Quá trình đô thị hóa trên thế giới năm 2024

Dân số thế giới có thể đạt mốc 5 tỷ người vào năm 2030 và Ủy ban quốc gia tính toán rằng khoảng 4 tỷ người trong số đó sinh sống ở các nước đang phát triển. Theo các số liệu ở bảng 1, gần 22 thành phố hơn 10 triệu dân vào năm 2015 phân bố tại các nước đang phát triển.

Manueal Castells (1996) dùng thuật ngữ “siêu đô thị” (megacities) như là một trong những khái niệm chính của tiến trình đô thị hóa thiên niên kỷ thứ III. Các thành phố không được định nghĩa bằng quy mô – mặc dù có một số lượng cực kỳ lớn cư dân cư trú – mà còn bởi vài trò là điểm kết nối giữa dân số khổng lồ và kinh tế toàn cầu. Siêu đô thị tập trung các hoạt động chính trị, truyền thông, giao tiếp, tài chính và dòng chảy hàng hóa. Theo Castells, siêu đô thị giữ chức năng thu hút nguồn lực cho khu vực và đất nước. Con người có thể khai thác khu vực đô thị rộng lớn theo nhiều cách; bên trong đô thị có người sẽ tận dụng được hệ thống toàn cầu và có người sẽ không thực hiện được điều đó. Bên cạnh việc dịch vụ đã trở thành trung tâm của kinh tế toàn cầu, siêu đô thị cũng trở thành “nơi lưu ký cho những thành phần dân chúng khác nhau đang đấu tranh để tồn tại”. Chẳng hạn, Mumbai ở Ấn Độ là một trung tâm việc làm và tài chính đang phát triển và là nhà của thị trường của ngành công nghiệp điện ảnh khổng lồ Bollywood. Đó là một thành phố phát triển và mở rộng mạnh mẽ với những lực hút đã được Castells đề cập đến.

Suy nghĩ phản biện: Có thể so sánh Mumbai với các thành phố lớn ở các nước công nghiệp như thế nào? Có nhữngđiểm tương đồng nào giữa Mumbai và, như đã đề cập, Los Angeles(xem phần “xã hội toàn cầu 1” dưới đây), London, Tokyo hay New York? Đâu là những khác biệt chính? Vị trí hiện tại của Ấn Độtrong nền kinh tế tư bản toàn cầu có giúp Mumbai ngăn chặn hiệu quả “khoảng cách giàu nghèo”?

Một trong những khu định cư đô thị lớn nhất trong lịch sử mà nay đã được định hình ở Châu Á, nằm trên diện tích 50.000 km2 từ Hong Kong đến Trung Hoa đại lục, vùng Perl River Delta và Macao. Mặc dù không có tên chính thức và được phép xây dựng, năm 1995 vùng đã đón khoảng 50 triệu người đến sinh sống. Theo Manuel Castells, khu vực đã trở thành trung tâm công nghiệp, kinh doanh và văn hóa quan trong nhất thế kỷ.

Castells lưu ý đến hàng loạt những nhân tố liên quan đến nhau nhằm giải thích sự phát triển bùng nổ của vùng (bao gồm nhiều thành phố tạo nên). Trước hết, Trung Hoa đang trên tiến trình chuyển đổi kinh tế và Hong Kong là một trong những “mắt xích” quan trọng kết nối Trung Hoa với nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, vai trò của Hong Kong như là một trung tâm kinh doanh và tài chính toàn cầu được củng cố cùng với quá trình chuyển đổi từ sản xuất sang dịch vụ. Cuối cùng, giữa những năm 1980 và 1990, nền công nghiệp của Hong Kong đã phát triển bùng nổ trong tiến trình công nghiệp hóa chung của cả vùng Pearl River Delta. Hơn 6 triệu người làm việc trong hơn 20.000 nhà máy và 10.000 công ty. Kết quả là, các quá trình trộn lẫn này đã tạo nên “sự bùng nổ đô thị không thể dự đoán” (Castells 1996).

