Con tàu Phạm Tuân bay vào vũ trụ mang tên gì

Đó là những biểu tượng của tình hữu nghị mà hiếm quốc gia nào có được. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (AHLLVTND), Trung tướng Phạm Tuân đã nhấn mạnh như vậy khi nhắc lại kỷ niệm hơn 40 năm trước, thời điểm ông tham gia chương trình hợp tác nghiên cứu vũ trụ giữa Liên Xô với các nước xã hội chủ nghĩa có tên gọi Interkosmos.

Ngọn lửa hun đúc tình yêu với Liên Xô

Trước khi tham gia chương trình Interkosmos, đất nướcLiên Xô đối với Phạm Tuân không hề xa lạ, vìanh lính trẻ quê Thái Bình đã đếnquê hương của lãnh tụ V. I. Lênin vào cuối năm 1965. Ngày đó, Phạm Tuân cùng các đồng đội được thầy giáo Liên Xô đào tạo lái máy bay chiến đấu cấp tốc để kịp trở về quê hương tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Sự tận tâm của thầy dành cho trò cũng như tình cảm ấm áp, chân thành của các bà mẹ Liên Xô dành cho những chàng trai Việt Nam tuổi đôi mươi đã trở thành ngọn lửa hun đúc tình yêu với đất nước Liên Xô vĩ đại trong lòng Phạm Tuân. Cũng từ đó, phi công lái máy bay chiến đấu Phạm Tuân đã coi Liên Xô như là quê hương thứ hai của mình.

Trở lại Liên Xô vào tháng 4-1979 để tham gia chương trình Interkosmos mang đến cho Phạm Tuân, khi đó đã là AHLLVTND, một cảm xúc mới. “Phía Liên Xô muốn Việt Nam tham gia vào chương trình Interkosmos để thể hiện vai trò của các nước xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ. Liên Xô đã đồng hành với Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, hỗ trợ Việt Nam cả về trang thiết bị vũ khí lẫn con người, nhờ đó mà chúng ta đã giành được chiến thắng. Thế giới đã biết về Việt Nam cũng như tình hữu nghị giữa hai nước Xô-Việt. Vì thế, Liên Xô mong muốn tiếp tục song hành cùng Việt Nam trong vũ trụ. Tình hữu nghị giữa hai nước, từ mặt đất, dưới nước, bầu trời và bây giờ là trên vũ trụ. Đó là những biểu tượng của tình đoàn kết hữu nghị Xô-Việt”, Trung tướng Phạm Tuân chia sẻ.

Con tàu Phạm Tuân bay vào vũ trụ mang tên gì
Con tàu Phạm Tuân bay vào vũ trụ mang tên gì
Con tàu Phạm Tuân bay vào vũ trụ mang tên gì
Con tàu Phạm Tuân bay vào vũ trụ mang tên gì
Con tàu Phạm Tuân bay vào vũ trụ mang tên gì

Trung tướng Phạm Tuân và nhà du hành V. Gorbatko.

Tháng 4-1979, Phạm Tuân là người cuối cùng sang Liên Xô để tham gia chương trình Interkosmos. Tuy nhiên, phía Liên Xô vẫn sắp xếp cho nhà du hành của Việt Nam bay trước, trong khi các đồng nghiệp của Mông Cổ hay Cuba sang 3 năm vẫn chưa được bay. Trung tướng Phạm Tuân kể lại rằng, khi đó, các bạn Mông Cổ và Cuba cũng thắc mắc về vấn đề này nhưng phía Liên Xô giải thích rằng nhà du hành của Việt Nam đã từng lái máy bay chiến đấu, đã hoàn thành các chương trình học tập về cả lý thuyết lẫn thực hành dành cho phi công vũ trụ nên cần ủng hộ cho Việt Nam.

“Cặp bài trùng” Gorbatko - Phạm Tuân

Để điều khiển tàu vũ trụ bay vào không gian cần có 2 nhà du hành, gồm một người lái chính điều khiển con tàu và một lái phụ, phụ trách các thông số kỹ thuật, bảng điều khiển. Do đó, lựa chọn cặp nhà du hành làm việc ăn ý là điều rất quan trọng. Người bay cùng với Phạm Tuân là nhà du hành vũ trụ Liên Xô Viktor Vassilyevich Gorbatko. Trước đó, ông Gorbatko đã bay hai chuyến vào vũ trụ.

