Nhân cách là gì tâm lý học năm 2024

Giúp dự đoán về cách đương đầu, ứng phó, tính chịu đựng, cách phản ứng, khả năng phục hồi và thích nghi với hoàn cảnh của cá nhân.

  • Biết cách chấp nhận tính cách của người khác.
  1. Khái niệm nhân cách
  1. Khái niệm về nhân cách và bản chất nhân cách
  2. Thuật ngữ “nhân cách” bắt nguồn từ chữ “Persona” trong tiếng Hi Lạp cổ đại dùng để chỉ cái mặt nạ của diễn viên sân khấu cổ đại, tiếp đến dùng để chỉ bản thân người diễn viên và các vai mà người đó đóng. Sau đó nó dùng để chỉ vai trò thực sự của con người trong xã hội.

- Nhân cách là một ý niệm: Thuật ngữ nhân cách (Personality) xuất

phát từ tiếng Latin cổ đại là Persona (cá tính) và tiếng Latin trung cổ là Personalitas. Nghĩa gốc của từ này mặt nạ, chỉ vẻ bề ngoài của một cá nhân. Tuy nhiên, nghĩa từ này không được sử dụng lâu dài vì nhân cách (Persona) bao hàm rất nhiều nghĩa, cả đặc điểm bên trong và những phẩm chất cá nhân cũng như diện mạo bên ngoài của người ấy.[ CITATION Smi05 \l 1033 ]

  • Khái niệm nhân cách: là toàn bộ những phẩm chất tâm lí tương đối ổn định của cá nhân, biểu hiện ở các nét nhân cách của chính cá nhân đó.

T Các nét tâm lí tương đối ổn định.

T Nhân cách được hình thành trong cuộc sống, trong hoạt động, giao tiếp.

T Là những nét (bản sắc) riêng biệt của mỗi cá nhân.

T Là thước đo giá trị của con người trong xã hội.

  • Các quan niệm về nhân cách:

T Xu hướng sinh vật cho nhân cách là thuộc tính sinh vật, bản năng tình dục, đặc điểm hình thể, siêu đẳng bù trừ...(S. Freud; A. Adler; K. Jung; Krestchmer).

T Xu hướng nhân cách là nhân tính con người, là động cơ tự điều chỉnh, là tương tác xã hội, là nhu cầu, là lo lắng... (C. Rogers; R; A. Maslow; G. Allport; J. Bugental; A. Murray; G. Merd; K. Horney.

T Xu hướng nhân cách là toàn bộ mối quan hệ xã hội của cá nhân (L. Seve; Zeigarnite; Ogorodnikov).

T Nhân cách là sản phẩm cuối cùng của thói quen (J. Watson).

T A. Leonchiev quan niệm: Nhân cách là một cấu tạo trọn vẹn thuộc một loại đặc biệt..ười ta sinh ra không phải đã là nhân cách mà người ta trở thành nhân cách.

T A. Secbacov: Nhân cách là sự hình thành một cách trọn vẹn những cấu trúc tâm lí, phản ánh bản chất xã hội của con người hiện thực với tư cách là chủ thể có ý thức của nhận thức và tích cực cải tạo thế giới

T Nhân cách là một sản phẩm xã hội – lịch sử, chủ thể có ý thức xã hội – có trách nhiệm (J. Galpêrin).

T Nhân cách phát triển toàn diện là một người có năng lực và sẵn sàng hành động ngày càng độc lập (tự động) và có ý thức trong những phạm vi hoạt động hết sức đa dạng, có ý nghĩa xã hội trong sự tác động chung, tập thể đối với những người khác (A).

T Nhân cách là những mẫu hành vi ứng xử có tính kiên định và những quá trình tâm lý trong mối quan hệ, giữa chủ thể và bản thân, khởi xướng từ bên trong cá nhân (J.M).

 Tác giả Nguyễn Ngọc Phú: Nhân cách là tổng hoà các phẩm chất xã hội, được cá nhân lĩnh hội trong hoạt động và giao tiếp, phản ánh giá trị xã hội của cá nhân đó trong cộng đồng.

