Chương trình phát thanh trực tiếp là gì năm 2024

Tôi hiện có tìm hiểu về định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình, theo đó có nhiều vấn đề tôi chưa rõ lắm, nhờ các bạn Ban tư vấn hỗ trợ giúp tôi, cụ thể: Truyền hình trực tiếp là gì? Trả lời khán giả qua truyền hình là gì? Ba Quanh (0123***)

Căn cứ theo quy định tại về Định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, có quy định:

- Truyền hình trực tiếp là chương trình truyền hình được sản xuất và phát sóng trực tiếp khi sự kiện đang diễn ra.

- Trả lời khán giả qua truyền hình là chương trình truyền hình có nội dung giải đáp các câu hỏi của khán giả.

- Theo đó, chúng tôi thông tin thêm đến bạn một số định nghĩa liên quan:

+ Chương trình truyền hình thời sự tổng hợp là chương trình truyền hình đề cập nội dung, chủ đề về sự kiện, lĩnh vực xã hội quan tâm và có hình thức thể hiện đa dạng, phong phú.

+ Chương trình truyền hình có phụ đề là chương trình truyền hình có phụ đề bằng chữ theo ngôn ngữ phù hợp trên hình ảnh để làm rõ nội dung, chủ đề.

+ Phóng sự truyền hình là chương trình truyền hình vừa chuyển tải nội dung thông tin, vừa đi sâu phân tích, đánh giá và định hướng dư luận xã hội về những sự kiện, sự việc và vấn đề đang được xã hội quan tâm.

Phát sóng hay còn gọi là phát thanh truyền hình (tiếng Anh: broadcasting), là phương tiện phổ biến âm thanh và hình ảnh một cách rộng rãi đến khán giả qua các phương pháp điện tử, thường là bằng phổ điện từ như sóng vô tuyến để nhiều người tiếp nhận. Khác với truyền thông đại chúng gồm cả báo chí và sách vở, phát sóng được dùng riêng cho phương tiện điện tử: kỹ thuật truyền hình và radio. Có mặt trước tiên là kỹ thuật truyền thanh radio phát triển từ thập niên 1920. Trước thời điểm đó mọi phương tiện như điện thoại, điện tín, v.v. chỉ hạn chế một-đến-một, tức là một điểm phát thì chỉ có một điểm nhận. Kỹ thuật truyền thanh tạo ra mở ra lãnh vực mới khi một điểm phát sóng có thể đưa tin đến nhiều điểm nhận sóng, và từ đó một đài phát thanh có thể phủ sóng để nhiều thính giả cùng nghe.

Phát sóng thường được hiểu là phát sóng vô tuyến nhưng sang đến cuối thế kỷ 20 thì phát sóng cũng dùng dây cáp để nối như truyền hình cáp. Khán thính giả có thể là công chúng nhưng cũng có thể là khách hàng đăng ký mua dịch vụ. Ở Hoa Kỳ ngành phát sóng thường cần giấy phép của nhà chức trách tuy nhiên tín hiệu phát qua vệ tinh và nhận được ở nơi xa thì không bị chi phối bởi quản lý địa phương. Kỹ thuật số mở thêm phương tiện streaming để khán thính giả nhận tín hiệu cũng có thể coi là một phần của truyền thanh truyền hình.

Phát sóng trong không khí (không dây) thường liên quan đến cả phát thanh và truyền hình, mặc dù trong những năm gần đây truyền phát thanh và truyền hình bắt đầu được phân phối bằng cáp (truyền hình cáp). Các bên nhận có thể bao gồm công chúng hoặc một tập con tương đối nhỏ; vấn đề là bất kỳ ai có công nghệ và thiết bị tiếp nhận thích hợp (ví dụ như đài phát thanh hoặc tivi) đều có thể nhận được tín hiệu. Lĩnh vực phát sóng bao gồm cả các dịch vụ do chính phủ quản lý như đài phát thanh công cộng và truyền hình công cộng, đài phát thanh thương mại và truyền hình thương mại.

Các phương pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lịch sử, đã có một số phương pháp được sử dụng để phát sóng âm thanh và phương tiện truyền thông điện tử cho công chúng:

Phát thanh trực tiếp được hiểu là một phương thức sản xuất chương trình theo công nghệ hiện đại, mang đến cho khán giả thông tin đồng thời với sự kiện đang diễn ra và tạo ra khả năng giao lưu giữa người nói và người nghe cao. Sự ứng dụng ngày càng sâu rộng phát thanh trực tiếp đang thúc đẩy các đài phát thanh ở nước ta hiện đại hoá toàn diện cả về nội dung kỹ thuật, cách thức làm việc cũng như công tác quản lý, tổ chức, bố trí con người.

Theo nhiều cách nhìn hiện nay thì phát thanh trực tiếp là một công nghệ. Theo chúng tôi, cách nhìn nhận này chưa thật đầy đủ. Nhắc đến phát thanh trực tiếp, trước hết chúng ta nhắc tới một phương thức sản xuất chương trình để phân biệt với các phương thức sản xuất chương trình khác như phương thức dàn dựng tại Studio, phương thức dọc thẳng. Sự khác biệt chủ yếu giữa các phương thức này là mức độ nhanh chóng, sống động của thông tin mà mỗi phương thức gắn liền với từng cách thức chuyển tải mang lại. Phát thanh trực tiếp với ưu điểm mang tới cho thính giả thông tin về sự kiện, hiện tượng ở ngay tại thời điểm nó đang diễn ra với tính chất hiện thực, sống động, lại tạo ra cơ hội giao lưu hai chiều giữa người nghe và người nói nên tính chất ưu việt của phương thức sản xuất chương trình này là không thể bàn cãi.

Phát thanh trực tiếp cũng không đơn thuần chỉ là yếu tố công nghệ bởi linh hồn của những chương trình là sức tác động của những thông tin mang tính định hướng cao, và nếu chỉ có công nghệ thôi thì không thể tạo nên được điều đó. Điều quan trọng nhất không chỉ là chuyển ngay những điều gì đó tới thính giả mà những điều chúng ta chuyển tải hàm chứa lượng thông tin như thế nào, đáp ứng được ở mức độ nào nhu cầu của người nghe, có ý nghĩa ra sao đối với cuộc sống của họ. Công nghệ mang lại khả năng chuyển tải thông tin ở ngay thời điểm xảy ra sự kiện, hiện tượng đã giúp cho báo chí đáp ứng cao hơn nhu cầu của công chúng, hỗ trợ, làm nâng cao tính nhanh nhạy của báo chí. Tuy công nghệ là một yếu tố cơ bản và hết sức quan trọng song hơn thế nữa và có ý nghĩa quyết định lại chính là con người - những nhà báo làm phát thanh trực tiếp - những người nắm công nghệ để thực hiện chương trình. Như vậy, con người - nhà báo với khả năng nhìn nhận, lựa chọn, chắt lọc thông tin, thể hiện thông tin sao cho có hiệu quả là yếu tố cần quan tâm nhất khi ứng dụng phương thức sản xuất trực tiếp vào sản xuất các chương trình phát thanh.

Nếu phân tích yếu tố con người trong phát thanh trực tiếp, chúng ta có thể thấy yếu tố này có ý nghĩa quyết định ở mọi góc độ. Phải có cái đầu của những nhà báo tinh nhạy thì mới có những vấn đề hấp dẫn, được thính giả quan tâm. Chủ đề chính là cái sườn, cái cốt của chương trình phát thanh trực tiếp, là thứ đầu tiên mà nhà báo nỗ lực tìm kiếm. Chủ đề bên cạnh ý nghĩa thời sự còn là năng lực phát hiệncuộc sống và đón bắt tâm lý, suy nghĩ của thính giả. Có được những chương trình hấp dẫn cũng chính là nhờ nhà báo biết khai thác và làm thoả mãn những mong muốn của thính giả. Từ chủ đề, nhà báo lập kế hoạch thông tin, bao gồm việc xác định các phần, mục, sử dụng các hình thức thể loại sao cho hợp lý và đạt hiệu quả thông tin cao nhất. Nhà báo phải sống với sự kiện, vấn đề, huy động nhiều nhất, cao nhất những kỹ năng nghiệp vụ để chọn lọc và phản ánh thông tin. Chính bởi thông tin được chuyển tải tới thính giả theo cách thức trực tiếp nên nhà báo phải có kỹ năng ứng khẩu và xử lý thông tin, tình huống ngay lập tức. Năng lực của nhà báo quyết định được chuyển tải mạnh mẽ tới chất lượng chương trình ở chỗ trước sự kiện, hiện tượng, những gì nhà báo cảm nhận và phản ánh được thành lời chính là thông tin được chuyển tải tới thính giả. Những thao tác của nhà báo lúc này rất nhanh, phải xử lý tốt các tâm lý cá nhân, vượt qua sự bối rối, lúng túng trước mọi tình huống. Nếu ứng xử chậm thì sẽ mất cơ hội chuyển tải thông tin bởi thời gian của chương trình cũng chính là thời gian của sự kiện, nếu lúng túng sẽ có thể làm cho chất lượng nội dung giảm đi. Sức ép của việc làm trực tiếp chương trình tác động đối với nhà báo là rất lớn. Vậy nên, phát thanh trực tiếp mới cần có những nhà báo tinh thông nghiệp vụ, giàu bản lĩnh, ứng xử thông minh, có sức khoẻ tốt, có tinh thần yêu nghề nghiệp cao.

