Văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay năm 2024

(NTO) Hành vi ứng xử có hai loại: Ứng xử có văn hóa và ứng xử vô văn hóa. Hành vi ứng xử văn hóa là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con người, được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con người đối với những người chung quanh, trong công việc và môi trường hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên hành vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau, nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhân trong xã hội. Hành vi ứng xử văn hóa của tuổi trẻ được coi là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ được thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của mỗi cá nhân đó, với những người chung quanh, trong học tập, công tác, với bạn bè cùng trang lứa và thậm chí ngay cả với chính bản thân mình. Tuổi trẻ ngày nay phần đông là những con người năng động, có kiến thức rộng, sống có hoài bão và lý tưởng, đồng thời không ngừng học hỏi vươn lên để dựng xây đất nước. Nhìn chung họ có những cách ứng xử tích cực, phù hợp với truyền thống, đạo lý dân tộc, có trách nhiệm với xã hội, với chính bản thân mình.

Bên cạnh những biểu hiện của hành vi ứng xử có văn hóa, hiện nay vẫn còn một bộ phận trong giới trẻ có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa. Ðối với bản thân họ không có ý chí phấn đấu, sống buông thả, sa đà vào các tệ nạn xã hội: cờ bạc, ma túy, mại dâm... Ðây hoàn toàn là những biểu hiện của nếp sống xa lạ, sai trái, đi ngược với truyền thống đạo đức, văn hóa của dân tộc. Hiện tượng các bạn trẻ, thậm chí là học sinh THPT văng tục, chửi thề; ngang nhiên vi phạm luật lệ giao thông; có thái độ không đúng mực với người lớn tuổi; hành động thiếu văn hóa nơi công cộng... còn khá phổ biến.Trong bối cảnh xã hội hiện nay chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề này.

Việc giáo dục hành vi ứng xử có văn hóa cho giới trẻ cần được quan tâm đúng mức. Chúng ta cần có những biện pháp thích hợp nhân rộng, tuyên dương những hành vi ứng xử đẹp tuân theo các chuẩn mực, vừa phù hợp với văn hóa, đạo đức truyền thống của người Việt Nam, vừa phù hợp với các chuẩn mực của xã hội hiện đại. Muốn vun đắp hành vi ứng xử đạo đức, lối sống trong giới trẻ, trước hết cần tác động một cách phù hợp vào nhận thức, tình cảm, ý chí và hành động của giới trẻ, để họ từng bước nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, hình thành niềm tin và có những hành vi ứng xử đẹp trong cuộc sống. Cần nêu những tấm gương gần gũi như bạn bè, người thân, bạn bè cùng trang lứa, để tác động vào nhận thức, tình cảm và khơi dậy lòng tự trọng của họ; tổ chức các Diễn đàn thanh niên nói về lối sống đẹp, sống có ích, sống có văn hóa... điều chỉnh những hành vi ứng xử thiếu văn hóa nảy sinh trong những mối quan hệ xã hội. Việc các luồng văn hoá phương Tây tràn vào Việt Nam, tiếp đó là sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đã khiến cho các bạn trẻ ngày càng có điều kiện được bộc lộ cái “tôi” của mình mà quên rằng, văn hoá phương Tây có nhiều điểm khác biệt với văn hoá Việt Nam chúng ta. Mặt khác, các bậc làm cha, làm mẹ họ quá mải mê và gần như dồn hết thời gian cho việc mưu sinh nên việc giáo dục con cái ủy thác cho nhà trường và xã hội. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự hư hỏng của giới trẻ.

Nếu các bậc cha mẹ có sự quan tâm đúng mực, tạo cho các cháu môi trường sống lành mạnh cả về tâm hồn lẫn thể chất, xây dựng cho chúng một ý thức sống có văn hóa, thử hỏi làm sao các cháu sa vào những cạm bẫy của xã hội và chắc chắn các cháu sẽ là những công dân tốt, sống có văn hóa, có trách nhiệm với chính mình và với xã hội.

Giao tiếp, ứng xử nơi công cộng được xem là một kỹ năng quan trọng đối với mỗi người. Ứng xử có văn hóa nơi công cộng là nếp sống văn minh cần được mọi người coi trọng, nhất là giới trẻ. Thế nhưng, hiện nay không ít bạn trẻ thoải mái thể hiện tình cảm thái quá nơi đông người, chen lấn, xô đẩy khi xếp hàng, đi xe buýt không nhường ghế cho người già và phụ nữ... Những hành vi này đang tạo ra một thói quen xấu và gây ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi, nhân cách của các bạn trẻ.

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng do VnDoc biên soạn bám sát chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Dàn ý nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: quan điểm: văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng.

Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân.

2. Thân bài

  1. Giải thích

“Văn hóa ứng xử” là cách mỗi con người hành động, đối đãi, cư xử với người khác. Thông qua những hành động đó, người khác có thể hiểu, phán đoán và đánh giá được chúng ta là người như thế nào.

  1. Phân tích

Mỗi con người có tính cách, suy nghĩ và tư duy khác nhau. Cách họ cư xử ra bên ngoài giúp chúng rút ra được bài học cho bản thân để hoàn thiện mình.

Nhân cách và cách ứng xử là thước đo chính xác nhất giá trị của mỗi con người.

Việc cư xử đúng mực với những người xung quanh không chỉ giúp cho ta được mọi người yêu thương, tôn trọng, học tập mà còn khiến cho xã hội ngày càng tốt đẹp và văn minh hơn.

  1. Thực trạng

Hiện nay có nhiều bạn trẻ có những suy nghĩ, lời nói và hành động, cư xử với người khác chưa đúng với chuẩn mực đạo đức ở cộng đồng khiến cho dư luận lên án, tạo ra chiều hướng tiêu cực không đáng có ảnh hưởng đến nhân cách cũng như tác động xấu đến môi trường.

Cũng có nhiều bạn trẻ ứng xử chuẩn mực, đạo đức, lịch sự ở cộng đồng, biết nói lời hay, làm việc tốt, những bạn này xứng đáng được biểu dương cũng như là tấm gương để mọi người noi theo.

  1. Liên hệ bản thân

Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về cách ứng xử của mình với từng đối tượng, ở từng thời điểm để có cách cư xử chuẩn mực nhất. Bên cạnh đó cần trau dồi bản thân theo chiều hướng tích cực để trở thành một công dân tốt có ích cho xã hội.

3. Kết bài

Khái quát và khẳng định lại vấn đề nghị luận: văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng.

Văn mẫu nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng mẫu 1

Mỗi con người có những tính cách, màu sắc khác nhau và cách chúng ta thể hiện hành động ra bên ngoài phản ánh những tính cách đó. Lâu dần, những cách ứng xử giữa người với người trở thành văn hóa ứng xử trong cộng đồng. “Cách ứng xử” là cách mỗi con người hành động, đối đãi, cư xử với người khác. Nó nói lên suy nghĩ, tính cách, phẩm hạnh của chính mình giống như một tấm gương phản chiếu. Thông qua những hành động đó, người khác có thể hiểu, phán đoán và đánh giá được chúng ta là người như thế nào. Nhân cách và cách ứng xử là thước đo chính xác nhất giá trị của mỗi con người. Mỗi con người có tính cách, suy nghĩ và tư duy khác nhau. Cách họ cư xử ra bên ngoài giúp chúng ta đánh giá, nhận xét được người đó, từ những điều “chưa hài lòng” về cách ứng xử của họ, chúng ta có thể tự rút ra được bài học cho bản thân để hoàn thiện mình. Mỗi hành động, cách ứng xử của người khác mang đến cho chúng ta những bài học khác nhau: hành động đẹp giúp chúng ta có thêm bài học, hành động chưa đẹp giúp ta rút kinh nghiệm. Một trong những tấm gương về nhân cách sáng rọi nhất không thể không nhắc đến là chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở Người tồn tại những đức tính, suy nghĩ vô cùng tốt đẹp phản ánh nhân cách cao cả của Người từ những hành động nhỏ nhất, cách Người đối đãi với trẻ em, cụ già, chiến sĩ… Người vĩnh viễn là tấm gương sáng soi để nhiều thế hệ học tập và noi theo. Mỗi chúng ta hãy trau chuốt cho bản thân không chỉ có ngoại hình đẹp trước tấm gương ở nhà mà có cả một tâm hồn, một nhân cách đẹp đẽ để những người khác nhìn vào đó học tập. Để làm được điều này đòi hỏi chúng ta phải cố gắng rèn luyện bản thân, trau dồi kiến thức, không ngừng học tập, vươn lên. Mỗi người thay đổi một hành động nhỏ dẫn đến kết quả lớn, chúng ta hãy cư xử một cách văn minh, nhã nhặn với mọi người ngay từ hôm nay.

Văn mẫu nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng mẫu 2

Văn hóa ứng xử nơi công cộng là một phần rất quan trọng trong cuộc sống mỗi người. Đó là khi ta biết cách cư xử đúng đắn, phải phép với mọi người nơi công cộng. Thế nhưng, thực tế ta vẫn còn bắt gặp nhiều người có hành xử thô lỗ, mất lịch sự. Đó là hành động chen lấn, xô đẩy và nói tục khi đến các lễ hội. Hay khi họ tham gia các phương tiện công cộng thì bật loa rất to, không chú ý đến mọi người. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến những người xung quanh mà còn phần nào bộc lộ bản thân là người kém văn hóa. Những hành xử không đúng đó xuất phát từ chính ý thức của mỗi cá nhân. Họ ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho riêng mình và không quan tâm đến những người xung quanh. Không chỉ vậy, còn có nguyên nhân khác là do những ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội khiến một số người có suy nghĩ sai lệch. Ta cần nhận ra những hành động kém văn hóa để tiêu trừ và học tập lối cư xử tốt. Muốn vậy thì trước hết ta cần biết nói lời "cảm ơn" và "xin lỗi" một cách chân thành thành. Ngoài ra, việc biết tôn trọng người khác và ứng xử khiêm tốn, lễ phép cũng chính là bí quyết để được mọi người yêu quý, tôn trọng. Chúng ta hãy hành xử nơi công cộng đúng mực, để góp phần xây dựng đất nước văn minh, lịch sự hơn.

Văn mẫu nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng mẫu 3

Văn hóa ứng xử nơi công cộng thể hiện lối sống, sự văn minh của mỗi người. Đó là cách cư xử đúng mực giữa con người với nhau nơi công cộng. Điều đó được thể hiện qua lời nói, cử chỉ, hành động. Thực tế, ta thấy nhiều người luôn tuân thủ, chấp hành các nguyên tắc ứng xử nơi công cộng như: trang phục lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh, xếp hàng theo quy định, nhường ghế cho người lớn tuổi,... Cách chúng ta hành xử nơi đông người sẽ thể hiện sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm của chính mình với cộng đồng. Khi chúng ta giao tiếp với mọi người xung quanh bằng thái độ tôn trọng, giúp đỡ thì đó chính là ứng xử có văn hóa. Biết xử sự phù hợp không chỉ giúp xã hội văn minh, tốt đẹp hơn mà còn góp phần hình thành chính nhân cách của mỗi người. Nhưng nhìn vào thực tế, ta vẫn thấy có nhiều người hành xử thiếu văn hóa ở nơi công cộng như: vứt rác bừa bãi, chen lấn xô đẩy, nói tục, chửi thề khi vào xem các lễ hội,... Ta cần phê phán những hành động đó, tuyên truyền cho mọi người biết cách ứng xử đúng đắn nơi đông người. Biết tôn trọng người khác và ứng xử lịch sự là bí quyết đơn giản giúp ta tạo được ấn tượng tốt với người khác.

Văn mẫu nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng mẫu 4

Từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy về cách ứng xử. Việc học ứng xử văn hóa có thể xem là việc học cả đời, không bao giờ kết thúc. Từ trẻ tới già, ai ai cũng đều cần phải học, và văn hóa ứng xử luôn luôn là trung tâm của xã hội hướng tới. Còn giới trẻ hiện nay việc ứng xử văn hóa được thể hiện như thế nào? Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi hoàn cảnh giao tiếp của chúng ta cũng là một tình huống để chúng ta thể hiện văn hóa ứng xử trong thực tế. Có rất nhiều bạn trẻ sống tích cực, thể hiện cách ứng xử tốt, lành mạnh. Mọi hoàn cảnh đều cần có cách ứng xử khéo léo. Trong giao tiếp với người thân trong gia đình thì lễ phép, trong ứng xử với bạn bè thì vui vẻ thân thiện, đối với thầy cô thì ngoan ngoãn, ham học hỏi. Trái ngược với những bạn trẻ có một cách văn hóa ứng xử tốt thì vẫn còn một bộ phận giới trẻ gây ảnh hưởng xấu tới hình tượng giới trẻ hiện nay. Nhân vật “tôi” và nhóm bạn trong tác phẩm “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chỉ vì chú dế mà có cách hành xử bất lịch sự với Lợi. Tóm lại, tất cả chúng ta cần rèn luyện cách ứng xử hằng ngày để có thể trở thành một người giao tiếp thông minh, để có thể đạt được thành công trong công việc và trong cuộc sống.

Văn mẫu nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng mẫu 5

Văn hóa ứng xử là cách thể hiện bên ngoài thái độ, hành vi, cử chỉ, ánh mắt của mỗi người với những người xung quanh. Để trở thành người ứng xử có văn hóa, chúng ta phải học cách giao tiếp và biết cách xử sự với mọi người và trong mọi tình huống trong cuộc sống. Văn hóa ứng xử có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chúng ta. Với gia đình, thể hiện lòng kính trọng và yêu thương cha mẹ, ông bà là một đặc trưng của đạo đức người con ngoan hiếu thuận. Với trường học, văn hóa ứng xử được đánh giá qua hạnh kiểm và học lực. Nó thể hiện đạo đức và sự tôn trọng đối với các thầy cô giáo. Đối với xã hội, thể hiện văn hóa ứng xử tốt sẽ được mọi người tôn trọng và yêu quý. Điều này cho thấy ứng xử là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Để trở thành những người trẻ thành công trong tương lai, chúng ta cần học tập kiến thức từ sách và thực tế. Hãy loại bỏ những suy nghĩ xấu trong tâm trí để tôn vinh những giá trị tốt đẹp. Những giá trị đẹp và tốt vẫn luôn được trân trọng trong cuộc sống. Hãy trở thành người có văn hóa để được mọi người quý trọng. Những hành động tốt đẹp sẽ giúp đất nước chúng ta hướng đến một đất nước có nền văn hóa ứng xử tốt đẹp.

Văn mẫu nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng mẫu 6

Từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy về nghĩa vụ ứng xử văn hóa. Việc học cách ứng xử không bao giờ kết thúc, nó là một quá trình liên tục suốt đời. Từ trẻ đến già, ai ai cũng cần phải học và văn hóa ứng xử luôn là trọng tâm của xã hội. Nhưng với giới trẻ hiện nay, liệu họ thể hiện văn hóa ứng xử như thế nào? Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi tình huống giao tiếp là cơ hội để chúng ta thể hiện văn hóa ứng xử trong thực tế. Có rất nhiều bạn trẻ thể hiện sự tích cực, với cách ứng xử tốt, lành mạnh. Mọi hoàn cảnh đều đòi hỏi sự khéo léo trong ứng xử. Trong giao tiếp với gia đình, lễ phép là điều cần thiết. Với bạn bè, thì sự vui vẻ, thân thiện là quan trọng. Với thầy cô, thì sự ngoan ngoãn, ham học hỏi là cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cách ứng xử tốt, vẫn còn một số giới trẻ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của thế hệ trẻ hiện nay. Ví dụ như nhân vật "tôi" và nhóm bạn trong tác phẩm "Tuổi thơ tôi" của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, chỉ vì một con dế mà có cách hành xử thiếu lịch sự với Lợi. Tóm lại, chúng ta cần rèn luyện cách ứng xử hàng ngày để trở thành người giao tiếp thông minh, đạt được thành công trong công việc và cuộc sống.

Văn mẫu nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng mẫu 7

Chúng ta ai sinh ra cũng phải học hỏi nhiều kiến thức để hoàn thiện bản thân. Trong đó, cách ứng xử là điều rất quan trọng. Nó cho thấy con người chúng ta có phải là người có tri thức, được người khác tôn trọng hay không. Cách cư xử được thể hiện ra bên ngoài bằng lời nói, hành động và thái độ với những người xung quanh. Nó thể hiện hành vi trong giao tiếp và qua đó, ta có thể đoán tính cách và lối sống của người đó. Tuy nhiên, có nhiều người không biết cách ứng xử và chỉ khi có tiền thì tỏ ra kiêu ngạo, trịch thượng và coi thường người khác. Điều này cho thấy họ chưa có văn hóa, bất kể họ có học hay không. Cách ứng xử có được là nhờ sự rèn dũa từ những người thân quen và gia đình trong quá trình lớn lên. Những người có nền giáo dục tốt và cha mẹ có cách ứng xử chuẩn mực sẽ hướng dẫn con cái tới những giá trị đúng đắn và trở thành những người có cách ứng xử văn hóa và lễ nghĩa khi lớn lên.

Văn mẫu nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng mẫu 8

Trong xã hội, ứng xử giữa con người với con người đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đúng như thế, ứng xử là cách thể hiện thái độ, hành vi, là sự giao tiếp, xử sự giữa con người với con người. Việc ứng xử tốt giữa con người với nhau tạo nên một điều kì diệu trong cuộc sống xô bồ này. Những người có cách ứng xử đúng mực luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức, không thô lỗ. Điều này giúp họ hoàn thiện nhân cách bản thân và được người xung quanh yêu quý và tôn trọng. Mối quan hệ giữa con người cũng gần nhau hơn, xóa bỏ mọi khoảng cách. Khi con người gần gũi nhau như vậy, xã hội sẽ ngày càng phát triển văn minh. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, chúng ta cũng không khó để thấy những cách cư xử thiếu văn hóa, đáng chê trách. Tóm lại, cách ứng xử giữa con người với nhau rất quan trọng trong cuộc sống này. Chính vì vậy, chúng ta cần rèn luyện cách ứng xử hàng ngày để trở thành những người giao tiếp thông minh và hướng đến sự thành công trong cuộc sống.

Văn mẫu nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng mẫu 9

Văn hóa ứng xử là gì? Văn hóa ứng xử là đẹp văn hóa của mỗi người cần được thể hiện và rèn luyện thường xuyên. Đây là những hành vi nhỏ trong giao tiếp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với người khác, giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn. Bằng cách xây dựng thói quen ứng xử có chừng mực hàng ngày, bạn có thể rèn luyện tính cách của bản thân. Hành vi đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì chúng tạo nên sự thoải mái và lịch sự, làm hài lòng đối phương. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ nhiều người khác tuổi và nghề nghiệp. Dù chưa hiểu họ như thế nào, nhưng trước hết, hãy tỏ ra lịch sự, quan tâm, lắng nghe người khác nói. Đây là ấn tượng đầu tiên bạn tạo ra cho chính mình và người khác. Hành động văn minh này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có những người chỉ biết tận dụng lợi ích cá nhân mà không quan tâm đến nhu cầu, suy nghĩ, và sự trợ giúp của người khác. Những người như vậy sẽ bị xa lánh, cô đơn trong xã hội. Đặc biệt đối với giới trẻ, chúng ta cần rèn luyện tấm lòng biết sẻ chia để trở thành công dân tốt cho xã hội trong tương lai.

Văn mẫu nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng mẫu 10

Văn hóa ứng xử và cách thể hiện nó đã trở thành một chủ đề quan tâm đặc biệt trong xã hội hiện nay. Điều này cho thấy tình trạng suy giảm đáng lo ngại trong các hành vi và tư tưởng của con người, đòi hỏi mỗi người phải tự xem xét lại bản thân mình. Những lời dạy của ông bà ta: "học ăn, học nói, học gói, học mở" chứng tỏ tầm quan trọng của việc giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Văn hóa ứng xử là gì? Đó là sự tổng hợp của các giá trị, tư tưởng được hình thành từ những hoạt động của cá nhân với nhau, của cá nhân với tập thể và cộng đồng trong quá khứ và hiện tại. Điều này thể hiện nét đẹp văn hóa mà mỗi người cần phải rèn luyện và phát triển thường xuyên. Ứng xử và giao tiếp thông qua lời nói và hành động hàng ngày cho phép chúng ta đánh giá người đối diện. Vì vậy, ứng xử cũng được coi là một tiêu chuẩn để đánh giá đạo đức và phẩm chất của con người. Văn hóa ứng xử là thể hiện rõ nét nhất về tính cách và phẩm chất cá nhân. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều người không biết cách ứng xử và hành xử thiếu văn hóa, đặc biệt là trong số học sinh và sinh viên. Họ không nhường ghế cho người già và trẻ em trên xe buýt, có thái độ bất kính với giáo viên, phát ngôn thiếu văn hóa và không tôn trọng người khác. Ứng xử có văn hóa không chỉ từ lời nói mà còn từ hành động nhỏ nhất, chẳng hạn như giữ gìn môi trường, quyên góp áo ấm cho trẻ em vùng cao, hay chỉ đơn giản là không vứt rác bừa bãi. Điều này cho thấy bạn là người biết cách ứng xử và có lòng bao dung với mọi người.

-------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Soạn văn 12, Văn mẫu 12...