 Tác giả Vũ Dũng: Một mặt nhân cách là sản phẩm của sự phát triển lịch sử xã hội, mặt khác nhân cách cũng là người sáng tạo ra hoàn cảnh, điều kiện, của cải xã hội.

 Có thể thấy ở Việt Nam hiện nay có xu hướng đặt giá trị xã hội thành một thành phần, một mặt quan trọng nếu không nói là trung tâm của nhân cách. Mức độ của giá trị xã hội của nhân cách quy định kích cỡ của nhân cách ấy.

- Các quan điểm về nhân cách [ CITATION TLHĐC \l 1033 ] (196 - 199)

T Một số quan điểm sai lầm về nhân cách:

 Quan điểm sinh vật hóa nhân cách: coi bản chất nhân cách nằm trong các đặc điểm hình thể (Krest Chmev), ở góc mặt (C. Lombrozo), ở thể trạng (Sheldon), ở bản năng vô thức (S. Freud),...

 Chỉ chú ý tính đơn nhất, có một không hai của nhân cách.

 Quan điểm xã hội học hóa nhân cách: lấy các quan hệ xã hội (gia đình, họ hàng, làng xóm,...) để thay thế một cách đơn giản, máy móc các thuộc tính của cá nhân đó.

 Chỉ chú ý đến cái chung, bỏ qua cái riêng trong nhân cách, đồng nhất nhân cách với con người.

T Quan niệm khoa học về nhân cách: Nhân cách là một phạm trù xã hội, có bản chất xã hội – lịch sử, nghĩa là nội dung của nhân cách là nội dung của những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội được chuyển vào trong mỗi con người.

 “Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định.” – A. G. Covaliov

 “Nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính và phẩm chất tâm lí, quy định hình thức hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội.” – E. V. Sôrôkhôva

 “Nhân cách là cá thể hóa ý thức xã hội.” – V. X. Mukhina

 Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lí của cá nhân quy định bản sắc và giá trị xã hội của con người.

2. Khái niệm có liên quan đến nhân cách: [ CITATION TLHĐC \l 1033 ]

(195 - 196)

T Con người: vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội, thuộc về thế giới tự nhiên, con người vừa là chủ thể vừa là khách thể trong các mối quan hệ xã hội. Sự phát triển của con người chịu sự chi phối của các quy luật xã hội. Mặt tự nhiên và mặt xã hội thống nhất với nhau tạo thành một cấu trúc chỉnh thể - con người.

T Cá nhân: là thuật ngữ dùng để chỉ một con người với tư cách đại diện cho loài người, là thành viên của xã hội loài người. Một người dù là ai đều là cá nhân. Mỗi cá nhân là sự phân biệt với người khác, với cộng đồng.

T Cá tính: là thuật ngữ dùng để chỉ cái đơn nhất, cái độc đáo trong tâm lí hoặc sinh lí của cá thể động vật hoặc cá thể người (cá nhân).

T Chủ thể: khi cá nhân thực hiện một cách có ý thức, có mục đích một hoạt động hay một quan hệ xã hội thì cá nhân đó được coi là chủ thể.

T Nhân cách: khái niệm nhân cách chỉ bao hàm phần xã hội – tâm lí của cá nhân với tư cách thành viên của xã hội, là chủ thể của các mối quan hệ xã hội và hoạt động có ý thức.

 “Con người là cá tính do nó có những thuộc tính đặc biệt, con người là nhân cách do nó xác định được quan hệ của mình với những người xung quanh một cách có ý thức” – XL Rubinstein, nhà Tâm lí học Xô Viết.

  1. Đặc điểm của nhân cách
  2. Tính ổn định:

T Nhân cách được hình thành từ một quá trình học tập và tích tụ nó tạo thành một cấu trúc tương đối ổn định và khó thay đổi -> Ứng dụng trong nghiên cứu tâm lí, hành vi tội phạm đã đạt nhiều thành tựu.