Tại sao tốc độ phát triển ở các quốc gia hơi kém phát triển hơn lại cao hơn bất kỳ hơn nào khác? Có hai yếu tố quan trọng cần được lưu tâm đến. Đầu tiên, tốc độ gia tăng dân số ở các quốc gia đang phát triển cao hơn ở các nước công nghiệp. Sự phát triển của đô thị phụ thuộc vào tỷ lệ dân cư sẵn sàng sống tại đó. Thứ hai, một lượng lớn dân nhập cư quốc tế từ nông thông đến đô thị - như trường hợp của siêu đô thị Hong kong – Guangdong. Ở các nước đang phát triển, người ta đổ xô về thành phố không chỉ vì hệ thống sản xuất hàng hóa truyền thống nông thôn bị tan rã mà còn vì những cơ hội công việc tuyệt vời ở thành phố. Sự nghèo đói ở nông thôn khiến nhiều người muốn thử sức ở thành phố. Họ có thể chỉ nhập cư vào đô thị trong thời gian ngắn, sau đó quay về nông thôn khi có đã kiếm đủ tiền. Một số thực sự quay về, một số tìm được những động lực để ở lại, đôi khi nhiều hơn một lý do, một vài thì do đã đánh mất vị trí ở cộng đồng trước đó.

Xã hội toàn cầu 1 – Mumbai – siêu đô thị trong thế giới của các nước đang phát triển

Quá trình đô thị hóa trên thế giới năm 2024
Hình 5 - Đô thị hóa ở Ấn độ - siêu đô thị Mumbai (Nguồn: Tạp chí Guardian)

Ấn Độ dành được độc lập, thoát khỏi ách thống trịcủa Anh vào năm 1947, tại một thời điểm mà đất nước đang tương đối nghèo và kém phát triển. Kể từ khi độc lập, đất nước đã thay đổi đáng kểvà không nơi nào nhận thấy sự thay đổi rõ ràng hơn ở Mumbai, một siêu đô thị của 12 triệu dân trong một khu vực đô thị với hơn 21 triệu người. Như các thành phố khác trên toàn thế giới, Mumbai là một địa điểm tương phảnrõ rệtgiữa người giàuvà người nghèo. Bài viết dưới đây, viết nhân Kỷ niệm 60 năm độc lập vào năm 2007, tìm hiểu Mumbai của hiện tại và tương lai.

Ấn Độ có thể rút ngắn khoảng cách giàu nghèo?

Sáu mươi năm sau khi Ấn Độ đã được giải phóng khỏi ách thống trị thực dân Anh, nền kinh tế của đất nước đã bùng nổ. Tuy nhiên, liệu sự giàu có có được phân phối đồng đều hơn trong tương lai?

Không đủ

Tại Mumbai, thủ đô tài chính của Ấn Độ, biểu tượng thành công của kinh tế Ấn Độ có thể nhìn thấy ở khắp nơi – từ những biển nhấp nháy quảng cáo loại nước hoa mới nhất đến những người phụ nữ diện chiếc quần Jeans hiệu Tommy thời trang nhất. Ấn Độ ngày nay sôi động, tự tin và tham vọng – cũng không chút e ngại khi thể hiện điều đó.

Hãy lấy RajaniRishi ví dụ, 30 tuổi-một trùmmay mặc ở Mumbai và Đan Mạch – tự nhận mình là người nghiện việc và rất thích cuộc sống chất lượng cao. Vụ mua bán mới nhất của anh là một chiếc xe thể thao Porsche màu đen mà anh sẽ lái qua các đường phố ở Mumbai. Ở thủ đô tiền bạc của India, phô trương sự giàu có hiện tại là thời thượng. Rajaru đã luôn luôn mơ ước những điều này và bây giờ giấc mơ của anh đã trở thành hiện thực nhờ vào sự thành công của nền kinh tế và công việc kinh doanh của mình. "Tôi làm việc chăm chỉ, bạn biết đấy, để kiếm tiền” anh nói. “Và tôi cần được thưởng. Đây là phần thưởng của tôi”. “Nhưng vẫn chưa đủ. Mục tiêu kế tiếp ư? Một du thuyền. Tôi biết là tôi muốn có nó. Tôi đang chờ để mua”.

Thành phố tốc độ

Đây là nơi giấc mơ được tạo nên. Cuộc sống gấp gáp, thành phố tốc độ- tiền ở Mumbai chưa được chi tiêu hay tạo ra đủ nhanh. Và đó là giấc mơ dẫn dắt hàng triệu người nhập cư vào thành phố mỗi ngày. Họ đến đây từng đoàn, sau khi nghe những câu chuyện huyền thoại về đường phố dát vàng ở Murnbai. Di chuyển qua hàng ngàn dặm bằng xe lửa, họ bỏ lại gia đình, bạn bè và cuộc sống tuyệt vọng. Nhiều người cuối cùng lại ở tại một trong rất nhiều khu ổ chuột của thành phố và đấu tranh để tồn tại bằng cách làm những công việc lặt vặt trên đường. Họ đến thành phố để chinh phục và kết cục bị nó nhấn chìm.

Phá hủy

Saunji Kesarwadi làm nghề giúp việc vặt hiện đang sống trong căn phòng 2x2m ở Dharavi, khu ổ chuột lớn nhất Châu Á. Trong chiếc hộp đó, anh làm việc và nuôi sống một gia đình sáu người đang sống trên tầng áp mái. Cũng như việc sợ bị đuổi, anh sợ sẽ bị ném ra ngoài đường khi người ta tính toán con đường để phát triển.

“Chúng tôi nghe nói là những nhà xây dựng đang đến”. Anh Kesarwadi nói với hai bé gái đang nhìn vào “Nhưng chẳng ai nói với chúng tôi điều gì cả. Họ nói là họ sẽ cho chúng tôi một căn hộ nếu chúng tôi bán đất cho họ - nhưng tất cả chúng tôi sẽ chuyển đi thế nào được? Đây là công việc, cuộc sống của tôi. Không quá nhiều nhưng là tất cả những gì tôi có”. Tuy nhiên, trong khi cuộc sống ở các thành phố đang mất đi sự hy vọng, sự phát triển kinh tế nông thôn lại đem đến nhiều công việc mới ở làng quê.

Lựa chọn nông thôn

Khoảng 300km từ thủ đô công nghệ củaẤn Độ, Bangalore, ở Bellary-một thành phố công nghiệp được khai sinh trong một ngôi làng yên ả. Nếu đến đây lần đầu tiên, tất cả những gì có thể thấy được là đất nông nghiệp bụi bặm hàng dặm xung quanh. Nhưng đằng sau vẻ ngoài yên tĩnh đó, có một sự thay đổi lớn đang diễn ra. Bellary là nhà của một trong các trung tâm gia công nông thôn đầu tiên của Ấn Độ, do công ty sản xuất thép JSWSteel Limited lập nên. Tổ chức đã bắt đầu hai hoạt động nhỏ trong khuôn viên trường Bellary do tập đoàn quản lý. Họ thuê những phụ nữ trẻ từ các làng lân cận đến làm việc trong trung tâm gia công nông thôn. Ở đây các cô gái nhập hồ sơ nha khoa chi tiết của các bệnh nhân người Mỹ, đánh máy bằng một ngôn ngữ mà nhiều người trong số họ chỉ mới vừa học, sử dụng những máy móc mà nhiều người chưa bao giờ nhìn hoặc nghe nói trước đây.

Savithri Amma hai mươi tuổi, tốt nghiệp trung học. Cô kiếm được khoảng $80(£40) một tháng khi làm công việc này-giống như những người cùng lứa có thể với công việc giúp việc nhà ở Mumbai. Với số tiền đó, cô phải đi làm từ 7 giờ sáng mỗi ngày – có nghĩ là phải rời làng để bắt xe buýt JSW từ 5 giờ sáng và về nhà lúc tan ca lúc 3 giờ chiều. “Lúc đầu, khi tôi mới đi làm, cha mẹ tôi hoài nghi”. Cô nói bẽn lẽn. “Ở đây phụ nữ thường không bao giờ ra ngoài – nhưng giờ đây chúng tôi có thể làm điều đó vì địavị của chúng tôi trong cuộc sống đã được cải thiện về mặt tài chính và xã hội nhờ vào công việc của chúng tôi ở đây. Cha tôi kiếm được ít tiền hơn tôi mỗi tháng. Tôi rất tự hào là người kiếm tiền chính trong gia đình.”

Hứa hẹn tăng trưởng

Ở làng của Amma, cô được nhìn nhận như là hình mẫu mới cho các bạn cùng lứa. Giờ cầu nguyện mỗi ngày ở đền làng là thời gian cô suy nghĩ lại về một ngày làm việc của mình và bày tỏ lòng biết ơn với những tổ tiên Hindu của cô vì tương lai tốt đẹp. Cô nên cảm ơn họ thật nhiều. Amma là một trong những người may mắn, cô là một trong số ít người không phải rời bỏ gia đình để đấu tranh sinh tồn với hàng triệu người khác ở các thành phố Ấn Độ. Sự tăng trưởng kinh tế Ấn Độ tác động đến mọi đường phố ở Mumbai, Delhi và cả những ngôi làng. Chỉ khi sự tăng trưởng đó hiện hữu thực sự tại nơi này, một tương lai hứa hẹn mới có thể đến.