Trung tướng Phạm Tuân kể lại: “Trước chuyến bay, ban huấn luyện phải chọn tổ bay có trùng hợp về tâm lý, do vậy, họ đã tiến hành các bài kiểm tra. Ví dụ, họ đưa ra nhiều câu hỏi trắc nghiệm: “Đối diện với trời là đất hay biển?”, “Núi đối diện với trời hay mây?”, “Khi gặp chướng ngại vật, người lái xe sẽ xử lý như thế nào: Dừng lại, vòng sang phải hay vòng sang trái?”... Hai nhà du hành phải trả lời những câu hỏi trên để sao có sự trùng hợp nhiều nhất. Rất may, tôi và ông Gorbatko khá hợp nhau bởi cả hai đều là phi công chiến đấu, có tính tình, tác phong khá giống nhau”.

Không chỉ là thầy, là đồng nghiệp, ông Gorbatko còn là người bạn rất thân thiết với Phạm Tuân. Trong quá trình tập luyện, ông Gorbatko luôn hỗ trợ, giảng giải cặn kẽ những chỗ mà người bạn Việt Nam chưa nắm rõ. Trong buổi đi lấy máu xét nghiệm cuối cùng trước chuyến bay, ông Gorbatko và người trợ lý rất lo, bởi Phạm Tuân khi lấy máu thường bị sốc nhẹ. Lúc đó, ông Gorbatko đã vào tận phòng xét nghiệm trấn an bạn dù bản thân khá lo lắng: “Tuân, cứ bình tĩnh, sẽ không sao cả”. Sự quan tâm này khiến Phạm Tuân vô cùng xúc động.

Trong suốt quá trình tập luyện, cả Gorbatko và Phạm Tuân cùng đưa ra nhiều tình huống để xử trí. Ví dụ, khi tàu vũ trụ được phóng lên mà gặp sự cố thì bung dù như thế nào? Nếu không lắp ghép được với tổ hợp Salyut 6-Soyuz 36 (Chào mừng 6-Liên hợp 36) thì xử lý như thế nào? Thậm chí, hai người còn đặt ra cả tình huống hy sinh trong khi làm nhiệm vụ... Trong khi luyện tập, Gorbatko và Phạm Tuân đã tập hàng trăm lần bài “lắp ghép” bởi nếu thực hành không chính xác sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng nhà du hành và lịch trình chuyến bay. “Nếu lắp ghép không thành công, tàu vũ trụ sẽ đâm vào tổ hợp Salyut 6-Soyuz 36, làm hư hại, thậm chí có thể khiến các nhà du hành hy sinh. Cũng đã có trường hợp tàu vũ trụ phải quay về Trái đất vì không lắp ghép với tổ hợp thành công, gây tốn bao công sức và tiền của. Chúng tôi thực sự muốn thành công”, Trung tướng Phạm Tuân chia sẻ.

Biểu tượng của tình đoàn kết

Đúng 1 giờ 33 phút (giờ Hà Nội) ngày 23-7-1980, từ sân bay vũ trụ Baikonur (Liên Xô), tàu vũ trụ Liên hợp 37 do Gorbatko và Phạm Tuân điều khiển đã được phóng lên không gian. Dù đã tập luyện rất nhiều, song phi hành đoàn vẫn gặp sự cố. Đó là, khi đang bay trong không gian, tàu vũ trụ phải xoay 360 độ nhưng mới quay được 90 độ thì tàu đứng im. Do lúc đó con tàu không nằm trong vùng liên lạc nên hai nhà du hành phải tắt máy và chờ. Tàu vũ trụ cứ thế trôi tự do trong không gian đến khi bay qua Moscow, vào vùng liên lạc, thì được trung tâm điều hành mặt đất bật tín hiệu hướng dẫn sửa chữa. Phải mất hai vòng bay (mỗi vòng bay mất 90 phút) thì tàu vũ trụ mới được sửa xong và tiếp tục hành trình.

Khi tàu Liên hợp 37 ghép nối thành công vào tổ hợp Salyut 6-Soyuz 36, cả Gorbatko và Phạm Tuân thở phào nhẹ nhõm, đưa tay gõ nhẹ vào thành tàu. Ở bên kia, hai nhà du hành L. Popov và V. Ryumin mừng rỡ gõ đáp lại. “Chúng tôi hồi hộp chờ đến thời điểm mở cửa”, Trung tướng Phạm Tuân nhớ lại.

Trung tướng Phạm Tuân cho biết, tàu vũ trụ và tổ hợp Salyut 6-Soyuz 36 thông với nhau qua một cánh cửa có đường kính khoảng 60-80cm. Phạm Tuân được phía Liên Xô trao nhiệm vụ là người đầu tiên “bơi” từ tàu vũ trụ sang Salyut 6-Soyuz 36, còn nhà du hành V. Ryumin là người mở cửa phía bên kia. Khi được lệnh mở cửa, nhà du hành của Việt Nam “bơi” sang tàu mẹ và được hai đồng nghiệp người Liên Xô đón trong niềm vui vô bờ. “Khoảnh khắc “bơi” trong không gian để gặp nhau diễn ra chỉ vài giây nhưng rất ấn tượng. Đó chính là cuộc gặp đặc biệt của người Việt Nam và Liên Xô trên vũ trụ, góp phần vun đắp tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai nước. Vì thế, ngày đó người ta hay nói: “Tình đoàn kết của Việt Nam-Liên Xô lên tới tầng cao vũ trụ” là vậy”, Trung tướng Phạm Tuân cho biết.

Bữa tiệc ăn mừng diễn ra ngay sau đó trên tổ hợp Salyut 6-Soyuz 36 với bánh mì và muối-món ăn truyền thống của người Nga. Trong 7 ngày trên vũ trụ, các bạn Liên Xô dành tất cả những gì tốt nhất cho Phạm Tuân từ bữa ăn, chỗ ngủ cho đến vị trí quan sát Việt Nam từ vũ trụ. Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vòng quanh Trái đất đã có lần tâm sự: “Sau khi bay vòng quanh Trái đất trên tàu vũ trụ, tôi thấy hành tinh của chúng ta đẹp biết bao. Các bạn ơi, hãy cùng bảo vệ và làm cho vẻ đẹp này thêm tươi sắc, chứ đừng hủy hoại nó nhé!”. Còn các phi công vũ trụ khi bay lên không gian không phân biệt đâu là Việt Nam, đâu là Liên Xô, bởi Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại.

Khi bay vào vũ trụ, Phạm Tuân đã lựa chọn những vật phẩm mang theo là: Nắm đất ở Ba Đình, lá cờ Tổ quốc, cờ Đảng, ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập, Di chúc của Bác... Đây là thông điệp để nói với bạn bè khắp năm châu rằng, ngọn cờ của Việt Nam đã có trong vũ trụ, tên Việt Nam được in vào bản đồ vũ trụ quốc tế. Qua đó chứng minh rằng, người Việt Nam không những chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mà với sự giúp đỡ của bạn bè Liên Xô, Việt Nam hoàn toàn có khả năng làm tốt trong cả các lĩnh vực khoa học công nghệ.

Chuyến bay đầu tiên lên vũ trụ của Phạm Tuân là nền tảng cho sự hợp tác về khoa học-công nghệ trong lĩnh vực vũ trụ của các nhà khoa học Việt Nam với Liên Xô nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Viktor Gorbatko tuy không còn nữa (ông mất năm 2017), nhưng tình bạn giữa Phạm Tuân và Gorbatko vẫn luôn sống mãi. “40 năm đã trôi qua, nhưng cuộc gặp đặc biệt trên vũ trụ với các nhà du hành Liên Xô luôn in đậm, khắc sâu trong trái tim tôi. Đó không chỉ là tình cảm cá nhân giữa tôi và ông Gorbatko mà còn là biểu tượng của tình hữu nghị đoàn kết nhân dân hai nước Việt Nam-Liên Xô trước đây và Việt Nam-LB Nga ngày nay”, Trung tướng Phạm Tuân khẳng định.

Bài và ảnh: LINH OANH

Trung tướng không quân Phạm Tuân sinh năm 1947, được cử sang Liên Xô học Học viện Không quân Gagarin năm 30 tuổi. Trước đó, ông là phi công chiến đấu, người đầu tiên bắn hạ máy bay B-52 của Mỹ từ trên không và trở về an toàn.

Khi chọn người Việt Nam vào vũ trụ, ông là lựa chọn cuối cùng cho đủ bốn suất. Ông chỉ mất một năm ba tháng để chuẩn bị, gồm việc học kỹ thuật và tập thể lực. Thời gian này được rút ngắn so với các phi công đến từ các nước khác, bởi ông từng lái máy bay chiến đấu.

Thời chiến tranh, ông là người đầu tiên bắn hạ máy bay B-52 của Mỹ từ trên không và an toàn quay trở về vào năm 1972. Chiến tích này của ông được Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi điện khen và được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam năm 1973.

Ngày 23/7/1980, phi công Phạm Tuân cùng nhà du hành vũ trụ Liên Xô Viktor Vassilyevich Gorbatko thực hiện chuyến bay vào vũ trụ trên tàu Liên hợp 37. Ông trở thành người Việt Nam, người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ. 

Anh hùng Phạm Tuân kể về chuyến bay lịch sử

Theo Vietnamnet, trung tướng Phạm Tuân chia sẻ, phía Liên Xô tuyển chọn phi công rất khắt khe theo tiêu chuẩn chương trình Intercosmos. Các phi công Việt Nam được tham gia rất nhiều, tuyển chọn trong 6 - 7 tháng. Người được chọn phải có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, sự hiểu biết, nhận thức về vũ trụ, phù hợp với tiêu chuẩn của chương trình.

"Trải qua nhiều vòng, sang đến Liên Xô có 4 người. Đó là anh Nguyễn Văn Cốc, Bùi Thanh Liêm, Nguyễn Văn Kháng và tôi, lúc đó đang học ở Liên Xô.

Sau gần một tháng khám tuyển ở BV Trung ương quân đội Moskva thì Hội đồng khoa học quốc gia cho gọi 4 người chúng tôi đến để công bố, lúc đó ai cũng hồi hộp.

Tôi được gọi vào đầu tiên và cảm giác lúc đó giống như thi hoa hậu. Không ngờ vừa vào thì trưởng đoàn và tất cả thành viên của Hội đồng bắt tay chúc mừng và tôi cùng anh Bùi Thanh Liêm được chọn", trung trướng cho biết.

Trung tướng Phạm Tuân cùng các đồng đội luyện tập ở trung tâm vũ trụ khoảng 16 tháng. Ông chỉ biết mình là phi công bay chính trước giờ bay 3 ngày. Ngày 21/7/1980, Hội đồng công bố quyết định ai sẽ là người bay chính thức. Ông cùng nhà du hành vũ trụ Liên Xô Viktor Vassilyevich Gorbatko được xướng tên bay cùng nhau. Hàng loạt công việc phải chuẩn bị, từ việc kiểm tra những công việc cần làm trên vũ trụ, sắp xếp thứ tự các hành động.

Con tàu Phạm Tuân bay vào vũ trụ mang tên gì

"Khoảng thời gian trước khi bay 2 tiếng, tôi có suy nghĩ bất an chẳng may mình gặp nạn nhưng xác suất không lớn. Suy nghĩ thoáng qua không làm tôi nao núng, vì quá trình tập luyện đã rất tin tưởng vào phi hành đoàn", ông nhớ lại.

Người bay cùng với trung tướng Phạm Tuân là một trong 21 phi công đầu tiên của đội bay vũ trụ Liên Xô. Trước đó ông Viktor Vassilyevich Gorbatko đã bay 2 chuyến vào vũ trụ.

Trung tướng Phạm Tuân kể lại, việc bay vào vũ trụ phải hạn chế khối lượng và trọng lượng mang theo, đối với cá nhân chỉ được mang thư từ, ảnh của gia đình. Ngoài những thứ thiết yếu, ông được giao nhiệm vụ mang một nắm đất Ba Đình, một quyển Tuyên ngôn Độc lập của Bác Hồ, bản Di chúc của Bác Hồ, ảnh Bác Hồ, ảnh ông Lê Duẩn, 2 huy hiệu Bác Hồ và cờ Tổ quốc. Tất cả những thứ đó được mang lên, đóng dấu trên tàu, được ghi nhận chính thức đã vào vũ trụ.

Đúng 1h33 ngày 23/7/1980 (giờ Hà Nội) tại sân bay vũ trụ Baikonur (Liên Xô) tàu vũ trụ Liên hợp 37 do Gorbatko và Phạm Tuân điều khiển đã phóng lên vũ trụ. Khi cờ Tổ quốc Việt Nam được mang lên, Việt Nam chính thức có tên trong bản đồ du hành vũ trụ quốc tế.

"Ở trong không gian tổng cộng 7 ngày, 20 giờ và 42 phút. Tàu chúng tôi thực hiện 142 vòng quỹ đạo quanh trái đất, tiến hành hơn 30 thí nghiệm viễn thám hàng không, hòa tan các mẫu khoáng chất và các thí nghiệm cây trồng trên bèo hoa dâu.

Lần đầu tiên tôi nhìn thấy quả đất tròn xoay nằm lơ lửng giữa một không gian xanh thẳm, trong không gian không trọng lực, cảm giác rất đặc biệt. Thú vị thứ hai là ngày đêm chỉ kéo dài trong 90 phút, trong đó 60 phút ban ngày, 30 phút là đêm.

