Nhìn từ trên xuống là mặt gì trong xây dựng năm 2024

Việc đọc hiểu bản vẽ thiết kế ngôi nhà sẽ giúp gia chủ nắm rõ những điều kiến trúc sư muốn diễn đạt trong thiết kế, đồng thời trao đổi với kiến trúc sư nhằm đảm bảo được sự hài lòng với ngôi nhà tương lai của mình.

Theo kiến trúc sư Phạm Ngọc Thiên Ân, ngôn ngữ bản vẽ là loại ngôn ngữ thiết kế được sử dụng đồng loạt trên toàn thế giới. Ngay cả khi không cùng ngôn ngữ nói, nhưng khi nhìn vào bản vẽ, hầu hết kiến trúc sư trên thế giới đều hiểu ý nghĩa của bản vẽ như nhau. Vì vậy, việc đọc hiểu về các thành phần cơ bản của bản vẽ, là kiến thức căn bản để gia chủ có thể trao đổi với kiến trúc sư, hiểu được những điều kiến trúc sư muốn diễn đạt trong thiết kế, nhằm đảm bảo được sự hài lòng với ngôi nhà tương lai của mình.

Trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, kiến trúc sư sẽ làm việc và trình bày với gia chủ các phần bản vẽ sau để đi đến thống nhất ý tưởng xây dựng nhà:

1. Bản vẽ mặt bằng các tầng

Sau khi tưởng tượng cắt bỏ đi phần trên của ngôi nhà (phần này thường cao 1 m so với cao độ tầng nhà đó), mặt bằng là hình chiếu phần còn lại của 1 tầng của ngôi nhà lên mặt phẳng. Phần mặt bằng dùng để bố trí các vật dụng và phân vùng phòng ốc, lối đi lại được bố trí trong phạm vi 1 tầng của ngôi nhà.

Ví dụ, mặt bằng tầng trệt là bản vẽ nhìn từ trên xuống bố trí các phòng và vật dụng trong tầng trệt của ngôi nhà, mặt bằng lầu 1 là bản vẽ nhìn từ trên xuống bố trí các phòng và vật dụng trong lầu 1 của ngôi nhà.

Nhìn từ trên xuống là mặt gì trong xây dựng năm 2024

Bản vẽ mặt bằng các tầng. Ảnh: Không Gian Hoàn Hảo.

2. Bản vẽ các mặt đứng

Mặt đứng là hình chiếu thẳng góc thể hiện hình dáng bên ngoài của công trình. Nó thể hiện hình ảnh bố trí tổng thể của ngôi nhà nhìn theo góc độ thẳng trên từng mặt với các bố trí tổng quan bao gồm: cửa đi, cửa sổ, ban công, mỹ thuật đường nét và tính cân đối giữa kích thước chung và kích thước riêng của ngôi nhà. Tùy từng công trình thiết kế đơn giản hay phức tạp, kiến trúc sư sẽ thể hiện số lượng bản vẽ mặt đứng nhiều hay ít để gia chủ dễ hình dung.

Nhìn từ trên xuống là mặt gì trong xây dựng năm 2024

Bản vẽ các mặt đứng. Ảnh: Không Gian Hoàn Hảo.

3. Bản vẽ mặt cắt

Là hình thể hiện công trình thu được khi dựng các mặt phẳng quy ước cắt từ trên xuống ngang qua ngôi nhà (vuông góc thẳng đứng với mặt đất). Mặt cắt thể hiện không gian bên trong nhà, chiều cao nhà, số tầng, chiều cao các tầng, các lỗ cửa, kích thước tường, độ cao dầm, độ dày sàn, cấu tạo vì kèo, sàn mái, cầu thang, vị trí hình dáng chi tiết kiến trúc bên trong các phòng.

Nhìn từ trên xuống là mặt gì trong xây dựng năm 2024

Bản vẽ mặt cắt. Ảnh: Không Gian Hoàn Hảo.

4. Bản vẽ phối cảnh

Là bản vẽ hình chiếu 3D của công trình giúp gia chủ hình dung được hình ảnh công trình trong thực tế theo cách quan sát thông thường chứ không phải theo ngôn ngữ kỹ thuật. Bản vẽ phối cảnh giúp chủ nhà hình dung công trình theo hướng trực quan sinh động với các chất liệu và màu sắc thực tế.

Lần đầu tiên xây nhà, nếu chưa từng học qua bất kì trường lớp nào về xây dựng bạn có thể không hiểu được những thuật ngữ mà nhà thiết kế cũng như nhà thầu sử dụng.

Nhìn từ trên xuống là mặt gì trong xây dựng năm 2024

Kinh Nghiệm Làm Nhà sẽ chia sẻ đến các gia chủ các thuật ngữ cơ bản trong xây dựng, khi hiểu được các thuật ngữ này, công việc giao tiếp và quản lý với kĩ sư thiết kế và nhà thầu sẽ dễ dàng hơn.

Mặt bằng: là bản vẽ nhìn xuống không gia bên trong sau khi đã cắt ngang. Mặt phẳng cắt thường lấy cách mặt sàn khoảng 1.5 m. Tương tự như ta nhìn từ trên trần nhà xuống.

Mặt cắt: Là bản vẽ thể hiện phần nhìn thấy sau khi đã cắt một không gian theo chiều đứng, tương tự như ta cắt một chiếc bánh kem và nhìn thấy cấu tạo các thành phần của nó.

Mặt đứng: Là bản vẽ thể hiện hình dáng bên ngoài của ngôi nhà.

Phối cảnh: Là bản vẽ thể hiện căn nhà trong không gian thực tế.

Tỷ lệ: Là tỉ số giữa kích thước đo trên bản vẽ và kích thước tương ứng đo trên thực tế.

Cốt ±0.00: Là mặt phẳng chuẩn được dùng để so chiếu các mặt phẳng khác. Các mặt phẳng cao hơn được gọi là dương (+) và các mặt phẳng thấp hơn gọi là cốt âm (-). Các kích thước trên ký hiệu được ghi theo hệ mét, chỉ cao độ của vị trí đó so với cốt ± 0.00.

Bê tông: Là một loại đá nhân tạo chịu nén tốt nhưng chịu kéo kém, cho nên người ta đặt cốt thép vào những vùng chịu kéo của kết cấu để khắc phục nhược điểm của bê tông.

Bê tông cốt thép: Là loại vật liệu hỗn hợp dưới dạng bê tông liên kết với cốt thép để chúng cùng làm việc với nhau trong một kết cấu.

Cốt thép: Là thép được đưa vào bê tông để làm tăng khả năng chịu lực của bê tông, có hai loại;

Cốt mềm: Gồm những thanh thép có mặt cắt tròn.

Cốt cứng: Gồm các thanh thép hình (Chữ I, chữ U)

Cốt mềm thường được sử dụng hơn cốt cứng. Cốt mềm lại chia ra: Cốt trơn và cốt gai.

(*) Tuỳ theo tác dụng của cốt thép trong kết cấu, người ta phân ra.

Cốt thép chịu lực: Là thành phần chịu lực chính.

Cốt đai: Dùng để giữ các cốt thép chịu lực ở vị trí làm việc, đồng thời cũng tham gia chịu lực.

Cốt cấu tạo: Được đặt thêm do yêu cầu cấu tạo, tiết diện của chúng không xét đến trong tính toán,

Các cốt thép thường được liên kết thành khung hay thành lưới, dùng dây thép nhỏ để liên kết hoặc hàn. Các đoạn cốt thép nối cũng liên kết như vậy.