Những thách thức của đô thị hóa các nước đang phát triển

Ý nghĩa kinh tế:

Với sự gia tăng của đội ngũ lao động nông thôn thiếu kỹ năng nhập cư vào các đô thị cung tâm, khu vực kinh tế chính thức thường phải tranh đấu để nhấp thụ họ vào lực lượng lao động. Tại hầu hết các thành phố ở các nước đang phát triển, những khu vực kinh tế phi chính thức cho phép gia nhập những người không thể tìm được việc làm ở khu vực chính thức. Từ những công việc sản xuất và xây dựng đến những hoạt động thương mại quy mô nhỏ, những công ty phi chính thức cung cấp cơ hội kiếm tiền cho những lao động nghèo thiếu kỹ năng.

Cơ hội kinh tế phi chính thức rất quan trọng trong việc giúp đỡ hàng ngàn gia đình sống sót trong điều kiện đô thị, nhưng cũng có những vấn đề bên cạnh đó. Khu vực kinh tế phi chính thức là không bị đánh thuế và không được kiểm soát. Đồng thời, cũng là ít hiệu quả hơn so với khu vực kinh tế chính thức. Các quốc gia mà hoạt động kinh tế tập trung trong khu vực này không thu được các khoản doanh thu thuế cần thiết. Mức thấp năng suất cũng làm tổn thương nền kinh tế chung - tỷ lệ GDP được tạo ra bởi hoạt động kinh tế phi chính thức thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ dân số tham gia trong lĩnh vực này.

OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - Organizationn of Economic Cooperation and Development) ước tính rằng một tỷ công việc làm mới cần được tạo ra tính đến năm 2025 để thích hợp với dân số dự kiến tăng thêm tại các đô thị ở các nước đang phát triển. Điều này là không thể nếu tất cả các công việc đều do khu vực kinh tế chính thức tạo ra. Một số nhà phân tích tăng trưởng tranh luận rằng cần phải chú ý để chính thức hóa và định chế hóa khu vực kinh tế phi chính thức rộng lớn, nơi mà hàng loạt những lao động “dư thừa” kéo đến hằng năm.

Thách thức môi trường:

Sự mở rộng chóng mặt khu vực đô thị ở các nước đang phát triển có đặc điểm khác với sự bùng nổ ở các nước công nghiệp. Mặc dù tất cả đều phải đối mặt với các vấn đề môi trường nhưng những thành phố ở các nước phát triển đứng trước hàng loạt rủi ro đặc biệt. Ô nhiễm, thiếu nhà ở, vệ sinh kém và thiếu cung cấp nước sạch là những vấn đề mãn tính ở các thành phố này.

Nhà ở là vấn đề nặng nhất ở nhiều đô thị. Ở những thành phố như Calcutta và Sao Paulo là một trở ngại lớn; tỷ lệ những người nhập cư thì luôn quá cao so với việc cung cấp nhà ở cố định. Đám đông nhập cư ùa vào chiếm đất ở những khu vực nhất định, mọc lên như nấm ở khu vực ven đô. Ở các đô thị phương Tây, người nhập cư thường thích ở gần các khu vực trung tâm thành phố, trong khi tình hình lại diễn ra ngược lại ở các nước đang phát triển, nơi đám đông nhập cư còn được gọi là “bể phốt ngoài rìa” (septic fringe) đô thị. Chỗ ở là cái chòi dựng bằng bìa các tông cướp giựt được, bao bọc xung quanh rìa đô thị, nơi còn quá ít không gian chỗ trống.

Tại Sao Paulo, con số thống kê cho thấy có khoảng 5,4 triệu người sống trong những căn nhà tạm bợ vào năm 1996. Một vài học giả tính toán là con số có thể lên đến 20 triệu nếu khái niệm “nhà ở” được định nghĩa nghiêm ngặt hơn. Đến những năm 1980, căn bệnh thâm hụt nhà ở mãn tính ở Sao Paulo đã tạo ra làn sóng “chiếm cứ” phi pháp các tòa nhà bỏ không. Nhóm những gia đình không có nhà cửa bắt đầu “nhảy vào” chiếm lĩnh những khách sạn, văn phòng và nhà ở do chính phủ xây dựng bị bỏ rơi. Nhiều gia đình tin rằng tốt nhất là cùng chia sẻ bếp và nhà vệ sinh với hàng trăm người khác còn hơn phải sống trong ngoài đường hay trong các khu ở chuột (favelas) – nằm ở ngoài rìa thành phố.

Chính quyền thành phố và vùng ở những nước kém phát triển hơn (một chút so với các nước phát triển và phát triển cao hơn các nước đang phát triển - ND) khó mà kiểm soát nhu cầu nhà ở gia tăng theo hình xoắc ốc (vừa ở tính quy mô vừa ở yêu cầu chất lượng). Ở những thành phố như Sao Paulo tồn tại sự không đồng thuận giữa những người xây dựng nhà cửa và chính quyền thành phố về cách giải quyết các vấn đề nhà ở. Một số cho rằng cách thức khả thi nhất là cải thiện tình trạng của các khu favelas – cung cấp điện, đường ống dẫn nước sạch, lát đường và đánh số nhà. Số khác e rằng những thị trấn chòi tạm bợ không thể coi là nhà ở và nên kháng nghị tìm cách riêng cung cấp nhà ở cho người nghèo.

Sự quá tải và phát triển quá mức ở khu vực trung tâm thành phố dẫn đến nhiều vấn đề môi trường đô thị nghiêm trọng. Thành phố Mexico là một ví dụ điển hình. 94% không gian của thành phố này là để xây dựng nhà cửa và chỉ có 6% là không gian mở. Tỷ lệ “không gian xanh” và các vùng cây xanh kéo dài còn thấp hơn rất nhiều tỷ lệ ở một thành phố có mật độ cao nhất ở Bắc Mỹ hay Châu Âu. Ô nhiễm là một vấn đề lớn khác, đến từ xe hơi, xe buýt, xe tải đậu khắp trên những con đường chật hẹp của thành phố, vấn đề phát sinh để lại của sự ô nhiễm công nghiệp. Điều này khiến cho việc sinh sống ở Mexico tương đương với việc hút 40 điếu thuốc/ngày. Tháng 3 năm 1992, mức độ ô nhiễm đã lên cao nhất từ trước đến nay. Mặc dù tiêu chuẩn “an toàn” cho phép ở mức 100 điểm, trong tháng đó mức độ ô nhiễm đã lên đến 398 điểm. Chính phủ buộc phải để các nhà máy đóng cửa một thời gian, buộc phải đóng cửa trường học và 40% xe hơi bị cấm lưu hành chỉ trong một ngày.

Tác động xã hội:

Nhiều đô thị ở các nước đang phát triển bị quá tải và hạn chế nguồn lực. Nghèo đói lan rộng và các dịch vụ xã hội thì không thể đáp ứng hết nhu cầu như chăm sóc sức khỏe, tư vấn gia đình, giáo dục và rèn luyện. Mất cân đối độ tuổi ở các nước đang phát triển làm tăng thêm khó khăn cho những vấn đề kinh tế và xã hội. So sánh với các nước công nghiệp, độ tuổi phổ biến nhất ở các nước đang phát triển là dưới 15. Độ tuổi cần nhiều sự giáo dục và hỗ trợ, nhưng các nước đang phát triển lại thiếu nguồn lực để cung ứng phổ cập giáo dục. Ở những gia đình nghèo, nhiều đứa trẻ phải làm việc toàn thời gian, số khác phải ra đường và sống như những đứa bé lang thang, xin xỏ bất cứ thứ gì có thể. Khi những đứa trẻ đường phố này lớn lên, hầu hết lại thất nghiệp, vô gia cư hoặc cả hai.

Tương lai của đô thị hóa ở các nước đang phát triển

Khi quan sát phạm vi thách thức mà khu vực đô thị ở các nước đang phát triển phải đối mặt, điều khó khăn nhất là nhìn thấy được tương lai thay đổi và phát triển hơn. Tình trạng cuộc sống ở những thành phố lớn nhất dường như đang giảm sút thậm chí đối với tương lai đang đến gần. Tuy nhiên, bức tranh không phải chỉ có những màu sắc tiêu cực.

Trước hết, tỷ lệ sinh vẫn còn khá cao ở nhiều quốc gia, nhưng tiến trình đô thị hóa khiến tỷ lệ này đang có xu hướng giảm sút. Điều này khiến cho tỷ lệ đô thị hóa cũng tự giảm theo. Ở Tây Phi, chẳng hạn, tỷ lệ đô thị hóa có thể giảm xuống còn 4,2 %/năm vào năm 2020, so với tỷ lệ 6,3%/năm trong suốt các thập kỷ vừa qua.

