Làm thế nào để không bị mắng khi bị điểm kém

Buồn chán, thất vọng vì điểm kém là tâm trạng thường thấy ở học sinh – sinh viên. Tình trạng này cần phải được cải thiện sớm để phòng ngừa stress – căng thẳng thần kinh và nhiều vấn đề tâm lý khác. 

Làm thế nào để không bị mắng khi bị điểm kém
Khi bị điểm kém, bất cứ ai cũng phải đối mặt với tâm trạng chán nản, buồn bã và bi quan

Điểm số là thang đo để đánh giá năng lực và khả năng của mỗi học sinh. Về cơ bản, thang đo này chỉ chính xác với các kiến thức được dạy trong phạm vi nhà trường nên không phản ánh 100% năng lực của mỗi học sinh. Dù vậy, điểm số vẫn có vai trò rất quan trọng và phần nào cho thấy được sự cố gắng, nỗ lực.

Trong suốt quãng đời học sinh, bạn không thể tránh khỏi những khi bị điểm kém. Điểm số thấp không chỉ ảnh hưởng đến kết quả, thành tích mà còn khiến bạn phải đối mặt với tâm trạng buồn chán và thất vọng. Thậm chí, không ít người cảm thấy bản thân yếu kém và vô dụng.

Bất cứ ai cũng muốn bản thân đạt được thành tích cao trong học tập. Tuy nhiên, điểm số phụ thuộc vào năng lực của mỗi người và nhiều yếu tố tác động nên đôi khi bạn có thể bị điểm kém mặc dù đã rất nỗ lực. Tâm trạng bi quan, buồn vì điểm kém là tình trạng khó có thể tránh khỏi. Nhưng điều quan trọng là bạn chỉ nên giữ những cảm xúc tiêu cực này trong một thời gian ngắn và cần xem xét, đánh giá lại để đạt được thành tích cao hơn trong các buổi kiểm tra tiếp theo.

Tâm trạng buồn chán, thất vọng vì điểm kém thật sự không dễ chịu. Ngoài việc phải đối mặt với sự thất vọng của bản thân, bạn còn có thể bị bố mẹ la mắng và thầy cô phê bình vì kết quả học tập. Để vượt qua tâm trạng buồn chán vì điểm kém, bạn có thể áp dụng 7 cách giải tỏa hiệu quả sau:

Khi đối mặt với điểm kém, bạn không nên quá khắt khe với bản thân. Hãy nhớ rằng, điểm số từ 5 – 6 trở lên có vẻ thấp nhưng được đánh giá ở mức trung bình, 7 – 8 là mức điểm khá và 9 điểm trở lên được đánh giá là thang điểm giỏi. Vì vậy khi đạt điểm số không như mình mong muốn, bạn đừng nên quá khắt khe và cho bản thân thêm một cơ hội để đạt thành tích cao hơn vào kỳ thi tiếp theo.

Thực tế, rất nhiều học sinh tự tạo áp lực cho bản thân và tỏ ra áp lực khi điểm số thực tế thấp hơn điểm dự kiến không nhiều, thậm chí chỉ xê xích 0.25 – 0.5 điểm. Bởi khi xếp hạng, việc cách biệt 0.1 điểm cũng tạo ra sự chênh lệch trong vị trí. Tình trạng này thường do việc áp đặt thành tích của gia đình và thầy cô khiến các em học sinh quá đặt nặng vấn đề điểm số, dẫn đến hiện tượng tự dằn vặt và đánh giá thấp bản thân khi không đạt được kết quả học tập như mong muốn.

Khi bị điểm kém, không ai có thể thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực như buồn chán, bi quan, thất vọng và căng thẳng. Tuy nhiên thay vì dồn nén cảm xúc, bạn nên thoải mái bộc lộ cảm xúc thật với bạn bè, người thân. Khi cảm xúc được bộc lộ, bạn sẽ cảm thấy tinh thần trở nên thoải mái hơn.

Làm thế nào để không bị mắng khi bị điểm kém
Khi tâm trạng buồn bã vì bị điểm thấp, bạn nên thoải mái bộc lộ cảm xúc thay vì kìm nén

Trong khi đó, việc kìm nén cảm xúc sẽ gây ra sự căng thẳng, đau khổ kéo dài. Về lâu dài, tình trạng này sẽ dẫn đến stress, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ và nhiều vấn đề tâm lý khác. Nếu không thể giãi bày cùng người khác, bạn có thể tự giải tỏa cảm xúc khi ở một mình và bộc lộ hết suy nghĩ thông qua thói quen viết nhật ký.

Sự thất vọng, buồn bã vì điểm kém có thể tăng lên nếu bạn phải đối mặt với những lời phê bình từ thầy cô và gia đình. Thật khó để quên đi việc bản thân không hoàn thành tốt bài thi. Tuy nhiên nếu chìm đắm trong những cảm xúc tiêu cực, bạn có thể bị dằn vặt bởi lỗi lầm của bản thân. Thay vào đó, nên vực dậy tinh thần bằng các biện pháp thư giãn như:

Làm thế nào để không bị mắng khi bị điểm kém
Chơi đùa với thú cưng là cách để giải tỏa tâm trạng buồn chán, bi quan vì bị điểm thấp
  • Gặp gỡ bạn bè: Gặp gỡ bạn bè là biện pháp thư giãn hữu hiệu có thể giúp bạn quên đi áp lực học tập và điểm số. Khi trò chuyện cùng với bạn bè, những câu chuyện vui vẻ sẽ giúp bạn quên đi phiền muộn và lấy lại tinh thần để nỗ lực hơn trong những kỳ thi tiếp theo. Ngoài ra, bạn cũng có thể chia sẻ với bạn bè vấn đề mà mình đang gặp phải để được đồng cảm, thấu hiểu.
  • Tập thể dục: Thay vì ủ rũ và nằm im lìm trên giường, bạn nên tập thể dục mỗi khi cảm thấy chán chường và bi quan. Hoạt động thể chất giúp não bộ thư giãn và thôi nghĩ về những điểm tiêu cực. Bên cạnh đó, tập thể dục giúp tăng sản xuất hormone endorphin có tác dụng tạo cảm giác thư giãn, vui vẻ, lạc quan và kiểm soát các cảm xúc tiêu cực. Chỉ sau 30 phút tập luyện, bạn sẽ nhận thấy tâm trạng buồn chán, bi quan vì điểm kém giảm đi rõ rệt.
  • Chơi đùa với thú cưng: Chơi đùa với thú cưng cũng là cách vượt qua tâm trạng buồn chán vì điểm kém. Khoảng thời gian vui đùa cùng với thú cưng sẽ giúp bạn quên đi áp lực học tập và sự thất vọng khi bản thân bị điểm kém. Các nghiên cứu khoa học được thực hiện cũng nhận thấy, chơi đùa cùng với thú cưng giúp tăng hormone endorphin và giảm các hormone gây stress như cortisol, adrenaline, enpinephrine,…
  • Thực hiện các hoạt động yêu thích: Khi phải đối mặt với điểm kém, bạn nên cho mình một khoảng thời gian thư giãn và thực hiện các hoạt động yêu thích như chăm sóc cây cối, vẽ tranh, đọc sách, xem phim ảnh,… Các hoạt động này phần nào giúp bạn quên đi phiền muộn và tìm lại niềm vui, sự hứng khởi trong quá trình học tập.

Các biện pháp thư giãn sẽ giúp bạn quên đi phần nào sự thất vọng, bi quan và buồn chán vì bị điểm kém. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp này mỗi khi đối với áp lực học tập hoặc trải qua những vấn đề khó khăn trong cuộc sống.

Sau khi ổn định tâm trạng, bạn cần khắc phục điểm số để tránh tình trạng điểm kém lặp lại. Thực tế, rất nhiều người nỗ lực học tập nhưng điểm số vẫn không có cải thiện hoặc không được như mong muốn. Nguyên nhân có thể do bạn mắc phải một số lỗi sai thường gặp như đọc không kỹ đề bài, thói quen làm bài ẩu, ôm đồm quá nhiều kiến thức,…

Làm thế nào để không bị mắng khi bị điểm kém
Sau khi ổn định tâm lý, bạn nên xem xét lại bài kiểm tra để tìm ra các lỗi sai mà mình thường gặp phải

Ngoài ra, một số trường hợp cũng có thể bị điểm kém do quá căng thẳng dẫn đến tình trạng quên kiến thức và mắc phải nhiều lỗi sai trong bài kiểm tra. Khi xác định được lỗi sai thường gặp, bạn nên cố gắng cải thiện để nâng cao điểm số trong những bài kiểm tra kế tiếp. Cách này sẽ giúp bạn cải thiện điểm số rõ rệt và tránh bị mất điểm do những lỗi không đáng.

Thói quen học tập ảnh hưởng trực tiếp đến điểm số. Để đạt điểm cao, bạn nên:

  • Đọc trước bài mới và ôn lại bài cũ trước khi đến lớp. Thói quen này sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức đã học và tiếp thu nhanh kiến thức mới. Trong khi đó, thói quen học thụ động khiến bạn phải với tiếp thu một lượng kiến thức khổng lồ trong một thời gian ngắn dẫn đến tình trạng không hiểu bài, học trước quên sau.
  • Với những bài có nội dung nhiều, bạn nên hệ thống nội dung lại để nắm trước các kiến thức cơ bản. Sau đó triển khai các kiến thức phụ để nắm vững bài học, tránh tình trạng quên bài và nhầm lẫn khi làm bài tập.
  • Sau khi học bài mới, bạn nên làm bài tập để nhớ công thức. Sau đó, học kỹ các kiến thức cần thiết để phục vụ cho bài học mới. Thói quen này sẽ giúp bạn dễ dàng ôn tập vào cuối kỳ, tránh tình trạng học một lúc quá nhiều dẫn đến tình trạng học trước quên sau và dễ bị lẫn lộn khi làm bài thi.
  • Với các môn có nhiều bài tập, nên làm hết bài tập trong sách giáo khoa và bài tập được giáo viên giao. Nếu có thời gian, nên luyện tập thêm một số bài tập nâng cao để đạt điểm tối đa trong bài kiểm tra. Vì các giáo viên thường có câu hỏi, bài tập mở rộng chiếm khoảng 1 – 1.5 điểm để phân loại học sinh khá – giỏi.
  • Ngoài ra, bạn cũng cần thay đổi tác phong đi học. Nên đến lớp sớm để ôn lại bài cũ và đọc bài mới thay vì đến trường sát giờ vào lớp. Tâm thế thoải mái sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức tốt và học tập hiệu quả hơn.

Việc có được điểm 10 trong các bài kiểm tra thực sự không dễ dàng vì ngoài các nội dung đã được giảng dạy, giáo viên thường cho thêm câu hỏi mở rộng và bài tập nâng cao. Tuy nhiên, các giáo viên thường cộng điểm cho các học sinh tích cực tham gia phát biểu và đóng góp xây dựng bài.

Làm thế nào để không bị mắng khi bị điểm kém
Nên tích cực đóng góp bài học để được cộng điểm trong các bài kiểm tra

Trong giờ học, bạn đừng bỏ qua các cơ hội cộng điểm đến từ những câu hỏi của giáo viên. Thông thường, giáo viên sẽ hỏi lại bài cũ và đặt câu hỏi về bài mới để tăng khả năng tư duy của học sinh. Nếu chuẩn bị bài tốt, bạn sẽ dễ dàng trả lời được những câu hỏi này và có thêm điểm cộng vào các bài kiểm tra.

Vào cuối buổi học, bạn có thể học nhóm cùng với các thành viên trong lớp. Học nhóm mang lại hiệu quả cao với các bộ môn yêu cầu phải giải bài tập như toán, lý, hóa và tiếng anh. Sau khi làm bài, các bạn có thể đối chiếu kết quả và tìm ra lỗi sai của nhau.

Khi học nhóm, bạn có thể dễ dàng hỏi bạn bè về những vấn đề chưa hiểu rõ trong bài học và các lỗi sai thường gặp khi làm bài tập. Những đóng góp lẫn nhau sẽ giúp các thành viên cải thiện được kết quả và thành tích học tập.

Tâm trạng buồn chán, thất vọng vì điểm kém là điều khó có thể tránh khỏi trong quá trình học tập. Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết, bạn đọc đã biết cách vượt qua tình trạng này và có thể cải thiện điểm số trong những bài kiểm tra tiếp theo.

Tham khảo thêm: