Định dạng xml của hóa đơn điện tử

Giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt trong Vận Hành, Tối Ưu Nguồn Lực và đạt được Mục Tiêu Kinh Doanh.

Chuyển đổi số để tăng trưởng kinh doanh

Bộ công cụ quản trị doanh nghiệp

Giải quyết mọi thách thức trong kinh doanh và quản trị chỉ trong 1 nền tảng duy nhất.

Được tin tưởng bởi các doanh nghiệp hàng đầu

Doanh nghiệp lựa chọn MDO Việt Nam

Khách hàng nói gì về chúng tôi

Đăng ký

Sẵn sàng đồng hành giải quyết những thách thức phức tạp nhất của bạn với các giải pháp tùy chỉnh. Là sản phẩm được các doanh nghiệp lớn tin tưởng lựa chọn.

Họ và tên của bạn *

Sản phẩm bạn quan tâm *

Website / Fanpage doanh nghiệp *

Vị trí công việc *

Tên công ty *

Khi có phát sinh giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ thì người bán phải cung cấp hóa đơn điện tử ở định dạng XML có chứa toàn bộ dữ liệu, nội dung của hóa đơn theo đúng quy định cho người mua. Vậy tra cứu thông tin hóa đơn điện tử định dạng XML như thế nào?

1/ Nhận biết rủi ro

Do không biết cách xem dữ liệu từ file XML, nhiều doanh nghiệp chỉ sử dụng bản thể hiện hóa đơn điện tử ở định dạng PDF để làm chứng từ giao dịch, thanh toán. Tuy nhiên, thực tế có một số trường hợp có những sai lệch thông tin trên cùng một hóa đơn giữa hóa đơn ở định dạng XML với hóa đơn ở định dạng PDF, ví dụ, bản thể hiện của hoá đơn điện tử không thể hiện hoặc thể hiện chưa đúng ngày người bán thực hiện ký số. Ví dụ:

  • Chỉ tiêu “Ngày tháng năm ký số” ở file XML là ngày 13/05/2023

Định dạng xml của hóa đơn điện tử

  • Chỉ tiêu “Ngày tháng năm ký số” ở file XML là ngày 07/11/2022

Định dạng xml của hóa đơn điện tử

Việc này dẫn đến người mua không xác định được đúng ngày hoá đơn hiệu lực và làm cơ sở kê khai thuế (Ngày hoá đơn có đầy đủ ký số và cấp mã), dẫn tới sai sót khi xác định kỳ kê khai hoá đơn đầu vào.

Ngày ký khác ngày lập hóa đơn điện tử

2/ Cách tra cứu định dạng file XML

Khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ người mua cần yêu cầu bên bán cung cấp file XML để có cơ sở kiểm tra đối chiếu theo các bước như sau:

Bước 1: Truy cập hệ thống Hóa đơn điện tử, chưa đăng nhập https://hoadondientu.gdt.gov.vn/

Bấm vào nút > để chuyển sang mục Đọc hoá đơn XML, tại thanh chức năng người nộp thuế lựa chọn “Đọc hóa đơn XML” sau đó chọn “Duyệt file”.

Định dạng xml của hóa đơn điện tử

Bước 2: Bấm nút [Duyệt file] thực hiện lựa chọn file hóa đơn điện tử định dạng XML, hệ thống sẽ hiển thị hóa đơn điện tử theo dữ liệu từ file XML người nộp thuế lựa chọn. Người nộp thuế thực hiện kiểm tra, đối chiếu dữ liệu để đảm bảo hóa đơn nhận được có thông tin khớp đúng.

Định dạng xml của hóa đơn điện tử

Bước 3: Người nộp thuế lựa chọn “Kiểm tra thông tin hóa đơn” để hệ thống hóa đơn thực hiện kiểm tra thông tin hóa đơn tại thời điểm người nộp thuế thực hiện tra cứu. Thông tin được kiểm tra gồm có “Thông tin hóa đơn”, “Thông tin chữ ký số trên hóa đơn”, “Tình trạng cấp mã hóa đơn” và “Tình trạng hoạt động của MST người bán, người mua”.

Định dạng xml của hóa đơn điện tử

Tra cứu thông báo kết quả kiểm tra dữ liệu HĐĐT

  1. Đăng nhập vào hệ thống hóa đơn điện tử của Tổng cục Thuế

Bước 1: NNT truy cập hệ thống Hóa đơn điện tử của Tổng cục Thuế theo địa chỉ https://hoadondientu.gdt.gov.vn

Định dạng xml của hóa đơn điện tử

Bước 2: Đăng nhập bằng tài khoản đã được Tổng cục Thuế cấp qua địa chỉ Email đã đăng ký (tài khoản được cấp sau khi NNT đăng ký thành công và được nhận được thông báo chấp nhận sử dụng HĐĐT của Cơ quan Thuế).

Định dạng xml của hóa đơn điện tử

Tra cứu thông báo kết quả kiểm tra dữ liệu HĐĐT

– Mục đích: tra cứu chi tiết kết quả kiểm tra dữ liệu HĐĐT: được cơ quan Thuế chấp nhận hoặc từ chối và nguyên nhân từ chối cấp mã.

– Thực hiện các bước như hình dưới đây:

Định dạng xml của hóa đơn điện tử

– Chi tiết thông báo:

Định dạng xml của hóa đơn điện tử

– Căn cứ chi tiết thông báo, NNT xử lý lỗi hoặc liên hệ với nhà cung cấp để được hỗ trợ xử lý lỗi.

– Mục đích: tra cứu thông tin chi tiết HĐĐT đã lập cho hàng hóa, dịch vụ bán ra; HĐĐT mua hàng hóa, dịch vụ của NNT.

– Thực hiện theo hướng dẫn tại hình dưới đây:

Định dạng xml của hóa đơn điện tử

– Xem chi tiết thông tin hóa đơn:

Định dạng xml của hóa đơn điện tử

Cơ sở pháp lý

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

“Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy thì hóa đơn, chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này”.

Tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:

“Định dạng hóa đơn điện tử là tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểu dữ liệu, chiều dài dữ liệu của các trường thông tin phục vụ truyền nhận, lưu trữ và hiển thị hóa đơn điện tử. Định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “extensible Markup Language” được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin)”,

Hóa đơn điện tử XML là gì?

Khái niệm về hóa đơn điện tử lưu file XML XML hay còn có tên gọi là ngôn ngữ đánh dấu mở rộng được sử dụng để xác định cấu trúc dữ liệu cũng như cách lưu trữ và truyền tải dữ liệu đó. Vì thế, theo quy định của pháp luật, đây chính là định dạng hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý dùng để thanh toán và giao dịch.

Làm sao để xem hóa đơn XML?

Để có thể mở và đọc được file XML của hóa đơn điện tử, Kế toán cần sử dụng thêm phần mềm hỗ trợ, điển hình là phần mềm Itaxviewer.

Tại sao hóa đơn cần file XML?

Trả lời: Lưu hóa đơn điện tử ở File PDF, XML và ở cả văn bản giấy. Tuy nhiên file PDF hay giấy chỉ là bản thể hiện của hóa đơn điện tử. Còn file XML chứa dữ liệu của toàn bộ hóa đơn và có giá trị pháp lý khi chưa bị sửa đổi. Do đó, lưu trữ hóa đơn ở dạng XML là bắt buộc.

Định dạng file XML là gì?

XML (Extensible Markup Language) là một ngôn ngữ đánh dấu được tạo ra bởi World Wide Web Consortium (W3C) để xác định cú pháp mã hóa tài liệu giúp con người, máy móc có thể đọc được. Để XML có thể mã hóa tài liệu, nó sử dụng thẻ xác định cấu trúc tài liệu cũng như cách tài liệu được lưu trữ và vận chuyển.