Em hay phần tích truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân

  • 08:12 | Thứ Ba, 22/12/2020
  • Em hay phần tích truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân
  • Em hay phần tích truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân
  • Em hay phần tích truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân

(QBĐT) - Cách đây 76 năm, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, ngày 22-12-1944, dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập. Từ 34 chiến sỹ với “mũ nan, ống túm”, được sự lãnh đạo của Đảng, sự đùm bọc, che chở, giúp đỡ của nhân dân, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã trưởng thành, lớn mạnh, xây đắp nên những giá trị truyền thống cao đẹp, ngày càng xứng đáng với danh xưng “Bộ đội Cụ Hồ” mà nhân dân đã tin yêu dành tặng.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ, hy sinh, nhân dân ở tiền tuyến cũng như ở hậu phương đã biết vượt lên những khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần để chắt chiu từng lon gạo, hạt muối, tấm áo, đồng tiền giúp đỡ bộ đội. An toàn khu giữa núi rừng Việt Bắc với sự bao bọc, che chở của nhân dân đã giúp cho Trung ương Đảng, Bác Hồ, Chính phủ lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp giành những thắng lợi to lớn, quyết định... 

Em hay phần tích truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân
Phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới được lực lượng LLVT tỉnh tích cực tham gia hưởng ứng.

Những chiến sỹ quân đội cũng vì nhân dân mà sẵn sàng xông pha nơi lửa đạn, sẵn sàng nếm mật nằm gai, bền bỉ chiến đấu để giành độc lập tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, lập nên những chiến công vang dội.

Trong kháng chiến chống Mỹ, với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, hàng triệu cán bộ, chiến sỹ đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh, đoàn kết, gắn bó với nhân dân để quyết đấu tranh giành độc lập, thống nhất cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Hình ảnh những chiến sỹ anh hùng đã hóa thành bất tử như Nguyễn Viết Xuân, Lê Anh Xuân, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi… chính là minh chứng hùng hồn nhất, cao đẹp nhất cho tinh thần gắn bó máu thịt với nhân dân, vì nhân dân mà chiến đấu và chiến thắng…

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, QĐND tiếp tục phát huy truyền thống “gắn bó máu thịt với nhân dân” bằng những nghĩa cử cao đẹp, anh hùng. Đó là tinh thần sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã dày công dựng xây, vun đắp; là mưu trí, linh hoạt, khôn khéo trong đấu tranh phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch, là tinh thần sẵn sàng vì nhân dân trong các hoạt động phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; là khí thế của các phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Chung sức vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”…

Là một bộ phận không thể tách rời của QĐND Việt Nam anh hùng, hơn 75 xây dựng, chiến đấu, phát triển, LLVT Quảng Bình đã kế tục xứng đáng nét đẹp truyền thống tiêu biểu “gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí”, tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần cùng quân dân cả nước đấu tranh, gìn giữ nền hòa bình dân tộc và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng ủy-Bộ Tư lệnh Quân khu 4, của cấp ủy, chính quyền địa phương, quân dân Quảng Bình đã đoàn kết gắn bó, cùng nhau lập nên nhiều chiến công vang dội. Tên tuổi của những địa phương, đơn vị như: Cự Nẫm, Cảnh Dương, Hưng Đạo, Xuân Bồ, Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy, Trung đội lão dân quân Đức Ninh, Khẩu đội nữ dân quân Lộc Ninh..., còn sống mãi với thời gian và đã trở thành huyền thoại trong trang sử vàng chiến tranh cách mạng của quân và dân Quảng Bình. 

Em hay phần tích truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân
Bộ đội giúp dân dựng lại nhà cửa bị sập đổ do bão lũ.

Thành tích 167 tập thể, 41 cá nhân được tuyên dương danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân", 1.324 bà mẹ được tôn vinh danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng; trên 5.200 lượt cán bộ, chiến sỹ và nhân dân được tặng thưởng huân chương, huy chương các loại là sự ghi nhận xứng đáng, là minh chứng của sức mạnh quân dân Quảng Bình chung một ý chí.

Đặc biệt, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tinh thần “gắn bó máu thịt với nhân dân” càng được cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang (LLVT) Quảng Bình tiếp nối, phát huy hiệu quả, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân hết lòng ngợi ca, khâm phục.

Đó là tinh thần sát cánh với nhân dân, đoàn kết với nhân dân để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Sự đoàn kết, gắn bó với nhân dân được thể hiện bằng những hành động, việc làm đầy nghĩa tình và trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ LLVT tỉnh.

