Công văn số 896 của ban tôn giáo chính phủ năm 2024

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020 (Ban Chỉ đạo 896).

Bên dưới là một số ảnh chụp Công văn về Pháp Luân Công được chia sẻ trên video Tập Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp) có hợp pháp tại Việt Nam. Giải đáp của Luật sư

Theo công văn số 896/TGCP – TGK ngày 22/08/2014 (đóng dấu Mật) của Ban Tôn Giáo Chính Phủ:

Pháp Luân Công, hay còn gọi là “Pháp Luân Đại Pháp” do Lý Hồng Chí (sinh năm 1952, sáng lập năm 1992 tại Trung Quốc). Tài liệu truyên truyền chính của Pháp Luân Công là sách “Chuyển Pháp Luân”, đó là tập hợp nhưng bài giảng chính của Lý Hồng Chí về Pháp Luân Công. Trên thực tế, mặc dù Pháp Luân Công có người sáng lập….Bản thân người sáng lập là Lý Hồng Chí cũng không thừa nhận Pháp Luân Công là một tôn giáo.

Công văn số 896 của ban tôn giáo chính phủ năm 2024
Công văn số 896 của ban tôn giáo chính phủ năm 2024

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=5xy6CoqSRbQ

Theo ảnh chụp thì có thể kết luận: “Pháp Luân Công tại Việt Nam không phải là một tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo mà chỉ là một môn rèn luyện sức khoẻ và tinh thần”.

Tập Pháp Luân Công có hợp pháp tại Việt Nam?

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam không hề có bất kỳ một quy định nào cấm công dân Việt Nam tập Pháp Luân Công. Pháp Luân Công không phải là Tôn giáo, không được thành lập tổ chức, không thu lệ phí, mọi người tham gia trên cơ sở tự nguyện. Trong nội dung tu luyện của Pháp Luân Công, lấy tu tâm dưỡng tính làm căn bản, tuyệt đối cấm chỉ học viên làm chính trị. Như vậy, nhà nước ta coi Pháp Luân Công là một môn khí công giống như các môn khác như yoga, võ thuật,… để rèn luyện sức khoẻ và tinh thần, hoàn toàn có quyền tự do luyện tập, cũng như tự do nói về lợi ích và sự tốt đẹp của môn tập này. Do đó, việc người dân tập luyện Pháp Luân Công để rèn luyện sức khoẻ và tinh thần là hoàn toàn hợp pháp và không bị cấm ở Việt Nam.

Xem thêm: Tại sao Pháp Luân Công bị cấm ở Việt Nam

Nguồn tham khảo: http://luatsaosang.vn/to-tung/hoi-dap-to-tung/tin-tuc/phap-luan-cong-co-hop-phap-tai-viet-nam-hay-khong.html

Tôi biết đến và tập luyện Pháp Luân Công qua việc tự tìm hiểu trên internet. Trong quá trình tập luyện tôi thấy hiệu quả rõ rệt về tâm và thân; hàng ngày tôi đều rèn luyện 5 bài công pháp và áp dụng nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống giúp tinh thần thoải mái, đề cao tâm tính và bệnh đau lưng và gai đốt sống cổ của tôi đã khỏi sau gần 2 tháng tập luyện. Với hiệu quả tốt như vậy mà không phải mất một đồng tiền nào nên tôi cũng đã giới thiệu Pháp Luân Công cho một số người thân trong gia đình, bạn bè và bỏ tiền mua sách tặng họ. vào đầu tháng 5/2015 tôi có tham gia Hội nghị chia sẻ lợi ích sức khỏe khi tu luyện Pháp Luân Công tại Thái Nguyên và Hải Dương. Sau khi đi về thì lãnh đạo Công an tỉnh đã yêu cầu tôi viết tường trình và làm việc với tôi nhiều lần liên quan đến việc tôi tham gia tập luyện Pháp Luân Công.

Vào ngày 01/8/2016, tôi nhận được Quyết định về việc kỷ luật cán bộ số 14/QĐ-PV11 do Thượng tá Nguyễn Văn Hòa, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Bắc Kạn ký ngày 31/7/2016; với nội dung sai phạm đối với tôi cụ thể là: “do nhận thức không đúng mà nói, viết, tán phát những thông tin trái với cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước” được quy định tại điểm a, khoản 1, mục II, Phụ lục kèm theo Thông tư số 16/2016/TT-BCA ngày 08/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Và “không chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên” (lãnh đạo Công an tỉnh và lãnh đạo đơn vị yêu cầu viết cam kết nhận sai và từ bỏ Pháp Luân Công nhưng tôi không chấp hành) Và ra quyết định kỷ luật đối với tôi bằng hình thức Cảnh cáo.

