Hội đồng định giá tài sản cấp huyện

   Ngày 23/12/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2018 quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự.

   Về cấp Hội đồng thực hiện định giá lần đầu, tại Nghị định số 97/2019/NĐ-CP sửa đổi bỏ quy định về cấp Hội đồng định giá trung ương, thay vào đó tại Trung ương sẽ hình thành 2 cấp Hội đồng gồm: Hội đồng định giá theo vụ việc được thành lập ở bộ, cơ quan ngang bộ (cấp bộ) và Hội đồng định giá theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự từ địa phương đến Trung ương gồm 4 cấp Hội đồng như sau:

   - Hội đồng định giá cấp huyện,

   - Hội đồng định giá cấp tỉnh,

   - Hội đồng định giá cấp Bộ,

   - Hội đồng định giá theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

   Theo đó, tại Điều 8 Nghị định đã bổ sung các quy định về thành phần của Hội đồng định giá cấp Bộ và Hội đồng định giá theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, bổ sung thẩm quyền định giá lần đầu, định giá lại của các cấp Hội đồng.

   Hội đồng định giá theo vụ việc cấp bộ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với tài sản cần định giá theo quy định của pháp luật quyết định thành lập để thực hiện định giá trong các trường hợp sau:

   - Thực hiện định giá lại trong các trường hợp theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 của Nghị định.

   - Thực hiện định giá lần đầu đối với tài sản thuộc các vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp liên quan đến nhiều cấp và được dư luận xã hội quan tâm khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

   - Đối với vụ án có nhiều loại tài sản khác nhau, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm căn cứ vào đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của tài sản, yêu cầu của vụ án để phân loại tài sản và thực hiện yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng định giá phù hợp với chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được giao theo các trường hợp sau:

   Trường hợp phân loại được tài sản để tách riêng thực hiện định giá đối với từng nhóm tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng định giá đối với từng nhóm tài sản.

   Trường hợp không thể phân loại được tài sản, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành lĩnh vực đối với một loại tài sản trong số các tài sản của vụ án chủ trì thành lập Hội đồng định giá; riêng trường hợp trong số các tài sản cần định giá có tài sản là đất, quyền sử dụng đất thì cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương chủ trì thành lập Hội đồng định giá. Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với các tài sản khác còn lại có trách nhiệm cử đại diện tham gia làm thành viên Hội đồng định giá theo yêu cầu của bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì thành lập Hội đồng định giá.

   Nghị định cũng nêu rõ, Hội đồng định giá theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để thực hiện định giá lại trong trường hợp theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 của Nghị định.

   Về chi phí định giá tài sản, Nghị định bổ sung thêm các quy định về bố trí, bổ sung, sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính để kịp thời hỗ trợ chi cho một số hoạt động mang tính chất thường xuyên của Hội đồng định giá gồm công tác phí, họp chuyên môn, khảo sát, thủ thập thông tin, mua sắm văn phòng phẩm, báo cáo thuyết minh, giải trình về chuyên môn phục vụ công tác định giá tài sản của Hội đồng định giá tài sản.

   Về đấu thầu lựa chọn đơn vị thẩm định giá, quy định bổ sung thêm trường hợp thực hiện định giá tài sản gấp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì gói thầu về thẩm định giá, gói thầu thuê tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm tư vấn về giám định tình trạng kinh tế kỹ thuật được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu đặc biệt theo quy định tịa Luật Đầu thầu và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

   Nghị định số 97/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm gửi kèm theo các hồ sơ liên quan và thuyết minh cụ thể căn cứ pháp lý, lý do nghi ngờ kết quả định giá, định giá lại lại cho Hội đồng định giá cấp trên. Đối với những nội dung khác Nghị định sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định cụ thể, rõ ràng hơn và đảm báo tính đồng bộ, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan.

   Nghị định số 97/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2020 là cơ sở pháp lý quan trọng giúp khắc phục những bất cập còn tồn tại của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP, đồng thời góp phần thực thi hiệu quả, minh bạch, kịp thời trong công tác định giá tài sản trong tố tụng hình sự ở các cấp.

Tô Huệ

Thủ tục thành lập hội đồng định giá, định giá tài sản trong tố tụng hình sự là một thủ tục có  vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Kết luận định giá tài sản là một trong những căn cứ để xác định hành vi có phạm tội hay không, cũng như việc áp dụng đúng khung hình phạt hay chưa. Do đó, bạn đọc hãy cùng Luật Long Phan tìm hiểu các quy định về thủ tục cũng như cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự.

Hội đồng định giá tài sản cấp huyện
Định giá tài sản là gì?

Khái niệm định giá tài sản

Định giá tài sản là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định giá trị bằng tiền của tài sản được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá để giải quyết vụ án hình sự tại thời điểm nhất định.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Nghị định 30/2018/NĐ-CP, Khoản 5 Điều 4 Luật giá 2012.

Khi nào cần thành lập Hội đồng định giá tài sản

  • Hội đồng định giá theo vụ việc: Khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự.
  • Hội đồng định giá thường xuyên: Khi căn cứ vào tình hình các vụ án hình sự tại địa phương và yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự.

Cơ sở pháp lý: Điều 1, Điều 7 Nghị định 30/2018/NĐ-CP, Điều 6 Nghị định 30/2018/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 97/2019/NĐ-CP).

Nguyên tắc thành lập Hội đồng định giá tài sản

  • Việc thành lập Hội đồng định giá phải đảm bảo đúng thời hạn, không để ảnh hưởng đến tiến độ định giá tài sản theo yêu cầu.
  • Hội đồng định giá hoạt động theo cơ chế tập thể. Cơ quan của người có thẩm quyền thành lập Hội đồng hoặc Chủ tịch Hội đồng phải đóng dấu vào các văn bản của Hội đồng và chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của Hội đồng.
  • Hội đồng định giá tiến hành định giá tài sản theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục định giá tài sản quy định tại Nghị định này và các quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự.
  • Hội đồng định giá chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành nhiệm vụ quy định tại Quyết định thành lập Hội đồng hoặc khi có Quyết định của người có thẩm quyền thành lập Hội đồng về việc chấm dứt hoạt động của Hội đồng.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 30/2018/NĐ-CP và Nghị định 97/2019/NĐ-CP, Điều 9 Nghị định 30/2018/NĐ-CP.

Hội đồng định giá tài sản cấp huyện
Thành lập Hội đồng định giá

Thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá tài sản

Đối với Hội đồng định giá theo vụ việc:

  • Hội đồng định giá theo vụ việc cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp.
  • Hội đồng định giá theo vụ việc cấp tỉnh: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp.
  • Hội đồng định giá theo vụ việc ở trung ương: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là bộ) thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực về tài sản cần định giá theo quy định của pháp luật.
  • Hội đồng định giá theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Đối với hội đồng định giá thường xuyên:

  • Hội đồng định giá theo vụ việc cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp.
  • Hội đồng định giá theo vụ việc cấp tỉnh: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp.

Cơ sở pháp lý: Điều 7 Nghị Định 30/2018/NĐ-CP, Điều 6 Nghị định 30/2018/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 97/2019/NĐ-CP).

Hội đồng định giá tài sản cấp huyện
Thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá

Thủ tục thành lập Hội đồng định giá tài sản

Đối với Hội đồng định giá theo vụ việc:

  1. Căn cứ vụ việc và yêu cầu của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng định giá thường xuyên; thành phần của Hội đồng định giá.
  2. Căn cứ vào tình hình thực tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng định giá theo vụ việc.

Đối với hội đồng định giá thường xuyên:

  1. Cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính cùng cấp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng định giá thường xuyên; thành phần của Hội đồng định giá.
  2. Căn cứ vào tình hình thực tế, cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh thành lập Hội đồng định giá thường xuyên.

Cơ sở pháp lý: Điều 7 Nghị định 30/2018/NĐ-CP, Điều 6 Nghị định 30/2018/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 97/2019/NĐ-CP, Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 30/2018/NĐ-CP và Nghị định 97/2019/NĐ-CP.

Bài viết trên Luật Long Phan đã cung cấp cho bạn đọc toàn bộ nội dung quy định về thủ tục cũng như yêu cầu cần đáp ứng để tiến hành thành lập Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 1900.63.63.87 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ kịp thời từ Luật Long Phan.