Thứ hai, toàn cầu hóa được xem là một cơ hội quan trọng cho khu vực đô thị ở các nước đang phát triển. Với quá trình hội nhập kinh tế, các thành phố trên thế giới có khả năng thâm nhập thị trường quốc tế, thúc đẩy chính địa phương thành địa điểm để đầu tư và phát triển và tạo ra các liên kết kinh tế xuyên biên giới của quốc gia dân tộc. Toàn cầu hóa hiển hiện một trong những lối thoát năng động nhất để phát triển đô thị trở thành lực lượng chính trong phát triển kinh tế và đổi mới. Thật vậy, nhiều thành phố tại các nước đang phát triển đã gia nhập đội ngũ các “thành phố toàn cầu”, như chúng ta sẽ thấy ngay dưới đây.

Thành phố và quá trình toàn cầu hóa

Trước thời hiện đại, thành phố chỉ cho phép chứa đựng một phần chủ yếu từ những khu vực nông thôn xung quanh. Hệ thống đường xá thỉnh thoảng nối các đô thị lớn lại với nhau nhưng phần lớn chỉ được sử dụng bởi những mục đích đặc biệt cho thương mại, quân đội và những người thỉnh thoảng phải vượt qua những quảng đường dài vì một mục đích nào đó. Công đồng bên trong mỗi thành phố khá hạn chế. Bức tranh của thập kỷ thứ nhất của thế kỷ XXI cũng không có quá nhiều khác biệt. Toàn cầu hóa gây nên những ảnh hưởng sâu sắc đến các thành phố bằng cách biến chúng trở nên độc lập hơn và khuyến khích gia tăng các liên kết ngang giữa các thành phố trong cùng biên giới quốc gia. Rất nhiều những quan hệ thực và ảo giữa các thành phố và mạng lưới kết nối toàn cầu đang hiện hữu.

Nhiều người dự đoán rằng quá trình toàn cầu hóa và những công nghệ giao tiếp mới sẽ dẫn dắt xu hướng chuyển nhượng tại thành phố, như chúng ta được biết – mô hình làng ảo của Helsinki cung cấp một ví dụ khả dĩ. Điều này là bởi vì nhiều chức năng truyền thống của thành phố hiện được thực hiện trên không gian mạng hơn là trong khu vực đô thị. Chẳng hạn, thị trường tài chính được điện tử hóa, thương mại điện tử làm giảm sự phụ thuộc của cả người sản xuất và tiêu dùng vào các vị trí cửa hàng ở trung tâm đô thị và “giao tiếp qua mạng” cho phép một số lượng ngày càng tăng những người làm việc từ nhà thay vì phải đến văn phòng.

Tuy nhiên, cho đến nay, dự đoán như vậy vẫn chưa thành hiện thực. Không phải phá hoại các thành phố, toàn cầu hóa chỉ chuyển đổi chúng thành các trung tâm quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Các trung tâm đô thị đã trở nên quan trọng trong việc phối hợp với dòng chảy thông tin, quản lý hoạt động kinh doanh và đổi mới các dịch vụ và công nghệ. Hiện đã có một sự đồng thời phân tán và tập trung hoạt động lẫn quyền lực trong một tập hợp các thành phố trên toàn cầu (Castells1996).

Quá trình đô thị hóa trên thế giới có đặc điểm gì?

Đặc điểm của đô thị hóa trên thế giới là: sự gia tăng nhanh chóng tỉ lệ người sống trong các đô thị (trong khi tỉ lệ người sống ở nông thôn có xu hướng giảm), dân cư tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và cực lớn hình thành nên các siêu đô thị (Bắc Kinh, Tô-ki-ô, Luân Đôn,...).

Đô thị hóa lớp 10 là gì?

- Khái niệm: Đô thị hóa không chỉ là quá trình tăng quy mô dân số đô thị và mở rộng diện tích đô thị, mà còn bao gồm cả những thay đổi về phân bố dân cư, cơ cấu dân số, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và trong lối sống, văn hóa, tổ chức không gian môi trường sống.

Trình độ đô thị hóa là gì?

Đô thị hóa là một quá trình phát triển kinh tế, mở rộng của đô thị. Biểu hiện ở sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và ở đó phổ biến rộng rãi lối sống đô thị.

Đô thị hóa có vai trò gì?

Đô thị hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư.