Tập làm văn lớp 3 tuần 11 trang 58 năm 2024

+ Hạt mầm 1: muốn lớn lên thật nhanh, muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên, muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân, muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.

+ Hạt mầm: sợ nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch.

- Điều thú vị:

+ Hạt mầm 1: Bén rễ và mọc lên.

+ Hạt mầm 2: Bị chú gà đi loanh quanh trong vườn mổ mất.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 57 Bài 2: Nghe – viết: Chuyện xây nhà (từ Xén tóc – đến hết).

Trả lời:

Học sinh nghe viết vào vở ô ly.

Xén tóc thuê cây ổi

Mở cửa hiệu thời trang

Bác bọ ngựa luyện kiếm

Vun vút trên cành xoan.

Riêng mấy bạn đom đóm

Thích làm nhà gần ao

Đêm giăng đèn mở hội

Thắp lên ngàn ánh sao.

Mặt đất gieo sự sống

Bầu trời nâng cánh bay

Mắt tớ nhìn xa tít

Tớ xây nhà trên mây!

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 58 Bài 3: Tô màu các chiếc lá chứa từ ngữ chưa đúng chính tả và viết lại cho đúng.

Trả lời:

- Các chiếc lá chứa từ ngữ chưa đúng chính tả: bán chú, câu truyện

- Viết lại: bán trú, câu chuyện.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 59 Bài 4: Điền vào chỗ trống:

Trả lời:

a.

Cánh đồng mới gặt

Lúa thoảng mùi thơm

Úa vàng cọng rơm

Cùng chiều theo gió.

b.

Một đàn kiến nhỏ

Vui vẻ khiêng mồi

Chiều nghiêng bóng nắng

Mây hiền lành trôi.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 59, 60 Bài 5: Tìm các hoạt động được so sánh và từ ngữ dùng để so sánh trong mỗi đoạn thơ, câu văn sau rồi điền vào bảng.

a.

Nhìn các thầy, các cô

Ai cũng như trẻ lại

Sân trường vàng nắng mới

Lá cờ bay như reo.

Nguyễn Bùi Vợi

  1. Con trâu đen lông mượt

Cái sừng nó vênh vênh

Nó cao lớn lênh khênh

Chân đi như đập đất.

Trần Đăng Khoa

  1. Bên bờ ao, đàn đom đóm bay như giăng đèn mở hội.

Trả lời:

Trả lời:

Sự vật

Hoạt động 1

Từ ngữ dùng để so sánh

Hoạt động 2

M: lá cờ

bay

như

Reo.

chân

đi

như

Đập đất.

Đàn đom đóm

bay

như

Giăng đèn mở hội.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 60 Bài 6: Viết 1 – 2 câu có hình ảnh so sánh.

M: Trong bể, những con cá bảy màu bơi như múa.

Trả lời:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

Dòng sông uốn lượn như một con rắn khổng lồ.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 61 Bài 7: Ngắt đoạn văn sau thành bốn câu bằng cách sử dụng dấu chấm rồi viết lại cho đúng.

Sân thượng nhà ông ngoại là một mảnh vườn thu nhỏ. Đám lá lốt khoe những chiếc lá hình trái tim xanh mướt. Lá ngò gai như những chiếc đũa cả màu xanh viền răng cưa. Đẹp nhất là giàn gấc sai quả trông như người ta treo đèn lồng.

Tiếng Việt 3 trang 57, 58 Bài 12: Bài tập làm văn - Luyện tập gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Bài 12: Bài tập làm văn - Luyện tập

Luyện từ và câu

Câu 1 trang 57 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức

Tìm tiếp các từ ngữ về nhà trường trong từng nhóm sau:

Hướng dẫn trả lời:

Ngườihọc sinh, thầy giáo, cô giáo, bảo vệ, lao công, đầu bếp, thủ thư, hiệu trưởng, hiệu phó, giám thị...Địa điểmcổng trường, sân trường, lớp học, sân bóng, thư viện, nhà vệ sinh, căn-tin, nhà thể chất, vườn hoa, nhà xe...Đồ vậtbàn, ghế, bảng, cửa sổ, viên phấn, khăn lau bảng, sách, vở, bút, thước, cặp, bút màu, truyện tranh, đồng phục...Hoạt độngviết, đọc, nghe giảng, làm toán, kiểm tra, thi đua, tập thể dục...

Câu 2 trang 57 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức

Câu nào dưới đây là câu hỏi? Dựa vào đâu em biết điều đó?

  1. Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?
  1. Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ.
  1. Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé!

Hướng dẫn trả lời:

- Câu hỏi là câu: a. Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?

