Đối tượng của kế toán là gì năm 2024

thì không phải ai cũng biết. Trong nội dung bài viết này, SIS sẽ giúp bạn tìm hiểu về đối tượng kế toán và các thông tin xoay quanh chủ đề này. Bạn đừng bỏ lỡ nhé.

1. Tìm hiểu đối tượng kế toán là gì?

1.1. Khái niệm

Đối tượng của kế toán là gì năm 2024

Đối tượng kế toán là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì đối tượng kế toán chính là quá trình hình thành, biến động của tải sản trong doanh nghiệp. Nó được kế toán quản lý, phản ánh qua suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, đối tượng kế toán sẽ hiển thị ở 2 khía cạnh là: Tài sản và nguồn vốn.

1.2. Phần tài sản

Phần tài sản được cho là nguồn lực của một doanh nghiệp, nó có thể thu được lợi ích lớn trong tương lai nếu như biết cách đầu tư. Tài sản với một doanh nghiệp khá đa dạng, nó có thể là máy móc, trang thiết bị, xưởng sản xuất, bằng sáng chế, bản quyền,…

Căn cứ vào thời gian đầu tư, sử dụng, thu hồi tài sản thì nó được chia thành 2 loại đó là: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Với tài sản ngắn hạn có thời gian sử dụng dưới 12 tháng/chu kỳ kinh doanh. Còn tài sản dài hạn có thời gian sử dụng luân chuyển hơn một năm/chu kỳ kinh doanh có tính thanh khoản thấp hơn tài sản ngắn hạn.

1.3. Phần nguồn vốn

Phần nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ được chia thành vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Trong đó:

Nợ phải trả chính là khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các chủ nợ có thể là: Nhà cung cấp, nhân hàng.

Vốn chủ sở hữu là khoản vốn dùng để kinh doanh thuộc quyền sở hữu của thành viên góp vốn hoặc cổ đông trong công ty.

Thông thường, để các hoạt động như sản xuất, kinh doanh diễn ra liên tục thì công ty sẽ sử dụng vốn chủ sở hữu cùng các nguồn phải trả để hình thành tổng nguồn vốn.

2. Đặc điểm đối tượng kế toán

Đối tượng kế toán cũng có những đặc điểm cụ thể, riêng biệt. Bạn có thể tham khảo nội dung trong phần này.

2.1. Tính tổng hợp

Đối tượng kế toán chính là thước đo bắt buộc và chủ yếu của kế toán tiền tệ. Vì vậy mà phương pháp kế toán sẽ thể hiện được đối tượng của nó ở mức độ tổng quát.

2.2. Tính cân đối

Đối tượng của kế toán là gì năm 2024

Đặc điểm đối tượng kế toán

Trên thực tế, đối tượng kế toán không ngừng biến động và hiển thị hai mặt đối lập, nhưng vẫn duy trì sự cân bằng về lượng giữa chúng. Do đó, các phương pháp kế toán thường phản ánh tính chất đối tượng này trong các mối liên hệ phổ biến, mang đến tính cân đối là điều tất yếu và không thể thiếu.

2.3. Tính động

Đối với đối tượng kế toán tổng quát và từng đối tượng kế toán cụ thể, sự vận động luôn thể hiện hai khía cạnh đối lập. Khi đề xuất các phương pháp kế toán, quan trọng là phải dựa trên sự biến động của đối tượng kế toán để xây dựng các quy trình phù hợp.

2.4. Tính đa dạng và trong trạng thái tĩnh

Khi chúng ta nhìn nhận ở góc độ tổng thể, đối tượng kế toán có thể phân thành hai loại: Cụ thể và chi tiết. Điều này đặt ra yêu cầu rằng các phương pháp kế toán được thiết kế cần phản ánh đầy đủ sự đa dạng của đối tượng kế toán trong trạng thái này.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về chứng từ kế toán và những quy định khi lập chứng từ kế toán thì có thể tham khảo bài viết tại đây.

3. Cách xác định đối tượng kế toán

Kế toán được coi là công cụ bắt buộc trong công tác quản lý của mọi doanh nghiệp. Chính vì thế mà nó đóng vai trò rất quan trọng, không thể thiếu. Nhân sự kế toán sẽ đảm nhận thực hiện nhiệm vụ kế toán một cách toàn diện, có hiệu quả, liên tục cập nhật biến động của tài sản để hỗ trợ nhà lãnh đạo quản lý doanh nghiệp.

Đối tượng của kế toán là gì năm 2024

Cách xác định đối tượng kế toán

Kế toán viên sẽ phản ánh đối tượng kế toán trong các giai đoạn hình thành, thay đổi của công ty. Số liệu cụ thể sẽ giúp chứng minh biến động của tài sản là minh bạch, rõ ràng. Cùng lúc đó, tài sản thuộc sở hữu của công ty được thể hiện dưới hình thức tiền tệ. Đây cũng là đối tượng kế toán cần phản ánh, giám đốc phải quản lý.

  • Tài sản hữu hình bao gồm: Máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu, xe vận chuyển, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,…
  • Tài sản vô hình bao gồm: Nhãn hiệu, sáng chế, nhượng quyền thương hiệu, cổ phần, cổ phiếu, hợp đồng riêng lẻ,…

4. Phân loại đối tượng kế toán

4.1. Đối tượng của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

Đối tượng kế toán có các hoạt động thu, chi từ nguồn ngân sách của nhà nước: Các đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị thuộc tổ chức nhà nước:

  • Tài sản cố định, tiền, vật tư.
  • Các khoản quỹ, kinh phí.
  • Khoản thanh toán trong nội bộ, ngoài đơn vị kế toán.
  • Thu, chi, xử lý chênh lệch các hoạt động thu, chi.
  • Kết dư ngân sách nhà nước.
  • Đầu tư tài chính và tín dụng.
  • Các khoản nợ và xử lý công nợ.
  • Các tài sản công.
  • Các loại tài sản, khoản thu khác, chi phí phải trả liên quan đến kế toán.

4.2. Đối tượng kế toán của đơn vị, tổ chức không dùng tiền nhà nước

Đối tượng của kế toán là gì năm 2024

Phân loại đối tượng kế toán

Đối tượng kế toán của đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp không sử dụng nguồn tiền của nhà nước sẽ bao gồm như sau:

  • Các loại tài sản ngắn hạn, dài hạn.
  • Khoản vốn chủ sở hữu cùng các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả.

4.3. Đối tượng kế toán tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán

Các hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán sẽ bao gồm các đối tượng kế toán như sau:

  • Tất cả các khoản dùng để đầu tư tài chính, tín dụng.
  • Các khoản tiền dùng để thanh toán bên trong và bên ngoài đơn vị kế toán.
  • Các khoản cam kết, bảo lãnh và giấy tờ có giá trị.

4.4. Đối tượng kế toán thuộc các hoạt động làm ăn kinh doanh

Đối tượng kế toán thuộc hoạt động này sẽ bao gồm: Tài sản, nợ phải trả, doanh thu, các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh, thu nhập, thuê, khoản nộp cho ngân sách nhà nước, kết quả, phân chia hoạt động kinh doanh, khoản thu, nghĩa vụ phải trả,…

Xem thêm: Kế toán quản trị là gì? Vai trò đặc biệt trong doanh nghiệp

5. Tầm quan trọng của đối tượng kế toán trong doanh nghiệp

Vai trò của đối tượng kế toán trong hệ thống kế toán của một doanh nghiệp rất quan trọng. Dưới đây là một số vai trò quan trọng của đối tượng kế toán:

Đối tượng của kế toán là gì năm 2024

Vai trò đối tượng kế toán trong doanh nghiệp

  • Ghi chép và quản lý: Đối tượng kế toán được sử dụng để ghi chép và quản lý thông tin về các sự kiện kinh tế, tài chính trong doanh nghiệp. Chúng là nền tảng cho việc tạo ra các bản sao kế toán và bảng cân đối.
  • Định rõ sự biến động: Mỗi đối tượng kế toán đại diện cho một khía cạnh cụ thể của hoạt động kinh doanh như: Thu nhập, chi phí, tài sản, nghĩa vụ,… Đồng thời nó còn giúp theo dõi và hiểu rõ sự biến động trong các yếu tố này.
  • Quyết định chiến lược: Thông qua việc ghi chép và theo dõi đối tượng kế toán, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định chiến lược về tài chính và hoạt động kinh doanh. Hỗ trợ quá trình lập kế hoạch và đưa ra các chiến lược phát triển lâu dài cho công ty.
  • Tuân thủ pháp luật: Đối tượng kế toán cũng có vai trò quan trọng trong việc tuân thủ các quy định pháp luật và các nguyên tắc kế toán. Nó còn là cơ sở để bảo đảm doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của cơ quan quản lý và pháp luật hiện hành.
  • Báo cáo và phân tích: Cung cấp dữ liệu cơ bản để tạo ra các báo cáo tài chính và bảng cân đối. Dữ liệu từ đối tượng kế toán cũng được sử dụng để phân tích hiệu suất và đưa ra đánh giá về tình hình tài chính.
  • Kiểm soát nội bộ: Đối tượng kế toán hỗ trợ quá trình kiểm soát nội bộ bằng cách theo dõi và đối chiếu thông tin liên quan đến tài chính và kế toán, phát hiện và ngăn chặn gian lận hoặc sai sót trong hệ thống kế toán.
  • Quản lý thuế: Các đối tượng kế toán liên quan đến thu nhập và các khoản nghĩa vụ thuế là cơ sở để xác định và quản lý các vấn đề thuế của doanh nghiệp.
    Nhìn chung, đối tượng kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc ghi chép, quản lý thông tin kế toán, hỗ trợ quyết định chiến lược. Đồng thời nó cũng đảm bảo tuân thủ pháp luật và kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp.

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đây SIS đã giúp bạn tìm hiểu xong về đối tượng của kế toán là gì? Có thể nói việc xác định đối tượng kế toán rất quan trọng với các doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích với bạn.

Đối tượng của hạch toán kế toán là gì?

Đối tượng nghiên cứu của hạch toán kế toán là các hoạt động kinh tế, tài chính, trong đó có thể kể đến như: sự biến động của tài sản, quá trình vận động của vốn, sự luân chuyển tài sản, v.v.

Đối tượng sử dụng thông tin kế toán là gì?

Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán là những nhà quản lý, nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế… Đối tượng sử dụng thông tin của tài chính chỉ là những nhà quản lý doanh nghiệp.

Đối tượng của kế toán quản trị là gì?

Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán quản trị là các thành viên thuộc doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp, ban giám đốc, những nhà quản lý,... Trong khi đó, thông tin của kế toán tài chính chủ yếu là cung cấp cho các đối tượng ở bên ngoài doanh nghiệp như các cổ đông, người cho vay, khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan ...

Theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có bao nhiêu hình thức sổ kế toán?

Sổ kế toán cho doanh nghiệp theo quy định mới nhất hiện nay bao gồm hai loại là sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. - Sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái. - Và sổ kế toán chi tiết gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết.