Làm thế nào để giảm stress trong học tập năm 2024

Stress đang là vấn đề tâm lý phổ biến hiện nay mà nhiều người mắc phải. Đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niếu, khi phải đối mặt với quá nhiều áp lực về học tập, thi cử. Dưới đây là chia sẻ về cách giảm áp lực học tập mà mọi người có thể tham khảo để có thể vượt qua được những áp lực, khủng hoảng một cách tốt nhất nhé!

Làm thế nào để giảm stress trong học tập năm 2024

Stress trong học tập là gì?

Hiểu một cách đơn giản về áp lực trong học tập là các phản ứng của cơ thể học sinh trước những áp lực, tác động vào bản thân. Áp lực này chủ yếu đến từ việc học tập, thi cử, các kỳ vọng quá cao của phụ huynh đặt vào con mình. Những áp lực này vô tình gây ra tâm lý lo lắng, căng thẳng ở mỗi bạn sinh viên. Từ đó, ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi ứng cử của các bạn đó.

Trong những trường hợp này, gia đình, người thân, thầy cô giảng viên cần là người quan tâm hỗ trợ kịp thời ngăn ngừa và giúp các em có thể vượt qua tâm lý tiêu cực này. Có khá nhiều cách giảm áp lực học tập hiệu quả chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Dấu hiệu bị áp lực (stress) trong học tập

Làm thế nào để giảm áp lực học tập là điều mà nhiều người quan tâm thắc mắc. Nhưng trước khi tìm hiểu điều đó, chúng ta cùng điểm qua một vài dấu hiệu chứng tỏ bản thân đang bị áp lực. Cụ thể là:

Cảm thấy bản thân vô giá trị

Ở lứa tuổi học sinh, sinh viên đang mang trong mình những niềm tin, hoài bão và khát vọng riêng cho mình, tâm lý muốn được thể hiện bản thân là điều dễ hiểu. Thế nhưng nếu, bạn luôn có cảm giác bản thân mình vô dụng, không biết đam mê của mình là gì, thấy bản thân không làm được gì,… thì có khả năng cao là bạn đang có dấu hiệu stress học tập đấy.

Buồn bực không rõ lý do

Khi bị stress các bạn sẽ có thêm các biểu hiện buồn, lo lắng, những chuyện đơn giản cũng khiến bản thân suy nghĩ và muộn phiền. Từ đó, các bạn dễ tự ngăn cách bản thân với thế giới bên ngoài. Mặt khác, một số trường hợp còn có biểu hiện tức giận, nổi khùng khi đối diện với một vấn đề nào đó. Điều này khác dễ hiểu bởi vì khi chịu áp lực từ kiến thức, học tập,… các bạn thường sẽ có xu hướng nổi giận để trút sự mệt mỏi, bực dọc của mình. Trường hợp nặng hơn sẽ xuất hiện nhiều hành động như la hét, đập phá, không kiểm soát được cảm xúc,…

Mất hứng thú với những đam mê của bản thân

Ở độ tuổi học sinh, sinh viên các bạn đều đang rất trẻ và có xu hướng theo đuổi đam mê, khám phá tìm tòi thỏa mãn bản thân. Khi các bạn bỗng nhiên cảm thấy mất hứng thú với mọi thứ kể cả đam mê của chính mình thì có thể tâm sinh lý các bạn đang gặp vấn đề. Đây chính là một trong những biểu hiện của áp lực học tập.

Thích ở một mình

Ai cũng muốn có một khoảng không gian riêng tư cho bản thân. Thế nhưng điều này sẽ không tốt nếu nó trở thành thói quen và tự tách mình khỏi xã hội, bạn bè, đời sống thường ngày. Đây chính là điều bất thường trong tâm lý của một thanh thiếu niên.

Luôn có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống và con người

Theo nghiên cứu có hơn 70% học sinh, sinh viên khi bị áp lực, stress trong học tập luôn nghĩ đến cái chết. Và thực tế cũng đã có không ít sự việc thương tâm xảy ra. Ở độ tuổi mới lớn các bạn đã phải chịu nhiều áp lực từ đó xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực cùng với tâm lý bất ổn khiến các hành động nguy hiểm dễ dàng xảy ra.

Trên đây là tổng hợp những dấu hiệu phổ biến nhất thường thấy khi các bạn trẻ đang gặp phải các vấn đề áp lực về tâm sinh lý, học đường. Vậy làm sao để giảm áp lực học tập cho các bạn trẻ trong những trường hợp này? Mời bạn tham khảo tiếp các chia sẻ dưới đây ngay!

———————————————————

Làm thế nào để giảm stress trong học tập năm 2024

Có khá nhiều cách để giảm áp lực học tập mà chúng ta có thể tham khảo. Thay vì gò ép mình trong những áp lực hoặc buông xuôi thì sao bạn không thử áp dụng các cách sau:

Không học quá nhiều thứ cùng 1 lúc

Hãy tự nhủ với bản thân học tập là quá trình lâu dài và bạn có thể học cả đời. Thế nên hãy lựa chọn và học tập những điều phù hợp, cần thiết cho bản thân trước. Đừng ôm đồm quá nhiều thứ cùng một lúc. Điều quan trọng nhất vẫn là đảm bảo được sức khỏe và hiệu quả học tập chứ không phải chạy theo số lượng trước mắt. Và cũng không nên đặt mục tiêu quá lớn lao và xa vời, bởi như thế vô tình bạn đã khiến bản thân chịu nhiều áp lực hơn.

Đây chính là cách giảm bớt áp lực trong học tập mà bạn hoàn toàn có thể tự chủ động và điều chỉnh phù hợp với bản thân. Áp dụng ngay nhé!

Sắp xếp thời gian học hợp lý

Lên kế hoạch thường nhật hay thời gian biểu mỗi ngày để có thể chủ động trong mọi công việc và học tập. Cách làm này vô cùng hiệu quả mà các bạn có thể áp dụng mỗi ngày. Khi thời gian học tập trở nên hợp lý bạn sẽ tránh được việc dồn một khối lượng kiến thức trong cùng một khoảng thời gian. Đồng thời bạn cũng sẽ sắp xếp được cho mình thời gian hợp lý để thư giãn nghỉ ngơi.

Không quá áp lực vào điểm số

Điểm số không phải là tất cả vì vậy hãy bớt quan trọng hóa số điểm của các bạn. Chỉ có như vậy mới là cách giảm áp lực trong học tập cho chính bạn. Tất nhiên là trong các kì thi điểm số là yếu tố quan trọng nhưng đừng quá áp lực bản thân với những mục tiêu quá cao và xa. Hãy cứ thoải mái học tập và thể hiện bằng khả năng mình có, cố gắng hết mình đã là một thành công rồi đấy!

Giải trí đúng lúc

Cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán và vô cùng áp lực khi bạn chỉ biết học và học. Những lúc như vậy hãy thả lỏng bản thân một chút bằng việc thư giãn đầu óc với những bản nhạc mà mình yêu thích, hay đi chơi, gặp gỡ bạn bè, hàn huyên chuyện trò. Những việc làm này sẽ phần nào giúp bạn lấy lại được tinh thần trong học tập.

Ăn uống đầy đủ, ngủ đúng giờ

Quan tâm đến sức khỏe chính là cách làm giảm áp lực học tập hiệu quả mà bạn nhất định không thể bỏ qua. Ông cha đã dạy “Có thực mới vực được đạo” có ăn uống, có sức khỏe mới có thể hoạt động, học tập và làm việc hiệu quả. Không những thế khi cơ thể được bổ sung đủ đầy dinh dưỡng, năng lượng thì não bộ cũng sẽ làm việc tốt hơn, hiệu quả học tập chắc chắn cũng sẽ cao hơn.

Nếu bạn đang cảm thấy quá áp lực trong học tập hay có những dấu hiệu cơ bản của stress trong học tập thì hãy áp dụng ngay các việc làm trên đây. Hy vọng với chia sẻ về cách giảm áp lực học tập ở trên sẽ thực sự hữu ích cho mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ hiện nay.

Làm thế nào để giảm stress?

Hướng dẫn cách xả stress hiệu quả, giúp giảm bớt triệu chứng nhanh chóng.

Ghi nhận điều tích cực. ... .

Kiểm soát cảm xúc. ... .

Chế độ ăn uống lành mạnh. ... .

Tập thể dục thường xuyên. ... .

Ngừng sử dụng thuốc lá và nicotin. ... .

Học và thực hành các kỹ thuật thư giãn. ... .

Quản lý hành vi. ... .

Giảm các tác nhân gây stress..

Làm thế nào để thoát khỏi áp lực học tập?

Nên làm gì khi bị áp lực học tập?.

Dành thời gian thư giãn và cân bằng lại cảm xúc..

Chia sẻ và nhờ sự giúp đỡ.

Tạo lập kế hoạch học tập phù hợp..

Giảm tải khối lượng bài học/ môn học..

Học cách quản lý thời gian..

Tìm hiểu phương pháp học tập mới..

Đặt mục tiêu và tự thưởng..

Ngủ đúng giờ, đủ giấc..

Làm thế nào để giảm áp lực trong cuộc sống?

16 cách đơn giản để giảm căng thẳng và lo âu.

Tập thể dục giúp giảm căng thẳng, lo âu. ... .

Cân nhắc sử dụng thực phẩm chức năng. ... .

Đốt nến thơm giúp giảm căng thẳng. ... .

Giảm lượng Caffein tiêu thụ ... .

Viết nhật ký giúp giảm căng thẳng. ... .

Nhai kẹo cao su. ... .

Dành thời gian cho bạn bè và gia đình. ... .

Cười để giảm căng thẳng..

Học sinh làm gì để giảm căng thẳng cho mình?

Trong quá trình chuẩn bị các kỳ thi quan trọng như ôn thi đại học, thi cuối kỳ bạn sẽ cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giải tỏa stress nhanh chóng và hiệu quả như hít thở sâu, ngồi thiền, nghe nhạc, uống trà thảo mộc, tập yoga, hoặc ngâm chân với nước ấm là những mẹo nhỏ có thể giúp ...