T Trong thực tế, từng nét nhân cách (cá tính, phẩm chất) có thể

thay đổi trong quá trình sống của con người, nhưng nhìn chung vẫn tạo thành một cấu trúc trọn vẹn, tương đối ổn định -> Dự kiến trước được hành vi của một nhân cách nào đó trong tình huống, hoàn cảnh nay khác. [CITATION TLHĐC \l 1033 ] (199 - 200)

  • Tính thống nhất:
  • Cấu trúc nhân cách là sự thống nhất toàn vẹn các thành phần và sự liên hệ về mọi mặt giữa các thành phần nào đó.
  • Quan điểm về nhân cách có cấu trúc có 3 mặt
  • Claudius Galen (130 SCN – 210 SCN) là một nhà văn, nhà triết học và là bác sĩ nổi tiếng nhất của Đế chế La Mã với những lý thuyết làm nền tảng cho y học châu Âu trong suốt 1 năm.
  • Quan điểm cấu trúc nhân cách gồm 3 mặt:

T Ban đầu cấu trúc gồm 3 yếu tố: nhận thức (hiểu biết), ý muốn (dự định) và xúc động (cảm xúc).

T Ý muốn và cảm xúc có tác động định hướng hành vi con người.

 Hành động: Ý muốn + cảm xúc.

T Nhận thức có vai trò hướng dẫn, định hướng mở rộng các nỗ lực.

  • Bốn kiểu nhân cách cơ bản của Galen:

T Lạc quan: Kiểu người lạc quan sẽ có quá nhiều dịch máu và là người nhiệt tâm, vui vẻ, lạc quan và tự tin, nhưng có thể sẽ ích kỉ.

T Điềm đạm: Người bình thản có nhiều dịch đờm sẽ lặng lẽ, tốt bụng, lạnh lùng, lí trí và kiên định, nhưng có phần chậm chạp và nhút nhát.

T U sầu: Kiểu nóng nảy có nhiều dịch mật vàng thì hay nóng giận, mạnh mẽ (nhiều sinh lực) nhưng lại cháy bỏng đam mê.

T Cáu giận (Nóng nảy): Kiểu sầu muộn do có quá nhiều dịch mật đen, có thiên hướng học hỏi về thi ca và nghệ thuật, nhưng kèm theo xu hướng buồn phiền và lo sợ.

 Tình trạng mất cân bằng trong các chất dịch quyết định các kiểu loại nhân cách cũng như xu hướng bệnh lí.

  1. Quan điểm cấu trúc nhân cách 4 thuộc tính
  2. Lý thuyết của X. Rubinnstein và A. N. Leonchiev, A. G. Kovaliov; K. K. Platonov. (TLH Hoạt động)
  3. Tâm lý học hoạt động là một trong những thành tựu nổi bật của Tâm lý học Xô viết thế kỷ XX.
  4. Tâm lý học hoạt động là tâm lý học lấy phạm trù hoạt động làm nền tảng.
  5. Quan điểm cấu trúc nhân cách 4 thuộc tính:

T Xu hướng: Hệ thống động cơ quy định tính tích cực hoạt động của cá nhân và quy định sự lựa chọn thái độ của nó.

T Tính cách: Một hệ thống thái độ của nó đối với hiện thực và thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng.

T Khí chất: Biểu hiện cường độ, tiến độ và nhịp độ của các hoạt động tâm lí, thể hiện sắc thái của hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân.

T Năng lực: Tổ hợp các thuộc tính độc đáo phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt.

  • Cấu trúc xu hướng:

T Nhu cầu: Sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần thoả mãn để tồn tại và phát triển.

T Hứng thú: Thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào dó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động.

T Lí tưởng: Một mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực, tương đối hoàn chỉnh, có sức lôi cuốn con người vươn tới nó.

T Thế giới quan: Hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân, xác định phương châm hành động của con người.

 Luân lí đạo đức

T Niềm tin: Kết tinh các quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí được con người thể nghiệm, trở thành chân lí bền vững trong mỗi cá nhân.

  • Cấu trúc tính cách:

T Thái độ đối với tập thể và xã hội: lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, thái độ chính trị, tinh thần đổi mới.

 Thái độ bày tỏ với bên ngoài: mở lòng, ích kỉ, hòa nhã, bình thản,...

T Thái độ đối với lao động: lòng yêu lao động, cần cù, sáng tạo, lao động, tiết kiệm, năng suất cao.