Tàu bay qua tất cả các nước, nhìn qua cửa sổ tôi thấy sao lấp lánh, to hơn và cũng sáng hơn nhiều vì không gian tinh sạch, rồi cảnh mặt trời, mặt trăng. Tôi đã cố gắng tìm dải đất hình chữ S thân thương để ngắm nhìn. Trước đó tôi cũng lái máy bay rất nhiều nhưng để bay cao như thế thì có lẽ cả đời chỉ có một, cảm giác quá tự hào", trung tướng Phạm Tuân kể lại.

Trong 8 ngày bay ngoài vũ trụ, hai nhà du hành vũ trụ đã thực hiện tổng cộng 142 vòng quanh quỹ đạo Trái đất, tiến hành 30 cuộc thí nghiệm viễn thám hàng không, đo và xây dựng bản đồ độ ẩm đất vùng sông Hồng, chuẩn bị xây dựng Trạm mặt đất Hoa Sen phục vụ thông tin liên lạc qua hệ Intersputnik.

22h15 ngày 31/7/1980, tàu hạ cánh xuống Kazakhstan, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô đã gắn lên ngực anh hùng Phạm Tuân một Ngôi sao đỏ và danh hiệu Anh hùng Liên Xô và Huân chương Lênin. Chuyến bay trở thành sự kiện lịch sử ghi một mốc son mới vào sự phát triển tình hữu nghị truyền thống và sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Liên Xô trước đây, cũng như đối với Liên bang Nga ngày nay.

Cơ hội từ ngành công nghiệp vũ trụ 

Chuyến bay của Trung tướng Phạm Tuân cách đây hơn 40 năm phần nào chứng minh khả năng của người Việt Nam có thể chinh phục bầu trời, phục vụ cho mục đích hòa bình. Nhưng để có được niềm tự hào và vinh quang ấy, Trung tướng Phạm Tuân cho biết bản thân cũng đã không ngừng nỗ lực, học hỏi để thể hiện trí tuệ con người Việt Nam. "Có thể chúng ta kinh tế còn chưa bằng nhiều nước nhưng con người Việt Nam không hề thua kém bất cứ quốc gia nào", ông khẳng định trong chương trình Quán thanh xuân chủ đề "Ký ức bầu trời" hồi tháng 8 trên VTV.

Cuộc đua vào vũ trụ thể hiện trình độ công nghệ của một quốc gia. Để bay vào vũ trụ là tập hợp tất cả công nghệ cao của các ngành, từ tên lửa, điều khiển, độ bền vật liệu... Quốc gia nào hùng mạnh, hội tụ đủ yếu tố khoa học công nghệ và tiềm lực kinh tế thì chiếm lĩnh.

"Với Việt Nam, tôi thấy mình may mắn vì được bay vào vũ trụ ngày đó nhờ hợp tác với Liên Xô. Nếu để Việt Nam chủ động mọi việc từ công nghệ, kinh tế, kỹ thuật thì có lẽ còn rất lâu chúng ta mới bay vào vũ trụ.

Nhiều năm theo dõi các thông tin mới thấy, các nước tiến xa và rất nhanh về mặt công nghệ chinh phục vũ trụ. Cũng là bởi nghiên cứu vũ trụ tiềm năng rất lớn", ông chia sẻ.

Con tàu Phạm Tuân bay vào vũ trụ mang tên gì

Trong buổi gặp gỡ chiều hôm nay 8/1 với lãnh đạo Công ty Cổ phần Thaiholdings và Ban trù bị dự án Thaispace, Trung tướng Phạm Tuân đã có những chia sẻ về kinh nghiệm, hiểu biết của mình về ngành hàng không vũ trụ. Ông cũng ủng hộ việc xây dựng cảng hàng không vũ trụ du lịch cũng như thành lập công ty Thaispace.

Theo Trung tướng Phạm Tuân, ý tưởng bước chân vào vũ trụ dù là nhỏ nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng như thế nào cũng là 1 ý tưởng táo bạo và đột phá trong tư duy. "Mặc dù tôi biết các doanh nghiệp tư nhân có tiềm lực kinh tế tại nước ta rất nhiều nhưng để những doanh nghiệp có ý tưởng đột phá và tập hợp được đội ngũ có thể triển khai không phải là dễ", ông nói.

Thaispace là doanh nghiệp lập ra bởi ông Nguyễn Đức Thụy và Thaisholding. Công ty này đang triển khai dự án Cảng Vũ trụ Du lịch tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Dự án này sẽ được xây dựng với mục đích phát triển Phú Quốc trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch mang tầm quốc tế và đưa Việt nam sánh ngang các cường quốc vũ trụ trên thế giới. Bên cạnh đó, dự án sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh và tận dụng thế mạnh du lịch của Phú Quốc.

Mỹ Anh