Quản lý hướng dẫn viên du lịch tại nước ngoài năm 2024

ớng dẫn viên du lịch bao gồm hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

- Phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch được quy định như sau:

+ Hướng dẫn viên du lịch quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài;

+ Hướng dẫn viên du lịch nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam trong phạm vi toàn quốc;

+ Hướng dẫn viên du lịch tại điểm được hướng dẫn cho khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch.

- Điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên du lịch bao gồm:

+ Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;

+ Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa phải mang theo giấy tờ phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch và chương trình du lịch bằng tiếng Việt trong khi hành nghề. Trường hợp hướng dẫn khách du lịch quốc tế thì hướng dẫn viên du lịch phải mang theo chương trình du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

8 hướng dẫn viên du lịch người Việt Nam bị xử phạt vì để người nước ngoài tự ý hướng dẫn, thuyết minh du lịch tại nhiều điểm đến đòi hỏi sự am hiểu kiến thức lịch sử địa phương.

Khu du lịch Thung lũng Tình yêu, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). (Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN)

Ngày 13/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng cho biết, đơn vị đã có quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với 8 hướng dẫn viên du lịch người Việt Nam.

Những người này đã có hành vi vi phạm “Không hướng dẫn khách du lịch theo phân công nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn,” mà để người nước ngoài tự ý hướng dẫn, thuyết minh du lịch tại nhiều điểm đến đòi hỏi sự am hiểu kiến thức lịch sử địa phương. Việc này có thể dẫn đến cung cấp thông tin sai lệch cho du khách.

Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, Sở thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh và văn bản của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc xác minh thông tin theo phản ánh của báo chí về việc người Hàn Quốc hướng dẫn khách du lịch tại Lâm Đồng. Sở đã phối hợp với Công an tỉnh ban hành kế hoạch về việc kiểm tra hoạt động hướng dẫn du lịch của người nước ngoài tại địa bàn.

Kết quả kiểm tra thực tế cho thấy, các đoàn khách tham quan tại những khu, điểm du lịch thuộc tỉnh Lâm Đồng đều có hướng dẫn viên người Việt Nam dẫn đoàn.

Nhưng khi trích xuất kiểm tra camera giám sát trên xe, Đoàn kiểm tra phát hiện 8 trường hợp hướng dẫn viên người Việt để người Hàn Quốc thực hiện các nhiệm vụ của hướng dẫn viên khi xe di chuyển.

Tất cả các đơn vị tổ chức chương trình du lịch cho khách Hàn Quốc đến tham quan Đà Lạt đều là các doanh nghiệp của địa phương khác, không phải của Lâm Đồng.

Cụ thể, hành vi vi phạm chủ yếu của các hướng dẫn viên là “Không hướng dẫn khách du lịch theo phân công nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn,” quy định tại điểm a khoản 5 Điều 9 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nhắc nhở, chấn chỉnh, lập biên bản và ra 8 quyết định xử lý vi phạm hành chính với các hướng dẫn viên người Việt Nam, tiền phạt là 5 triệu đồng/người.

Đối với hoạt động hướng dẫn do người Hàn Quốc thực hiện, Đoàn kiểm tra đã yêu cầu viết bản cam kết chấp hành đầy đủ, nghiêm túc các quy định của pháp luật Việt Nam về hướng dẫn viên du lịch và không tiến hành xử phạt hành chính.

Qua đợt kiểm tra, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu, các tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch tăng cường quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là việc tổ chức dịch vụ hướng dẫn, quản lý, sử dụng hướng dẫn viên theo đúng quy định của pháp luật.

Các tổ chức cử nhân viên, hướng dẫn viên tại điểm tham gia khóa đào tạo về ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách; phối hợp với các cơ quan liên quan trong quản lý hướng dẫn viên người nước ngoài; bảo đảm an toàn cho du khách cũng như trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường tại khu, điểm du lịch./.

Đà Lạt xử phạt chủ khách sạn có thái độ phân biệt đối xử với du khách

Một nhóm du khách đăng tải thông tin lên mạng về việc đã đặt phòng từ trước nhưng khi đến nơi, chủ khách sạn Dream Flower Hotel ở Đà Lạt có lời lẽ không thân thiện và không đồng ý cho họ nhận phòng.

Thẻ hướng dẫn viên du lịch có thời hạn bao lâu?

Thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa có thời hạn 05 năm. 5. Phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Làm thế nào để trở thành hướng dẫn viên du lịch quốc tế?

Để trở thành hướng dẫn viên du lịch quốc tế, bạn cần phải có thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế do cơ quan có thẩm quyền cấp. Ngoài ra bạn cũng cần thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ; có các kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã hội tại các điểm đến và các kỹ năng cần thiết khác.

Hướng dẫn du lịch quốc tế là ngành gì?

Hướng dẫn Du lịch Quốc tế (tiếng Hàn Quốc) là ngành học rất năng động, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức tổng quan về du lịch và thực hành quản lý, điều hành du lịch, chịu trách nhiệm phân công công việc - lập kế hoạch; thiết kế tour, quản lý và điều hành tour; nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan ...

Theo Luật du lịch 2017 hướng dẫn viên du lịch là gì?

11. Hướng dẫn viên du lịch là người được cấp thẻ để hành nghề hướng dẫn du lịch. 12. Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.

Chủ đề