Sở ngoại vụ là làm gì năm 2024

Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh là gì? Giám đốc Sở Ngoại vụ chịu trách nhiệm trước ai về hoạt động của Sở? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của chị N.T.H ở Lâm Đồng.

Chức năng của Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh là gì?

Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh có chức năng được quy định tại Điều 1 Quyết định 153/QĐ-BNG năm 2014 như sau:

Vị trí và chức năng
1. Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh (sau đây viết tắt là Sở Ngoại vụ) là đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại và trực tiếp triển khai các hoạt động đối ngoại tại thành phố Hồ Chí Minh (sau đây viết tắt là Thành phố) và các tỉnh, thành từ tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trở vào phía Nam (sau đây viết tắt là các tỉnh, thành phía Nam); đồng thời, tham mưu và xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đối ngoại của Thành phố theo sự chỉ đạo của Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy; được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật; trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.

Theo quy định trên, chức năng của Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh là tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại và trực tiếp triển khai các hoạt động đối ngoại tại thành phố Hồ Chí Minh (sau đây viết tắt là Thành phố) và các tỉnh, thành từ tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trở vào phía Nam (sau đây viết tắt là các tỉnh, thành phía Nam).

Đồng thời, tham mưu và xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đối ngoại của Thành phố theo sự chỉ đạo của Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố.

Sở ngoại vụ là làm gì năm 2024

Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh (Hình từ Internet)

Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh có những nhiệm vụ nào?

Nhiệm vụ của Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh được quy định tại Điều 2 Quyết định 153/QĐ-BNG năm 2014 như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Quản lý thống nhất công tác đối ngoại tại Thành phố và các tỉnh, thành phía Nam trên cơ sở ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (sau đây viết tắt là Bộ trưởng) theo đúng chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế; hỗ trợ và hợp tác với các cơ quan trong Thành phố (kể cả các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn) và các tỉnh, thành phía Nam để đảm bảo thực hiện những quy định của Nhà nước ta trong quan hệ với các cơ quan nước ngoài và người nước ngoài. Cụ thể:
a) Tham mưu cho Bộ trưởng trong việc: tổ chức phổ biến, quán triệt và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại, việc thực hiện các nhiệm vụ của Ngành ngoại giao về chính trị, kinh tế, văn hóa, biên giới lãnh thổ và công tác người Việt Nam ở nước ngoài, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và các tỉnh, thành phía Nam; phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Ngoại giao xử lý các vấn đề nhạy cảm, cụ thể liên quan đến dân chủ, nhân quyền tại các tỉnh thành phía Nam;
b) Tham mưu cho Lãnh đạo Thành phố: thực hiện công tác đối ngoại của Thành phố trên các lĩnh vực; quan hệ hợp tác hữu nghị của Thành phố với các thành phố và địa phương trên thế giới; làm đầu mối công tác ngoại giao phục vụ kinh tế trên địa bàn; thực hiện quan hệ hợp tác kinh tế song phương và đa phương; công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Thành phố.
2. Định kỳ báo cáo tình hình công tác đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và công tác người Việt Nam ở nước ngoài tại các tỉnh, thành phía Nam, khu vực Tây Nam Bộ và Tây Nguyên.
...
10. Quản lý, chỉ đạo các hoạt động của Trung tâm Dịch vụ đối ngoại theo chủ trương Ngoại giao phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế.
11. Quản lý, chỉ đạo các hoạt động của Nhà khách Chính phủ nhằm thực hiện tốt chức năng phục vụ các hoạt động lễ tân đối ngoại của Đảng, Nhà nước và của Bộ Ngoại giao tại Thành phố và các tỉnh, thành phía Nam.
12. Tổ chức thực hiện các nội dung cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch và sự phân công của Bộ trưởng.
13. Quản lý, sử dụng đội ngũ công chức, viên chức thuộc Sở; có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ ngoại ngữ, chuyên môn và nghiệp vụ; thực hiện các chế độ chính sách khen thưởng, kỷ luật, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cán bộ, nhân viên đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Bộ trưởng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

Theo đó, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 nêu trên.

Giám đốc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm trước ai về hoạt động của Sở?

Trách nhiệm của Giám đốc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 153/QĐ-BNG năm 2014 như sau:

Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Sở Ngoại vụ có Giám đốc và các Phó Giám đốc do Bộ trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm theo quy định.
Giám đốc Sở Ngoại vụ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở.
Các Phó Giám đốc giúp Giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của Sở theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.
...

Như vậy, Giám đốc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở.

Bộ Ngoại giao có chức năng gì?

Bộ Ngoại giao Việt Nam là cơ quan của Chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại, gồm: Công tác ngoại giao, biên giới, lãnh thổ quốc gia, công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, quản lý các cơ quan đại diện nước Cộng hòa ...

Ngoại giao Việt Nam là gì?

Ở Việt Nam, đối ngoại nhân dân – hay còn gọi là ngoại giao nhân dân, ngoại giao kênh hai - thường được hiểu là những hoạt động đối ngoại không phải của Đảng hoặc Nhà nước, mà là của người dân, hoặc trực tiếp của các cá nhân và cộng đồng cư dân hoặc thông qua các tổ chức nhân dân.

Nghệ thuật ngoại giao là gì?

Ngoại giao (Tiếng Anh: diplomacy) là một nghệ thuật tiến hành trong việc đàm phán, thương lượng giữa những người đại diện cho một nhóm hay một quốc gia.

Đối ngoại là như thế nào?

Động từ (Kết hợp hạn chế). Đối với nước ngoài, bên ngoài, nói về đường lối, chính sách, sự giao thiệp của nhà nước, của một tổ chức; phân biệt với đối nội.