Giam bằng lái xe máy phạt bao nhiêu tiền?

Khi tham gia giao thông người điều khiển phương tiện bắt buộc phải mang theo giấy phép lái xe. Nếu không có giấy phép lái xe khi tham gia giao thông thì liệu có bị giam xe không? Hay sẽ bị phạt như thế nào?

Giam bằng lái xe máy phạt bao nhiêu tiền?

 

Khi tham gia giao thông người điều khiển phương tiện cần mang theo loại giấy phép lái xe nào?

Theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người lái xe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông bắt buộc phải mang theo giấy phép lái xe hay còn được gọi khác là bằng lái xe.

Tuy nhiên khoản 1 Điều 58 Luật này cũng nêu rõ: “Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thì mới được coi là hợp lệ”.

Căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, tùy vào loại phương tiện mà yêu cầu về hạng giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện là khác nhau. Cụ thể:

HạngLoại xeA1Xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 – dưới 175 cm3A2Xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1

 

A3Xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tựA4Máy kéo có trọng tải đến 1.000 kgB1Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kgB2CXe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2DXe ô tô chở người từ 10 – 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, CEXe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D 

FB2

Xe hạng B2 kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toaFDXe hạng D kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toaFE 

Xe hạng E kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa

 

FCXe hạng C kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc

 

Có bị giam xe khi không có giấy phép lái xe?

Lỗi không có bằng lái xe thuộc các trường hợp quy định tại khoản 5, 7 và 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP nên theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định này, Cảnh sát giao thông (CSGT) hoàn toàn có quyền tạm giữ xe trước khi ra quyết định xử phạt để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm.

Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền hay CSGT được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:

i)Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;

Như vậy, nếu người có thẩm quyền hay CSGT yêu cầu kiểm tra giấy tờ mà tài xế không xuất trình được bằng lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ vừa bị phạt về lỗi không có giấy phép lái xe, vừa bị tạm giữ xe theo thủ tục hành chính.

Theo khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thời hạn tạm giữ phương tiện là 07 ngày. Trường hợp vi phạm giao thông có tình tiết phức tạp cần tiến hành xác minh thì CSGT có thể tạm giữ phương tiện lên đến 30 ngày.

Không có giấy phép lái xe còn có thể bị phạt như thế nào?

Trước hết cần làm rõ hai trường hợp, trường hợp có bằng lái xe nhưng quên không đem và trường hợp không có bằng lái xe khi tham gia giao thông là hai trường hợp khác nhau. Tương ứng với đó, người vi phạm sẽ phải chịu những mức phạt khác nhau.

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

  • Trường hợp không có bằng lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt như sau:

Phương tiện vi phạmMức phạt lỗi không có bằng lái xe 

Xe máy dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự

01 – 02 triệu đồng

(Điểm a khoản 5 Điều 21)

 

Xe máy từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh

04 – 05 triệu đồng

(Điểm b khoản 7 Điều 21)

ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô10 – 12 triệu đồng

(Điểm b khoản 9 Điều 21)

  • Trong khi đó, trường hợp nếu có bằng lái xe nhưng không đem theo khi tham gia giao thông, mức phạt cho người điều khiển phương tiện sẽ thấp hơn. Cụ thể là:

Phương tiện vi phạmMức phạt lỗi không đem theo bằng lái xeXe máy và các loại xe tương tự:100.000 – 200.000 đồng

(Điểm b khoản 2 Điều 21).

Ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô200.000 – 400.000 đồng

(Điểm a khoản 3 Điều 21).

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về việc mang giấy phép lái xe khi tham gia giao thông Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 1900.633.246, email: [email protected] để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.