Do thấy rằng Quyết định kỷ luật trên là không thỏa đáng nên ngày 12/8/2016 tôi đã làm đơn khiếu nại gửi đ/c Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh và ngày 22/9/2016 tôi tiếp tục làm đơn khiếu nại lên Giám đốc Công an tỉnh về quyết định kỷ luật trên nhưng đều nhận được trả lời là nội dung khiếu nại của tôi là sai toàn bộ và vẫn giữ nguyên quyết định kỷ luật Cảnh cáo với những luận cứ đưa ra hoàn toàn thiếu thuyết phục, không căn cứ theo quy định của Đảng, Nhà nước và Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam.

Không những vậy, ngày 31/10/2016 Giám đốc Công an tỉnh tiếp tục ra Quyết định kỷ luật số 1469/QĐ-CAT-PX13 bằng hình thức Giáng cấp bậc hàm từ Thượng úy xuống Trung úy đối với tôi, với nội dung vi phạm là “không chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên” (Giám đốc Công an tỉnh tiếp tục yêu cầu tôi từ bỏ Pháp Luân Công nhưng tôi từ chối từ bỏ). sau đó tôi đã làm đơn khiếu nại lên đ/c Giám đốc Công an tỉnh về quyết định trên nhưng tôi tiếp tục nhận được câu trả lời thiếu thuyết phục và giữ nguyên hình thức kỷ luật như trên. Đồng thời, một đ/c Phó Giám đốc Công an tỉnh cũng nói rằng: theo quy định của lực lượng Công an nhân dân thì trong 3 năm bị 2 lần kỷ luật thì Công an tỉnh có quyền ra quyết định cho ra khỏi ngành.

Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan, tôi thấy rằng 02 quyết định kỷ luật đối với tôi với nội dung sai phạm nêu trên chưa thỏa đáng, cụ thể:

  1. Liên quan đến Quyết định kỷ luật số 14/QĐ-PV11 ngày 31/7/2016 của đ/c Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh cho rằng tôi vi phạm ở 2 hành vi:

* “Do nhận thức không đúng mà nói, viết, tán phát những thông tin trái với cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước”

* “Không chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên”

– Qua tìm hiểu các quy định của Pháp luật tôi được biết rằng Đảng, Nhà nước không cấm Pháp Luân Công, không có quy định nào nói rằng Pháp Luân Công là tà đạo hay là tổ chức bất hợp pháp. Không những vậy, tại Công văn 896 ngày 22/8/2014 của Ban Tôn giáo Chính phủ còn thừa nhận rằng “Pháp Luân Công ở Việt Nam chỉ là một môn rèn luyện sức khỏe và tinh thần” và trong những năm gần đây, Pháp Luân Công tại Việt Nam ngày càng được các tầng lớp trong xã hội đón nhận và tập công khai tại các công viên, điểm công cộng của các tỉnh thành phố và được các Đài, báo chính thống đăng tin ca ngợi lợi ích của Pháp Luân Công.

Tuy nhiên, trong quá trình làm việc Công an tỉnh và Phòng tham mưu chưa chỉ ra được: Việc tôi tập luyện Pháp Luân Công vi phạm vào điều nào, khoản nào trong Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước Việt Nam? mà chỉ đọc ra những tiêu đề văn bản của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và của Tổng cục An ninh từ nhiều năm trước về việc đấu tranh với tổ chức Pháp Luân Công và lập luận rằng: Đảng, Nhà nước không có văn bản cấm nhưng địa phương cấm và tôi sống ở địa phương phải chấp hành quy định tại địa phương và cho rằng văn bản của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng là văn bản của Đảng, Nhà nước. Vậy, Nhà nước không có văn bản nào cấm Pháp Luân Công mà địa phương hay một Bộ, ban ngành cấm thì có đúng không, có thể đem ra áp dụng được không? Có thực sự là Ngành Công an hay Tỉnh ủy, UBND tỉnh có văn bản cấm Pháp Luân Công không? Tôi cho rằng Công an tỉnh lập luận như vậy là không đúng.

– Hai là, tại Quyết định số 14/QĐ-PV11 cho rằng tôi vi phạm vì “không chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh cấp trên” (lãnh đạo Công an tỉnh, lãnh đạo đơn vị yêu cầu viết Bản kiểm điểm nhận sai, nhận hình thức kỷ luật và viết cam kết từ bỏ Pháp Luân Công nhưng không chấp hành). Tuy nhiên, tôi cũng cho rằng lỗi vi phạm trên cũng chưa thỏa đáng bởi vì:

Trong công văn 896 ngày 22/8/2016 của Ban Tôn giáo Chính phủ v/v công tác đối với Pháp Luân Công có nêu tại ý 1. là “Pháp Luân Công tại Việt Nam không phải là một tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo mà chỉ là một môn rèn luyện sức khỏe và tinh thần”. Như vậy, Nhà nước ta coi Pháp Luân Công là 1 môn giống như các môn khác như yoga, võ thuật… để rèn luyện sức khỏe và tinh thần. Vậy nên, việc tôi tập Pháp Luân Công để rèn luyện sức khỏe và tinh thần là hoàn toàn hợp pháp, không vi phạm Pháp luật mà thuộc về tín ngưỡng và lựa chọn cá nhân thì cơ quan, tổ chức không thể yêu cầu tôi từ bỏ được.

