Gọi tên các chất có công thức Hóa học sau KOH

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

A. Lý thuyết & Phương pháp giải

Một số kiến thức cần nắm vững về bazơ:

1. Khái niệm

– Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (–OH)

– Ví dụ: NaOH, Ca(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,…

2. Công thức hóa học

– Thành phần phân tử: Có một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm –OH.

Công thức chung: M(OH)n

Trong đó: M: là nguyên tử kim loại.

n: là số nhóm hiđroxit (n có giá trị bằng hóa trị của kim loại)

3. Tên gọi

Tên bazơ: Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.

Ví dụ:

NaOH: Natri hiđroxit.

Fe(OH)3: Sắt (III) hiđroxit.

4. Phân loại

Dựa vào độ tan trong nước, bazơ được chia làm 2 loại:

* Bazơ tan trong nước: NaOH, KOH, LiOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2…

* Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2,…

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho các sơ đồ phản ứng sau:

Na2O + H2O → NaOH

K2O + H2O → KOH

a) Lập Phương trình hóa học của phản ứng có sơ đồ trên.

b) Gọi tên các sản phẩm tạo thành.

Lời giải

a) Phương trình hóa học:

Na2O + H2O → 2NaOH

K2O + H2O → 2KOH

b) Tên gọi của các sản phẩm là:

NaOH: Natri hiđroxit

KOH: Kali hiđroxit

Ví dụ 2: Đọc tên của những chất có công thức hóa học sau: Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2

Lời giải

Tên bazơ = Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.

Mg(OH)2: Magie hiđroxit

Fe(OH)3: Sắt (III) hiđroxit (vì Fe là kim loại có nhiều hóa trị)

Cu(OH)2: Đồng (II) hiđroxit (vì Cu là kim loại có nhiều hóa trị)

Ví dụ 3: Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây:

Na2O, FeO, BaO, MgO, Al2O3

Lời giải

Oxit

Bazơ tương ứng

Na2O

NaOH

FeO

Fe(OH)2

BaO

Ba(OH)2

MgO

Mg(OH)2

Al2O3

Al(OH)3

C. Bài tập vận dụng

Câu 1: Al2O3 có bazơ tương ứng là:

A. Al(OH)2.

B. Al2(OH)3.

C. AlOH.

D. Al(OH)3.

Đáp án D

Al2O3 có bazơ tương ứng là Al(OH)3

Câu 2: Tên gọi của NaOH là:

A. Natri oxit

B. Natri hiđroxit

C. Natri (II) hiđroxit

D. Natri hiđrua

Đáp án B

Tên bazơ = Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.

Na là kim loại có một hóa trị ⇒ tên gọi của NaOH là: Natri hiđroxit.

Câu 3: Tên gọi của Al(OH)3 là:

A. Nhôm (III) hiđroxit.

B. Nhôm hiđroxit.

C. Nhôm (III) oxit.

D. Nhôm oxit.

Đáp án B

Tên bazơ = Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.

Al là kim loại có một hóa trị ⇒ Al(OH)3: nhôm hiđroxit

Câu 4: Thành phần phân tử của bazơ gồm:

A. một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm –OH.

B. một nguyên tử kim loại và nhiều nhóm –OH.

C. một hay nhiều nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm –OH.

D. một hay nhiều nguyên tử kim loại và nhiều nhóm –OH.

Đáp án A

Thành phần phân tử của bazơ gồm một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm –OH

Câu 5: Cho CaO tác dụng với nước thu được Ca(OH)2. Tên gọi của Ca(OH)2 là:

A. Canxi (II) hiđroxit.

B. Canxi hiđroxit.

C. Canxi (II) oxit.

D. Canxi oxit.

Đáp án B

Tên bazơ = Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.

Vì Ca là kim loại có một hóa trị ⇒ Ca(OH)2: Canxi hiđroxit

Câu 6: Hợp chất nào sau đây là bazơ?

A. Đồng (II) nitrat

B. Kali clorua

C. Sắt (II) sunfat

D. Canxi hiđroxit

Đáp án D

Tên bazơ = Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.

→ bazơ là: Canxi hiđroxit

Câu 7: Tên gọi của Fe(OH)3 là:

A. Sắt (III) hiđroxit.

B. Sắt hiđroxit.

C. Sắt (III) oxit.

D. Sắt oxit.

Đáp án A

Vì Fe là kim loại có nhiều hóa trị ⇒ Fe(OH)3: Sắt (III) hiđroxit

Câu 8: Tên gọi của Ba(OH)2 là:

A. Bari hiđroxit

B. Bari đihidroxit

C. Bari hidrat

D. Bari oxit

Đáp án A

Tên bazơ: Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + hiđroxit.

Tên gọi của Ba(OH)2 là: Bari hiđroxit

Câu 9: FeO có bazơ tương ứng là:

A. Fe(OH)2.

B. Fe2(OH)3.

C. FeOH.

D. Fe(OH)3.

Đáp án A

FeO có bazơ tương ứng là: Fe(OH)2

Câu 10: Trong các chất sau: KCl, AgCl, Ca(OH)2, CuSO4, Ba(OH)2, KHCO3. Số chất thuộc hợp chất bazơ là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Đáp án A

Các chất thuộc hợp chất bazơ là: Ca(OH)2, Ba(OH)2

phân loại gọi tên các chất sau KOH , NaCl , Fe ( OH )²
Giúp mìn vớiiii

Kali hydroxide (công thức hóa học: KOH) là một kiềm mạnh có tính ăn mòn, tên thông dụng là potash ăn da. Nó là một chất rắn kết tinh màu trắng, ưa ẩm và dễ hòa tan trong nước. Phần lớn các ứng dụng của chất này đều do độ phản ứng của nó đối với axit và tính ăn mòn. Năm 2005, ước tính toàn cầu sản xuất 700.000–800.000 tấn hợp chất này, ước tính sản lượng hàng năm của NaOH cao gấp 100 lần KOH[3]. KOH là tiền chất của phần lớn xà phòng lỏng và mềm cũng như các hóa chất có chứa kali khác.

Kali hydroxide

Mẫu kali hydroxide

Cấu trúc của kali hydroxide

Danh pháp IUPACPotassium hydroxideTên khácCaustic potash
Potash lye
Potassia
Potassium hydrateNhận dạngSố CAS1310-58-3PubChem14797Số EINECS215-181-3ChEBI32035Số RTECSTT2100000Ảnh Jmol-3DảnhSMILES

đầy đủ

  • [K+].[OH-]

InChI

đầy đủ

  • 1/K.H2O/h;1H2/q+1;/p-1

Thuộc tínhCông thức phân tửKOHKhối lượng mol56,10564 g/molBề ngoàichất rắn màu trắng, dễ chảyMùikhông mùiKhối lượng riêng2,044 g/cm³[1]Điểm nóng chảy 406 °C (679 K; 763 °F) Điểm sôi 1.327 °C (1.600 K; 2.421 °F) Độ hòa tan trong nước97 g/100 mL (0 ℃)
121 g/100 mL (25 ℃)
178 g/100 mL (100 ℃)[1], xem thêm bảng độ tanĐộ hòa tanhòa tan trong alcohol, glycerol
không hòa tan trong ete, amonia lỏngĐộ axit (pKa)13,5 (0,1 M)Chiết suất (nD)1.409Cấu trúcCấu trúc tinh thểTrực thoiNhiệt hóa họcEnthalpy
hình thành ΔfHo298-425 kJ·mol-1[2]Entropy mol tiêu chuẩn So29879 J·mol-1·K-1[2]Các nguy hiểmMSDSICSC 0357Phân loại của EUĂn mòn (C)
Có hại (Xn)Chỉ mục EU019-002-00-8NFPA 704

0

3

1

 

Chỉ dẫn RR22, R35Chỉ dẫn S(S1/2), S26, S36/37/39, S45Điểm bắt lửaKhông bắt lửaLD50273 mg/kg (đường miệng, chuột)Các hợp chất liên quanAnion khácKali clorat
Kali pemanganatCation khácLithi hydroxide
Natri hydroxide
Rubiđi hydroxide
Caesi hydroxideHợp chất liên quanKali oxit

Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Y kiểm chứng (cái gì 
Y
N ?)

Tham khảo hộp thông tin

Tính chất của KOH tương tự NaOH, trong thực tế NaOH được sử dụng nhiều hơn.

  1. ^ a b Lide, D. R. biên tập (2005). CRC Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản 86). Boca Raton (FL): CRC Press. tr. 4-80. ISBN 0-8493-0486-5.
  2. ^ a b Zumdahl, Steven S. (2009). Chemical Principles 6th Ed. Houghton Mifflin Company. tr. A22. ISBN 0-618-94690-X.
  3. ^ H. Schultz, G. Bauer, E. Schachl, F. Hagedorn, P. Schmittinger "Potassium Compounds" in Ullmann’s Encyclopedia of Industrial Chemistry, 2005, Wiley-VCH, Weinheim. doi:10.1002/14356007.a22_039

  Bài viết về chủ đề hóa học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Kali_hydroxide&oldid=66465092”

Video liên quan

Chủ đề