- Dấu hiệu nhận biết:

  • Có dấu chấm hỏi (?) ở cuối câu
  • Có từ dùng để hỏi (gì)

Câu 3 trang 57 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức

Đọc câu chuyện dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Hộp bút của Na

Trong hộp bút bé nhỏ có tiếng lao xao. Na ghé tai nghe, có tiếng bút chì:

- Tớ được dùng nhiều nhất nên tớ chỉ còn một mẩu.

Có tiếng tẩy đáp lại:

- Tớ toàn vụn tẩy vì chữa cho cậu. Tớ quan trọng nhất.

Thước kẻ lên tiếng:

- Tớ mới quan trọng. Tớ được dùng nhiều đến mức mờ hết cả số.

Na bối rối mở hộp bút. Cô bé thầm thì:

- Ai cũng quan trọng vì đều là bạn thân của tớ.

(Theo An Hạnh)

  1. Hỏi - đáp về các nhân vật trong câu chuyện trên.

M: - Trong hộp bút, ai được dùng nhiều đến mức mờ hết cả số?

- Thước kẻ được dùng nhiều đến mức mờ hết cả số.

  1. Ghi lại 1 - 2 câu hỏi em và bạn vừa thực hiện ở trên.

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý hỏi - đáp về các nhân vật trong câu chuyện:

- Mẫu 1:

  • Trong hộp bút, ai được dùng nhiều nhất nên chỉ còn một mẩu?
  • Bút chì được dùng nhiều nhất nên chỉ còn một mẩu.

- Mẫu 2:

  • Trong hộp bút, ai quan trọng nhất vì toàn vụn tẩy vì chữa cho bút chì?
  • Tẩy quan trọng nhất vì toàn vụn tẩy vì chữa cho bút chì.

Luyện viết đoạn

Câu 1 trang 58 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức

Đọc Đơn xin vào Đội dưới đây và trả lời câu hỏi.

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

Yên Bái, ngày 22 tháng 10 năm 2022

ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

Kính gửi: - Ban phụ trách Đội Trường tiểu học Nguyễn Thái Học

- Ban chỉ huy Liên đội

Em tên là Nguyễn Ngọc Bích

Sinh ngày 22 tháng 12 năm 2014

Học sinh lớp 3C Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học.

Sau khi được học Điều lệ và lịch sử Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em thấy Đội là tổ chức tốt nhất để rèn luyện thiếu niên trở thành những người có ích cho đất nước.

Em làm đơn này xin được vào Đội và xin hứa:

- Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy

- Tuân theo Điều lệ Đội

- Giữ gìn danh dự Đội

Người làm đơn

Bích

Nguyễn Ngọc Bích

- Bạn Nguyễn Ngọc Bích viết đơn trên để làm gì?

- Đơn trên được gửi cho ai?

- Người viết đơn đã hứa những gì khi vào Đội?

Hướng dẫn trả lời:

- Bạn Nguyễn Ngọc Bích viết đơn trên để xin vào Đội.

- Đơn trên được gửi cho: Ban phụ trách Đội Trường tiểu học Nguyễn Thái Học và Ban chỉ huy Liên đội

- Người viết đơn đã những điều sau khi vào Đội:

  • Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy
  • Tuân theo Điều lệ Đội
  • Giữ gìn danh dự Đội

Câu 2 trang 58 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức

Điền thông tin vào mẫu đơn xin vào Đội và đối chiếu bài với bạn.

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh tham khảo các mẫu đơn xin vào Đội sau:

  1. Điền thông tin vào mẫu Đơn xin vào Đội
  2. Viết đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
  3. Hoàn thành Đơn xin vào Đội

Vận dụng

Đọc cho người thân nghe đơn xin vào Đội của em.

Học sinh đọc lá đơn đã điền và viết hoàn thành trong vở cho người thân nghe.

-------

\>> Tiếp theo: Bài 13: Bàn tay cô giáo - Phần đọc

Ngoài bài Tiếng Việt 3 trang 57, 58 Bài 12: Bài tập làm văn - Luyện tập trên đây, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3 đầy đủ các môn, chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao cùng các giải bài tập môn Toán lớp 3, Tiếng Việt lớp 3, Tiếng Anh lớp 3. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Tài liệu tham khảo:

  • Viết đoạn văn nói về về thầy cô giáo cũ
  • Nói với bạn những điều em nhớ nhất về thầy cô giáo cũ
  • Giới thiệu với bạn về nơi đọc sách mà em yêu thích
  • Kể về nơi đọc sách mà em yêu thích
  • Nói về thư viện mà em mơ ước

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 3, cùng các tài liệu học tập hay lớp 3, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm dành riêng cho lớp 3:

Chủ đề