Vậy nên, với 2 nội dung vi phạm được nêu ra trong Quyết định kỷ luật số 14/QĐ-PV11 ngày 31/7/2016 của đ/c Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh là hoàn toàn không thỏa đáng, không căn cứ theo quy định của Trung ương và của Pháp luật.

  1. Không những vậy, trong cuộc họp công bố quyết định trả lời khiếu nại, đ/c Giám đốc Công an tỉnh tiếp tục yêu cầu tôi từ bỏ Pháp Luân Công, khi tôi trả lời rằng: tôi sẽ không từ bỏ Pháp Luân Công vì tập Pháp Luân Công không có gì là sai cả. Ngay sau đó Công an tỉnh đã chỉ căn cứ vào câu nói trên lại tiếp tục ra Quyết định kỷ luật số 1469/QĐ-CAT-PX13 ngày 31/10/2016 thi hành kỷ luật Giáng cấp bậc hàm từ Thượng úy xuống Trung úy đối với tôi vì cho rằng tôi vi phạm vào Điều lệnh CAND “không chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên”. Quyết định trên hoàn toàn không thỏa đáng bởi vì:

– Theo quy định trong lực lượng CAND có nêu rõ: trong thời gian bị kỷ luật mà cán bộ chiến sỹ có vi phạm mới thì thi hành hình thức kỷ luật cao hơn. Tuy nhiên, nội dung vi phạm “không chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên” không phải là vi phạm mới do đã áp dụng nội dung vi phạm này trong Quyết định kỷ luật số 14/QĐ-PV11 ngày 31/7/2016 của đ/c Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh.

– Công an tỉnh chỉ căn cứ một câu nói được lặp lại nhiều lần của tôi là tôi sẽ không từ bỏ Pháp Luân Công để ra Quyết định kỷ luật 2 lần đối với tôi với hình thức Cảnh cáo và Giáng cấp bậc hàm như vậy theo tôi là không đúng theo quy định.

3. Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền khắp nơi trên thế giới, nhân tâm đều hướng thiện, xã hội ổn định, con người có sức khỏe tốt, đạo đức tốt hơn để có thể sáng tạo ra những giá trị tốt cho xã hội, vậy nên Pháp Luân Công đối với xã hội nào cũng là “trăm phần lợi không có một phần hại”. Hàng ngày những người tu luyện Pháp Luân Công như tôi đều rèn luyện 5 bài công pháp và áp dụng nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày để đề cao đạo đức và sức khỏe. Trong quá trình tập luyện Pháp Luân Công tôi luôn chấp hành tốt mọi quy định, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, của Ngành và cũng chưa làm gì vi phạm pháp luật hay làm ảnh hưởng đến công tác chuyên môn.

KIẾN NGHỊ

1. Kính mong đ/c Thủ tướng Chính phủ và đ/c Bộ trưởng Bộ Công an giải đáp giúp tôi: Việc ban hành những văn bản cấm Pháp Luân Công của địa phương có đúng quy định của Pháp luật và ý kiến chỉ đạo của Trung ương không? Nước ta có quy định nào cấm người dân và cán bộ, Đảng viên tập Pháp Luân Công không?

2. Việc áp dụng những nội dung vi phạm và hình thức kỷ luật trên của đ/c Trưởng phòng Tham mưu và đ/c Giám đốc Công an tỉnh Bắc Kạn đối với tôi có đúng không? Có đúng theo quy định và chủ trương của Nhà nước và Bộ Công an không?

3. Kiến nghị Công an tỉnh thu hồi quyết định kỷ luật số 1469/QĐ-CAT-PX13 ngày 31/10/2016 của đ/c Giám đốc Công an tỉnh và Quyết định kỷ luật số 14/QĐ-PV11 ngày 31/7/2016 của đ/c Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Bắc Kạn.

Là người tu luyện Pháp Luân Công tôi luôn nỗ lực để đề cao đạo đức, tâm tính và trong nhiều năm qua, trước và sau khi tập Pháp Luân Công tôi luôn chấp hành tốt mọi quy định, chủ trương của Đảng, Nhà nước, của Ngành của địa phương và trong công tác chưa để xảy ra sai phạm gì, tôi luôn nỗ lực trong công việc. Tuy nhiên tôi thấy rằng một số địa phương trong đó có tỉnh Bắc Kạn có sự hiểu lầm, hiểu sai chủ trương, chính sách của Trung ương đối với Pháp Luân Công dẫn đến vụ việc đáng tiếc như trên.

Vậy tôi làm đơn khiếu nại này kính gửi đến đ/c Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và đ/c Bộ trưởng Bộ Công an để trình bày sự việc và mong muốn được xem xét, giải quyết một cách thấu đáo./.