Tại sao không nên sa thải nhân viên

Cầu tiến hay còn gọi là những người ham học hỏi, luôn có tinh thần muốn phát phát triển và đạt được thành tích cao trong công việc, trong cuộc sống. Trong doanh nghiệp sự cầu tiến tức mong muốn được tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Như bạn thấy khi nhân viên có tinh thần cầu tiến, họ sẽ luôn có thái độ nghiêm túc và trách nhiệm cao trong công việc. Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất trong tinh thần phát triển sự nghiệp trong tương lai. Một người có trách nhiệm công việc cũng sẽ có trách nhiệm trong mọi khía cạnh trong cuộc sống của họ. Đặc biệt là với công việc họ đang làm trong doanh nghiệp của bạn. 

Đối với nhân viên cầu tiến họ sẽ tiến tới sự học hỏi, trau dồi kỹ năng để phát triển để trở thành một người có ích cho xã hội. Và chắc chắn rằng trong tương lai họ sẽ có vị trí đứng với tầm của họ. Đây sẽ là nhân tài trong công ty của bạn và đương nhiên là cần giữ chân họ. 

Họ sẽ là những người bản lĩnh, sống và làm việc để tạo nên nền kinh tế vững chắc cho gia đình, và xã hội. Dám làm, dám thử thách chính mình để khám phá ra những điều mới, tìm ra chân lý sống. Bởi vậy khi doanh nghiệp bạn đang có một nhân viên như vậy hãy nắm bắt lấy cơ hội.

Họ sẽ giúp công ty bạn có những ý tưởng mới, đạt được kỳ vọng ngoài mong đợi, đặc biệt họ còn giúp nhiều cá nhân khác tiến bộ hơn trong doanh nghiệp. Bạn cũng học được từ họ những phẩm chất đáng có khác.

Vì vậy nếu nhân viên không có sự cầu tiến thì bộ phận nhân sự nên có cách giải quyết nào? Dựa vào những yếu tố dưới đây để đưa ra quyết định sa thải hoặc không sa thải hay không?

Những yếu tố đi đến quyết định

Tất nhiên như đã nói ở phần mở đầu, sẽ luôn có nhân viên cầu tiến và ngược lại. Đây không lúc bạn muốn cho nhân viên nghỉ thì nghỉ. Sa thải nhân viên chưa bao giờ là điều dễ dàng và nó có thể khiến bạn đau lòng. Bởi vậy bạn cần dựa trên những yếu tố để đánh giá mức độ của họ. Có thể họ chưa nhận ra sự cầu tiến này quan trọng như thế nào hoặc một vài trường hợp khác.

Nói chuyện trực tiếp với họ

Đầu tiên bạn hãy chủ động nói chuyện với họ về những vấn đề này. Hãy hỏi về lý do, nguyên nhân trong quá trình làm việc không có nhiều sự đột phá, hay đơn giản là chỉ làm cho xong việc, thậm chí còn chậm deadline được giao. 

Bất kể lý do là gì, hãy thực tế cho họ những gì mà công ty đang quan sát và có thể sẽ không hợp tác trong tương lai. Nếu họ muốn có chí tiến thủ, bạn sẽ thấy sự thay đổi trong thái độ của họ, đó có thể là sự xấu hổ pha một chút e ngại và trường hợp ngược lại họ hoàn toàn không hợp tác với bạn. Đến đây là lúc bạn có thể ra quyết định và tiếp tục kế hoạch cho nhân viên trong tương lai.

Thử thách trong một tháng

Đúng vậy, sau khi đã loại ra những nhân viên không phù hợp với vai trò của họ, hãy bắt đầu kế hoạch tìm người mới và đưa lộ trình cho những nhân viên mà bạn đã trò chuyện. Đây là giai đoạn thử thách đối với mỗi cá nhân, vì vậy họ phải thực hiện một thái độ mãnh liệt. Có thể họ còn thiếu một chút kỹ năng để thành công nhưng bạn sẽ cảm nhận được sự cầu tiến của họ trong mỗi nhiệm vụ họ làm. Để thực hiện điều này kế hoạch của bạn cũng nên chi tiết, có phần đánh giá hiệu quả trong cả hai phần thái độ và hiệu suất công việc.

Giám sát trong giai đoạn thực hiện

Trong quá trình họ làm việc, hãy thực hiện sát sao công việc mà họ làm, các bước và cách họ xử lý công việc. Tuy nhiên, hãy làm việc này một cách âm thầm như trước khi bạn tra hỏi họ. Để họ có thể tự nhiên xử lý công việc một cách hiệu quả nhất, đừng giống như giám ngục khiến họ cảm thấy khó chịu bởi ánh  mặt của họ. 

Đây cũng là kỹ năng của mọi nhà quản lý để nhân viên của họ làm việc một cách tự do, và hãy theo dõi âm thầm trong từng giai đoạn, đừng khiến họ cảm thấy như luôn bị giám sát, đặc biệt là hãy đặt vị trí của bạn vào họ để thấy điều đó chân thực hơn.

Đánh giá hiệu quả

Đến bước cuối cùng, đã đến lúc bạn nhìn nhận họ làm trong một tháng qua, đây là lúc bạn ra quyết định nên quyết định giữ họ ở lại, tại sao? Bởi ngay bước đầu tiên khi nói chuyện, thấy rằng họ là người muốn tạo sự thay đổi, và họ chắc rằng mình sẽ làm tốt hơn. Bởi vậy dù hiệu quả công việc không đạt chỉ tiêu thì bạn cũng nên cho họ một cơ hội vì nỗ lực của họ trong những tuần qua.

Qua những thông tin chia sẻ trên mong rằng bạn sẽ có các bước lập kế hoạch để đánh giá nhân viên cầu tiến trong công ty của mình, nhân tài sẽ luôn ở với bạn nếu bạn mang lại cho họ những giá trị họ cần.

>> Xem thêm: Chiến thuật thăng chức hiệu quả khi trở lại làm việc

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Mục lục bài viết

  • 1. Lý do hợp pháp để sa thải nhân viên là gì?
  • 2. Điều kiện kỷ luật, sa thải người lao động trong công ty?
  • 3. Tư vấn thủ tục sa thải buộc thôi việc đối với cán bộ tư pháp xã ?
  • 4. Công ty nợ tiền lương khi sa thải nhân viên thì xử lý như thế nào?
  • 5. Những quyền lợi được hưởng khi người lao động bị sa thải
  • Hưởng trợ cấp thất nghiệp
  • Trợ cấp mất việc làm cho người lao động

1. Lý do hợp pháp để sa thải nhân viên là gì?

Chào Luật sư. Tôi làm việc ở công ty A với hợp đồng 2 năm. Tôi mới làm được 3 tháng, nhưng do tháng trước con tôi bị bệnh phải đi mổ ruột thừa nên đã nghỉ 6 ngày trong tháng đó. Tôi đã thông báo tới công ty, nhưng khi trở lại làm việc lại được trả lời do tôi nghỉ việc quá 5 ngày trong tháng mà không có lý do chính đáng nên công ty sẽ xem xét để sa thải tôi.

Vậy, Tôi muốn hỏi Luật sư như thế nào mới gọi là có lý do chính đáng ? Công ty trả lời như vậy là đã hợp lý chưa?

Xin cảm ơn Luật sư.

Trả lời:

Điều 125 Bộ luật lao động 2019 có quy định về các trường hợp áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:

>> Xem thêm: Bị sa thải có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không ? Tư vấn thủ tục sa thải

Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động

Từ những căn cứ trên ta thấy rằng: tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng là một căn cứ để áp dụng hình thức kỷ luật sa thải nhưng phải đáp ứng điều kiện đó là " không có lý do chính đáng".

Việc bạn phải nghỉ việc chăm con đi viện là một lý do chính đáng nếu giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Khi bạn đã đưa ra giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh thể hiện lý do bạn nghỉ việc mà phía công ty bạn đang làm việc vẫn áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với bạn là trái quy định pháp luật. Bạn có thể làm đơn yêu cầu giải quyết đến phòng lao động thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở hoặc trực tiếp gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân quận/huyện nơi công ty đặt trụ sở để được giải quyết ( đây là một vụ việc không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động).

2. Điều kiện kỷ luật, sa thải người lao động trong công ty?

Thưa luật sư, Em có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Các anh tư vấn giúp em vấn đề về đòi nợ tiền tạm giữ công ty không thanh toán sau thôi việc của em. Tình trạng của em như sau: Trong thời gian làm việc cty không đóng bảo hiểm xã hội cho em.

Ngày 27/01/2021 do có xích mích nhỏ với bảo vệ phó giám đốc đã cho em tạm nghỉ vài ngày để suy nghĩ xem có cộng tác tiếp với công ty hay không? Sau thời gian em nghỉ đến ngày 7/02/2021 em có gọi điện xin gặp PGĐ để trao đổi về công việc thì em được biết em bị sa thải vì tự ý nghỉ việc vô tổ chức đồng thời bị phạt 1/2 tiền thưởng tết tương ứng 1,5tr. PGĐ nói rằng sẽ có công văn về quyết định thanh lý hợp đồng sớm và thông báo các khoản tiền còn và bị phạt của em về gia đình cho em . Em đã bàn giao tài sản và công việc lại cho cty vào ngày 7/02/2021. Nhưng đến nay là ngày 5/3/2021 em vẫn chưa hề nhận được thông báo hay cuộc gọi nào từ phía công ty. Em được biết về phía công ty thì đã có thông báo trong nội bộ là cắt 1/2 tiền thưởng của tháng 01/2021, yêu cầu bồi thường tiền phí đào tạo 5 triệu đồng và sau đó ngày 10/2 lại có quyết định kỷ luật phạt tiếp em 300.000đ.

Nhưng những thông báo đó hoàn toàn không được thông báo đến em dưới mọi hình thức. Hiện nay về phía công ty vẫn còn đang giữ của em khoản tiền là 5,2tr. Em rất mong bên công ty luật sẽ tư vấn giúp em hướng giải quyết để em có thể đòi lại công bằng và số tiền bị mất không đáng có. Rất mong sự giúp đỡ của quý công ty.

Em xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Khuê.

>> Xem thêm: Từ năm 2022 viên chức sinh con thứ 3 có bị kỷ luật nữa không ?

Em rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư

Người thư: ĐTV Thư

Tại sao không nên sa thải nhân viên

Luật sư tư vấn pháp luật lao động gọi: 1900.6162

Trả lời:

Căn cứ Bộ luật lao động năm 2019, theo Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

>> Xem thêm: Hành vi quấy rối có thể khiến người lao động bị sa thải ?

Bạn nghỉ không đi làm việc là do PGĐ cho bạn tạm nghỉ nên không thuộc trường hợp tự ý bỏ việc. Công ty sa thải bạn là không có căn cứ pháp lý. Bạn có thể khởi kiện công ty về việc sa thải trái pháp luật. Trong tranh chấp này không cần thông qua thủ tục hòa giải

Điều 187. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

1. Hòa giải viên lao động;

2. Hội đồng trọng tài lao động;

3. Tòa án nhân dân.

Điều 188. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

1. Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 181 của Bộ luật này, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

3. Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.

4. Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.

Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.

5. Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.

6. Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

7. Trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải quy định tại khoản 1 Điều này hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành theo quy định tại khoản 4 Điều này thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:a) Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật này;b) Yêu cầu Tòa án giải quyết.

* Về thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động

Điều 190. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

2. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

3. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

4. Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Trong trường hợp của bạn, bạn có 1 năm để có quyền yêu cầu khởi kiện kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bạn thấy quyền và lợi ích của mình bị vi phạm

3. Tư vấn thủ tục sa thải buộc thôi việc đối với cán bộ tư pháp xã ?

Thưa luật sư, Xin cho tôi hỏi trường hợp sau: Tại cơ quan làm việc của tôi có một trường hợp, Hội đồng kỷ luật của xã có hình thức xử lý cán bộ buộc thôi việc do có nhiều vi phạm (cán bộ công chức tư pháp).

Sau đó xã chuyển hồ sơ về phòng nội vụ huyện. cho đến nay được 6 tháng nhưng huyện vẫn không trả lời. còn cán bộ đó thì nghỉ không đi làm nhưng tháng nào cũng nhận lương nhưng không đi làm. Vậy thì cán bộ đó đã vi phạm gì hay không?

Xin chân thành cảm ơn!

Người hỏi: Bich Thuan

>> Xem thêm: Trình tự, thủ tục khiếu nại vụ án lao động khi bị công ty sa thải trái luật ?

Trả Lời:

Do bạn không nêu rõ trường hợp này cán bộ tư pháp xã đã nghỉ việc bao nhiêu ngày nên:

- Căn cứ khoản 4 Điều 34 Nghị định 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn:

“Điều 34. Khiển trách

Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với công chức cấp xã có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

4. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng;”

Như vậy nếu tự ý nghỉ việc từ 03 đến 05 ngày làm việc trong một tháng thì cơ quan có thể áp dụng hình thức kỷ luật là khiển trách

- Căn cứ khoản 5 Điều 35 Nghị định 112/2011/NĐ-CP:

>> Xem thêm: Trình tự, các bước khởi kiện vụ án về án lao động khi bị sa thải ?

“Điều 35. Cảnh cáo

Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với công chức cấp xã có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng;”

Như vậy nếu tự ý nghỉ việc từ 05 đến 07 ngày làm việc trong một tháng thì áp dụng hình thức kỷ luật là cảnh cáo

- TH3: Căn cứ khoản 4 Điều 39 Nghị định 112/2011/NĐ-CP:

“Điều 39. Buộc thôi việc

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức cấp xã có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

4. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp;”

Như vậy nếu tự ý nghỉ việc từ 07 ngày làm việc trở nên hoặc 20 ngày làm việc trong một năm và nhận được văn bản thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp của Chủ tịch UBND cấp xã thì áp dụng hình thức ký luật buộc thôi việc.

Trân trọng./.

4. Công ty nợ tiền lương khi sa thải nhân viên thì xử lý như thế nào?

Thưa luật sư! Tôi làm tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển A được hơn 2 năm. hợp đồng ký 1 năm từ tháng 1/2019. đến nay không thấy ký tiếp hợp đồng. đến khoảng 1/3 có quyết định cho tôi nghỉ việc. thời gian bàn giao công việc đến ngày 10/3 thì chính thức nghỉ.

>> Xem thêm: Pháp luật quy định ra sao khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

Tuy nhiên vướng mắc ở chỗ: tháng 2 cả công ty đều có lương, tuy nhiên lương của tôi vẫn bị giữ mà không có thông báo lý do gì cụ thể. 1 khoản nữa là công ty giữ tiền của nhân viên 1 tháng lương. đến nay tôi vẫn chưa được thanh toán. tôi đã hỏi kế toán nhưng kế toán chỉ ấp úng nói sổ bảo hiểm thì lấy được còn lương thì sếp chưa quyết. (2 tháng lương + 10 ngày công) tính từ 10/3 đến nay 3 tháng công ty cũ chưa trả lời tôi. vậy xin hỏi luật sư làm cách nào giải quyết cho tôi ạ? theo đúng pháp luật.

>> Luật sư tư vấn luật Lao động trực tuyến, gọi:1900.6162

Trả lời:

Theo quy định tại điều 36, 37,41 Bộ luật lao động 2019 đối với trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn thì khi hết hạn hợp đồng mà người lao động vẫn làm việc thì người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động mới, và cũng chỉ được ký mới thêm một lần. Nếu hợp đồng mới này hết thời hạn mà người lao động lại vẫn tiếp tục làm việc thì hợp đồng lao động này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn đã làm việc cho công ty theo hợp đồng lao động xác định thời hạn. Sau khi hết hạn hợp đồng đó, công ty không ký hợp đồng lao động mới, bạn vẫn làm việc ở công ty thì hợp đồng lao động giữa bạn với công ty trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Việc công ty cho bạn nghỉ việc là đơn phương chấm dứt hợp đồng. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng này phải theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề bạn vướng mắc là về tiền lương. tôi xin tư vấn cho bạn:

Hiện nay theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 thì việc trả lương được thực hiện theo nguyên tắc trả lương tại Điều 94 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:

- Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

- Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

>> Xem thêm: Năm 2022, sinh con thứ ba có bị xử phạt hoặc bị kỷ luật không ?

Việc công ty không trả lương đúng hạn và nợ lương là đã vi phạm quy định của pháp luật. Hành vi này sẽ bị xử phạt theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương

...2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên...

5. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

b) Buộc trả đủ khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Vì vậy trong trường hợp trên bạn có thể khiếu nại trực tiếp đến người sử dụng lao động ( đưa ra các căn cứ pháp luật trên) hoặc báo lên Thanh tra lao động để được giải quyết. Bên cạnh đó người lao động cũng có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở để đòi quyền lợi theo thủ tục tố tụng dân sự.

5. Những quyền lợi được hưởng khi người lao động bị sa thải

Trả lời:

Hưởng trợ cấp thất nghiệp

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013. Cụ thể, người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi:

– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

>> Xem thêm: Thủ tục xin nghỉ việc theo quy định pháp luật mới năm 2022

+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định;

– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định;

– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày; kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp; trừ các trường hợp sau đây:

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

>> Xem thêm: Mẫu quyết định sa thải nhân viên mới nhất áp dụng năm 2022

+ Chết.

Căn cứ vào quy định nêu trên có thể thấy, người lao động bị doanh nghiệp sa thải vẫn thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trợ cấp mất việc làm cho người lao động

Theo quy định tại Điều 46 Luật lao động 2019

Điều 46. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 điều 46 Bộ luật lao động 2019 thì thời gian để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Theo đó, căn cứ theo quy định của Luật việc làm thì bảo hiểm thất nghiệp được bắt đầu đóng cho người lao động từ năm 2009 mà thời gian làm việc của anh A tai công ty bạn bắt đầu từ năm 2017, cho nên xét tùy theo từng trường hợp nếu như anh A có khoảng thời gian ốm đau hay thử việc là bao nhiêu lâu để tính hưởng trợ cấp thôi việc.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động - Công ty luật Minh Khuê

>> Xem thêm: Thời gian thử việc có được hưởng tiền bảo hiểm trả cùng lương không ?