghịch trong khoảng thời gian này nhưng bé vẫn có những khoảng thời gian nghỉ ngơi và sinh hoạt tương đối điều độ. Thời gian sinh hoạt của bé, chắc chắn mẹ là người hiểu rõ nhất rồi đúng không nào?

Đặc biệt, da của bé yêu đã bớt xanh xao, lúc này tay chân thân mình của bé đã trở nên cứng cáp và bụ bẫm hơn tuần trước rồi. Trong tuần thai thứ 30, bạn cần tập trung bổ sung canxi bởi bé đang cần lượng canxi lớn để hoàn thiện giúp xương chắc khỏe hơn.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu trong tuần thai thứ 30

Cơ thể thay đổi và lớn hơn khiến một số mẹ bầu khó thích ứng. Một số mẹ trong tuần thai thứ 30 đã bắt đầu bị lồi rốn. Ngực trở nên to và nặng, bên cạnh đó ngực cũng đã khá gần phần đầu bụng. Lúc này, mặc dù sử dụng áo ngực sẽ không khiến mấy mẹ bầu thích thú song đây là điều chúng tôi khuyên bạn nên làm để tránh tình trạng chảy xệ ngực sau khi sinh.

Thai nhi tuần thứ 30 phát triển như thế nào

Nếu có bất kỳ dấu hiệu sinh non nào ở tuần thai thứ 30 mẹ nên liên hệ ngay với bác sĩ.

Do sự thay đổi thân nhiệt nên cơ thể của mẹ sẽ dễ nổi các nốt mẩn đỏ. Hãy chú ý vệ sinh sạch sẽ bởi nếu không mồ hôi tích tụ sẽ làm các nốt mẩn này trở nên nghiêm trọng hơn. Để khắc phục, 1 chút phấn rôm hoặc thường xuyên tắm mát sẽ là lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho bạn.

Đa số mẹ bầu tuần thai thứ 30 sẽ tăng trung bình 0.5kg/tuần. Việc tăng cân theo sự phát triển của em bé trong bụng bạn là bình thường thế nhưng nếu tăng cân đột ngột đi kèm với sốt và đau đầu thì bạn nên tới thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Do cơ chế tự xả hơi nhằm giảm trọng lượng đè nặng lên chân nên đôi khi bạn sẽ tự xì hơi khi vận động lên xuống. Do đó, hãy hạn chế ở những chỗ đông người và nhẹ nhàng di chuyển.

Co bóp tử cung là dấu hiệu bạn cần theo dõi và hết sức đề phòng. Đa số, các trường hợp mẹ bầu tuần thai thứ 30 sẽ có các cơn co bóp ngắn tầm 30s và không gây đau đớn. Tuy nhiên, nếu cơn đau thắt kéo dài cộng thêm một số biển hiện như tiết nhiều dịch âm đạo, ra máu, đau bụng,…thì có thể đây là dấu hiệu của việc sinh non.

Thai nhi tuần thứ 30 phát triển như thế nào

Rỉ sữa non có thể sẽ gây những rắc rối nhất định với mẹ bầu.

Ở tuần thai thứ 30, cơ thể của mẹ đã sẵn sàng để chào đón em bé. Do đó, nhiều mẹ bầu thấy sữa non rỉ ra. Hãy đệm thêm 1 lớp mút hoặc thay áo ngực mới để hạn chế những bất tiện mà vấn đề này gây ra.

Tuần thai thứ 30, cảm xúc của bạn đã khá nặng nề và mệt mỏi. Vì vậy, nếu có bất kỳ ấm ức nào, hãy chia sẻ ngay với người chồng của mình. Để anh ấy có thể hỗ trợ tốt nhất, hãy nói trực tiếp với anh ấy những điều có thể làm để giúp đỡ bạn trong các công việc trong cuộc sống.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 30

  • Hiện nay, trọng lượng cơ thể bạn đã khá lớn, do đó, hãy cẩn trọng với các hành động đột ngột có thể dẫn đến đau lưng.
  • Khi mới thức dậy, đừng đứng lên ngay. Hãy ngằm nghiêng về một bên rồi từ từ dùng tay chống đỡ cơ thể lên để được thoải mái nhất.
  • Bụng bạn ngày càng to vì vậy việc đầu tư một số quần lót co giãn tốt là điều cần thiết. Loại quần này được thiết kế đặc biệt giúp mẹ bầu đạt được cảm giác dễ chịu khi vận động.
  • Mặc dù dinh dưỡng là cần thiết nhưng bạn không nên ăn quá nhiều. Hãy chia nhỏ các bữa, ăn thức ăn dễ tiêu và uống nhiều nước.
  • Tập co giãn các cơ tầng sinh môn là ý tưởng tuyệt vời. Nó có thể sẽ giúp bạn không cần rạch âm đạo nếu sinh thường đó.
  • Càng gần ngày sinh, mẹ sẽ càng gặp khó khăn với giấc ngủ. Tuy nhiên, mẹ không nên sử dụng thuốc ngủ nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Thai nhi tuần thứ 30 phát triển như thế nào

Ăn thực phẩm sạch và dễ tiêu hóa là điều cần thiết.

Bước qua mỗi tuần thai, bé yêu của bạn lại có những thay đổi “không thể ngờ”. Chính vì vậy, để tìm hiểu những thông tin chăm sóc sức khỏe khi mang thai, dinh dưỡng thai kỳ và theo dõi được con đã phát triển đến như thế nào, hãy cùng GENTIS xem ngay những thông tin của tuần thai kỳ tiếp theo TẠI ĐÂY.

Thai nhi 31 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Thai nhi ở tuần thai thứ 31 đã có móng, tóc, lông tơ đầy đủ. Tuần thai thứ 31, bé tựa một quả dừa nhỏ với cân nặng tầm 1,5kg và chiều dài hơn 40cm. Trong tuần thai này, bé sẽ tiến hành nuốt nước ối và thải ra khoảng 250ml nước tiểu mỗi ngày. Bạn không cần quá lo lắng vì nước ối sẽ được thay thế nhiều lần trong ngày.

Thai nhi 32 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Cân nặng chuẩn khi 32 tuần là 1.755 kg, chiều dài đo từ đỉnh đầu tới gót khoảng 43 cm. Lúc này, với không gian chật hơn, bé không còn "quậy" mạnh như trước, nhưng mẹ sẽ vẫn cảm nhận được những chuyển động của cơ thể trẻ. Thai nhi lúc này đã có thể nhắm mở mắt, nheo mắt, nhấp nháy và luyện tập điều tiết mắt.

Thai nhi 30 tuần làm gì trong bụng mẹ?

Khi thai nhi 30 tuần, em bé của mẹ nặng khoảng 1,3kg và dài chưa đầy 40 cm. Bé sẽ tăng khoảng 250g/1 tuần từ đây cho đến tuần thứ 35. Bé rất hay liếm, nuốt, cử động tay xung quanh, nhăn mặt và nhíu mày. Khác với các tuần trước đó, thai 30 tuần đã có thể quay đầu từ hướng ngay sang hướng kia.

Thai nhi 36 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Ở tuần thứ 36 của thai kỳ, kích thước của thai nhi dài khoảng 47 - 47.5 cm từ đầu đến gót chân, và cân nặng rơi vào khoảng 2.6 - 2.7 kg. Vì kích thước và khối lượng của thai nhi đã chiếm gần hết khoảng trống trong túi ối nên các bé không thường xuyên đạp bụng mẹ như trước.