Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì năm 2024

Căn cứ khoản 3 Điều 92 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là văn bản bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu nhãn hiệu.

Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu là văn bằng pháp lý do Cục Sở hữu Trí tuệ cấp cho chủ sở hữu nhãn hiệu, xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đó.

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cấp bởi Cục Sở hữu trí tuệ sẽ như sau:

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì năm 2024

Tải về mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Tại đây

Trên giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có các nội dung sau:

- Số giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

- Thông tin của chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;

- Số đơn và ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

- Hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì năm 2024
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn bao lâu?

Căn cứ Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau:

Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
2. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
3. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
4. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
5. Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
a) Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;
b) Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
c) Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
6. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
...

Theo quy định trên, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn bảo hộ 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký. Sau khi hết hạn, chủ sở hữu có thể gia hạn bảo hộ nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực khi nào?

Căn cứ Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định văn bằng bảo hộ bị chấm dứt toàn bộ hoặc một phần hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

- Chủ văn bằng bảo hộ không nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;

- Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;

- Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;

- Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;

- Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;

- Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;

- Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó;

- Việc sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ bởi chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đó;

- Nhãn hiệu được bảo hộ trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho chính nhãn hiệu đó;

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Căn cứ vào tính chất của nhãn hiệu, có thể phân loại nhãn hiệu thành: Nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng. Trong đó, nhãn hiệu chứng nhận là một loại nhãn hiệu ngày càng xuất hiện phổ biến trong thực tiễn thương mại trong thời gian gần đây.

I. NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN LÀ GÌ?

1. Khái niệm nhãn hiệu chứng nhận là gì?

Theo quy định tại Khoản 18 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

2. Danh sách nhãn hiệu chứng nhận

Tính đến tháng 08/2021, có tổng cộng 497 nhãn hiệu chứng nhận được cấp tại Việt Nam. Danh sách cụ thể được công bố tại website của Cục Sở hữu trí tuệ: https://www.ipvietnam.gov.vn

3. Ví dụ về nhãn hiệu chứng nhận

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì năm 2024

  • Chủ nhãn hiệu: UBND huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Số bằng: 4-0393105
  • Ngày cấp: 19/07/2021
    Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì năm 2024
  • Chủ nhãn hiệu: UBND huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
  • Số bằng: 4-0331762
  • Ngày cấp: 01/10/2019
    Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì năm 2024
  • Chủ nhãn hiệu: Trạm khuyến nông huyện Tánh Linh.
  • Số bằng: 4-0281139
  • Ngày cấp: 09/05/2017
    Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì năm 2024
  • Chủ nhãn hiệu: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
  • Số bằng: 4-0390261
  • Ngày cấp: 22/06/2021
    Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì năm 2024
  • Chủ nhãn hiệu: UBND huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh
  • Số bằng: 4-0321446
  • Ngày cấp: 03/06/2019

II. QUY CHẾ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN

1. Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, để đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu thông thường cần có, trong hồ sơ đăng ký bắt buộc phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ thì Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

- Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;

- Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;

- Các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;

- Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;

- Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.

Ngoài ra, theo quy định tại tiểu mục 37.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ (được sửa đổi, bổ sung bởi các Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN, 18/2011/TT-BKHCN, 05/2013/TT-BKHCN, 16/2016/TT-BKHCN) thì Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải làm rõ các vấn đề sau:

- Các thông tin vắn tắt về nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu, hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

- Các điều kiện để được người đăng ký nhãn hiệu cấp phép sử dụng nhãn hiệu và các điều kiện chấm dứt quyền sử dụng nhãn hiệu;

- Nghĩa vụ của người sử dụng nhãn hiệu (bảo đảm chất lượng, tính chất đặc thù của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, chịu sự kiểm soát của người đăng ký nhãn hiệu, nộp phí quản lý nhãn hiệu…);

- Quyền của người đăng ký nhãn hiệu (kiểm soát việc tuân thủ quy chế sử dụng nhãn hiệu, thu phí quản lý nhãn hiệu, đình chỉ quyền sử dụng nhãn hiệu của người không đáp ứng điều kiện theo quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu …);

- Cơ chế cấp phép, kiểm soát, kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu và bảo đảm chất lượng, uy tín của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

- Cơ chế giải quyết tranh chấp.

2. Quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ thì các tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

3. Quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận có quyền cho phép các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho hàng hoá, dịch vụ của họ nếu hàng hoá, dịch vụ đó có các đặc tính xác định trong Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận có quyền quản lý việc sử dụng nhãn hiệu theo Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, bao gồm: Kiểm soát việc tuân thủ Quy chế sử dụng nhãn hiệu, thu phí quản lý nhãn hiệu, đình chỉ quyền sử dụng nhãn hiệu của người không đáp ứng điều kiện theo quy định của Quy chế sử dụng nhãn hiệu, …

Các tổ chức, cá nhân muốn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép và phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện quy định trong Quy chế sử dụng nhãn hiệu.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì năm 2024

III. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận bao gồm:

- Tài liệu chứng minh tư cách người nộp đơn: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (đối với cá nhân), Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Quyết định thành lập (đối với tổ chức), …

- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;

- Mẫu nhãn hiệu;

- Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;

- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

- Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý cho đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

IV. CHI PHÍ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN

Các chi phí đăng ký nhãn hiệu chứng nhận bao gồm: Phí, lệ phí nhà nước và thù lao dịch vụ pháp lý. Trong đó, phí và lệ phí nhà nước gồm:

- Lệ phí nộp đơn;

- Phí công bố đơn;

- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu;

- Phí thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu;

- Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ;

- Phí công bố thông tin văn bằng bảo hộ được cấp;

- Phí đăng bạ thông tin văn bằng bảo hộ được cấp.

Phí, lệ phí nhà nước phải nộp sẽ phụ thuộc vào số nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký bảo hộ và số sản phẩm, dịch vụ đăng ký trong mỗi nhóm.

V. SO SÁNH NHÃN HIỆU TẬP THỂ VÀ NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN

1. Khái niệm nhãn hiệu tập thể là gì?

Theo quy định tại Khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

2. Điểm giống nhau giữa nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận

- Nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể đều là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ.

- Đều là nhãn hiệu được sử dụng bởi nhiều cá nhân, tổ chức.

- Thời hạn bảo hộ: Văn bằng bảo hộ có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

3. Điểm khác nhau giữa nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận

Tiêu chí so sánh

Nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu chứng nhận

Về chức năng của nhãn hiệu

Dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của 01 tổ chức với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Dùng để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Về chủ sở hữu nhãn hiệu

Là các tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Là tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ. Chủ sở hữu nhãn hiệu không được tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

Về chủ thể sử dụng nhãn hiệu

Chỉ có các thành viên thuộc tổ chức mới được sử dụng nhãn hiệu tập thể mà tổ chức đó đã đăng ký bảo hộ.

Cá nhân, tổ chức bất kỳ có hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các điều kiện theo Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép thì được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đó.

Đăng ký nhãn hiệu và đăng ký thương hiệu khác nhau như thế nào?

Nhãn hiệu được xác nhận quyền sở hữu khi chủ sở hữu làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ. Trong khi đó, thương hiệu là thuật ngữ thường dùng trong marketing và quản lý doanh nghiệp. Khác với nhãn hiệu, thương hiệu không phải là đối tượng được quyền sở hữu trí tuệ bảo hộ.nullPhân biệt nhãn hiệu và thương hiệu - Apolat Legalapolatlegal.com › blog › phan-biet-nhan-hieu-va-thuong-hieunull

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm những gì? Thành phần hồ sơ gồm có: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu - 2 bản, mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ - 5 bản, danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đăng ký, chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu và các giấy tờ khác. >> Xem chi tiết: Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền.nullThủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, logo độc quyềnketoananpha.vn › ho-so-thu-tuc-dang-ky-nhan-hieunull

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực khi nào?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ.nullNHÃN HIỆU - CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆwww.ipvietnam.gov.vn › nhan-hieunull

Lệ phí đăng ký nhãn hiệu là bao nhiêu?

Đây là mức phí được đưa ra bởi các công ty dịch vụ, phục vụ cho các yêu cầu về công việc của khách hàng, sơ bộ như sau: Phí tra cứu nhãn hiệu: 600.000 VNĐ. Lệ Phí nộp đơn đăng ký thương hiệu cho cơ quan nhà nước: 1.000.000 VNĐ. Lệ Phí cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu nộp cho cơ quan nhà nước: 360.000 VNĐ.nullChi phí đăng ký bản quyền thương hiệu tại Việt Nam bao nhiêu tiền?apolatlegal.com › blog › chi-phi-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieunull