Ngày 19 tháng 12 năm 1946 là ngày gì năm 2024

Ngày 19/12/1896: Ngày sinh nhà soạn kịch Vũ Đình Long. Ông quê ở tỉnh Hà Tây, qua đời nǎm 1960 tại Hà Nội.

Ngày 19/12/1946: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng chỉ huy quân đội quốc gia Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho lực lượng vũ trang: Giờ chiến đấu đã đến! và giao mệnh lệnh nổ súng cho các đơn vị, mở đầu cho một giai đoạn mới, giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp trên phạm vi cả nước.

Ngày 19/12/1946: Tại làng Vạn Phúc thuộc thị xã Hà Đông (Hà Tây) Hồ Chủ tịch đã viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Ngày 19/12/1972: Việt Nam và Madagascar thiết lập mối quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ.

Ngày 19/12/1994: Đảng và Nhà nước ta đã tổ chức trọng thể lễ trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước: Bà mẹ Việt Nam anh hùng lần thứ nhất tại Phủ Chủ tịch ở thủ đô Hà Nội.

Ngày 19/12/2014: Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 57/2014/TT-BCT quy định phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện.

Sự kiện quốc tế diễn ra trong ngày 19/12

Ngày 19/12/1948: Anh và Trung Quốc ký hiệp ước về việc trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc vào nǎm 1997.

Ngày 19/12/1955: Quốc hội Sudan tuyên bố độc lập.

Ngày 19/12/1966: Thành lập Ngân hàng phát triển châu Á (Viết tắt theo tiếng Anh là ADB)

Ngày 19/12/1980: Thông tấn xã Yonhap được thành lập, hiện là thông tấn xã lớn nhất của Hàn Quốc.

Ngày 19/12/1997: Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung đề nghị đàm phán với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều tiên, một trong những bước đi đầu tiên trong tiến trình đàm phán giữa hai nước.

Ngày 19/12/1998: Tổng thống Bill Clinton bị Hạ viện Hoa Kỳ luận tội, trở thành Tổng thống Hoa Kỳ thứ nhì bị luận tội trong lịch sử.

Cách đây 77 năm, đêm 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam bùng nổ. Đáp Lời kêu gọi cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, theo đường lối kháng chiến đúng đắn do Đảng vạch ra, toàn dân ta chung sức chung lòng nhất tề đứng lên giết giặc cứu nước. Nhiều năm trôi qua, Lời kêu gọi thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc vẫn khắc sâu trong tâm khảm mỗi người Việt Nam hôm nay.

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á ra đời, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Từ đây, chính quyền cách mạng về tay nhân dân, nhân dân lao động đã trở thành người làm chủ vận mệnh dân tộc mình. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã tác động, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các thuộc địa, làm cho các thế lực đế quốc và bọn phản động quốc tế hết sức lo sợ. Mỹ công khai ủng hộ, giúp đỡ Pháp quay lại xâm lược Việt Nam và Đông Dương. Đế quốc Anh xuất phát từ quyền lợi thực dân và theo quỹ đạo của Mỹ cũng ra sức ủng hộ ý đồ của thực dân Pháp tái chiếm Đông Dương.

Ngày 19 tháng 12 năm 1946 là ngày gì năm 2024
Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946. Ảnh: T.L

Đặc biệt, ngày 18 và 19/12/1946, thực dân Pháp liên tiếp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải phá bỏ công sự trong thành phố, giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng. Trước âm mưu, hành động xâm lược của kẻ thù, nhân dân Việt Nam không có con đường nào khác là cầm súng chiến đấu để bảo vệ độc lập, tự do. Ngày 18 - 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp hội nghị tại Vạn Phúc (Hà Đông), quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Vào lúc 20 giờ ngày 19/12/1946, bằng những loạt đại bác từ pháo đài Láng bắn vào các mục tiêu của địch trong thành phố, quân và dân Thủ đô Hà Nội chính thức mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”. Ngay đêm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Đáp lại Lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” quân và dân Hà Nội đã nổ súng mở đầu cho toàn quốc kháng chiến. Phối hợp với Thủ đô Hà Nội, quân và dân các đô thị ở Bắc vĩ tuyến 16 cũng giành được thắng lợi quan trọng. Quân và dân Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh du kích, đánh phá kế hoạch bình định, kiềm chế không cho địch đưa lực lượng chi viện cho Trung Bộ và Bắc Bộ. Đồng thời, cùng với những cuộc chiến đấu trực tiếp với quân Pháp, chúng ta thực hiện cuộc tổng di chuyển các cơ quan, kho tàng, máy móc vào An toàn khu. Đến tháng 3/1947, các cơ quan của Trung ương Đảng, Chính phủ, Quân đội, Mặt trận được chuyển lên Việt Bắc an toàn. Việt Bắc trở thành Thủ đô của cuộc kháng chiến toàn quốc. Ở các địa phương cũng diễn ra việc di chuyển cơ quan vào các vùng nông thôn hoặc những nơi rừng núi, thiết lập hệ thống thông tin liên lạc giữa các địa phương và Trung ương ở chiến khu Việt Bắc. Nhân dân các vùng có chiến sự cũng triệt để thi hành chính sách “vườn không nhà trống”, tản cư ra vùng tự do. Chỉ sau một thời gian ngắn, mọi hoạt động của đất nước đã chuyển hướng theo hoàn cảnh thời chiến và phục vụ kháng chiến lâu dài. Cuộc chiến đấu oanh liệt, sáng tạo của quân, dân Thủ đô Hà Nội và của cả nước trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến đã giáng một đòn mạnh vào chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” và ý chí xâm lược của kẻ thù, làm tiền đề vững chắc cho những thắng lợi tiếp theo của cuộc kháng chiến.

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 đã thể hiện sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, bám sát tình hình thực tiễn, nắm vững thời cơ, chọn đúng mặt trận chính, tính toán thời điểm nổ súng chính xác, biến bị động thành chủ động, tạo nên thế trận mới cho mặt trận Hà Nội có điều kiện giam chân quân địch hai tháng, để cả nước chuyển vào kháng chiến trường kỳ. Việc nổ súng phát động toàn quốc kháng chiến ngày 19/12 giữa Thủ đô là một trường hợp hiếm thấy trong lịch sử, thể hiện một nghệ thuật khởi đầu cuộc chiến tranh cách mạng thật đúng đắn, quả cảm và sáng tạo.

77 năm đã trôi qua, nhưng khí thế hào hùng của những ngày đầu toàn quốc kháng chiến đã trở thành ngày lịch sử, là dấu son chói lọi trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Lời kêu gọi thiêng liêng của Bác vẫn mãi giữ nguyên tính thời sự, đó là giá trị của niềm tin tất thắng, là ý thức sâu sắc giá trị độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Kỷ niệm ngày toàn quốc kháng chiến là dịp để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ôn lại những bài học sâu sắc của lịch sử, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân, đồng sức chung lòng tạo nguồn động lực to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.