Chủ thể của quan hệ pháp luật là ai

Xem ngay nội dung bài viết sau để được Luật Hùng Sơn giải thích rõ chủ thể pháp luật là gì? Những loại chủ thể pháp luật và những vấn đề liên quan.

Chủ thể pháp luật là gì?

Chủ thể pháp luật là những cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ hợp pháp theo quy định của pháp luật. Chủ thể pháp luật khác với chủ thể của quan hệ pháp luật.

Chủ thể quan hệ pháp luật là gì?

Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp lý, tham gia vào quan hệ pháp luật, có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Nói một cách khái quát, cá nhân, tổ chức có thể là chủ thể của quan hệ pháp luật, nhưng đi sâu thì có sự phân biệt giữa cá nhân và tổ chức với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật.

Các loại chủ thể trong quan hệ pháp luật

Chủ thể quan hệ pháp luật Dân sự

Cũng giống như các quan hệ pháp luật nói chung, chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là những người tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự và có các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. Chủ thể của quan hệ này bao gồm:

  • Cá nhân: Người có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
  • Pháp nhân: Pháp nhân là tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp, có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Chủ thể này tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập và nhân danh chính mình.
  • Tổ hợp tác: Là loại hình được thành lập dựa trên hợp đồng hợp tác kinh doanh (có chứng thực của UBND xã, phường) của 3 cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng có trách nhiệm và cùng có lợi.
  • Hộ gia đình: Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung để làm kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và một số lĩnh vực kinh doanh khác theo quy định của pháp luật là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.
  • Nhà nước: Với tư cách là chủ thể đặc biệt trong giao dịch dân sự. Nhà nước là chủ thể của một số quan hệ như quan hệ thừa kế, quan hệ sở hữu…

Chủ thể quan hệ pháp luật Hành chính

Trong quan hệ pháp luật hành chính chủ thể chính là các bên tham gia quan hệ này có năng lực chủ thể với các quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính. Chủ thể của quan hệ này gồm: cán bộ nhà nước, đơn vị kinh tế, cơ quan nhà nước, công dân Việt Nam, tổ chức xã hội, người nước ngoài, người không quốc tịch.

Trong đó một loại chủ thể luôn hiện diện trong mọi quan hệ pháp luật hành chính đó là:

  • Chủ thể quản lý hành chính nhà nước: Là cá nhân hoặc tổ chức của con người mang quyền lực hành chính, nhân danh nhà nước và thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.
  • Chủ thể của quản lý hành chính nhà nước: Là một bên trong quan hệ hành chính pháp lý, chịu sự quản lý và tuân theo mệnh lệnh của chủ thể quản lý. Trong quan hệ pháp luật hành chính, đây có thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia không với tư cách là người có quyền lực hành chính nhà nước; hoặc công dân cá nhân, tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, tổ chức xã hội không mang quyền lực hành chính nhà nước.

Vì vậy, công dân Việt Nam không chỉ là chủ thể quản lý mà còn có quyền và nghĩa vụ tham gia quản lý nhà nước, làm cho mục đích quản lý hành chính ngày càng thể hiện rõ hơn lợi ích và nguyện vọng của họ của người dân.

Chủ thể của quan hệ pháp luật Đất đai

Chủ thể pháp luật đất đai là các bên tham gia quan hệ pháp luật đất đai bao gồm nhà nước và người sử dụng đất. Theo đó, người sử dụng đất là chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai. Người sử dụng đất có thể là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai, có ý chí độc lập, có quyền và nghĩa vụ nhất định.

Các chủ thể trong quan hệ đất đai bao gồm: Tổ chức trong nước: Cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, …, cá nhân trong nước, hộ gia đình, cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc cùng dòng họ, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài với có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư và hoạt động văn hóa, khoa học thường xuyên hoặc trở về sinh sống ổn định tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Nhà nước là chủ thể đặc biệt của Quan hệ pháp luật đất đai, Nhà nước tham gia Quan hệ pháp luật đất đai với tư cách là chủ sở hữu đại diện chủ hữu và thống nhất quản lý toàn bộ đất đai. Nhà Nước thường xuyên tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai và luôn có tư cách chủ thể.

Ngoài Nhà nước còn có các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cơ sở tôn giáo và cộng đồng dân cư. Nhưng không phải mọi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư đều là chủ thể của pháp luật đất đai mà phải đáp ứng những điều kiện nhất định.

Chủ thể quan hệ pháp luật Lao động

Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động là những bên tham gia quan hệ pháp luật lao động bao gồm:

  • Người lao động: Là các cá nhân 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động, có đầy đủ năng lực hành vi lao động và năng lực pháp luật lao động. Người lao động bao gồm: công dân, người nước ngoài và người không quốc tịch.
  • Người sử dụng lao động: Là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân nếu là cá nhân thì phải đủ 18 tuổi trở lên và được thuê, sử dụng và trả công. Có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, phải có năng lực hành vi và năng lực pháp luật lao động.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp ban hiểu rõ chủ thể pháp luật là gì. Nếu còn thắc mác gì liên quan đến chủ thể liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 19006518 để được tư vấn cụ thể.

Bạn có biết chủ thể pháp luật là gì? Khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi luật pháp, các cá nhân, tổ chức có khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. Vậy để có cái nhìn chi tiết hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết khái niệm chủ thể pháp luật là gì trong bài viết sau đây. Mời các bạn theo dõi

Chủ thể của quan hệ pháp luật là ai
Chủ thể pháp luật là gì

Chủ thể pháp luật là những cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ hợp pháp theo quy định của pháp luật. Theo đó, chủ thể pháp luật khác với chủ thể của quan hệ pháp luật.

Cụ thể, chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp lý, tham gia vào quan hệ pháp luật, có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Nhưng đối với chủ thể pháp luật thì chỉ cần cá nhân, tổ chức có năng lực pháp luật. Hay nói cách khác, năng lực pháp luật là điều kiện quan trọng của chủ thể pháp luật.

Chủ thể pháp luật khác với chủ thể quan hệ pháp luật được thể hiện rõ nhất ở năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Để trở thành chủ thể pháp luật chỉ cần có năng lực pháp luật, nhưng để trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật cụ thể thì phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tức là phải có khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Để giúp tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, trong phần tiếp theo ACC sẽ đề cập chi tiết hơn về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

Theo điều 16 Bộ luật dân sự 2015 thì Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được qu định như sau:

  • Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
  • Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
  • Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

Theo đó, nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân bao gồm:

  • Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
  • Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
  • Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.”

Năng lực pháp luật của pháp nhân được quy định như sau:

  • Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.
  • Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
  • Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Mọi công dân từ khi sinh ra được pháp luật công nhận là có năng lực pháp luật, khả năng có quyền và có nghĩa vụ pháp lí. Các công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Tổ chức chỉ khi là pháp nhân mới là chủ thể đầy đủ của quan hệ pháp luật, các tổ chức khác phụ thuộc vào tư cách pháp lí khác nhau, cũng có thể là chủ thể của các quan hệ pháp luật, nhưng ở phạm vi nhất định.

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về chủ thể pháp luật là gì. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email:
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979