T Thái độ đối với mọi người: lòng yêu thương con người, nhân đạo, tinh thần đoàn kết, tương trợ, tính cởi mở, tính chân thành,...

 Đối tượng nghiên cứu là những người lớn, khỏe mạnh về tinh thần và thể chất.

 Nhân cách mỗi người mang tính độc đáo riêng.

  • Quan điểm cấu trúc nhân cách 3 cấp độ tính cách:

T Bản chất cốt lõi: Những tính cách đặc trưng, tiêu biểu nhất sẽ đi theo cá nhân suốt cuộc đời.

 Sự sinh ra đã có, ăn sâu trong nhân cách.

T Cốt lõi nhân cách: Những đặc điểm chung tạo nền tảng cơ bản của nhân cách, nói lên phẩm cách giá trị xã hội của cá nhân.

 Phẩm cách của một người, thể hiện ra xã hội.

T Đặc điểm phụ: Những đặc điểm xuất hiện chỉ ở trong những trường hợp đặc biệt hay trong tình huống đặc trưng. Những đặc điểm này không nhất quán và không ổn định theo thời gian, dễ dàng mất đi.

 Đặc điểm người bao gồm nhiều thành tố: vui, buồn, nóng nảy,...

 Nhân cách không bị chi phối bởi 1 đặc điểm tính cách duy nhất.

 Nhân cách bao gồm nhiều đặc điểm tính cách hợp nhất.

 Sự kết hợp độc đáo 3 cấp độ tính cách căn bản này khiến cá nhân trở nên khác biệt, đăc biệt, duy nhất.

III. Quan điểm của trường phái phân tâm học về nhân cách

  1. Phân tâm học cổ điển (Sigmund Freud)
  2. Sinh tại Fribourg (Moravie) năm 1856.
  3. Quốc tịch Áo, gia đình ông là người Do Thái.
  4. Cha ông 41 tuổi nới thành hôn với mẹ ông (20t), lúc ấy cha ông đã có người con riêng 19t.
  5. Cuộc đời nhiều thăng trầm.
  6. Những vấn đề lý thuyết cơ bản
  7. Những khác biệt cá nhân:

T Con người khác nhau bởi cơ chế tự vệ của cái tôi.

T Khả năng kiểm soát sự xuất hiện của các lực lượng bản năng bên trong nhân cách. (Xung năng, Xung động, Động lực, Nhu cầu, Mong đợi ở bên trong cá nhân).

T Nhân cách tốt là nhân cách biết hoạt động theo chuẩn mực xã hội.

T Vd: Biết sai vẫn làm.

  • Thích nghi và thích ứng:

T Tồn tại tốt trong một xã hội một người phải có sự khỏe mạnh về tâm lí bao gồm khả năng yêu và làm việc.

T Ai cũng có nhu cầu được yêu và được làm việc (Xung năng, Xung động bên trong cá nhân con người).

T Vd: Nhiều bạn trẻ lý tưởng hóa cuộc sống dựa trên các video xu hướng trên các nền tảng xã hội: Bỏ phố về quê sống -> Ở quê thật ra làm việc rất vất vả, kĩ năng không tốt để tồn tại ở quê hoặc mất thời gian dài để thích nghi. (Lý Tử Thất – thôn nữ, thần tiên tỷ tỷ).

  • Các quá trình nhận thức:

T Kinh nghiệm ý thức thường không thể kiểm soát do sự sai lệch có liên quan đến cơ chế tự vệ của vô thức.

T Vd: Hành động nói lắp nói liệu của vô thức (không có nhận thức). Ý thức việc nói lắp nhưng hành động lắp trong vô thức không kiểm soát được.

T Vd: Hành động bản năng khi nhảy ra khỏi xe khi sắp bị đâm xe của 1 cặp người yêu.

T Ý thức là sự hiểu và hành động của nhận thức.

T Vd: Quay tài liệu phạm quy chế thi, nhưng vẫn quay tài liệu. Không làm -> ý thức. Làm -> nhận thức.

  • Xã hội:

T Xã hội luôn tồn tại xung đột chung của con người.

T Mọi thứ đều có mâu thuẫn -> giải quyết mâu thuẫn -> phát triển.

T Vd: Yêu nhau cãi nhau -> giải quyết được -> mối quan hệ đi lên.

T Xã hội có xu hướng lấn át mong muốn cá nhân.

  • Cái Nó: bản năng
  • Cái Tôi: thực tế
  • Cái Siêu Tôi: lý tưởng, cao đẹp
  • Vd: Hành động họ xấu nhưng bản chất nhân cách họ không xấu. Đứa trẻ hư -> hành động không ngoan -> bản thân không được quy chụp về nhân cách con người.
  • Vd: Ăn trộm -> điều kiện tốt về kinh tế, địa vị -> không ăn trộm.
  • Vd: Ăn trộm của nhà giàu -> rối loạn hành vi.
  • Sự phát triển của nhân cách
  • Chú ý đến bản thân:

T Giai đoạn môi miệng: Kéo dài từ lúc sinh đến 1 tuổi.

 Tách mẹ từ sớm -> không tin tưởng vào sự gắn kết hoặc bị phụ thuộc quá nhiều với con cái.

 Cái xung năng không được đáp ứng chuyển thành khát khao, ước ao cho con trẻ, mong muốn dành cho con trẻ thái quá.

T Giai đoạn hậu môn: Từ 1 đến 3 tuổi nhưng rõ nhất là năm 2 và 3 tuổi.

T Giai đoạn dương vật: Từ 3 đến 5 tuổi. Chú ý đến cơ quan sinh dục, nảy sinh tình cảm với cha hoặc mẹ

  • Chú ý đến người khác:

T Giai đoạn tiềm ẩn: Kéo dài từ 5 tuổi đến dậy thì.

T Giai đoạn sinh dục: Từ dậy thì đến trưởng thành. Bắt đầu có ham muốn tình dục với người khác giới.

  1. Phân tâm kiểu mới (Erick Erikson)
  2. Sinh ngày 16/06/1902 tại Farnkfurt (Đức), mất năm 1994.
  3. Tuổi thơ: Ba ruột bỏ rơi, mẹ đơn thân nuôi ông trong 3 năm, sau đó kết hôn với cha dượng ông và 2 người quyết định giấu ông về quá khứ xuất thân của ông.
  4. Tiểu học bị chế nhạo vì là người Do Thái.
  5. Những vấn đề lí thuyết cơ bản
  6. Sự khác biệt cá nhân:

T Con người khác nhau bởi sức mạnh của bản thân cái Tôi.

T Sự khác biệt giữa nam và nữ xuất phát từ sự khác biệt về mặt sinh học.

  • Thích nghi và thích ứng:

T Cái Tôi mạnh mẽ là chìa khóa sức khỏe và tinh thần.

T Xuất hiện thông qua việc giải quyết 8 giai đoạn phát triển cái Tôi.

T Cái tôi tích cực mạnh mẽ hơn.

  • Các quá trình nhận thức:

T Vô thức là lực lượng quan trọng của nhân cách.

T Kinh nghiệm chịu ảnh hưởng của trạng thái sinh học (thể hiện trong kí hiệu và trò chơi).

  • Xã hội:

T Tạo ra con đường phát triển nhân cách, xuất hiện thuật ngữ “phát triển xã hội – tâm lí”.

T Thể chấ văn hóa ủng hộ sức mạnh cái Tôi.

  • Ảnh hưởng sinh học:

T Các yếu tố sinh học là yếu tố quy định quan trọng của nhân cách.

T Đặc tính giới của nhân cách chịu ảnh hưởng bởi “đặc tính di truyền”.

  • Sự phát triển của trẻ em:

T Trẻ em trải qua 4 giai đoạn xã hội – tâm lí. Mỗi giai đoạn có những khủng hoảng.

T Sức mạnh của cái tôi riêng lẻ xuất hiện trong điều kiện đó.

  • Sự phát triển của người lớn:

T Người lớn và thiếu niên trải qua 4 giai đoạn xã hội – tâm lí.

T Sức mạnh của cái tôi riêng lẻ xuất hiện trong điều kiện đó.

 Nhân cách của cá nhân được định hướng bởi cá nhân sẽ ứng xử như thế nào đối với những khủng hoảng xã hội – tâm lí.

dỗ nó để trở thành bất kì một chuyên gia nào mà tôi muốn như bác sĩ, luật sư, họa sĩ, nhà kinh doanh, và văn, thậm chí một người ăn mày hay tên trộm, bất kể tài năng, sở thích, xu hướng, năng lực, nghề nghiệp và dòng dõi của tổ tiên đứa bé.”

T Chỉ cần môi trường sẽ khiến trẻ phát triển theo ý mong muốn, đề cao tới điều kiện bên ngoài.

T Quan điểm được cho là một chiều, là tiền đề cho giáo dục tuy nhiên lại bị xem là áp dục khô cứng.

T Đồng nhất trẻ mà bỏ qua yếu tố bẩm sinh, thần kinh.

T S - R: Một chiều, 1 cặp nhân – quả, không có sự tác động qua lại, không đề cập biến trong môi trường.

T Dẫn chứng: Thất bại trong việc nuôi dạy con khiến chúng trầm cảm.

T Con vua là vua,...

T Bản thân trẻ không tiếp thu dù có điều kiện gia đình.

T Quan điểm hiện nay: Trường điểm, lớp chọn thì con mới giỏi, mới tài.

  1. Quan điểm về hành vi của Skinner
  2. Sự củng cố B. F. Skinner cho rằng có 2 loại củng cố: tích cực và tiêu cực.

T Củng cố tích cực: Thêm vào để tăng lên: Một kích thích được thêm vào ngay sau khi một hành vi được thực hiện sẽ gia tăng hành vi đó trong tương lai.

T Củng cố tiêu cực: Lấy đi để tăng đi: Một kích thích khó chịu được lấy đi ngay sau khi một hành vi được thực hiện sẽ gia tăng hành vi đó trong tương lai.

T Củng cố tiêu cực sẽ hình thành thói quen xấu.

T Hành vi ăn cắp của trộm bản chất hành vi tuổi nhỏ ăn cắp vặt nhưng không được uốn nắn, giáo dục và lặp đi lặp lại dẫn đến hình thành thói quen xấu.

T Hành vi thất hứa thành thói quen khi lặp đi lặp lại.

  • Trừng phạt là sự thể hiện một sự kiện không thích thú hoặc di chuyển một sự kiện tích cực sau một phản ứng và làm giảm tần số của các phản ứng đó.

T Hình phạt tích cực: thêm khó chịu để giảm: Một kích thích khó chịu được thêm vào ngay sau một hành vi được thực hiện sẽ làm suy giảm hành vi đó trong tương lai.

T Hình phạt tiêu cực: lấy đi dễ chịu để giảm: Một kích thích dễ chịu được lấy đi ngay sau khi hành vi được thực hiện sẽ làm suy giảm hành vi đó trong tương lai.

T Dùng hành động giảm đi hành vi tiêu cực của người khác.

  1. Quan điểm về con người và nhân cách của Skinner
  2. Kẻ xấu làm việc xấu vì việc xấu là phần thưởng của họ.
  3. Người tốt làm việc tốt vì việc tốt là phần thưởng đối với họ.
  4. Chúng ta cần có nhiều cơ hội được cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những ảnh hưởng tích cực khác tác động lên quá trình phát triển.

T Yếu tố môi trường rất quan trọng, giáo dục tác động mạnh đến nhân cách con người.

  • Skinner khuyến khích hãy kiến tạo một xã hội văn hóa văn minh.

T Xã hội văn hóa, văn minh để con người được sống văn minh và trở nên văn minh hơn.

  • Chú người nhỏ tồn tại bên trong, chi phối tất cả những hành vi của chúng ta.

T Manh nha hành vi con người bị chi phối bởi bên trong con người.

  1. Quan điểm của thuyết cấu trúc về nhân cách
  1. Trọng tâm của thuyết cấu trúc Gestalt
  2. Tâm lí học Gestalt cho rằng con người trải nghiệm mọi thứ theo một cách thống nhất
  3. Cách tiếp cận này bắt đầu ở Đức và Áo vào cuối thế kỷ 19 nhằm làm phù hợp hóa cách tiếp cận của chủ nghĩa cấu trúc.
  4. Thay vì chia nhỏ suy nghĩ và hành vi thành những yếu tố nhỏ nhất của chúng, trường phái này tin rằng phải nhìn vào toàn bộ trải nghiệm.
  5. Quan điểm của Kurt Lewin
  6. Lewin thường được coi như là “nhà sáng lập” của tâm lí học xã hội và là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về “động lực của nhóm” và “sự phát triển tổ chức”.

 Môi trường (E) – môi trường tâm lí – tức là môi trường mà cá nhân cảm nhận được.

 Hành vi của con người là kết quả của bản thân con người và tác động của môi trường.

T Để nghiên cứu một cá nhân một cách thấu đáo, nhà nghiên cứu phải tính đến nhận thức của cá nhân đó về thế giới xã hội, vật chất, kinh tế và chính trị rộng lớn hơn trong không gian mà người ấy sống.

 Để nghiên cứu con người phải nghiên cứu môi trường của con người đó.

  • Khái niệm “Không gian sống”:

T Sự kết hợp của tất cả các lực tác động lên một cá nhân tại một thời điểm cụ thể để ảnh hưởng đến hành vi của anh ta.

T Do đó, hành vi có thể được thể hiện như một chức năng của không gian sống.

 Ảnh hưởng xung quanh của cá nhân, được xét là tâm lí của mọi người ảnh hưởng đến một cá nhân.

 Không gian sống tác động lên một cá nhân.

 Hành vi cá nhân thực hiện thể hiện chức năng của không gian sống.

VI. Quan điểm của nhân văn về nhân cách

  1. Trọng tâm của thuyết nhân văn
  2. Tâm lí học nhân văn là một trong những trường phái tâm lí phổ biến được sử dụng rộng rãi với nhiểu ứng dụng trong cuộc sống.

T

  • Trường phái tâm lí học nhân văn tập trung các yếu tố vào con người. Lấy con người làm trung tâm và chủ đạo để xử lý các vấn đề liên quan.

T Con người bản chất tốt đẹp

 Nhân chi sơ tính bổn thiện – Khổng Tử

T Năng lực nội sinh bên trong con người.

T Nhân văn + Hiện sinh = Môi trường lí tưởng.

  • Triết lí cốt lõi của trường phái nhân văn coi “bản chất con người là tích cực”: con người “tốt lành” và có “tiềm năng”.

T Không có tâm bệnh.

T Con người gặp biến cố mới, trở nên xấu đi -> sau đó sẽ lại về tốt đẹp, không xuất hiện tâm bệnh.

Nhân cách và tâm lý khác nhau như thế nào?

– Những thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định và bền vững. Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý tạo thành bộ mặt tâm lý xã hội của cá nhân, phần nào nói lên bản chất xã hội của cá nhân đó.

Nhân cách bao gồm những gì?

Ngoài quan điểm của của nhà tâm lý học người Nga nói trên, ở Việt nam, nhà tâm lý học Phạm Minh Hạc chỉ ra rằng: Nhân cách con người gồm: Xu hướng nhân cách; Những khả năng của nhân cách; Phong cách, hành vi của nhân cách; và Cái Tôi - hệ thống điều khiển nhân cách.

Bản chất của nhân cách là gì?

Tóm lại: Phẩm chất nhân cách được hiểu là bản chất xã hội của con người được thể hiện qua, hệ thống hành vi xã hội của cá nhân trong giao tiếp xã hội, các quan hệ xã hội trong hoạt động sống thực với tư cách là thành viên xã hội, là chủ thể có ý thức hoạt động sáng tạo thúc đẩy xã hội phát triển.

Nhân cách được hình thành như thế nào?

Nhân cách được hình thành từ một quá trình học tập và tích tụ. Nó tạo thành một cấu trúc tương đối ổn định và khó thay đổi. Nhờ đặc điểm này của nhân cách, các ứng dụng trong nghiên cứu tâm lý, hành vi tội phạm đã đạt được nhiều thành tựu. Ví dụ như dự kiến về hiện trường, đối tượng phạm tội tiếp theo,….