Đó là các hoạt động giúp dân xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo, giúp dân phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai. Chỉ tính riêng 5 năm trở lại đây, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đã huy động hơn 16.000 ngày công của cán bộ, chiến sỹ với tổng số tiền hơn 4,5 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp, mua sắm vật chất cho 41 nhà văn hóa và nhà sinh hoạt cộng đồng; nạo vét hơn 2.580km kênh mương nội đồng, tu sửa các trục đường liên thôn, xã; xây dựng, phối hợp xây dựng 31nhà tình nghĩa, nhà đồng đội; tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 6.500 lượt người ở các địa bàn...

Hình ảnh những cán bộ, chiến sỹ sẵn sàng xả thân vì nhân dân trong lụt bão mãi là hình ảnh ngời sáng về tinh thần dũng cảm, sẵn sàng vì nhân dân mà chấp nhận hy sinh, gian khổ. Chúng ta cũng không thể nào nguôi quên và luôn tự hào về sự hy sinh anh dũng của Anh hùng liệt sỹ Phạm Hữu Huyên, của Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, của thượng úy Lê Hải Đức và chiến sỹ trẻ Phạm Văn Thái-những người con ưu tú của quê hương đã vì nhân dân mà hóa thân vào đất mẹ Quảng Bình.

Kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 31 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân năm nay vừa là dịp để ôn lại truyền thống hào hùng của Quân đội, vừa là thời cơ chính trị để cán bộ, chiến sỹ tiếp tục nỗ lực cống hiến, tiếp tục phát huy giá trị truyền thống, phẩm chất cao đẹp đã được hun đúc qua ¾ thế kỷ xây dựng, chiến đấu, phát triển.

Bằng suy nghĩ, bằng hành động và những việc làm cụ thể, mỗi cán bộ, chiến sỹ LLVT Quảng Bình nguyện phấn đấu hết mình để phẩm chất truyền thống “gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí” tiếp tục tỏa sáng, tạo thành sức mạnh tổng hợp để quân với dân cùng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Đại tá Hoàng Xuân Vĩnh

Chính ủy Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh

Có thể nói rằng, đấu tranh phòng chống, ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là một cuộc “đấu tranh nội tâm” vô cùng gay gắt, quyết liệt trong bản thân mỗi cán bộ, đảng viên. Tuy vậy, “cuộc chiến” này có thành công hay không, ngoài sự cố gắng nỗ lực vượt bậc của mỗi chủ thể là cán bộ, đảng viên, thì đòi hỏi cần phải có sự tham gia rất tích cực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân.

(Tiếp theo và hết)


Em hay phần tích truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân


Ảnh minh họa/ TTXVN.

Đảng không được phép sống xa dân và trên dân

Đảng ta là “con nòi” của dân tộc, ra đời, trưởng thành và lớn lên trong phong trào cách mạng của nhân dân. Nhân dân ta tự nguyện đi theo Đảng, tự nguyện tôn vinh sự lãnh đạo, dìu dắt của Đảng, nhưng để Đảng không đi “chệch hướng” thì nhất thiết Đảng phải chịu sự giám sát của nhân dân. Nhân dân với tư cách “là chủ” và “làm chủ” của xã hội và đất nước, do đó việc cần kíp lúc này là phải thực sự coi trọng, phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của nhân dân trong việc phòng chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên.

PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng cho rằng, thực tiễn lịch sử cũng như bài học kinh nghiệm của Đảng ta và phong trào cộng sản quốc tế đã cho thấy, ở đâu, lúc nào mà Đảng giữ vững được bản chất cách mạng của mình, giữ vững được mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân; cán bộ, đảng viên sống gần dân, trọng dân, hiểu dân, tin dân, có trách nhiệm với dân, thì ở đó, lúc đó, nhân dân dành trọn niềm tin, tình cảm cho Đảng, hết lòng, hết sức đùm bọc, chở che và bảo vệ Đảng. Ngược lại, lúc nào Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên mắc bệnh quan liêu, xa rời quần chúng, tham nhũng, hủ hóa, không tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, không lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân, lúc đó Đảng sẽ dần xa rời bản chất cách mạng rồi tự sụp đổ ngay dưới chân mình!

Xin nhắc lại lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cách đây 5 năm: “Mai kia Đảng này sẽ là đảng của ai? Có giữ được bản chất là đảng cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc không?”. Trước khi đưa ra câu hỏi đầy nỗi niềm này, Tổng Bí thư đã đặt vấn đề: “Bây giờ trong Đảng cũng có sự phân hóa giàu - nghèo, có những người giàu lên rất nhanh, cuộc sống cách xa người lao động; liệu rồi người giàu có nghĩ giống người nghèo không?”.