Trong phát thanh trực tiếp, đặc biệt nổi lên vai trò của người dẫn chương trình. Đây là người theo suốt chương trình, là người đầu tiên ứng xử với những diễn biến của sự kiện. Nhà báo Hoàng Trọng Đan, nguyên trưởng Ban Thời sự - Đài Tiếng nói Việt Nam nhận xét: "Không có người dẫn chương trình thì không có các chương trình trực tiếp". Người dẫn thay mặt cho cả đội hình sản xuất chương trình để dẫn dắt, tham gia khai thác, khâu nối, liên kết thông tin... Những ứng xử thông minh, nhạy cảm của người dẫn hay những sai sót đều được chuyển tới thính giả và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của chương trình. Bởi vậy, người dẫn giỏi là một yếu tố đảm bảo cho sự thành công của các chương trình phát thanh trực tiếp. Ở nước ta đang nổi lên những phóng viên, biên tập viên, người dẫn chương trình phát thanh trực tiếp khá thành công như Đình Khải, Đồng Mạnh Hùng, Điệp Anh, Vũ Duy... dấu ấn của họ đã gắn với nhiều chương trình được thính giả hoan nghênh. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều nhà báo làm phát thanh trực tiếp, nhiều người dẫn chương trình thiếu bản sắc, xử trí tình huống còn lúng túng, thiếu tinh nhạy. Vì vậy bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ những nhà báo làm phát thanh trực tiếp cũng đang là việc làm thường xuyên của các đài phát thanh nhằm tạo được đội ngũ những người làm phát thanh trực tiếp có tri thức, giỏi nghiệp vụ, có bản lĩnh vững vàng, đủ sức khoẻ để làm việc với cường độ cao nhất, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thính giả.

Trở thành nhà báo làm chương trình phát thanh trực tiếp là một mục tiêu, một hướng rèn luyện, phấn đấu cần thiết đối với nhà báo mới bước vào nghề và những người đang học báo phát thanh, đặc biệt là khi xu thế trực tiếp hoá các chương trình phát thanh đang là một tất yếu. Theo chúng tôi, bên cạnh trau dồi những phẩm chất, kỹ năng của nhà báo nói chung, việc bồi dưỡng, rèn luyện nhà báo làm phát thanh trực tiếp cần dựa trên những mặt chủ yếu sau:

Thứ nhất, rèn luyện khả năng ứng xử nhanh nhạy, linh hoạt trước mọi sự kiện, vấn đề và mọi tình huống. Không chỉ nhận thức nhanh, chọn lọc, phân tích sự việc, hiện tượng nhanh, mà nhà báo còn phải nhanh chóng tìm cách xử hợp lý nhất. Những ứng xử nhạy bén là kết quả của các kỹ năng nghề nghiệp vụ thuần thục và kinh nghiệm nghề nghiệp mà nhà báo trau dồi được. Phát thanh trực tiếp luôn là bất ngờ, luôn là tình huống nhưng không phải là không thể kiểm soát được. Không ai biết được 100% sự việc xảy ra là như thế nào nên nhà báo bên cạnh việc dự đoán, xác định các tình huống xảy ra cần phải biết kiểm soát tốt tâm lý cá nhân, chủ động, bản lĩnh để ứng xử trước mọi diễn biến của sự kiện, hiện tượng và xử lý các tình huống sao cho có hiệu quả cao nhất về thông tin.

Thứ hai, cùng với sự ứng xử nhanh nhạy trước sự kiện, vấn đề, nhà báo phát thanh trực tiếp cần phải biết thể hiện thông tin bằng giọng nói. Rèn luyện kỹ năng nói trước máy là một yêu cầu quan trọng đối với người làm phát thanh trực tiếp. Ngoài việc, phải phản ứng nhanh nhạy với các thông tin, các tình huống, song nếu chỉ ứng xử nhanh cũng chưa đủ mà nhà báo phát thanh trực tiếp phải biết kết hợp ứng xử nhanh nhạy với năng lực nói tốt mới đạt hiệu quả cao.

Thứ ba, nhà báo làm phát thanh trực tiếp phải học và rèn luyện năng lực phối hợp, làm việc trong đội hình. Tinh thần tập thể là một yếu tố quyết định cho một chương trình phát thanh trực tiếp. Một người dẫn hay một đạo diễn chương trình giỏi cũng không thể tự tạo nên được một chương trình hay. Mỗi người trong êkíp sản xuất chương trình phát thanh chỉ phát huy được năng lực của mình khi có được sự hỗ trợ đắc lực của những thành viên khác. Dưới sự chỉ huy của đạo diễn, vai trò của mỗi thành viên thể hiện năng lực cá nhân của mình trong sức mạnh chung của một tập thể.

Nhà báo làm phát thanh trực tiếp cũng phải biết sử dụng tốt các thiết bị kỹ thuật. Khi thực hiện chương trình, nhà báo phải sử dụng các thiết bị kỹ thuật như micro, các loại máy ghi âm, máy vi tính để chuyển trích âm thanh với một số phần mềm như Fast Edit, Cool Edit, các thiết bị liên lạc nội tuyến... Nhà báo còn phải sắp xếp các thiết bị kỹ thuật hợp lý khi phỏng vấn, thu tiếng động, khi kết nối với studio âm thanh để đưa tin. Đối với phát thanh trực tiếp, các thao tác kỹ thuật của nhà báo phải thuần thục đến mức không một sai sót kỹ thuật nào được phép xảy ra. Một khi sử dụng công nghệ mới để thực hiện chương trình, nhà báo bắt buộc phải hiểu biết và làm việc thành thạo với các thiết bị kỹ thuật mà công nghệ đó yêu cầu./.