Câu hỏi trên không khó trả lời. Bởi trong số những người giàu lên một cách bất thường ấy, có không ít cán bộ đang nắm những chức vụ quan trọng trong bộ máy đảng, chính quyền các cấp. Cái sự giàu ấy không phải chủ yếu do tài năng, trí tuệ, mồ hôi, công sức họ bỏ ra, mà phần lớn là do lợi dụng vị trí công tác để vun vén lợi ích cá nhân, tìm mọi kẽ hở của pháp luật, lôi bè cánh theo “lợi ích nhóm” để làm ăn thiếu đàng hoàng, khuất tất với mục đích vinh thân, phì gia. Theo GS, TS Trần Văn Bính, nguyên Trưởng khoa Văn hóa XHCN (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), tưởng như sự giàu có bất thường, cuộc sống hưởng thụ cao sang của một số cán bộ lãnh đạo chẳng ảnh hưởng gì đến những người xung quanh và cộng đồng, nhưng sự thật đã để lại bao hệ lụy cho bản thân họ và xã hội. Chính cuộc sống xa hoa, cách biệt với dân đang tự biến họ trở thành “nô lệ” của đồng tiền, “bóng ma” của vật chất. Hệ lụy đáng nói nhất mà họ gây ra là làm đảo lộn các chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội, làm cho lòng người hoài nghi và ly tán, lòng tin của dân vào Đảng và chế độ bị xói mòn và làm cho tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc của Đảng từng bước bị mọt ruỗng từ bên trong và lung lay từ gốc rễ.

Còn nhớ khi Liên Xô trong thời điểm sụp đổ, một số học giả nước này đã làm cuộc điều tra xã hội học rất đáng suy ngẫm. Trong phiếu điều tra, trả lời câu hỏi “Đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho ai”?, thì có tới 85% ý kiến cho là đại diện của giới cán bộ quan chức nhà nước quan liêu, chỉ có 11% cho là đại diện của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Một đảng cộng sản cầm quyền mà tỷ lệ giới chức quan liêu, xa rời quần chúng lớn đến mức nghiêm trọng như vậy, thế nên lúc gặp “sóng gió” không được nhân dân ủng hộ và bị các thế lực khác “tước” quyền lãnh đạo cũng không có gì khó hiểu!

Đấy là chuyện ở xứ người. Còn ở nước ta cũng cần nhắc lại một ví dụ điển hình về thực trạng đội ngũ cán bộ, đảng viên “sống xa dân, sống trên dân” nên đã để lại một bài học xương máu về mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và nhân dân. Năm 1997, một bộ phận không nhỏ nông dân tỉnh Thái Bình bột phát nổi dậy phản đối cấp ủy, chính quyền có nguyên nhân chủ yếu là do quyền làm chủ của người dân đã bị vi phạm nghiêm trọng, chính quyền cơ sở huy động quá sức dân, thậm chí lạm thu nhiều khoản bất chính, trong khi đó một số cán bộ chủ chốt ở địa phương giàu lên một cách bất minh và lại có lối sống xa hoa, kệch cỡm, nên càng gây bức xúc, bất bình trong nhân dân. Sau sự kiện đáng buồn này, đã có hơn 2.000 cán bộ, đảng viên vi phạm bị xử lý kỷ luật, hơn 70% số tổ chức cơ sở đảng phải thay từ một nửa đến hai phần ba cấp ủy.

Trong điều kiện Đảng cầm quyền hiện nay, càng phải hết sức coi trọng giữ vững bản chất cách mạng của Đảng. Sức mạnh đó không ở đâu khác, mà bắt nguồn từ sức mạnh niềm tin của nhân dân. Niềm tin thuộc phạm trù tinh thần, nhưng nó có thể biến thành sức mạnh “dời non lấp biển” nếu như mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng luôn thấm nhuần và thể hiện sâu sắc quan điểm “Dĩ dân vi bản” (lấy dân làm gốc) trong cả tư tưởng và hành động, suy nghĩ và việc làm, thái độ và hành vi ở mọi lúc, mọi nơi. Lánh xa dân, sống trên dân, làm việc không vì dân-đó là quá trình “tự diễn biến” tuy diễn ra âm thầm, lặng lẽ, nhưng lại là quá trình “tự chuyển hóa” nhanh nhất, để lại tác hại ghê gớm và hậu quả khốc liệt nhất mà đội ngũ cán bộ, đảng viên không bao giờ được phép coi nhẹ, xem thường.

Trọng dân, tin dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng

Cương lĩnh, các văn kiện đại hội và Điều lệ Đảng đều khẳng định: Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Trên thực tế, Đảng ta cũng đã có nhiều chủ trương, giải pháp để thực hiện nguyên tắc cốt tử đó, như mỗi dịp Đại hội Đảng các cấp đều lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân; quy định cán bộ chủ chốt các cấp phải tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân; triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”...

Chủ trương là vậy, nhưng thực tế nhiều nơi hoặc là né tránh, hoặc là làm qua loa, đại khái những việc liên quan đến phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Việc nhiều cấp ủy, chính quyền chưa chú trọng huy động được đông đảo người dân tham gia giám sát cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng.

Trong 73.325 đảng viên bị kỷ luật giai đoạn 2010-2015, có 62.389 đảng viên ở cấp cơ sở (chiếm tỷ lệ 85%). Trong khi tổ chức đảng ở cơ sở là cầu nối giữa Đảng với dân, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, mà số đảng viên ở cơ sở bị kỷ luật nhiều như vậy thì sẽ tác dụng tiêu cực đến tình cảm, niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Mặt khác, con số đảng viên cấp cơ sở bị kỷ luật nêu trên cũng phần nào nói lên tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm nguyên tắc Đảng... là rất hiện hữu, chứ không còn dừng lại ở nguy cơ.

Theo kết quả điều tra dư luận xã hội của Viện Nghiên cứu dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương) mới đây cho biết, trong số 11 đầu việc chưa được đa số nhân dân ghi nhận, hài lòng, thì có tới 6 đầu việc liên quan thiết thân đến cuộc sống của nhân dân, đó là: Giải quyết khiếu nại, tố cáo cho công dân; Giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân; Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Chống lạm phát, ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu đối với đời sống nhân dân; Thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; Giải quyết mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Bên cạnh đó, có 4 đầu việc chủ yếu liên quan đến cán bộ, đảng viên cũng chưa được đa số nhân dân ghi nhận, đó là: Tiết kiệm, chống lãng phí; Chống tham nhũng; Phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên; Nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.

Dẫu số liệu điều tra trên đây chỉ phản ánh phần nào về tâm trạng, tình cảm, niềm tin và cả những băn khoăn, lo lắng của nhân dân, nhưng cũng khiến tất cả những ai nặng lòng với Đảng, với đất nước và quan tâm đến vận mệnh chế độ cũng không khỏi trăn trở. Có một câu hỏi đặt ra là sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã giành được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, phần lớn đời sống nhân dân đã thoát khỏi đói nghèo, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều có bước chuyển biến tích cực, nhưng tại sao người dân vẫn rất quan tâm, thậm chí lo lắng đến vận mệnh của Đảng và chế độ? Theo GS, TS Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, Hội đồng Lý luận Trung ương, vì từ trong tâm niệm sâu xa của mình, đa số người dân vẫn yêu Đảng, thủy chung với Đảng, tự nguyện đi theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, cho nên người dân có tâm lý lo lắng về một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cũng là điều dễ hiểu. Khi người dân còn biết lo cho vận mệnh của Đảng, lo công việc chung của Đảng, đấy là hồng phúc của Đảng và dân tộc. Vấn đề cốt tử hiện nay là Đảng phải làm sao để cho người dân giảm bớt và tiến tới không còn phải băn khoăn, lo lắng nhiều vì những bất cập, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng nói chung, và những biểu hiện thoái hóa, biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên nói riêng.

“Mai kia Đảng này sẽ là đảng của ai”? Nếu Đảng chỉ thuộc về một số người giàu có, sống cách biệt với dân, không đồng cam cộng khổ với dân, không thấm nhuần và thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ “Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”, thì Đảng đã vô hình trung “đứng trên, đứng ngoài” lợi ích của nhân dân và nguy cơ Đảng thoái hóa, biến chất rồi sụp đổ là khó tránh khỏi. Ngược lại, nếu hơn 4,6 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay cùng hòa chung nhịp đập với hơn 90 triệu trái tim người Việt, cùng biết lo toan gánh vác việc Đảng, việc nước, việc dân, đó chính là cơ sở bảo đảm cho Đảng ta thực hiện tốt trọng trách cao cả của mình. Đó cũng là một trong những giải pháp căn cơ để phòng chống, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng đạt hiệu quả tối ưu.